Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7000/NHNN-PC | Hà Nội, ngày 31 tháng 8 năm 2017 |
Kính gửi: Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình tại văn bản số 8601/VPCP-CN ngày 15/8/2017, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc cấp Giấy biên nhận giữ bản chính giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đang thế chấp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi tắt là “Giấy biên nhận thế chấp”) như sau:
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận thế chấp (sau đây gọi tắt là tổ chức tín dụng nhận thế chấp) có trách nhiệm cấp cho bên thế chấp một (01) bản gốc Giấy biên nhận thế chấp khi nhận thế chấp phương tiện giao thông theo hướng dẫn tại văn bản này.
Trường hợp khách hàng vi phạm nghĩa vụ trả nợ được bảo đảm bằng phương tiện giao thông, việc cấp Giấy biên nhận thế chấp do tổ chức tín dụng nhận thế chấp và bên thế chấp thỏa thuận.
2. Giấy biên nhận thế chấp phải bao gồm ít nhất các nội dung sau:
a) Tên gọi: Giấy biên nhận thế chấp;
b) Số Giấy biên nhận thế chấp;
c) Tên, địa chỉ của tổ chức tín dụng nhận thế chấp;
d) Tên của bên thế chấp; số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu hoặc số chứng minh quân nhân đối với bên thế chấp là cá nhân; số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc số giấy phép đầu tư hoặc số giấy chứng nhận đầu tư hoặc số quyết định thành lập đối với bên thế chấp là pháp nhân;
đ) Số giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông, loại phương tiện giao thông, số khung, số máy, biển kiểm soát của phương tiện giao thông;
e) Thời hạn có hiệu lực của Giấy biên nhận thế chấp;
g) Lần cấp lại, số Giấy biên nhận thế chấp được thay thế đối với trường hợp cấp lại Giấy biên nhận thế chấp.
3. Tổ chức tín dụng nhận thế chấp có trách nhiệm cấp một (01) bản gốc Giấy biên nhận thế chấp cho bên thế chấp trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức tín dụng nhận giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đối với trường hợp cấp mới hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu của bên thế chấp đối với trường hợp cấp đổi, cấp lại Giấy biên nhận thế chấp.
4. Thời hạn hiệu lực của Giấy biên nhận thế chấp do các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá thời hạn có hiệu lực của hợp đồng thế chấp.
5. Về cấp đổi Giấy biên nhận thế chấp
Trường hợp hư hỏng Giấy biên nhận thế chấp hoặc cần thay đổi thông tin trên Giấy biên nhận thế chấp, thì bên thế chấp có trách nhiệm nộp lại bản gốc Giấy biên nhận thế chấp đã cấp; tổ chức tín dụng nhận thế chấp có trách nhiệm thu hồi bản gốc Giấy biên nhận thế chấp cũ và cấp một (01) bản gốc Giấy biên nhận thế chấp mới.
6. Về cấp lại Giấy biên nhận thế chấp
a) Trường hợp tổ chức tín dụng nhận thế chấp và bên thế chấp có thỏa thuận thay đổi thời hạn thế chấp dẫn đến thời hạn thế chấp ngắn hơn thời hạn có hiệu lực của Giấy biên nhận thế chấp, thì bên thế chấp có trách nhiệm nộp lại bản gốc Giấy biên nhận thế chấp đã cấp; tổ chức tín dụng nhận thế chấp có trách nhiệm cấp lại một (01) bản gốc Giấy biên nhận thế chấp mới.
b) Trong trường hợp mất Giấy biên nhận thế chấp, để được cấp lại Giấy biên nhận thế chấp, bên thế chấp phải có văn bản thông báo rõ về việc mất Giấy biên nhận thế chấp kèm đề nghị cấp lại Giấy biên nhận thế chấp; Bên thế chấp phải cam kết và tự chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông báo. Tổ chức tín dụng nhận thế chấp cấp lại một (01) bản gốc Giấy biên nhận thế chấp theo hướng dẫn tại khoản 2, 3, 4 văn bản này.
7. Về việc cấp Giấy biên nhận thế chấp đối với các trường hợp thế chấp trước ngày 01 tháng 09 năm 2017
a) Đối với các phương tiện giao thông đang thế chấp tại tổ chức tín dụng trước ngày 01 tháng 09 năm 2017, trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày 31/08/2017, tổ chức tín dụng nhận thế chấp có trách nhiệm thông báo cho bên thế chấp về việc tổ chức tín dụng nhận thế chấp cấp Giấy biên nhận thế chấp cho phương tiện giao thông đang thế chấp tại tổ chức tín dụng.
b) Trong thời hạn tối đa 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của bên thế chấp, tổ chức tín dụng nhận thế chấp có trách nhiệm cấp một (01) bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông, một (01) bản gốc Giấy biên nhận thế chấp cho bên thế chấp theo hướng dẫn tại văn bản này.
c) Văn bản xác nhận của tổ chức tín dụng nhận thế chấp về việc tổ chức tín dụng giữ bản chính giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đã cấp trước ngày 01 tháng 09 năm 2017 không có giá trị kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2017.
8. Tổ chức tín dụng nhận thế chấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện cấp Giấy biên nhận thế chấp cho bên thế chấp trong toàn hệ thống theo đúng hướng dẫn tại văn bản này. Tổ chức tín dụng có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an trong quá trình trao đổi thông tin liên quan đến việc cấp Giấy biên nhận thế chấp khi có yêu cầu.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, tổ chức tín dụng nhận thế chấp phản ánh về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để kịp thời xử lý./.
| KT. THỐNG ĐỐC |
- 1Thông tư 10/2001/TT-BGTVT hướng dẫn sử dụng bản sao giấy chứng nhận đăng ký tàu biển và bản sao giấy chứng nhận phương tiện thuỷ nội địa để lưu hành phương tiện khi phương tiện cầm cố, thế chấp để vay vốn tại các tổ chức tín dụng do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Thông tư 75/2014/TT-BGTVT về đăng ký phương tiện thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành
- 3Thông tư 13/2016/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 01/2013/TT-BGTVT quy định về đăng ký phương tiện giao thông đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Công văn 13017/VPCP-CN năm 2017 về sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật liên quan đến sử dụng Giấy đăng ký phương tiện khi tham gia giao thông trong trường hợp phương tiện giao thông đang được sử dụng làm tài sản thế chấp do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư 13/2021/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 21/2018/TT-BGTVT quy định về đăng ký phương tiện giao thông đường sắt, di chuyển của phương tiện giao thông đường sắt trong trường hợp hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 1Thông tư 10/2001/TT-BGTVT hướng dẫn sử dụng bản sao giấy chứng nhận đăng ký tàu biển và bản sao giấy chứng nhận phương tiện thuỷ nội địa để lưu hành phương tiện khi phương tiện cầm cố, thế chấp để vay vốn tại các tổ chức tín dụng do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Thông tư 75/2014/TT-BGTVT về đăng ký phương tiện thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành
- 3Thông tư 13/2016/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 01/2013/TT-BGTVT quy định về đăng ký phương tiện giao thông đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Công văn 8601/VPCP-CN năm 2017 về sử dụng Giấy đăng ký phương tiện khi tham gia giao thông trong trường hợp thế chấp phương tiện giao thông tại tổ chức tín dụng do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Công văn 13017/VPCP-CN năm 2017 về sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật liên quan đến sử dụng Giấy đăng ký phương tiện khi tham gia giao thông trong trường hợp phương tiện giao thông đang được sử dụng làm tài sản thế chấp do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Thông tư 13/2021/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 21/2018/TT-BGTVT quy định về đăng ký phương tiện giao thông đường sắt, di chuyển của phương tiện giao thông đường sắt trong trường hợp hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Công văn 7000/NHNN-PC năm 2017 về cấp Giấy biên nhận giữ bản chính Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 7000/NHNN-PC
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 31/08/2017
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Người ký: Nguyễn Đồng Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 31/08/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra