Hệ thống pháp luật

TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 73141/CT-TTHT
V/v chính sách thuế đối với hoạt động chuyển giao tài sản, công nợ của ngân hàng.

Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2017

 

Kính gửi: Ngân hàng WooriBank - Chi nhánh Hà Nội
(Đ/c: Phòng 2409, tầng 24 Keangnam Landmark 72, Đường Phạm Hùng,P. Mễ Trì, Q. Nam Từ Liêm, TP Hà Nội-MST: 0100112356)

Trả lời công văn số WBHN/20170811 ngày 11/8/2017 của Ngân hàng WooriBank - Chi nhánh Hà Nội hỏi về chính sách thuế (sau đây gọi là Ngân hàng) hỏi về chính sách thuế, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:

- Căn cứ Tiết b, Khoản 7, Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng:

“Điều 5. Các trường hợp không phải kê khai, tỉnh nộp thuế GTGT

b) Điều chuyển tài sản giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp; điều chuyn tài sản khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Tài sản điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong cơ sở kinh doanh; tài sản điều chuyn khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì cơ sở kinh doanh có tài sản điều chuyển phải có lệnh điều chuyn tài sản, kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản và không phi xuất hóa đơn.

Trường hợp tài sản điều chuyển giữa các đơn vị hạch toán độc lập hoặc giữa các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ trong cùng một cơ sở kinh doanh thì cơ sở kinh doanh có tài sản điều chuyển phải xuất hóa đơn GTGT và kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định, trừ trường hợp hướng dẫn tại khoản 6 Điều này. ”

- Căn cứ Điều 7 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 9 Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 như sau:

“Điều 7. Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 9 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:

“3. Doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải th, phá sản phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế đến thời điểm có quyết định chuyn đi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải th, phá sản của cơ quan có thẩm quyền (trừ trường hợp không phải quyết toán thuế theo quy định). Số l của doanh nghiệp phát sinh trước khi chuyển đi, sáp nhập, hợp nhất phải được theo dõi chi tiết theo năm phát sinh và bù trừ vào thu nhập cùng năm của doanh nghiệp sau khi chuyn đi, sáp nhập, hp nht hoặc được tiếp tục chuyển vào thu nhập của các năm tiếp theo của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất để đảm bảo nguyên tắc chuyn lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

S lỗ của doanh nghiệp phát sinh trước khi chia, tách thành doanh nghiệp khác và đang còn trong thời gian chuyển lỗ theo quy định thì s lỗ này sẽ được phân b cho các doanh nghiệp sau khi chia, tách theo tỷ lệ vn ch sở hữu được chia, tách”.

- Căn cứ Khoản 18 Điều 5 Thông tư 301/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về lệ phí trước bạ quy định về miễn lệ phí trước bạ gồm:

“18. Tài sản của tổ chức, cá nhân đã nộp lệ phí trước bạ được chia hay góp do chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, đổi tên tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền....

Căn cứ các quy định trên và nội dung trình bày của đơn vị:

Trường hợp Ngân hàng Woori tại Hàn Quốc (Ngân hàng có trụ sở tại Hàn Quốc) có 2 chi nhánh Ngân hàng tại Việt Nam (Chi nhánh Hà Nội và Chi nhánh TP Hồ Chí Minh), nay do yêu cầu tái cơ cấu tổ chức, Ngân hàng Woori Hàn Quốc phải thành lập Ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Theo đề nghị phê duyệt chủ trương phát triển mạng lưới tại Đề án thành lập Ngân hàng 100% vốn nước ngoài của Ngân hàng Woori, ngày 02/6/2016, tại văn bản số 4053/NHNN-TTGSNH, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận chủ trương cho phép Ngân hàng Woori Việt Nam được thành lập 2 chi nhánh trực thuộc trên cơ sở tiếp quản (tiếp nhận tài sản, công nợ và đóng cửa) 2 chi nhánh ngân hàng nước ngoài hiện nay của ngân hàng Woori tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh ngay sau khi được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép thành lập và hoạt động. Ngày 2/11/2016, Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên Woori Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Woori Việt Nam) được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0107619360 do Woori Bank (Hàn Quốc) sở hữu.

Theo trình bày tại công văn hỏi của đơn vị, với mục đích chuyển giao tài sản và công nợ mà không làm ảnh hưởng đến vốn đăng ký của Ngân hàng Woori Việt Nam, đồng thời, theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Woori Việt Nam và chi nhánh đã ký kết hợp đồng mua bán tài sản, công nợ với các nguyên tắc chuyển giao, quy trình và trách nhiệm cụ thể của các bên: (1) Giá trị tài sản và công nợ chuyển giao là giá trị sổ sách thuần ghi nhận tại sổ sách kế toán của Chi nhánh vào thời điểm chuyển giao; (2) ngân hàng Woori VN được hưởng toàn bộ các lợi ích kinh tế của những hợp đồng hiện có đồng thời chịu trách nhiệm đối với những khoản công nợ như nghĩa vụ khác tại hợp đồng.

Nếu hợp đồng ký kết giữa các bên phù hợp với các quy định của Pháp luật và nhằm mục đích chuyển giao hoạt động kinh doanh của Chi nhánh sang cho Ngân hàng Woori Việt Nam và hoạt động chuyển giao này không phải là hoạt động mua bán, chuyển nhượng, không phát sinh thu nhập thì:

+ Việc chuyển giao tài sản và công nợ của Bên bán (Ngân hàng WooriBank - Chi nhánh Hà Nội) cho Bên mua (Ngân hàng Woori Việt Nam) theo đúng tinh thần tại văn bản số 4053/NHNN-TTGSNH của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì hoạt động chuyển giao này không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT; Khi chuyển giao, Bên bán thực hiện các thủ tục bàn giao kèm theo hồ sơ, chứng từ gốc để Bên mua theo dõi và quản lý.

+ Đối với các tài sản phải đăng ký lại quyền sở hữu, quyền sử dụng thì Bên bán phải lập hóa đơn GTGT, trên hóa đơn dòng thuế suất và tiền thuế không ghi, gạch chéo. Bên mua khi đăng ký quyền sở hữu không phải nộp lệ phí trước bạ đối với tài sản này.

+ Đối với các khoản lỗ lũy kế được chuyển giao từ Bên bán cho Bên mua được tính bù trừ vào thu nhập chịu thuế TNDN nếu các khoản lỗ vẫn trong thời gian chuyển lỗ theo quy định.

Do nội dung vướng mắc của đơn vị chưa được hướng dẫn cụ thể tại các văn bản pháp luật hiện hành về thuế, Cục Thuế TP Hà Nội sẽ có văn bản báo cáo Tổng cục Thuế để xin ý kiến chỉ đạo. Trường hợp Tổng cục Thuế có hướng dẫn khác, Cục Thuế sẽ có thông báo để đơn vị biết và thực hiện.

Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Ngân hàng WooriBank - Chi nhánh Hà Nội được biết, và thực hiện.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Tổng cục Thuế (để báo cáo);
- Phòng KT1;
- Phòng Pháp chế;
- Lưu: VT, TTHT(2). (7,4)

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Mai Sơn

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 73141/CT-TTHT năm 2017 về chính sách thuế đối với hoạt động chuyển giao tài sản, công nợ của ngân hàng do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành

  • Số hiệu: 73141/CT-TTHT
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 13/11/2017
  • Nơi ban hành: Cục thuế thành phố Hà Nội
  • Người ký: Mai Sơn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 13/11/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản