Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7625/BNN-BVTV | Hà Nội, ngày 23 tháng 09 năm 2014 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc - Trưởng Ban chỉ đạo 389 quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại Thông báo số 302/TB-VPCP ngày 31/7/2014 của Văn phòng Chính phủ; Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thống nhất triển khai các biện pháp tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm tình trạng nhập lậu, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, thuốc bảo vệ thực vật ngoài Danh mục, thuốc bảo vệ thực vật kém chất lượng.
Theo phản ánh của các đơn vị thuộc Bộ Công thương và Bộ Tài chính, khó khăn chính hiện nay là khi thu giữ thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu, thuốc bảo vệ thực vật giả, thuốc bảo vệ ngoài Danh mục tại các địa phương, không có đơn vị đầu mối chịu trách nhiệm tiếp nhận thuốc để lưu chứa và tiêu hủy.
Để giải quyết vấn đề này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo một số nội dung sau:
1. Chỉ đạo các Sở, ban ngành, UBND các cấp, các đơn vị có liên quan tại địa phương tăng cường phối hợp thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm minh việc nhập lậu, vận chuyển, kinh doanh, buôn bán và sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu, thuốc bảo vệ thực vật giả, thuốc bảo vệ thực vật kém chất lượng trên địa bàn quản lý.
2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Bảo vệ thực vật có phương án bố trí kho lưu chứa và tiếp nhận các loại thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu, thuốc bảo vệ thực vật giả, thuốc bảo vệ thực vật ngoài Danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam, thuốc bảo vệ thực vật kém chất lượng bị các cơ quan chức năng thu giữ trong quá trình thanh tra, kiểm tra trên thị trường (kể cả thuốc vô chủ), đồng thời xây dựng kế hoạch để xử lý, tiêu hủy theo quy định của pháp luật.
3. Chi cục Bảo vệ thực vật các tỉnh, thành phố sau khi bố trí được kho lưu chứa và tiếp nhận các loại thuốc bảo vệ thực vật cần tiêu hủy báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (theo địa chỉ của Cục Bảo vệ thực vật - 149 Hồ Đắc Di - Đống Đa - Hà Nội) để Bộ thông báo cho các đơn vị có liên quan.
Vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Quyết định 124/2001/QĐ-BNN Qui định kiểm tra Nhà nước chất lượng thuốc bảo vệ thực vật xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 55/2007/QĐ-BNN công bố mã số HS thuốc bảo vệ thực vật xuất khẩu, nhập khẩu ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát tríển nông thôn ban hành
- 3Công văn 3734/VPCP-V.I năm 2014 về thực trạng và giải pháp quản lý thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Quyết định 124/2001/QĐ-BNN Qui định kiểm tra Nhà nước chất lượng thuốc bảo vệ thực vật xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 55/2007/QĐ-BNN công bố mã số HS thuốc bảo vệ thực vật xuất khẩu, nhập khẩu ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát tríển nông thôn ban hành
- 3Công văn 3734/VPCP-V.I năm 2014 về thực trạng và giải pháp quản lý thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Thông báo 302/TB-VPCP năm 2014 ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả do Văn phòng Chính phủ ban hành
Công văn 7625/BNN-BVTV năm 2014 về lưu chứa thuốc bảo vệ thực vật giả, nhập lậu ngoài Danh mục do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 7625/BNN-BVTV
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 23/09/2014
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Vũ Văn Tám
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/09/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra