BỘ NÔNG NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 334/TT-CLT | Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2014 |
Kính gửi: Sở Nông nghiệp & PTNT các tỉnh, thành phố phía Bắc
Theo báo cáo nhanh của các địa phương, đến nay diện tích gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2013-2014 các tỉnh, thành phía Bắc đã cơ bản xong, chỉ còn một số tỉnh Trung du Bắc bộ chưa gieo cấy xong do có những diện tích sản xuất phụ thuộc nước trời, đồng thời các địa phương đang tích cực gieo trồng cây rau màu. Do ảnh hưởng của các đợt rét đậm rét hại từ sau Tết Nguyên Đán, nhiều diện tích lúa xuân bị chết rét, bị thiệt hại phải gieo cấy lại hoặc tỉa dặm bổ sung; một số diện tích cây màu như lạc, ngô, đậu tương xuân bị mất khoảng hoặc chết từng đám ...Để đảm bảo vụ Đông Xuân 2013-2014 thắng lợi, Cục Trồng trọt đề nghị Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phía Bắc tập trung chỉ đạo tốt một số nội dung sau:
1. Với các tỉnh Bắc Trung bộ
- Tập trung chăm sóc lúa Đông Xuân, hoàn thành sớm việc chăm sóc, làm cỏ, bón thúc (tuyên truyền và khuyến cáo nông dân sử dụng các loại phân NPK chuyên thúc có hàm lượng đạm và kali cao), điều chỉnh mực nước ruộng hợp lý, để lúa sinh trưởng phát triển tốt, đẻ nhánh tập trung, quần thể đồng đều.
- Hướng dẫn nông dân thường xuyên thăm đồng, phát hiện và phòng trừ kịp thời sâu, bệnh, chuột hại lúa, đặc biệt đối với các đối tượng như bệnh đạo ôn, rầy, chuột,... Những ruộng đã có vết bệnh đạo ôn cần ngừng bón đạm, chất kích thích sinh trưởng, giữ nước đều trên mặt ruộng, vệ sinh đồng ruộng và phun các loại thuốc đặc hiệu để trừ bệnh kịp thời theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật.
2. Với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc
- Tranh thủ thời tiết ấm dần, khẩn trương kết thúc gieo cấy và tiến hành tỉa dặm các ruộng bị thiệt hại, mất khoảng; khi lúa ra rễ trắng và bắn lá mới cần bón thúc ngay lượng phân bón theo quy trình hướng dẫn, khuyến cáo sử dụng phân NPK chuyên thúc; áp dụng tưới “Nông-Lộ-Phơi” cho lúa đẻ nhánh sớm, tập trung.
Thời gian tập trung chăm sóc, bón thúc cho lúa tại các tỉnh ĐBSH xong trong tháng 3 năm 2014. Một số địa phương vùng TDMNPB chưa gieo cấy xong lúa Đông Xuân 2013-2014 cần tập trung nhân lực gieo cấy đảm bảo hoàn thành kế hoạch gieo cấy trong khung thời vụ cho phép, đối với diện tích trên các chân đất cao, khó lấy nước cần khuyến khích nông dân chuyển đổi sang trồng các loại cây rau màu có giá trị kinh tế cao hơn.
- Đối với lúa gieo thẳng: Điều chỉnh mức nước ruộng hợp lý, không để bị khô mặt ruộng hoặc ngập sâu ảnh hưởng đến sinh trưởng của lúa non, khi cây lúa 4-5 lá tiến hành tỉa dặm để đảm bảo mật độ, bón thúc sớm, kịp thời để lúa sinh trưởng tốt. Những chân ruộng khi gieo gặp rét đậm, lúa ra lá chậm, không mở lá cần thay nước trên ruộng, khùa nhẹ để phá váng tạo thông thoáng cho lúa ra rễ, bón bổ sung lân supe kết hợp với đạm urea hoặc NPK chuyên thúc hàm lượng cao.
- Những chân ruộng chua trũng, những diện tích lúa bị nghẹt rễ cần phải thay nước, làm cỏ sục bùn, kết hợp với bón thúc sớm, tập trung, bón bổ sung phân lân supe hoặc phân hữu cơ khoáng.
- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng phát hiện và có biện pháp phòng trừ kịp thời một số đối tượng sâu, bệnh và chuột hại lúa như bệnh đạo ôn, bọ trĩ, dòi đục nõn,....
3. Với cây màu vụ Xuân: Tỉa dặm, trồng lại cây bị chết rét, xới xáo phá váng, bón thúc, vun nhẹ để cây nhanh hồi phục. Cần chú ý bón đủ lân với cây họ đậu, lân và đạm với ngô; phun thêm phân qua lá và các chất hỗ trợ sinh trưởng.
Chú ý bệnh mốc sương trên khoai tây Xuân, lở cổ rễ trên cây họ đậu và rau màu, dưa, bí; phun thuốc phòng trừ theo hướng dẫn của BVTV.
4. Đề nghị các địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra thị trường đặc biệt về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; xử lý nghiêm các đối tượng kinh doanh vật tư nông nghiệp kém chất lượng nhằm tránh tình trạng lợi dụng thời điểm nhu cầu về phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cao các đối tượng kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng. Khuyến cáo nông dân sử dụng các loại vật tư nông nghiệp từ các công ty có uy tín, có thương hiệu.
5. Phân công lãnh đạo, cán bộ chuyên môn thường xuyên bám sát cơ sở, tăng cường công tác dự tính, dự báo, phối hợp với các cơ quan truyền thông thông tin tuyên truyền hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp kỹ thuật: Sử dụng phân bón, tưới nước hợp lý, nhằm khắc phục kịp thời ảnh hưởng của thời tiết, phát hiện nhanh, kịp thời sâu, bệnh, chuột hại, ngăn chặn sớm không cho phát triển thành dịch.
Trên đây là một số nhiệm vụ cần tập trung chỉ đạo, đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phía Bắc quan tâm chỉ đạo, thực hiện và báo cáo kịp thời về Bộ Nông nghiệp và PTNT./.
Nơi nhận: | KT. CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn số 305/CV-BVTV về việc phòng trừ bệnh đạo ôn trên lúa Đông Xuân 2008 – 2009 tại các tỉnh phía Bắc do Cục Bảo vệ thực vật ban hành
- 2Công văn 476/BVTV-TV tăng cường theo dõi, phòng trừ bệnh đạo ôn và dịch hại khác trên lúa Đông xuân tại tỉnh phía Bắc do Cục Bảo vệ thực vật ban hành
- 3Công văn 83/TT-CLT năm 2014 chỉ đạo sản xuất vụ Đông xuân 2013-2014 tại tỉnh phía Bắc do Cục Trồng trọt ban hành
- 4Công văn 605/TT-CLT năm 2014 chỉ đạo sản xuất vụ Đông Xuân 2013-2014 tại các tỉnh phía Bắc do Cục Trồng trọt ban hành
- 1Công văn số 305/CV-BVTV về việc phòng trừ bệnh đạo ôn trên lúa Đông Xuân 2008 – 2009 tại các tỉnh phía Bắc do Cục Bảo vệ thực vật ban hành
- 2Công văn 476/BVTV-TV tăng cường theo dõi, phòng trừ bệnh đạo ôn và dịch hại khác trên lúa Đông xuân tại tỉnh phía Bắc do Cục Bảo vệ thực vật ban hành
- 3Công văn 83/TT-CLT năm 2014 chỉ đạo sản xuất vụ Đông xuân 2013-2014 tại tỉnh phía Bắc do Cục Trồng trọt ban hành
- 4Công văn 605/TT-CLT năm 2014 chỉ đạo sản xuất vụ Đông Xuân 2013-2014 tại các tỉnh phía Bắc do Cục Trồng trọt ban hành
Công văn 334/TT-CLT năm 2014 tập trung chỉ đạo chăm sóc và bảo vệ cây trồng vụ Đông Xuân 2013 - 2014 tại tỉnh phía Bắc do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 334/TT-CLT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 10/03/2014
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Trần Xuân Định
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/03/2014
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực