- 1Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 2Quyết định 12/2006/QĐ-BTNMT ban hành Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành
- 3Thông tư 222/2009/TT-BTC hướng dẫn thí điểm thủ tục hải quan điện tử do Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 194/2010/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất, nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành
- 5Quyết định 209/QĐ-TCHQ năm 2011 về Quy trình nghiệp vụ quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6355/TCHQ-GSQL | Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2011 |
Kính gửi: | - Công ty Nike Việt Nam |
Trả lời công văn ngày 20/10/2011 của Công ty Nike Việt Nam và công văn số 101101/IME/2011 của Công ty TNHH Shiseido Việt Nam là các doanh nghiệp chế xuất (DNCX) vướng mắc về việc tiêu hủy phế liệu, phế phẩm, phế thải thu hồi trong quá trình sản xuất. Sau khi xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
1. Căn cứ quy định tại khoản 5, Điều 21, Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 13/04/2008 của Chính phủ thì đối với phế liệu, phế phẩm, phế thải thu hồi được trong quá trình sản xuất (bao gồm cả: Phế thải nguy hại theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường; phế liệu không thuộc danh mục được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất ban hành kèm theo Quyết định số 12/2006/QĐ-BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường) của DNCX đưa vào nội địa để tiêu hủy (không phải là hàng hóa mua bán, trao đổi giữa DNCX với nội địa), nên không phải là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu, vì vậy không thực hiện thủ tục hải quan và không phải áp dụng chính sách mặt hàng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, nhưng phải tuân thủ các quy định của pháp luật quy định về việc tiêu hủy.
Thủ tục tiêu hủy thực hiện theo quy định tại tiết i, khoản 3, Điều 45, Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010; khoản 4, Điều 56, Thông tư 222/2009/TT-BTC ngày 22/11/2009 của Bộ Tài chính và Luật Bảo vệ môi trường.
Nếu địa điểm tiêu hủy thuộc địa bàn tỉnh Đồng Nai thì Hải quan Đồng Nai giám sát tiêu hủy.
Nếu địa điểm tiêu hủy thuộc địa bàn quản lý của Cục Hải quan tỉnh, thành phố khác thì đơn vị Hải quan quản lý địa bàn đó giám sát việc tiêu hủy; Hải quan Đồng Nai phối hợp. Sau khi kết thúc việc tiêu hủy chuyển cho Chi cục Hải quan quản lý DNCX 01 Biên bản tiêu hủy (có chữ ký của các bên liên quan) và 01 biên bản bàn giao.
Thủ tục giám sát, bàn giao giám sát thực hiện theo quy định đối với hàng hóa chuyển cửa khẩu theo quy định tại quy trình nghiệp vụ quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 209/QĐ-TCHQ ngày 29/01/2011 của Tổng cục Hải quan.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 2Quyết định 12/2006/QĐ-BTNMT ban hành Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành
- 3Nghị định 29/2008/NĐ-CP về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế
- 4Thông tư 222/2009/TT-BTC hướng dẫn thí điểm thủ tục hải quan điện tử do Bộ Tài chính ban hành
- 5Thông tư 194/2010/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất, nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành
- 6Quyết định 209/QĐ-TCHQ năm 2011 về Quy trình nghiệp vụ quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
Công văn 6355/TCHQ-GSQL về thủ tục giám sát đối với phế thải do Tổng cục Hải quan ban hành
- Số hiệu: 6355/TCHQ-GSQL
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 13/12/2011
- Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
- Người ký: Vũ Ngọc Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/12/2011
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực