Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5955/UBND-CNN
Về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 11 năm 2013

 

Kính gửi:

- Các sở - ngành thành phố;
- Ủy ban nhân dân các quận - huyện.

Theo nhận định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong thời gian qua, công tác phòng, chống dịch bệnh tại các địa phương đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, dịch bệnh gia súc, gia cầm vẫn còn xảy ra rải rác ở một số địa phương. Dự báo trong thời gian tới, thời tiết bắt đầu chuyển lạnh làm giảm sức đ kháng của đàn gia súc, gia cầm; tình hình mưa lũ, bão lụt diễn biến phức tạp, nhất là hậu quả của hai cơn bão số 10 và 11, kéo theo các loại mầm bệnh trôi nổi và phát tán rộng; việc buôn bán gia súc, gia cầm lậu qua biên giới vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt và đang có dấu hiệu gia tăng trở lại; nhiều nời chăn nuôi bắt đầu tập trung tái đàn phục vụ nhu cầu thực phẩm trong dịp Tết cổ truyền 2014,... nên nguy cơ dịch bệnh tái phát và lây lan diện rộng trong những tháng cuối năm là rất cao.

Thực hiện Công điện số 14/CĐ-BNN-TY ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch chủ động cho đàn gia súc, gia cầm; Công điện số 15/CĐ-BNN-TY ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh lở mồm long móng gia súc; đồng thời để chủ động phòng, chống dịch bệnh, chuẩn bị nguồn thực phẩm đảm bảo an toàn cho người dân thành phố từ nay đến cuối năm 2013 và Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014, Ủy ban nhân dân thành phố giao nhiệm vụ cho Ủy ban nhân dân quận - huyện, Thủ trưởng các Sở ngành liên quan khẩn trương triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm như sau:

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện:

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 07/2013/CT-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; Công văn s 732/UBND-CNN ngày 08 tháng 02 năm 2013 về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về nguy cơ phát dịch bệnh và các biện pháp chủ động bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng; vận động người chăn nuôi áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh thú y trong chăn nuôi, để giảm thiểu nguy cơ tồn tại và xâm nhập mầm bệnh trong môi trường; khuyến cáo người tiêu dùng chọn lựa sản phẩm an toàn, đảm bảo có nguồn gốc, đã qua kiểm dịch của cơ quan thú y.

- Quản lý chặt chẽ tình hình chăn nuôi trên địa bàn, nhất là tại các khu vực giáp ranh với các tỉnh; cảnh báo người chăn nuôi báo ngay với chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn khi phát hiện tình trạng xác động vật trên sông, hồ, ao rạch..., để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Phối hợp với Chi cục Thú y thực hiện tốt công tác tiêm phòng cho đàn gia súc đợt II năm 2013 và tiêm phòng bổ sung theo lứa tuổi đúng quy định.

- Kiểm soát chặt chẽ tình hình vận chuyển, kinh doanh, giết mổ, tiêu thụ sản phẩm động vật, nhất là kinh doanh gia cầm sống trái phép tại các tuyến đường, các chợ, các điểm kinh doanh, nhà hàng, quán ăn trên địa bàn, đặc biệt tại các khu vực giáp ranh với các tỉnh; các thời điểm tập trung dự trữ hàng hóa phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán năm 2014.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Chỉ đạo Chi cục Thú y thực hiện các nội dung:

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân quận - huyện giám sát chặt chẽ tình hình chăn nuôi, dịch tễ trên địa bàn, trong đó quản lý chặt chẽ việc khai báo kiểm dịch nhập, xuất động vật ra vào trại, nhất là tại các hộ chăn nuôi gia súc nhập cư, các khu vực giáp ranh với các tỉnh.

- Đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng trên đàn gia súc đạt 80% tổng đàn và 100% gia súc thuộc diện tiêm phòng. Kịp thời báo ngay với Ủy ban nhân dân quận - huyện xử lý nghiêm các trường hợp không chấp hành tiêm phòng, hoặc tình trạng dấu dịch tại các cơ sở chăn nuôi.

- Phối hợp với Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố kiểm soát chặt chẽ nguồn động vật và sản phẩm động vật tại các trạm kiểm dịch đầu mối giao thông, các cửa ngõ ra vào thành phố, đặc biệt là tại các vùng giáp ranh với các tỉnh; tuân thủ chặt chẽ quy trình tiêu độc sát trùng các phương tiện vận chuyển động vật tại các trạm kiểm dịch động vật, cơ sở giết mổ, nhằm hạn chế nguy cơ xâm nhập mầm bệnh vào thành phố.

- Tuân thủ đúng các quy định về kiểm tra, kiểm soát tại các cơ sở giết mổ trên địa bàn thành phố, đặc biệt là nguồn gia súc, gia cầm từ các tỉnh có xảy ra dịch bệnh.

- Lấy mẫu kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm tại các hộ chăn nuôi, cơ sở giết mổ, các trạm kiểm dịch đầu mối giao thông, nhằm kịp thời xử lý dịch bệnh, không để dịch bệnh xảy ra và lây lan trên diện rộng.

- Tổ chức thực hiện tháng tiêu độc khử trùng từ ngày 15 tháng 11 năm 2013 đến ngày 15 tháng 12 năm 2013, nhằm làm sạch môi trường, giảm lượng mầm bệnh lưu hành và áp lực dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm của thành phố.

- Thường xuyên trao đi với các tỉnh về tình hình dịch bệnh, nhằm chủ động ngăn chặn dịch bệnh lây lan trên địa bàn thành phố.

- Báo cáo và đề xuất các hình thức xử lý cụ thể về Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch cúm gia cầm thành phố đối với các địa phương để xảy ra dịch bệnh gia súc, gia cầm hoặc không có chuyển biến tích cực trong việc xử lý tồn đọng tại các điểm nóng kinh doanh gia cầm sống trái phép trên địa bàn.

3. Sở Y tế:

- Đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống dịch cúm A (H5N1, H7N9) trên người; tăng cường công tác tuyên truyền hướng dẫn người dân thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh cá nhân để phòng, chống dịch bệnh từ động vật có thể lây lan cho người.

- Chỉ đạo các Đoàn liên ngành an toàn thực phẩm tăng cường kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm tại các khu công nghiệp, bếp ăn tập thể, trường học, nhà hàng, quán ăn...

4. Sở Công Thương:

- Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường chủ trì Đoàn liên ngành về phòng, chống dịch động vật của thành phố tăng mật độ kiểm tra, giám sát tình hình vận chuyển, kinh doanh, giết mổ, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật, nhất là động vật có nguồn gốc từ các tỉnh có dịch bệnh xảy ra.

- Chỉ đạo Ban Quản lý các chợ tăng cường kiểm tra và xử lý các trường hợp kinh doanh sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không qua kiểm soát giết mổ; có biện pháp xử phạt hoặc đình chỉ kinh doanh đối với các trường hợp tái phạm nhiều lần.

5. Sở Giao thông vận tải:

- Chỉ đạo Ban Quản lý các bến xe, bến phà tuyên truyền cho các chủ phương tiện hành khách công cộng không vận chuyển động vật sống, sản phẩm động vật không đảm bảo điều kiện về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm.

- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải các tỉnh tuyên truyền cho các chủ phương tiện vận chuyển hành khách về thành phố chấp hành không vận chuyển động vật, sản phẩm động vật theo đúng quy định.

6. Sở Thông tin và truyền thông:

- Chủ trì, phối hợp với ngành y tế, nông nghiệp cập nhật thông tin và kịp thời thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm; các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, nhằm nâng cao ý thức cảnh giác và chủ động phòng, chống dịch bnh cho bản thân và cng đồng.

- Đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền cho người dân:

+ Chỉ sử dụng các sản phẩm động vật có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được kiểm dịch của cơ quan thú y, đảm bảo an toàn thực phẩm, nhất là vào thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán năm 2014.

+ Phản ánh cho cơ quan chức năng và chính quyền địa phương khi phát hiện dịch bệnh, giết mổ trái phép và kinh doanh gia cầm sống.

7. Công an thành phố:

- Thường xuyên cử và phân công lực lượng phối hợp với Đoàn kiểm tra liên ngành về phòng, chống dịch cúm gia cầm trong công tác chặn kiểm các trường hợp nghi ngờ vận chuyển gia cầm sống trên các phương tiện vận tải hành khách.

- Chỉ đạo Công an quận - huyện xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi chống đối, hành hung người thi hành công vụ; xử phạt và áp dụng biện pháp tạm giữ phương tiện vận chuyển đối với các trường hợp cố tình vi phạm hoặc tái phạm vận chuyển gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm trái phép.

Nhằm đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ sức khỏe cộng đồng; chủ động phòng, chống dịch dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm từ nay đến trước, trong và sau Tết Nguyên đán năm 2014, Ủy ban nhân dân thành phố đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện, Thủ trưởng các Sở - ngành liên quan khẩn trương triển khai các biện pháp nêu trên một cách đồng bộ, thực hiện có hiệu quả./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển NT;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND. TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- Các Sở ngành liên quan;
- Ủy ban nhân dân quận - huyện;
- Chi cục Thú y; Chi cục QLTT;
- VPUB: CVP, các PVP;
- Phòng: CNN, VX, TCTMDV, THKH;
- Lưu: VT, (CNN/M) H.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Thanh Liêm

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 5955/UBND-CNN năm 2013 về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

  • Số hiệu: 5955/UBND-CNN
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 07/11/2013
  • Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Người ký: Lê Thanh Liêm
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 07/11/2013
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản