- 1Quyết định 63/2005/QĐ-BNN về tiêm phòng bắt buộc vắc xin cho gia súc, gia cầm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Nghị định 05/2007/NĐ-CP về việc phòng, chống bệnh dại ở động vật
- 3Pháp lệnh Thú y năm 2004
- 4Nghị định 33/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Thú y
- 5Công văn 1377/BNN-TY năm 2013 triển khai Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/CĐ-BNN-TY | Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2013 |
CÔNG ĐIỆN KHẨN
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG DỊCH CHỦ ĐỘNG CHO ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Điện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Từ đầu năm đến nay, các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt là bệnh cúm gia cầm, lở mồm long móng gia súc và tai xanh ở lợn đã được các địa phương kiểm soát khá tốt, không để xảy ra trên diện rộng góp phần không nhỏ vào việc ổn định và phát triển của ngành chăn nuôi, cung cấp sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Có được kết quả này là do nhiều địa phương đã chủ động xây dựng, phê duyệt và cấp kinh phí thực hiện kế hoạch phòng chống dịch bệnh động vật, đặc biệt là việc chủ động phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm; phát động các chiến dịch vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường khu vực chăn nuôi, vùng có nguy cơ cao; tăng cường ngăn chặn việc buôn bán gia súc, gia cầm lậu qua biên giới cũng như trong địa bàn tỉnh; tổ chức giám sát phát hiện ổ dịch để xử lý ngay khi còn trong diện hẹp,… Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá cao những kết quả mà các địa phương đã đạt được trong công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trong thời gian qua.
Tuy nhiên, hiện nay thời tiết bắt đầu chuyển lạnh làm giảm sức đề kháng của đàn gia súc, gia cầm; tình hình mưa lũ, bão lụt diễn biến phức tạp kéo theo các loại mầm bệnh trôi nổi và phát tán rộng; việc buôn bán gia súc, gia cầm lậu qua biên giới vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt và đang có dấu hiệu gia tăng trở lại; nhiều người chăn nuôi bắt đầu tập trung tái đàn phục vụ nhu cầu thực phẩm trong dịp Tết cổ truyền 2014,… nên nguy cơ dịch bệnh tái phát và lây lan diện rộng trong những tháng cuối năm là rất cao.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương tập trung chỉ đạo chính quyền các cấp, các ban ngành có liên quan của địa phương và vận động người dân chấp hành nghiêm các quy định của Pháp lệnh Thú y năm 2004 trong việc phòng, chống dịch bệnh cho động vật, chủ động áp dụng các biện pháp quyết liệt, nhằm ngăn chặn có hiệu quả sự phát sinh và lây lan dịch bệnh trong dịp cuối năm, cụ thể:
1. Chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định của Chính phủ về phòng chống dịch bệnh cho động vật tại Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 và phòng chống bệnh Dại tại Nghị định số 05/2007/NĐ-CP ngày 09/01/2007. Các quy định và hướng dẫn kỹ thuật phòng chống từng bệnh cụ thể thực hiện theo các Thông tư, Quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng đến người chăn nuôi, từng cộng đồng dân cư, chính quyền các cấp và các tổ chức đoàn thể về quyền lợi, trách nhiệm trong việc chủ động phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm nhằm phát triển chăn nuôi, cung cấp thực phẩm an toàn cho xã hội, giảm thiểu nguy cơ lây truyền một số bệnh nguy hiểm cho người;
3. Chỉ đạo các ban ngành liên quan cấp đủ kinh phí và tổ chức phòng bệnh chủ động bằng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm theo đúng kế hoạch đã đề ra, đặc biệt chú ý phòng các bệnh cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh ở lợn, bệnh dại cho chó và các bệnh bắt buộc phải phòng bệnh bằng vắc xin theo Quyết định số 63/2005/QĐ-BNN ngày 13/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Rà soát và triển khai tiêm phòng bổ sung tại các địa bàn có tỷ lệ tiêm phòng thấp.
4. Phát động đợt tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường trong tháng 10/2013, tiến hành song song với các đợt tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm để tiêu diệt mầm bệnh. Nội dung tiêu độc khử trùng thực hiện theo văn bản số 1377/BNN-TY ngày 24/4/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng.
5. Chỉ đạo tăng cường giám sát chặt địa bàn trọng điểm dịch, phát hiện sớm các ổ dịch gia súc, gia cầm để xử lý kịp thời khi còn trong diện hẹp; củng cố hệ thống báo cáo dịch, nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống dịch, đảm bảo thông tin chính xác, kịp thời và cập nhật thường xuyên.
6. Tăng cường công tác kiểm soát vận chuyển, buôn bán giết mổ gia súc, gia cầm theo đúng quy định hiện hành; ngăn chặn triệt để, có hiệu quả việc nhập lậu gia súc, gia cầm qua biên giới và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện nghiêm các nội dung trên. Trong quá trình chỉ đạo, nếu có vướng mắc, đề nghị thông báo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phối hợp, xử lý kịp thời./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
- 1Thông tư 80/2008/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính để phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm do Bộ Tài chính ban hành
- 2Chỉ thị 365/CT-TTg năm 2011 thực hiện biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 632/QĐ-BNN-TY năm 2011 về việc sử dụng vắc xin trong Chương trình quốc gia khống chế và thanh toán bệnh lở mồm long móng năm 2010 đã cấp cho tỉnh Phú Yên để tiêm phòng, chống dịch cho đàn gia súc huyện bị dịch năm 2011 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành
- 4Chỉ thị 2783/CT-BNN-TY năm 2011 đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm dịp cuối năm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Quyết định 63/2005/QĐ-BNN về tiêm phòng bắt buộc vắc xin cho gia súc, gia cầm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Nghị định 05/2007/NĐ-CP về việc phòng, chống bệnh dại ở động vật
- 3Pháp lệnh Thú y năm 2004
- 4Nghị định 33/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Thú y
- 5Thông tư 80/2008/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính để phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm do Bộ Tài chính ban hành
- 6Chỉ thị 365/CT-TTg năm 2011 thực hiện biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 632/QĐ-BNN-TY năm 2011 về việc sử dụng vắc xin trong Chương trình quốc gia khống chế và thanh toán bệnh lở mồm long móng năm 2010 đã cấp cho tỉnh Phú Yên để tiêm phòng, chống dịch cho đàn gia súc huyện bị dịch năm 2011 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành
- 8Chỉ thị 2783/CT-BNN-TY năm 2011 đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm dịp cuối năm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Công văn 1377/BNN-TY năm 2013 triển khai Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Công điện 14/CĐ-BNN-TY tăng cường công tác phòng dịch chủ động cho đàn gia súc, gia cầm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 14/CĐ-BNN-TY
- Loại văn bản: Công điện
- Ngày ban hành: 10/10/2013
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Cao Đức Phát
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/10/2013
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định