- 1Luật Giáo dục 2005
- 2Quyết định 33/2007/QĐ-BGDĐT về quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành
- 3Thông tư 22/2012/TT-BGDĐT sửa đổi Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân kèm theo Quyết định 33/2007/QĐ-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7447/BGDĐT-PC | Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2012 |
Kính gửi: | - Giám đốc sở giáo dục và đào tạo; |
Thực hiện Chương trình công tác năm 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện kiểm tra công tác quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ tại một số cơ sở giáo dục đại học. Qua kết quả kiểm tra, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo; các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng, viện nghiên cứu khoa học được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ và các trường trung cấp chuyên nghiệp (sau đây viết tắt là các cơ sở giáo dục) rút kinh nghiệm và chấn chỉnh công tác quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ theo một số nội dung sau:
1. Việc xây dựng sổ gốc và quản lý sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ:
Không ít cơ sở giáo dục đại học chưa xây dựng và quản lý sổ gốc theo quy định tại Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân như: sổ gốc không theo mẫu, không đóng dấu giáp lai, sổ gốc chưa đảm bảo để bảo quản, lưu trữ lâu dài, nội dung ghi trong sổ gốc còn bị tẩy xóa, sửa chữa.
Các sở giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục đại học cần kiểm tra lại hệ thống sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ, chấn chỉnh việc xây dựng và quản lý sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định tại Điều 19 Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Việc cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc:
Các cơ sở giáo dục đại học đã kiểm tra đều chưa thực hiện việc cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc cho người học theo quy định. Một số nơi thực hiện không đúng quy định như cấp Giấy xác nhận đã hoàn thành chương trình đào tạo hoặc thực hiện không đúng thẩm quyền như chứng thực bản sao so với bản chính. Các cơ sở giáo dục đại học cần xây dựng mẫu bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc đảm bảo nội dung đầy đủ, chính xác như sổ gốc văn bằng, chứng chỉ theo quy định tại Điều 23 Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT; thực hiện việc cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 11 Điều 1 Thông tư số 22/2012/TT-BGDĐT ngày 20/6/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT.
3. Việc quản lý phôi và hủy phôi văn bằng, chứng chỉ bị hư hỏng:
Kết quả kiểm tra cho thấy một số cơ sở giáo dục đại học thực hiện việc huỷ phôi văn bằng, chứng chỉ không đúng quy định như không lập hội đồng hủy, không có biên bản hủy phôi hoặc có biên bản nhưng không nêu rõ lý do hủy.
Các sở giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục đại học cần lập hồ sơ quản lý phôi văn bằng, chứng chỉ và thực hiện việc hủy phôi văn bằng, chứng chỉ bị hư hỏng, viết sai, chất lượng không bảo đảm theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 15 Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT và khoản 7 Điều 1 Thông tư số 22/2012/TT-BGDĐT.
4. Việc tự in phôi văn bằng, chứng chỉ:
Một số cơ sở giáo dục đại học tự xây dựng mẫu phôi văn bằng, chứng chỉ không theo mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; tự in phôi văn bằng, chứng chỉ khi chưa được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt và chưa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ủy quyền tự in phôi văn bằng, chứng chỉ.
Các cơ sở giáo dục đại học chỉ thực hiện việc tự in phôi văn bằng, chứng chỉ khi được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt mẫu phôi và khi được ủy quyền tự in phôi văn bằng, chứng chỉ theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT.
5. Việc cấp văn bằng, chứng chỉ:
Một số cơ sở giáo dục đại học chưa thực hiện đúng quy định về thời hạn cấp văn bằng, chứng chỉ; khi người học hoàn thành chương trình đào tạo, chưa đến lấy văn bằng tốt nghiệp nên nhà trường chưa ghi văn bằng để cấp cho người học dẫn đến việc sau một thời gian dài khi người học đến nhận bằng thì không còn phôi văn bằng tại thời điểm người học tốt nghiệp hoặc cơ sở giáo dục có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ đã được đổi tên, đã sáp nhập, chia, tách, giải thể hoặc có sự thay đổi về thẩm quyền. Thực tế trên làm cho quyền lợi của người học không được bảo đảm.
Các sở giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục đại học cần thực hiện việc cấp văn bằng, chứng chỉ cho người học đúng thời hạn quy định tại Điều 18 Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT.
6. Việc chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ:
Có cơ sở giáo dục đại học chưa thực hiện đúng quy định về việc chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ; vẫn còn tình trạng cơ sở giáo dục thu hồi văn bằng bị ghi sai đã cấp phát cho người học sử dụng và cấp lại bằng mới cho người học, vi phạm nguyên tắc cấp văn bằng, chứng chỉ: “Bản chính văn bằng, chứng chỉ chỉ cấp một lần, không cấp lại”; thực hiện việc chỉnh sửa văn bằng không đúng quy định như không ban hành quyết định chỉnh sửa, cấp Giấy chứng nhận cho người học không đúng thẩm quyền.
Các sở giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục đại học cần thực hiện việc chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ theo đúng quy định tại khoản 9, khoản 10 Điều 1 Thông tư số 22/2012/TT-BGDĐT.
7. Về việc công bố công khai nội dung cấp phát văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử:
Phần lớn cơ sở giáo dục đại học được kiểm tra chưa thực hiện nghiêm túc việc công bố công khai về cấp phát văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục hoặc đã thực hiện việc công bố thông tin cấp phát văn bằng, chứng chỉ nhưng nội dung công bố chưa đầy đủ, khó tra cứu.
Mục tiêu công khai, minh bạch hoạt động đào tạo và cấp văn bằng, chứng chỉ là giúp cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể kiểm tra, giám sát hoạt động cấp phát văn bằng, chứng chỉ, hạn chế tình trạng gian lận và tiêu cực trong việc cấp văn bằng, chứng chỉ. Các sở giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục đại học cần thực hiện ngay việc công bố thông tin cấp phát văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị theo yêu cầu quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư số 22/2012/TT-BGDĐT.
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục nghiêm túc thực hiện các nội dung trên đây. Báo cáo việc quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ về Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 30/11 hằng năm. Hằng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục thực hiện việc thanh tra, kiểm tra công tác này để kịp thời xử lý, chấn chỉnh, bảo đảm thực hiện đúng quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học và thẩm quyền của các sở giáo dục và đào tạo trong quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ, thực hiện quản lý thống nhất về văn bằng, chứng chỉ theo quy định tại Điều 14 Luật giáo dục.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Giáo dục và Đào tạo qua địa chỉ email: ntcuong@moet.edu.vn, số điện thoại: 04.38691410.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Quyết định 52/2002/QĐ-BGDĐT về quản lý văn bằng, chứng chỉ giáo dục phổ thông,giáo dục trung học chuyên nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ban hành.
- 2Chỉ thị 29/1999/CT-BGD&ĐT về tăng cường kiểm tra, thanh tra việc quản lý, cấp phát, sử dụng các loại văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Công văn 8154/BGDĐT-VP về tổ chức tập huấn quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Công văn 3507/BGDĐT-VP chấn chỉnh việc dạy thêm và thu góp trái quy định trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Công văn 4946/LĐTBXH-TCCB năm 2018 về tăng cường quản lý văn bằng, chứng chỉ đối với công chức, viên chức và người lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Công văn 1520/QLCL-QLVBCC năm 2019 về báo cáo thông tin về quản lý văn bằng, chứng chỉ do Cục Quản lý chất lượng ban hành
- 7Công văn 1800/BGDĐT-QLCL năm 2021 về tăng cường công tác quản lý văn bằng, chứng chỉ do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 8Công văn 5410/BGDĐT-QLCL năm 2021 về tập huấn công tác quản lý văn bằng, chứng chỉ do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1Luật Giáo dục 2005
- 2Quyết định 52/2002/QĐ-BGDĐT về quản lý văn bằng, chứng chỉ giáo dục phổ thông,giáo dục trung học chuyên nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ban hành.
- 3Chỉ thị 29/1999/CT-BGD&ĐT về tăng cường kiểm tra, thanh tra việc quản lý, cấp phát, sử dụng các loại văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Quyết định 33/2007/QĐ-BGDĐT về quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành
- 5Công văn 8154/BGDĐT-VP về tổ chức tập huấn quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 6Thông tư 22/2012/TT-BGDĐT sửa đổi Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân kèm theo Quyết định 33/2007/QĐ-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 7Công văn 3507/BGDĐT-VP chấn chỉnh việc dạy thêm và thu góp trái quy định trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 8Công văn 4946/LĐTBXH-TCCB năm 2018 về tăng cường quản lý văn bằng, chứng chỉ đối với công chức, viên chức và người lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 9Công văn 1520/QLCL-QLVBCC năm 2019 về báo cáo thông tin về quản lý văn bằng, chứng chỉ do Cục Quản lý chất lượng ban hành
- 10Công văn 1800/BGDĐT-QLCL năm 2021 về tăng cường công tác quản lý văn bằng, chứng chỉ do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 11Công văn 5410/BGDĐT-QLCL năm 2021 về tập huấn công tác quản lý văn bằng, chứng chỉ do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Công văn 7447/BGDĐT-PC chấn chỉnh công tác quản lý văn bằng, chứng chỉ do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- Số hiệu: 7447/BGDĐT-PC
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 05/11/2012
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Người ký: Trần Quang Quý
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/11/2012
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực