ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 606/UBND-KT | Hà Nội, ngày 25 tháng 02 năm 2020 |
Kính gửi: | - Các Sở, ban, ngành thuộc Thành phố; |
Công tác quản lý, đôn đốc và cưỡng chế thu hồi nợ thuế nội địa tiếp tục là điểm sáng, nổi bật trong công tác quản lý thuế năm 2019 với việc thu hồi và xử lý 9.230 tỷ đồng nợ thuế, đóng góp quan trọng trong kết quả thu ngân sách trên địa bàn Thành phố. Tổng nợ trên dưới 90 ngày đến thời điểm 31/12/2019 giảm 697 tỷ (-5,68%) so với thời điểm 31/12/2018 (số nợ đọng thuế trên dưới 90 ngày năm sau giảm so với năm trước: năm 2016 giảm 14,3% so với 2015; năm 2017 giảm 24,2% so với 2016; năm 2018 giảm 15,8% so với 2017; năm 2019 giảm 5,68% so với 2018)... qua đó đảm bảo số nợ thuế trên dưới 90 ngày tại thời điểm 31/12/2019 ở mức 4,6% tổng thu NSNN. Tuy nhiên, tình hình nợ đọng thuế, phí, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn vẫn là một trong những thách thức lớn đối với Thành phố.
Để tiếp tục thực hiện triển khai đồng bộ các giải pháp đôn đốc thu hồi nợ thuế, tiền sử dụng đất và tiền thuê đất trên địa bàn Thành phố, phấn đấu thực hiện nhiệm vụ thu NSNN đạt kết quả cao nhất, UBND Thành phố yêu cầu Cục Thuế Thành phố, các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện khẩn trương, quyết liệt một số nhiệm vụ, nội dung công việc sau:
1. Cục Thuế thành phố Hà Nội tập trung chỉ đạo:
- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế đến các đối tượng nộp thuế; Chủ động phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông về tình hình thu thuế và nợ thuế trên địa bàn (thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố tại Văn bản số 5475/UBND-TKBT ngày 06/12/2019).
- Kiểm soát, kiểm tra bám sát ngay từ khâu kê khai, kiên quyết ngăn chặn nợ mới phát sinh.
- Quản trị được dữ liệu nợ thuế, rà soát, làm sạch dữ liệu nợ, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào từng khâu trong công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.
- Áp dụng chuyển biện pháp cưỡng chế mạnh hơn đối với những doanh nghiệp đã áp dụng biện pháp cưỡng chế “Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng” nhưng không có hiệu quả.
- Tăng cường phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành liên quan trong công tác đôn đốc thu hồi nợ đọng vào ngân sách nhà nước, đặc biệt trong việc đôn đốc các khoản thu từ nhà, đất, doanh nghiệp nợ thuế nhưng bỏ địa chỉ kinh doanh.
2. UBND các quận, huyện, thị xã:
- Xây dựng chương trình, giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị trực thuộc phối hợp với cơ quan Thuế địa phương tập trung đôn đốc thu hồi nợ, đặc biệt là đôn đốc và xử lý dứt điểm vướng mắc đối với các khoản nợ liên quan đến đất.
- Tăng cường phối hợp với cơ quan Thuế, thường xuyên rà soát, đưa vào quản lý kịp thời đối với các hộ kinh doanh trên địa bàn; điều chỉnh doanh thu, mức thuế phù hợp, sát thực tế kinh doanh, chống thất thu ngân sách.
3. Các Sở, ban, ngành: căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, khẩn trương xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết để tập trung triển khai thực hiện hiệu quả và phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế địa phương và các Sở, ban, ngành liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ, đôn đốc nguồn thu vào ngân sách nhà nước./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2018 về tăng cường công tác quản lý thuế, thu hồi nợ đọng thuế trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 2Quyết định 423/QĐ-UBND năm 2017 về Quy chế phối hợp quản lý, chống thất thu và thu hồi nợ đọng thuế do tỉnh Kon Tum ban hành
- 3Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2019 về tăng cường công tác quản lý và cưỡng chế thu hồi nợ đọng thuế để giảm nợ đọng thuế trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 4Công văn 1048/UBND-KT năm 2021 về tăng cường các giải pháp đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 5Công văn 1906/UBND-KT về tăng cường đôn đốc thu hồi nợ năm 2021 trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 6Công văn 01/BCĐĐĐTHN về tăng cường biện pháp đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022 do Ban Chỉ đạo đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thành phố Hà Nội ban hành
- 7Quyết định 2111/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện việc đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế và tiền sử dụng đất, tiền thuê đất năm 2024 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 1Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2018 về tăng cường công tác quản lý thuế, thu hồi nợ đọng thuế trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 2Quyết định 423/QĐ-UBND năm 2017 về Quy chế phối hợp quản lý, chống thất thu và thu hồi nợ đọng thuế do tỉnh Kon Tum ban hành
- 3Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2019 về tăng cường công tác quản lý và cưỡng chế thu hồi nợ đọng thuế để giảm nợ đọng thuế trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 4Công văn 1048/UBND-KT năm 2021 về tăng cường các giải pháp đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 5Công văn 1906/UBND-KT về tăng cường đôn đốc thu hồi nợ năm 2021 trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 6Công văn 01/BCĐĐĐTHN về tăng cường biện pháp đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022 do Ban Chỉ đạo đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thành phố Hà Nội ban hành
- 7Quyết định 2111/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện việc đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế và tiền sử dụng đất, tiền thuê đất năm 2024 trên địa bàn tỉnh Bình Định
Công văn 606/UBND-KT năm 2020 về tăng cường giải pháp đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- Số hiệu: 606/UBND-KT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 25/02/2020
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Doãn Toản
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/02/2020
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực