Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 605/TT-CLT | Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 2014 |
Kính gửi: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh phía Bắc
Theo báo cáo của các địa phương tổng diện tích lúa vụ Đông xuân 2013-2014 của các tỉnh Bắc bộ khoảng 795 nghìn ha, vùng Bắc Trung bộ (BTB) là 344 nghìn ha đạt 100% kế hoạch. Tuy nhiên, do điều kiện rét kéo dài, đặc biệt nhiệt độ trung bình ngày và số giờ nắng trong tháng 2 và tháng 3 thấp hơn trung bình nhiều năm nên lúa Xuân sinh trưởng phát triển chậm, bệnh đạo ôn phát sinh mạnh tại một số địa phương vùng ĐBSH và BTB trên các giống nhiễm; dự kiến thời gian sinh trưởng của lúa sẽ chậm so với trung bình nhiều năm từ 7-10 ngày tuỳ theo từng trà lúa.
Để chăm sóc lúa kịp thời, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của thời tiết và sâu bệnh hại, đảm bảo thắng lợi sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2013-2014, đề nghị Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phía Bắc tập trung chỉ đạo một số nội dung sau:
1. Với trà lúa Xuân gieo sớm (nhóm dài ngày, trung ngày gieo cấy trước Tết Nguyên đán) lúa đã đẻ nhánh tối đa và đang giai đoạn phân hoá đòng, để hạn chế nhánh vô hiệu cần tháo cạn nước mặt ruộng, phơi ruộng đến cứng nền để rễ lúa ăn xuống, giúp cây cứng, khỏe và chống đổ tốt; sau 5-7 ngày tiếp tục cho nước, kết hợp bón bổ sung kali, sau đó duy trì mực nước ruộng từ 2-3 cm, tạo điều kiện cho lúa làm đòng và trỗ bông thuận lợi; không bón thêm phân đạm để hạn chế lúa đẻ lai rai, đặc biệt trên những diện tích lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn.
2. Những chân ruộng và trà lúa gieo cấy sau Tết Nguyên đán và bị thiệt hại do rét, hiện lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh rộ đến đứng cái cần kết thúc chăm sóc sớm, bón tập trung và cân đối N-P-K; chân ruộng lúa chưa đẻ kín đất nên phun bổ sung phân qua lá, các chất hỗ trợ sinh trưởng.
3. Với diện tích lúa gieo cấy muộn ở một số tỉnh Trung du miền núi phía Bắc, phải bón thúc sớm, bón tập trung, tăng cường sử dụng phân N.P.K tổng hợp. Trên các chân ruộng nghèo dinh dưỡng, khả năng giữ nước kém có thể kết hợp phun bổ sung dinh dưỡng bằng các loại phân bón lá, duy trì mực nước trên ruộng từ 2-3 cm để lúa đẻ nhánh, sinh trưởng, phát triển nhanh.
4. Khuyến cáo và hướng dẫn nông dân thường xuyên thăm đồng, phát hiện và phòng trừ kịp thời sâu, bệnh và chuột hại lúa, đặc biệt đối với các đối tượng như bệnh đạo ôn, rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu đục thân và chuột theo chỉ đạo của chuyên ngành BVTV,….
5. Lúa Đông Xuân năm nay sẽ trỗ muộn hơn so với những năm bình thường khoảng 7-10 ngày; do vậy, các địa phương cần chủ động xây dựng đề án sản xuất vụ Hè Thu, vụ Mùa gắn với vụ Đông trên cơ sở bố trí lịch gieo cấy, cơ cấu giống và các giải pháp kỹ thuật phù hợp, chuẩn bị đủ giống và vật tư cho vụ tiếp theo.
Tiếp tục hoàn thiện, điều chỉnh đề án tái cấu trúc và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tổ chức sản xuất "cánh đồng lớn", liên kết sâu với doanh nghiệp, mạnh dạn chuyển đổi từ lúa sang các cây rau màu khác có thị trường tiêu thụ, hiệu quả hơn so với trồng lúa.
6. Phân công lãnh đạo, cán bộ chuyên môn thường xuyên bám sát cơ sở, tăng cường công tác dự tính, dự báo, hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp kỹ thuật nhằm khắc phục kịp thời ảnh hưởng của thời tiết, sâu bệnh và chuột hại đến sinh trưởng, phát triển của cây lúa.
7. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, thường xuyên đưa tin chỉ đạo, hướng dẫn các biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại lúa để nông dân nắm bắt kịp thời và áp dụng trong sản xuất đạt hiệu quả.
8. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nhằm ngăn chặn tình trạng tăng giá, hàng giả, hàng kém chất lượng làm thiệt hại tới sản xuất và thu nhập của nông dân.
Trên đây là một số nhiệm vụ cần triển khai để thực hiện tốt kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân 2013-2014; đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phía Bắc triển khai thực hiện và báo cáo kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn./.
Nơi nhận: | KT. CỤC TRƯỞNG |
- 1Chỉ thị 3685/CT-BNN-TT năm 2012 chỉ đạo sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2012 - 2013 ở vùng đồng bằng sông Cửu Long do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Công văn 3130/TT-CLT năm 2013 chỉ đạo sản xuất vụ Đông 2013, vụ Đông Xuân 2013-2014 do Cục Trồng trọt ban hành
- 3Công văn 83/TT-CLT năm 2014 chỉ đạo sản xuất vụ Đông xuân 2013-2014 tại tỉnh phía Bắc do Cục Trồng trọt ban hành
- 4Công văn 334/TT-CLT năm 2014 tập trung chỉ đạo chăm sóc và bảo vệ cây trồng vụ Đông Xuân 2013 - 2014 tại tỉnh phía Bắc do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Công văn 1098/TT-CLT tăng cường công tác chỉ đạo sản xuất vụ Hè Thu, Mùa 2014 các tỉnh phía Bắc do Cục Trồng trọt ban hành
- 1Chỉ thị 3685/CT-BNN-TT năm 2012 chỉ đạo sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2012 - 2013 ở vùng đồng bằng sông Cửu Long do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Công văn 3130/TT-CLT năm 2013 chỉ đạo sản xuất vụ Đông 2013, vụ Đông Xuân 2013-2014 do Cục Trồng trọt ban hành
- 3Công văn 83/TT-CLT năm 2014 chỉ đạo sản xuất vụ Đông xuân 2013-2014 tại tỉnh phía Bắc do Cục Trồng trọt ban hành
- 4Công văn 334/TT-CLT năm 2014 tập trung chỉ đạo chăm sóc và bảo vệ cây trồng vụ Đông Xuân 2013 - 2014 tại tỉnh phía Bắc do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Công văn 1098/TT-CLT tăng cường công tác chỉ đạo sản xuất vụ Hè Thu, Mùa 2014 các tỉnh phía Bắc do Cục Trồng trọt ban hành
Công văn 605/TT-CLT năm 2014 chỉ đạo sản xuất vụ Đông Xuân 2013-2014 tại các tỉnh phía Bắc do Cục Trồng trọt ban hành
- Số hiệu: 605/TT-CLT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 14/04/2014
- Nơi ban hành: Cục trồng trọt
- Người ký: Trần Xuân Định
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra