Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 744/BGDĐT-GDCTHSSV | Hà Nội, ngày 07 tháng 03 năm 2022 |
Kính gửi: Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận
Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Bình Thuận gửi tới kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội khóa XV do Ban Dân nguyện chuyển đến tại Công văn số 19/BDN ngày 10/01/2022.
Nội dung kiến nghị:
Hiện nay, tình trạng xâm hại trẻ em vẫn còn xảy ra trên cả nước nói chung và tỉnh Bình Thuận nói riêng, gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho các bậc phụ huynh. Cử tri mong muốn các cơ quan chức năng tăng cường các hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng sống cho học sinh tại các trường học để bảo vệ các em trước nguy cơ bị xâm hại (Câu 12).
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cảm ơn sự quan tâm của cử tri tỉnh Bình Thuận. Về vấn đề này, Bộ GDĐT xin được trả lời cụ thể như sau:
Để phòng ngừa và đẩy lùi tình trạng xâm hại trẻ em nói chung, bạo lực học đường nói riêng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã và đang thực hiện các giải pháp sau:
1. Tiếp tục quán triệt và chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, có kiểm tra và đánh giá các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường1; tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021 - 2030”, Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025” và các văn bản khác2; Ban hành Chỉ thị số 993/CT-BGDĐT ngày 12/4/2019 về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực lực học đường trong các cơ sở giáo dục, Kế hoạch hành động phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2020-2025 và các văn bản khác có liên quan.
2. Lồng ghép tích hợp các nội dung về giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng sống vào các môn học theo chương trình giáo dục phổ thông mới3 trong các môn giáo dục công dân, tự nhiên xã hội, hoạt động trải nghiệm và các môn học khác.
3. Bộ GDĐT thường xuyên phối hợp với các Bộ, ngành, tổ chức, đoàn thể ở Trung ương và chỉ đạo các sở GDĐT phối hợp với các sở, ban, ngành, tổ chức ở địa phương trong việc tuyên truyền giáo dục pháp luật, bảo đảm an ninh, an toàn trường học, phòng, chống bạo lực học đường; giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục pháp luật; kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh.
- Phát huy vai trò của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh trong việc xây dựng nền nếp, kỷ cương trường học; tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức, giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh (kỹ năng tự bảo vệ bản thân, phòng, chống xâm hại, bạo lực học đường...); là tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em và giám sát việc thực hiện quyền trẻ em theo ý kiến, nguyện vọng của trẻ em.
- Phối hợp với Bộ Tư pháp hướng dẫn việc thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường4.
- Phối hợp với Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội về phòng, chống bạo lực và xâm hại trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông đến năm 20255.
- Phối hợp ngành Bộ Công an hướng dẫn phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật khác trong ngành Giáo dục6.
4. Thường xuyên chỉ đạo các cơ sở giáo dục xây dựng trường học dân chủ, an toàn, lành mạnh, thân thiện. Xây dựng và triển khai bộ Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục, bảo đảm các giá trị cốt lõi: Nhân ái, Tôn trọng, Trách nhiệm, Hợp tác, Trung thực trong mối quan hệ của mỗi thành viên trong cơ sở giáo dục đối với người khác, đối với môi trường xung quanh và đối với chính mình. Phát triển các câu lạc bộ phù hợp với năng khiếu, sở thích, điều kiện và lứa tuổi học sinh. Tăng cường các hoạt động trải nghiệm, hoạt động thể thao, hoạt động xã hội để hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh.
5. Tăng cường phối hợp giữa nhà trường và gia đình, phát huy vai trò của gia đình trong quản lý giáo dục học sinh7. Thường xuyên thông tin hai chiều giữa nhà trường và gia đình học sinh về hoạt động của nhà trường, tình hình học tập, rèn luyện, các dấu hiệu bất thường để phối hợp triển khai các biện pháp giáo dục học sinh; Nhà trường hỗ trợ, cung cấp cho cha mẹ học sinh kiến thức, kỹ năng trong việc đồng hành, giáo dục giúp con tiến bộ.
6. Nâng cao năng lực, phẩm chất đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, chuẩn nghề nghiệp giáo viên và yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới. Bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về đạo đức nhà giáo, tư vấn tâm lý, năng lực kiểm soát cảm xúc cá nhân và kỹ năng ứng xử, giải quyết các tình huống sư phạm.
7. Chỉ đạo, tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo về xây dựng và bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; phối hợp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức nhà giáo.
Bộ Giáo dục và Đào tạo trân trọng báo cáo./.
| BỘ TRƯỞNG |
1 Nghị quyết số 121/2020/QH14 về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em; Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/07/2017 của Chính phủ Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Quyết định 1863/QĐ-TTg ngày 23/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2020-2025; Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 16/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em;
2 Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 11/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021 - 2030”; Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 03/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025”; Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 04/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giáo dục, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên.
3 Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;
4 Thông tư liên tịch số 30/2010/TTLT-BGDĐT-BTP ngày 16/11/2010 của Bộ GDĐT và Bộ Tư pháp ban hành hướng dẫn việc thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường;
5 Kế hoạch liên tịch số 5533/KH-BLĐTBXH-BGDĐT ngày 19/12/2019 về phòng, chống bạo lực và xâm hại trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông đến năm 2025
6 Thông tư liên tịch số 06/2016/TTLT-BCA-BGDĐT ngày 28/5/2015 của Bộ GDĐT và Bộ Công an về hướng dẫn phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật khác trong ngành Giáo dục;
7 Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ GDĐT ban hành Điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh
- 1Công văn 1978/BGDĐT-GDCTHSSV về tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người năm 2021 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Công văn 2327/BGDĐT-PC năm 2021 về tổng kết Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Công văn 3678/BGDĐT-GDCTHSSV năm 2021 về tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm học 2021-2022 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Công văn 5567/BGDĐT-GDCTHSSV năm 2022 về khảo sát việc tổ chức thực hiện công tác giáo dục kỹ năng sống tại các cơ sở giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Quyết định 1977/QĐ-BGDĐT năm 2023 phê duyệt Dự án "Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật cho học sinh, sinh viên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 6Công văn 5333/BGDĐT-GDTrH năm 2023 về rà soát, báo cáo tình hình các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 7Công văn 6759/BGDĐT-GDTX năm 2023 về tăng cường quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khoá do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1Thông tư liên tịch 30/2010/TTLT/BGDĐT-BTP hướng dẫn việc phối hợp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường do Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Tư pháp ban hành
- 2Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT về Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường
- 4Chỉ thị 18/CT-TTg năm 2017 về tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 1299/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Đề án "Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 7Chỉ thị 993/CT-BGDĐT năm 2019 về tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 8Chỉ thị 31/CT-TTg năm 2019 về tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 1863/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2020-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Kế hoạch phối hợp 5533/KH-BLĐTBXH-BGDĐT năm 2019 về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông đến năm 2025 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 11Nghị quyết 121/2020/QH14 năm 2020 về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em do Quốc hội ban hành
- 12Công văn 1978/BGDĐT-GDCTHSSV về tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người năm 2021 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 13Công văn 2327/BGDĐT-PC năm 2021 về tổng kết Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 14Công văn 3678/BGDĐT-GDCTHSSV năm 2021 về tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm học 2021-2022 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 15Quyết định 1895/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chương trình “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021-2030” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16Công văn 5567/BGDĐT-GDCTHSSV năm 2022 về khảo sát việc tổ chức thực hiện công tác giáo dục kỹ năng sống tại các cơ sở giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 17Quyết định 1977/QĐ-BGDĐT năm 2023 phê duyệt Dự án "Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật cho học sinh, sinh viên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 18Công văn 5333/BGDĐT-GDTrH năm 2023 về rà soát, báo cáo tình hình các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 19Công văn 6759/BGDĐT-GDTX năm 2023 về tăng cường quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khoá do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Công văn 744/BGDĐT-GDCTHSSV năm 2022 về tăng cường các hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng sống cho học sinh tại các trường học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- Số hiệu: 744/BGDĐT-GDCTHSSV
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 07/03/2022
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Người ký: Nguyễn Kim Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra