Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TỔNG CỤC THUẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 70138/CT-TTHT | Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2017 |
Kính gửi: Tổng công ty Điện lực TKV - CTCP
(Đ/c: Số 78 tầng 2 tòa nhà Sannam, đường Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội)
MST: 0104297034
Trả lời công văn số 1724/ĐLTKV-KTTC ngày 29/9/2017 của Tổng công ty Điện lực TKV - CTCP hỏi về chính sách thuế, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính quy định:
“Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
...2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
...2.12. Khoản chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động không theo đúng quy định hiện hành.
...2.30. Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế trừ các khoản chi sau:
...- Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.6, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.11 Điều này) và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.
Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) 12 tháng. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng thì: Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) số tháng thực tế hoạt động trong năm.
Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).
…”
- Căn cứ Khoản 4 Điều 32 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp, quy định về quỹ phúc lợi:
“4. Quỹ phúc lợi được dùng để:
...b) Chi cho các hoạt động phúc lợi của người lao động trong doanh nghiệp bao gồm cả người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên làm việc theo hợp đồng lao động và người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên do nhà nước bổ nhiệm.
...d) Sử dụng một phần quỹ phúc lợi để trợ cấp khó khăn đột xuất cho những người lao động kể cả những trường hợp về hưu, về mất sức, lâm vào hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa hoặc làm công tác từ thiện xã hội.
đ) Mức chi sử dụng quỹ do Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp quyết định, được ghi trong Quy chế quản lý, sử dụng quỹ của doanh nghiệp.”
- Căn cứ Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012 của Quốc hội:
+ Tại Điều 44 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế
“1. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.
Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.
2. Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc, thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này.
Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.
…”
+ Tại Điều 49 quy định về trợ cấp mất việc làm.
- Căn cứ Công văn số 158/TCT-CS ngày 12/01/2017 của Tổng cục Thuế về việc hạch toán khoản chi phúc lợi của doanh nghiệp.
- Căn cứ Quyết định số 1365/QĐ-BCT ngày 11/12/2015 của Bộ Công thương về việc sửa đổi, bổ sung hình thức cổ phần hóa và cơ cấu cổ phần Công ty mẹ- Tổng công ty Điện lực TKV-CTCP.
Căn cứ quy định trên, trường hợp Tổng công ty Điện lực TKV - CTCP là doanh nghiệp đã được cổ phần hóa (theo Quyết định số 1365/QĐ-BCT ngày 11/12/2015 của Bộ Công thương, cổ phần nhà nước tại đơn vị chiếm 99,68% vốn điều lệ), có khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như chi tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, tổ chức các hoạt động nhân ngày lễ, tết cho người lao động, chi trợ cấp khó khăn cho người lao động về hưu, về mất sức,... nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật và tổng số chi có tính chất phúc lợi không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính đồng thời khoản chi phúc lợi không hạch toán từ nguồn quỹ phúc lợi thì khoản chi này được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong kỳ tính thuế.
Trường hợp Tổng công ty Điện lực TKV - CTCP có chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật thì khoản trợ cấp này được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong kỳ tính thuế.
Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Tổng công ty Điện lực TKV - CTCP được biết và thực hiện./.
| KT. CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 63361/CT-TTHT năm 2017 về trả lời chính sách thuế về thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 2Công văn 63355/CT-TTHT năm 2017 về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 3Công văn 70145/CT-TTHT năm 2017 về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 4Công văn 70139/CT-TTHT năm 2017 về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp do Cục thuế Thành phố Hà Nội ban hành
- 5Công văn 65563/CT-TTHT năm 2017 về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 6Công văn 79335/CT-TTHT năm 2017 về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 1Bộ Luật lao động 2012
- 2Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi Thông tư 156/2013/TT-BTC, 111/2013/TT-BTC, 219/2013/TT-BTC, 08/2013/TT-BTC, 85/2011/TT-BTC, 39/2014/TT-BTC và 78/2014/TT-BTC để cải cách, đơn giản thủ tục hành chính về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định quy định về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Thông tư 96/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC, Thông tư 119/2014/TT-BTC, Thông tư 151/2014/TT-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6Nghị định 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp
- 7Công văn 158/TCT-CS năm 2017 về hạch toán khoản chi phúc lợi của doanh nghiệp do Tổng cục Thuế ban hành
- 8Công văn 63361/CT-TTHT năm 2017 về trả lời chính sách thuế về thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 9Công văn 63355/CT-TTHT năm 2017 về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 10Công văn 70145/CT-TTHT năm 2017 về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 11Công văn 70139/CT-TTHT năm 2017 về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp do Cục thuế Thành phố Hà Nội ban hành
- 12Công văn 65563/CT-TTHT năm 2017 về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 13Công văn 79335/CT-TTHT năm 2017 về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
Công văn 70138/CT-TTHT năm 2017 về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi phúc lợi do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 70138/CT-TTHT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 30/10/2017
- Nơi ban hành: Cục thuế thành phố Hà Nội
- Người ký: Mai Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/10/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra