Hệ thống pháp luật

TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP. HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 6852CT/NV
V/v ấn định thuế GTGT và thuế TNDN năm 1999 đối với các CSKD vi phạm

Hà Nội, ngày 24 tháng 07 năm 2000

 

Kính gửi:

- Các phòng thu trực thuộc Văn phòng Cục
- Chi cục thuế các Quận, Huyện

 

Căn cứ điều 18 Luật thuế Giá trị gia tăng, điều 16 Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp và công văn 962 TCT/NV6 ngày 12/02/1999 của Tổng cục thuế quy định việc ấn định số thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đối với các doanh nghiệp vi phạm chế độ, chính sách thuế; Cục thuế Hà Nội hướng dẫn việc thực hiện như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG VIỆC ẤN ĐỊNH SỐ THUẾ PHẢI NỘP:

Các Doanh nghiệp, tổ chức SXKD; hộ cá thể nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ vi phạm trong các trường hợp dưới đây sẽ bị ấn định số thuế GTGT và thuế TNDN phải nộp:

1. Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ;

2. Không kê khai hoặc quá thời hạn quy định nộp tờ khai đã được thông báo nhưng vẫn không thực hiện đúng; đã nộp tờ khai thuế nhưng kê khai không đúng các căn cứ để tính thuế hoặc không chứng minh được các căn cứ đã ghi trong tờ khai theo yêu cầu của cơ quan thuế;

3. Từ chối việc xuất trình sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu cần thiết liên quan tới việc tính thuế;

4. Kinh doanh nhưng không thực hiện đăng ký, kê khai nộp thuế mà bị phát hiện.

II. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ẤN ĐỊNH THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN NHƯ SAU:

1. Cơ quan thuế lập biên bản xác định rõ hành vi vi phạm của cơ sở kinh doanh.

Trường hợp vi phạm lần đầu như thực hiện chế độ kế toán, lập hóa đơn chứng từ không đúng, chậm nộp tờ khai hoặc đã nộp tờ khai nhưng không đúng các căn cứ tính thuế GTGT và thuế TNDN thì nhắc nhở doanh nghiệp rút kinh nghiệm và khắc phục. Nếu tái phạm thì phải kiên quyết xử lý phạt hành chính và thực hiện ấn định thuế.

2. Thực hiện ấn định thuế:

- Điều tra, xác định doanh thu của cơ sở kinh doanh vi phạm

- Căn cứ doanh thu điều tra, biểu tỷ lệ GTGT và TNCT ấn định tính trên doanh thu (đính kèm công văn này) để xác định số thuế GTGT và số thuế TNDN phải nộp đối với doanh nghiệp vi phạm.

Cách xác định số thuế GTGT và thuế TNDN phải nộp như sau:

+ Số thuế GTGT phải nộp = (Doanh thu) x (Tỷ lệ GTGT ấn định) x (thuế suất thuế GTGT)

+ Số thuế TNDN phải nộp = (Doanh thu) x (tỷ lệ TNCT ấn định) x (thuế suất thuế TNDN)

3. Tùy theo mức độ vi phạm của cơ sở kinh doanh để xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế.

4. Các trường hợp đã ấn định thuế GTGT và thuế TNDN phải nộp trong kỳ nhưng qua tài liệu điều tra phát hiện doanh thu thực tế cao hơn thì cơ quan thuế có quyền xác định lại số thuế GTGT và thuế TNDN phải nộp theo doanh thu thực tế.

Công văn này có hiệu lực từ ngày ký và được áp dụng đối với quyết toán thuế GTGT, thuế TNDN năm 1999.

Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, cần phản ảnh kịp thời để xử lý giải quyết./.     

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Tổng cục thuế;
- BCĐ thực hiện các Luật thuế mới TP
- Lãnh đạo Cục
- Phòng TTra, NV, MT, KH, AC
- Lưu: HC, NV.

CỤC TRƯỞNG
CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HÀ NỘI 




Lương Minh Chủng

 

PHỤ LỤC

BIỂU TỶ LỆ (%) GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRÊN DOANH THU 
Ban hành kèm theo công văn số 6852CT/NV ngày 24 tháng 7 năm 2000 của Cục thuế Thành phố Hà Nội

Ngành nghề

Tỷ lệ tính trên doanh thu

Ghi chú

GTGT

TNCT

I. Ngành sản xuất

 

 

 

1. Khai thác tài nguyên, khoáng sản

30

9

 

2. SX máy móc, công cụ sản xuất

20

8

 

3. SX sản phẩm cơ khí

25

9

 

4. SX sản phẩm hóa chất

25

9

 

5. SX sành, sứ, thủy tinh, vật liệu xây dựng

30

9

 

6. Chế biến lâm sản

28

9

 

7a. Chế biến lương thực

20

7

 

7b. Chế biến thực phẩm

25

9

 

8. SX sản phẩm may mặc cả da và vải giả da

30

10

 

9. Gia công các mặt hàng

60

15

 

10. Sản xuất nông nghiệp

 

 

 

a. Ngành trồng trọt

 

 

 

+ Cây hàng năm

 

11

 

+ Cây lâu năm

 

 

 

Trong đó: - Cây ăn quả

 

19

 

                - Cây công nghiệp

 

14

 

b. Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm

 

10

 

c. Ngành nuôi trồng thủy sản

 

11

 

11. Thuốc chữa bệnh, phòng bệnh; bông băng vệ sinh y tế

25

9

 

12. Giấy và sản phẩm bằng giấy

20

7

 

13. Sản xuất khác

35

11

 

II. Ngành xây dựng

 

 

 

1. Có bao thầu NVL

40

12

 

2. Không bao thầu NVL (bao gồm cả khảo sát, thiết kế, tư vấn, giám sát)

65

20

 

III. Ngành vận tải

 

 

 

1. Vận tải hành khách

50

15

 

2. Vận tải hàng hóa

30

10

 

IV. Kinh doanh ăn uống

 

 

 

1. Ăn uống bình dân

35

18

 

2. Ăn uống cao cấp, đặc sản

60

30

 

V. Kinh doanh thương nghiệp

 

 

 

1. Bán buôn

7

3,5

 

2. Buôn chuyến

12

6

 

3. Bán lẻ

12

5,5

 

4. Kinh doanh xe máy, vàng, ngoại tệ, đá quý

2,5

1,7

 

5. Kinh doanh ô tô

7

3,5

 

5. Đại lý bán hàng hưởng hoa hồng (bán đúng giá)

 

38

 

VI. Kinh doanh dịch vụ

 

 

 

1a. Sửa chữa cơ khí

30

10

 

1b. Sửa chữa các ngành nghề

36

12

 

2. Bốc xếp hàng hóa

45

14

 

3. Dịch vụ y tế, văn hóa, TDTT

45

14

 

4. Khách sạn, du lịch, phòng nghỉ

70

28

 

5. Cắt tóc gội đầu, sơn sửa móng tay, mỹ viện, CLB thể hình

50

15

 

6a. Cho thuê nhà, cửa hàng

80

45

 

6b. Cho thuê phương tiện vận tải và các loại tài sản khác

55

20

 

7. May mặc, giặt là, nhuộm quần áo

45

14

 

8. Môi giới

85

35

 

9. Dịch vụ khác

50

14

 

Riêng: Dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

 

30

 

(Phụ lục này gồm 02 trang)  

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 6852/CT/NV ấn định thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp năm 1999 đối với các cơ sở kinh doanh vi phạm do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành

  • Số hiệu: 6852/CT/NV
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 24/07/2000
  • Nơi ban hành: Cục thuế thành phố Hà Nội
  • Người ký: Lương Minh Chủng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 24/07/2000
  • Ngày hết hiệu lực: 01/01/2003
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản