Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7450/BKHĐT-KTDV | Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2021 |
Kính gửi: | - Văn phòng Chính phủ; |
Phiên họp lần thứ 99 của Ủy ban điều phối dịch vụ ASEAN (CCS 99) được tổ chức theo hình thức trực tuyến từ ngày 19-21/10/2021. Đoàn Việt Nam tham dự phiên họp gồm Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Trưởng đoàn); Văn phòng Chính phủ; đại diện các Bộ: Công Thương; Tài chính; Công an; Ngoại giao; Tài nguyên và Môi trường; Y tế; Thông tin và Truyền thông. Bộ Kế hoạch và Đầu tư xin thông báo kết quả chính của phiên họp và đề xuất triển khai một số nội dung, cụ thể như sau:
1. Phê duyệt các hiệp định trong khuôn khổ CCS
Phê duyệt Nghị định thư thực hiện Gói cam kết dịch vụ thứ 10 (Gói 10): Cho đến thời điểm hiện nay có 08 quốc gia đã hoàn tất phê duyệt Nghị định thư thực hiện Gói 10 gồm: Brunei, Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Phê duyệt Hiệp định thương mại dịch vụ ASEAN (ATISA): Hiện nay, 05 quốc gia đã hoàn tất phê duyệt Hiệp định ATISA gồm: Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam (Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê duyệt Hiệp định ATISA tại Nghị quyết số 131/NQ-CP ngày 18/10/2021), Bộ Ngoại giao Việt Nam đang tiến hành các thủ tục thông báo chính thức cho ASEAN.
CCS đề nghị các quốc gia thành viên khẩn trương hoàn tất các thủ tục phê duyệt trong nước đối với Nghị định thư Gói 10 (Indonesia và Philippines ) và Hiệp định ATISA (Campuchia, Indonesia, Lào, Myanmar, Philippines) đề nghị định thư và Hiệp định ATISA chính thức có hiệu lực.
2. Tự do hóa thương mại dịch vụ
2.1. Về Gói cam kết dịch vụ thứ 10 (Gói 10)
Tại phiên họp, Philippines cập nhật tình hình tham vấn nội bộ với các cơ quan liên quan về Gói 10. CCS đề nghị Philippines hoàn thành và đệ trình Bản chào Gói 10 trong thời gian sớm nhất.
2.2. Hiệp định thương mại dịch vụ ASEAN
Phiên họp tiếp tục thảo luận các nội dung trong khuôn khổ triển khai thực hiện Hiệp định ATISA gồm:
a) Nghĩa vụ ratchet
Tại phiên họp, một số quốc gia thành viên cho rằng quá trình chuyển đổi gói cam kết AFAS cuối cùng sang Danh mục các biện pháp không tương thích (NCM) được ngầm hiểu áp dụng nghĩa vụ ratchet theo thời gian ân hạn, đồng thời một số quốc gia thành viên cần thêm thời gian để chuyển đổi, xây dựng NCM. Để có cơ sở thảo luận tại phiên họp sắp tới, CCS đề nghị các quốc gia thành viên nêu rõ quan điểm về việc chấp thuận áp dụng nghĩa vụ ratchet tại thời điểm NCM có hiệu lực hoặc đề xuất thời gian ân hạn thực hiện nghĩa vụ ratchet nêu trên. Một số quốc gia thành viên nêu quan điểm: Hiệp định ATISA là hiệp định nội khối ASEAN, do vậy các nước thành viên cần dành đối xử tốt nhất cho nhau, đồng thời các cam kết về nghĩa vụ ratchet trong Hiệp định ATISA không nên thấp hạn trong Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Theo quy định tại khoản 4, Điều 11, kết quả đàm phán về việc áp dụng nghĩa vụ ratchet sẽ được thực thi ngay tại thời điểm NCM của các nước thành viên ASEAN có hiệu lực; đồng thời, “thời gian ân hạn” áp dụng nghĩa vụ ratchet sẽ được xem xét trước so với thời gian chuyển đổi xây dựng NCM.
CCS yêu cầu Ban Thư ký ASEAN nghiên cứu cách tiếp cận khả thi để áp dụng nghĩa vụ ratchet bao gồm thời gian ân hạn phù hợp trên cơ sở các Hiệp định thương mại đã ký kết như: RCEP, CPTPP để thảo luận tại phiên họp CCS sắp tới.
b) Mẫu/định dạng chung và tiêu đề/cam kết chung đối với Biểu Danh mục NCM của Hiệp định ATISA.
CCS thảo luận về dự thảo Mẫu biểu chung và tiêu đề/cam kết chung đối với Biểu Danh mục NCM của Hiệp định ATISA do Ban Thư ký ASEAN đệ trình. Dự thảo này được xây dựng trên cơ sở các cam kết trong một số hiệp định thương mại tự do, đồng thời cần tiếp tục được CCS rà soát, điều chỉnh. Các ghi chú/tiêu đề cụ thể của mỗi quốc gia có thể được mô tả trong phần giải thích Biểu NCM của mỗi quốc gia. CCS đề nghị các quốc gia thành viên tiến hành tham vấn nội bộ, sửa đổi, bổ sung dự thảo Mẫu biểu chung và tiêu đề/cam kết chung để thảo luận tại phiên họp CCS sắp tới.
c) Kế hoạch xây dựng Biểu danh mục NCM của Hiệp định ATISA
Phiên họp thảo luận dự thảo Kế hoạch công tác xây dựng NCM trên cơ sở các mốc thời gian chuyển đổi trong Hiệp định ATISA do Ban Thư ký ASEAN đệ trình. Dự thảo Kế hoạch công tác tiếp tục được nghiên cứu và thảo luận tại phiên họp CCS sắp tới.
d) Danh mục các bước chuyển đổi
CCS xem xét dự thảo Danh mục các bước chuyển đổi cần thiết đối với các cam kết trong khuôn khổ AFAS sang NCM do Chủ tọa CCS soạn thảo. Danh mục này có thể được điều chỉnh trong quá trình thực hiện tùy thuộc vào tình hình thực tiễn của mỗi quốc gia.
Việc tiến hành rà soát kỹ thuật đối với Danh mục NCM do các quốc gia thành viên đệ trình rất quan trọng, để hỗ trợ thực hiện nội dung này CCS thống nhất cần thảo luận sâu hơn về kỹ thuật để chuyển đổi các Gói cam kết AFAS cuối cùng sang Danh mục NCM trên cơ sở tài liệu của Ban Thư ký ASEAN về rà soát kỹ thuật đối với Danh mục NCM đệ trình tại cuộc họp CCS 95. Đồng thời, CCS thống nhất yêu cầu Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) đề xuất quan điểm đối với các nghiên cứu của Ban Thư ký ASEAN về việc xây dựng phương pháp luận để chuyển đổi các Gói cam kết AFAS từ cách tiếp cận chọn cho sang cách tiếp cận chọn bỏ của Danh mục NCM.
2.3. Các quy tắc dịch vụ khả thi hoặc thỏa thuận để giải quyết các vấn đề mới hoặc đang phát sinh
a) Các quy tắc dịch vụ khả thi
Tại phiên họp, Thái Lan chia sẻ quan điểm, kinh nghiệm và cập nhật thông tin liên quan đến Sáng kiến chung của WTO (JSI) đối với Quy định trong nước về dịch vụ. Thái lan đồng thời chia sẻ đánh giá về mối quan hệ tương đồng giữa nghĩa vụ về các quy định trong nước trong Hiệp định RCEP và các nội dung thảo luận hiện nay tại JSI. Các các nghĩa vụ JSI chỉ ràng buộc đối với những thành viên WTO mà các nghĩa vụ này này được mô tả trong Biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ của quốc gia đó, đồng thời được áp dụng trên cơ sở MFN, có nghĩa là các nhà cung cấp dịch vụ từ tất cả các thành viên WTO sẽ được đối xử bình đẳng như nhau. Thái Lan khuyến khích các nước thành viên ASEAN khác tham gia JSI, hiện đã có 65 thành viên WTO tham gia.
Trên cơ sở tài liệu về tạo thuận lợi cho dịch vụ do Singapore đệ trình, CCS thảo luận phương hướng tạo thuận lợi cho dịch vụ như sau:
i) Cam kết phát triển hơn khái niệm tạo thuận lợi cho dịch vụ, cho phép các quốc gia thành viên tập trung vào các quy tắc và tiêu chuẩn khu vực trong lĩnh vực này, đồng thời cải thiện môi trường kinh doanh của ASEAN và mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp của các quốc gia thành viên.
ii) Nghiên cứu, làm rõ hơn khái niệm tạo thuận lợi cho dịch vụ thông qua việc coi đây là nhiệm vụ ưu tiên hàng năm của CCS trong năm 2022, bảo đảm khả năng đưa ra một khuôn khổ tạo thuận lợi cho dịch vụ tương tự như Khung tạo thuận lợi đầu tư của ASEAN.
iii) Mời OECD/ERIA/AJC tiến hành các nghiên cứu song song về khái niệm tạo thuận lợi cho dịch vụ.
CCS đề nghị các nước thành viên tham vấn nội bộ về tài liệu do Singapore đề xuất để tiếp tục thảo luận và quyết định phương hướng tạo thuận lợi cho dịch vụ tại phiên họp CCS sắp tới.
b) Đề xuất dự án về Cách mạng công nghiệp 4.0 (4IR)
Do Chương trình Hợp tác Phát triển ASEAN-Australia Giai đoạn II (AADCP II) không hỗ trợ nghiên cứu về 4IR, CCS thống nhất đề nghị ERIA hỗ trợ nghiên cứu về 4IR trên cơ sở đề xuất dự án đã được CCS thông qua tại phiên họp CCS 98.
2.4. Thông báo AFAS và ATISA cho WTO
Trên cơ sở ý kiến của 07 quốc gia thành viên (Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam), CCS tiến hành thảo luận về thời gian thông báo các gói cam kết trong khuôn khổ AFAS cho WTO đang triển khai trong khuôn khổ 03 cấp Bộ trưởng (Bộ trưởng kinh tế, Bộ trưởng giao thông vận tải, Bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng Nhà nước). CCS đề nghị các nước thành viên còn lại (Campuchia, Lào, Myanmar) khẳng định quan điểm của mình trước phiên họp sắp tới.
Việc thông báo AFAS và ATISA cho WTO trong thời gian sớm nhất là cần thiết, tuy nhiên việc cập nhật các gói cam kết được phê duyệt tiếp sau đòi hỏi một quy trình thông báo khác. Một số quốc gia thành viên nhấn mạnh tầm quan trọng việc thông báo các Gói cam kết của AFAS đã hoàn thành trong những năm trước. Các quốc gia thành viên cần tiến hành tham vấn thêm trong nước về vấn đề này và tiếp tục thảo luận tại cuộc họp CCS tiếp theo.
3. Hiệp định di chuyển thể nhân ASEAN (Hiệp định MNP)
3.1. Mẫu/Định dạng và Tiêu đề/Giải thích chung
Trên cơ sở nội dung 02 cuộc họp CCS đặc biệt về MNP, Ban Thư ký ASEAN đã soạn thảo Mẫu biểu MNP cho từng quốc gia thành viên, theo đó Tiêu đề/Giải thích chung áp dụng cho tất cả các quốc gia thành viên sẽ được đặt ở trang đầu của Biểu cam kết, tiêu đề cột (trong Bảng cam kết) được điều chỉnh cho phù hợp. Các nước thành viên thống nhất triển khai đàm phán trên cơ sở dự thảo Mẫu biểu đã được tổng hợp các nội dung chính đang thảo luận trong CCS, Mẫu biểu cuối cùng phụ thuộc vào việc giải quyết các tồn đọng về tiêu đề/giải thích chung và tiêu đề cột. Liên quan đến tiêu đề cột, Phòng các hiệp định và dịch vụ pháp lý của Ban Thư ký ASEAN (LSAD) cần thêm thời gian nghiên cứu, rà soát trước khi đưa ra khuyến nghị. Do vậy, CCS sẽ quyết định nội dung này tại cuộc họp CCS sắp tới.
Đối với tiêu đề/giải thích chung, hiện nay vẫn còn tồn đọng một số nội dung các quốc gia thành viên ASEAN cần tham vấn nội bộ gồm: dẫn chiếu CPC, giải thích về Section I và II,...
CCS thống nhất kết thúc thảo luận về 03 lựa chọn đối với tiêu đề/giải thích chung1 mà thực hiện theo Mẫu biểu MNP chung do Ban Thư ký ASEAN soạn thảo nói trên.
3.2. Dự thảo nghị định thư
Trên cơ sở ý kiến của Indonesia, Philippines và Singapore, phiên họp tiến hành các thảo luận ban đầu về dự thảo Nghị định thư. CCS yêu cầu các quốc gia thành viên tiến hành tham vấn nội bộ bổ sung, chỉnh sửa lời văn của dự thảo Nghị định thư để thảo luận trọng phiên họp CCS sắp tới.
3.3. Thời gian đệ trình Biểu cam kết
CCS thống nhất hoãn việc đệ trình Biểu cam kết sửa đổi và hoàn thành Nghị định thư do các quốc gia thành viên cần tham vấn nội bộ và một số quốc gia thành viên tiến hành tổng tuyển cử vào tháng 5/2022. CCS điều chỉnh thời gian kết thúc đàm phán Nghị định thư và cập nhập Biểu cam kết cụ thể MNP, đồng thời lùi thời gian ký kết đến thời điểm diễn ra Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN lần thứ 54 (AEM 54). Campuchia thông báo tại phiên họp, Nghị định thư MNP đang được Cambodia coi là một trong những nhiệm vụ ưu tiên trong vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2022.
4. Chương trình công tác của CCS đến năm 2025
CCS tiếp tục thảo luận về Danh sách tổng hợp các nhiệm vụ chưa hoàn thành trong Chương trình công tác của CCS đến năm 2025. CCS yêu cầu các nước thành viên tham vấn, đề xuất và xác định các nhiệm vụ đối với 9 mục hoạt động mà nội dung chưa được xác định (mục hoạt động số 5, 6, 7, 8, 12, 13, 14, 15 và 16) để thảo luận tại cuộc họp tiếp theo. Đối với mục 7 và 8, hoạt động này có thể được giải quyết thông qua sáng kiến tạo thuận lợi cho dịch vụ hiện đang được CCS xem xét thảo luận.
5. Nội dung họp của các nhóm công tác chuyên ngành
5.1. Nhóm Dịch vụ chuyên môn (BSSWG)
Nhóm Dịch vụ chuyên môn, các Ủy ban MRA và các Nhóm công tác trực thuộc đã đạt được các một số kết quả nhất định. Theo đó BSSWG đã thông qua các điều khoản sửa đổi.
Liên quan đến nội dung về di chuyển qua lại của các kỹ sư ASEAN, căn cứ quyết định tại cuộc họp CCS-BSSWG vào ngày 30/7/2021, phiên họp đã yêu cầu ERIA tổ chức nghiên cứu về cung và cầu của các dịch vụ chuyên môn trong ASEAN. Cuộc họp đã ghi nhận dự thảo khái niệm của ARIA và các điều khoản tham chiếu cho nghiên cứu sắp tới, dự kiến hoàn thành vào khoảng tháng 4/2022.
5.2. Nhóm Dịch vụ y tế (HSSWG)
CCS ghi nhận các bước tiến của Nhóm Dịch vụ y tế và các nhóm công tác trực thuộc, bao gồm các sáng kiến ACRF. Liên quan đến Kế hoạch làm việc giai đoạn 2016-2025 của dịch vụ chăm sóc sức khỏe điện tử (e-Healthcare Services), Việt Nam chưa đề trình 04 Thông tư về chăm sóc sức khỏe điện tử và yêu cầu Việt nam trình các thông tư này tại cuộc họp HSSWG tiếp theo. CCS mời Nhóm HSSWG tham dự phiên họp với ERIA sau khi nghiên cứu về cung và cầu của các dịch vụ chuyên môn trong ASEAN được hoàn thành và trình bày, dự kiến vào tháng 4/2022.
Cuộc họp cũng yêu cầu Việt Nam và một số quốc gia thành viên đệ trình thông tin về khuôn mẫu đối với du lịch chăm sóc sức khỏe trước cuộc họp HSSWG tiếp theo để phân tích thêm và hoàn thành việc biên soạn.
Việt Nam thông báo tại nhóm họp về việc hoãn đảm nhiệm vai trò Chủ tọa 04 nhóm công tác trực thuộc đến năm 2023 và đề xuất Brunei Darussalam, với tư cách là quốc gia thành viên tiếp theo đảm nhận chức Chủ tọa này. Tuy nhiên, Brunei thông báo cần phải tham khảo ý kiến của các cơ quan cấp trên và đề nghị có thư yêu cầu chính thức từ Ban Thư ký ASEAN để hỗ trợ trong quá trình tham vấn. Ngoài ra, nhóm họp yêu cầu Việt Nam gửi thư chính thức trong vòng một tuần về việc hoãn đảm nhiệm vai trò Chủ tọa và để Brunei Darussalam xác nhận đảm nhiệm vai trò này vào cuối năm nay.
5.3. Nhóm Dịch vụ logistics và vận tải (LTSSWG)
CCS hoan nghênh việc nối lại cuộc họp của Nhóm Dịch vụ Logistics và vận tải, với sự tham gia tích cực của tất cả các quốc gia thành viên và mong đợi tiến độ công việc của nhóm LTSSWG đóng góp vào việc thực thi các biện pháp chiến lược AEC Blueprint 2025. CCS nhấn mạnh tầm quan trọng của sự phối hợp nội bộ để đảm bảo tất cả các quốc gia thành viên tiếp tục tham gia tích cực vào các cuộc họp LTSSWG trong tương lai.
CCS ghi nhận Báo cáo Đánh giá cạnh tranh và trung lập cạnh tranh của OECD về Lĩnh vực Logistics ở ASEAN được phát hành vào ngày 09/9/2021 như một phần của các sự kiện liên quan đến AEM lần thứ 53, đồng thời sự kiện đã được thông báo chính thức tại cuộc họp LTSSWG này.
Do Campuchia chưa thể đảm nhiệm vai trò Chủ tọa CCS, phiên họp thống nhất đề nghị bà Wan Wadrina Wan Abdul Wahab, Malaysia tiếp tục đảm nhiệm vai trò Chủ tọa CCS trong năm 2022.
7. Lịch tổ chức các cuộc họp CCS tiếp theo
CCS thống nhất tổ chức phiên họp CCS đặc biệt lần thứ 3 theo hình thức trực tuyến dự kiến diễn ra vào ngày 11-12/01/2021 để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng về Biểu mẫu chung MNP. Đồng thời, CCS yêu cầu Ban Thư ký ASEAN men đại diện LSAD tham dự phiên họp CCS đặc biệt này.
CCS thống nhất phiên họp CCS lần thứ 100 dự kiến sẽ được tổ chức từ ngày 22-24/02/2022. CCS yêu cầu Ban Thư ký ASEAN đăng cai tổ chức phiên họp này theo hình thức thông thường và trực tuyến (hybrid format). Các thành viên dự họp CCS sẽ tham gia họp thông thường nếu việc di chuyển và việc tổ chức họp thông thường được cho phép tại thời điểm diễn ra cuộc họp. Trong trường hợp tổ chức cuộc họp thông thường, cuộc họp của CCS sẽ được tổ chức, cuộc họp của các nhóm công tác chuyên ngành sẽ được tổ chức theo hình thức trực tuyến.
II. KIẾN NGHỊ TRIỂN KHAI KẾT QUẢ PHIÊN HỌP
Trên cơ sở kết quả thảo luận và thống nhất của phiên họp, để chuẩn bị cho phiên họp sắp tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu và có ý kiến đối với các nội dung sau (đặc biệt đối với các Bộ: Ngoại giao; Tư pháp; Lao động, Thương binh và Xã hội; Công Thương; Công an; Tài chính; Giao thông vận tải; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do có số lượng phân ngành lớn hoặc nội dung liên quan trực tiếp), cụ thể:
1. Hiệp định thương mại dịch vụ ASEAN (ATISA)
1.1. Nghĩa vụ ratchet
Đề nghị nêu rõ quan điểm về việc chấp thuận áp dụng nghĩa vụ ratchet tại thời điểm NCM có hiệu lực hoặc đề xuất thời gian ân hạn thực hiện nghĩa vụ ratchet.
Ngoài ra, đề nghị Bộ Công Thương: i) cung cấp tài liệu liên quan đến đàm phán nghĩa vụ ratchet trong Hiệp định RCEP và danh mục các ngành lĩnh vực được ngoại trừ khỏi nghĩa vụ rachet (nếu có); ii) đánh giá khả năng áp dụng các nghĩa vụ ratchet trong Hiệp định RCEP sang Hiệp định ATISA; iii) đề xuất cụ thể về lời văn áp dụng nghĩa vụ ratchet trong Hiệp định ATISA (nếu có).
1.2. Mẫu/định dạng chung và tiêu đề/cam kết chung đối với Biểu Danh mục NCM
Đề nghị tiếp tục nghiên cứu, có ý kiến đối với tài liệu Mẫu biểu chung và tiêu đề/cam kết chung của danh mục NCM Hiệp định ATISA do Ban Thư ký ASEAN đệ trình (gửi kèm theo).
1.3. Kế hoạch xây dựng Biểu danh mục NCM của Hiệp định ATISA và Danh mục các bước chuyển đổi
Đề nghị nghiên cứu, có ý kiến đối với Kế hoạch công tác xây dựng NCM trên cơ sở các mốc thời gian chuyển đổi trong Hiệp định ATISA do Ban Thư ký ASEAN đệ trình và Danh mục các bước chuyển đổi cần thiết đối với các cam kết trong khuôn khổ AFAS sang NCM do Chủ tọa CCS soạn thảo, đề xuất phương án khả thi (nếu có).
1.4. Phê duyệt Hiệp định thương mại dịch vụ ASEAN
Đề nghị Bộ Ngoại giao tiến hành các thủ tục cần thiết thông báo việc phê duyệt Hiệp định ATISA của Việt Nam cho ASEAN theo nội dung Nghị quyết số 131/NQ-CP ngày 18/10/2021 của Chính phủ.
2. Hiệp định di chuyển thể nhân ASEAN (MNP)
2.1. Mẫu/Định dạng và Tiêu đề/Giải thích chung
Đề nghị tiếp tục cho ý kiến đối với dự thảo Biểu cam kết MNP đã cập nhật ý kiến của một số Bộ, ngành và nội dung Tiêu đề/Giải thích chung áp dụng cho tất cả các quốc gia thành viên được đặt ở trang đầu của Biểu cam kết do Ban Thư ký ASEAN soạn thảo (gửi kèm theo).
2.3. Dự thảo Nghị định thư
Đề nghị tiếp tục cho ý kiến đối với dự thảo Nghị định thư đã được cập nhật ý kiến góp ý của Indonesia, Philippines và Singapore, đề xuất bổ sung, chỉnh sửa lời văn của dự thảo Nghị định thư (nếu có).
2.4. Tham dự phiên họp đặc biệt lần thứ 3 về Hiệp định MNP
Đề nghị cử cán bộ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và tham dự phiên họp đặc biệt lần thứ 3 của Ủy ban điều phối dịch vụ ASEAN về Hiệp định MNP vào ngày 11-12/01/2022. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ gửi giấy mời tham dự và chương trình nghị sự của phiên họp sau khi thống nhất với Ban Thư ký ASEAN.
3. Nội dung họp của các nhóm công tác chuyên ngành
- Đề nghị Bộ Y tế triển khai các nội dung:
+ Chuẩn bị và đệ trình thông tin về khuôn mẫu đối với du lịch chăm sóc sức khỏe trước cuộc họp HSSWG tiếp theo.
+ Gửi thư chính thức về việc hoãn đảm nhiệm vai trò Chủ tọa của bốn nhóm công tác về chăm sóc sức khỏe đến năm 2023 và đề xuất Brunei Darussalam đảm nhận chức Chủ tọa này.
+ Cử đại diện tham dự phiên họp Nhóm dịch vụ Y tế, eHealth tiếp theo.
- Đề nghị Bộ Xây dựng cử đại diện tham dự các phiên họp tiếp theo của nhóm BSSWG và tiếp tục thực hiện các công việc của nhóm công tác. Chủ trì, phối hợp làm việc với các cơ quan liên quan về các vấn đề liên quan. Lưu ý các nội dung liên quan đến tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển của các chuyên gia ASEAN, các doanh nghiệp thiết yếu và các quan chức đi lại trong ASEAN, có tính đến nhu cầu ngăn chặn và kiểm soát sự lây truyền của đại dịch Covid-19, hiện đang được giải quyết thông qua Khung sắp xếp Hành lang Du lịch ASEAN (ATCAF).
- Đề nghị Bộ Giao thông vận tải cử đại diện tham dự các phiên họp nhóm công tác LTSSWG tiếp theo. Chủ trì, phối hợp tiếp tục thực hiện các công việc theo kế hoạch làm việc của nhóm công tác.
- Đối với Các quy tắc dịch vụ khả thi hoặc thỏa thuận để giải quyết các vấn đề mới hoặc đang phát sinh: Đề nghị rà soát, nghiên cứu tài liệu do Singapore soạn thảo, đồng thời đề xuất phương hướng tạo thuận lợi cho dịch vụ (nếu có).
- Đối với Chương trình công tác của CCS đến năm 2025, đề nghị đề xuất và xác định các nhiệm vụ đối với 9 mục hoạt động mà nội dung chưa được xác định (mục hoạt động số 5, 6, 7, 8, 12, 13, 14, 15 và 16) nhằm thực hiện tất cả các nhiệm vụ chưa hoàn thành trong Chương trình công tác.
Đề nghị Quý Cơ quan nghiên cứu, góp ý kiến bằng văn bản về các nội dung thuộc lĩnh vực phụ trách và được đề xuất tham gia ý kiến tại các mục 1, 2, 3 và 4 phần II nêu trên, gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 06/11/2021 để tổng hợp, báo cáo.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư mong nhận được sự phối hợp chặt chẽ của Quý Cơ quan./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
1 1) Tiêu đề/Giải thích chung áp dụng cho tất cả các quốc gia thành viên sẽ được đặt ở trang đầu của Biểu cam kết, do đó các nội dung bổ sung trong Biểu cam kết của từng quốc gia sẽ chỉ phản ánh các giải thích bổ sung của từng quốc gia đó.
2) Tiêu đề/Giải thích chung được lặp lại trong Biểu cam kết của mỗi quốc gia với những bổ sung cần thiết cho quốc gia này.
3) Tiêu đề/Giải thích chung làm khuôn mẫu chung để các quốc gia thành viên sử dụng với những điều chỉnh và bổ sung nhỏ khi cần thiết trong các Biểu cam kết tương ứng của quốc gia này.
- 1Công văn số 1064/TTg-QHQT về việc phê duyệt Hiệp định về thương mại dịch vụ ASEAN-Hàn Quốc do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị quyết 52/NQ-CP năm 2014 về ký Hiệp định Thương mại dịch vụ ASEAN - Ấn Độ do Chính phủ ban hành
- 3Nghị quyết 44/NQ-CP năm 2015 phê duyệt Hiệp định Thương mại dịch vụ ASEAN-Ấn Độ do Chính phủ ban hành
- 4Công văn 6262/VPCP-QHQT năm 2022 về kết quả Hội nghị những người đứng đầu các nền công vụ ASEAN và ASEAN+3 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Công văn 7465/BKHĐT-KTDV năm 2022 về triển khai kết quả phiên họp lần thứ 102 của Ủy ban điều phối ASEAN về dịch vụ (CCS 102) do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 1Công văn số 1064/TTg-QHQT về việc phê duyệt Hiệp định về thương mại dịch vụ ASEAN-Hàn Quốc do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị quyết 52/NQ-CP năm 2014 về ký Hiệp định Thương mại dịch vụ ASEAN - Ấn Độ do Chính phủ ban hành
- 3Nghị quyết 44/NQ-CP năm 2015 phê duyệt Hiệp định Thương mại dịch vụ ASEAN-Ấn Độ do Chính phủ ban hành
- 4Thông báo 23/2018/TB-LPQT hiệu lực của Hiệp định ASEAN về di chuyển thể nhân (ASEAN Agreement on the Movement of Natural Persons)
- 5Thông báo 50/2018/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership)
- 6Nghị quyết 131/NQ-CP năm 2021 phê duyệt Hiệp định Thương mại dịch vụ ASEAN (ATISA) do Chính phủ ban hành
- 7Công văn 6262/VPCP-QHQT năm 2022 về kết quả Hội nghị những người đứng đầu các nền công vụ ASEAN và ASEAN+3 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 8Công văn 7465/BKHĐT-KTDV năm 2022 về triển khai kết quả phiên họp lần thứ 102 của Ủy ban điều phối ASEAN về dịch vụ (CCS 102) do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
Công văn 7450/BKHĐT-KTDV năm 2021 về triển khai kết quả phiên họp lần thứ 99 của Ủy ban điều phối dịch vụ ASEAN (CCS 99) theo hình thức trực tuyến do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- Số hiệu: 7450/BKHĐT-KTDV
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 28/10/2021
- Nơi ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Người ký: Võ Thành Thống
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra