Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2245/TCHQ-GSQL | Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2012 |
Kính gửi: | - Công ty Nike Việt Nam; |
Thời gian vừa qua, Tổng cục Hải quan nhận được ý kiến của Quý doanh nghiệp và Hải quan một số địa phương phản ánh về vướng mắc đối với việc thực hiện giám sát hải quan đối với trường hợp chất thải thu hồi trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp đưa đi tiêu hủy tại địa điểm khác nêu tại điểm 2 công văn số 6355/TCHQ-GSQL ngày 13/12/2011. Để giải quyết vướng mắc nêu trên, đối với trường hợp tiêu hủy chất thải (bao gồm cả chất thải nguy hại) không thực hiện tại nơi doanh nghiệp phát sinh chất thải mà vận chuyển đến một địa điểm khác để tiêu hủy, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
1) Việc vận chuyển và tiêu hủy chất thải phải thực hiện theo đúng quy định tại Luật Bảo vệ Môi trường và các văn bản hướng dẫn liên quan.
2) Cơ quan Hải quan không thực hiện niêm phong hải quan đối với phương tiện chứa chất thải khi vận chuyển chất thải đến địa điểm khác ngoài khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất để xử lý.
3) Trước khi bàn giao chất thải cho người vận chuyển, doanh nghiệp chế xuất (chủ phát sinh nguồn thải) thông báo với Chi cục Hải quan nơi quản lý doanh nghiệp chế xuất (DNCX) biết thời gian bàn giao để Hải quan cử công chức đến làm nhiệm vụ kiểm tra giám sát.
4) Việc kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan đối với chất thải đưa đi tiêu hủy thực hiện như sau:
a) Khi nhận được thông báo của doanh nghiệp, Lãnh đạo Chi cục Hải quan nơi quản lý DNCX cử công chức đến doanh nghiệp để làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát.
b) Công chức Hải quan được giao nhiệm vụ kiểm tra, giám sát thực hiện:
- Kiểm tra Giấy phép quản lý chất thải nguy hại (Giấy phép phải còn hiệu lực, chất thải của DNCX đưa đi xử lý phải phù hợp với chất thải được phép vận chuyển, xử lý ghi trong Giấy phép), hợp đồng vận chuyển, xử lý chất thải;
- Kiểm tra chất thải của DNCX trước khi bàn giao cho người vận chuyển (chất thải để bàn giao phải không lẫn phế liệu, phế phẩm còn sử dụng được và các hàng hóa khác);
- Thực hiện giám sát đưa chất thải vào phương tiện vận chuyển chất thải; giám sát việc vận chuyển chất thải ra khỏi ranh giới khu chế xuất, DNCX.
- Lập biên bản kiểm tra, giám sát có xác nhận của DNCX, người vận chuyển chất thải (Biên bản ghi rõ thời gian kiểm tra, giám sát; công chức Hải quan kiểm tra, giám sát; tên DNCX có chất thải, người đại diện DNCX thực hiện bàn giao chất thải; doanh nghiệp ký hợp đồng vận chuyển, xử lý chất thải; người vận chuyển chất thải; số hiệu phương tiện vận chuyển chất thải; tên chất thải; những nội dung đã kiểm tra, giám sát …); biên bản lập thành 03 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
5) Khi nhận được chứng từ chất thải nguy hại từ chủ hành nghề quản lý chất thải nguy hại, DNCX (chủ nguồn thải) sao liên số 4 gửi cho Chi cục Hải quan nơi quản lý DNCX. Khi kiểm tra chi tiết hồ sơ thanh khoản hoặc đột xuất, Chi cục Hải quan nơi quản lý DNCX kiểm tra sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, chứng từ chất thải nguy hại lưu tại DNCX.
6) Công văn này thay thế nội dung hướng dẫn tại điểm 2, công văn số 6355/TCHQ-GSQL ngày 13/12/2011 của Tổng cục Hải quan.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
Công văn 2245/TCHQ-GSQL giám sát phế thải của doanh nghiệp chế xuất do Tổng cục Hải quan ban hành
- Số hiệu: 2245/TCHQ-GSQL
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 09/05/2012
- Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
- Người ký: Vũ Ngọc Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra