Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 558/TCHQ-TXNK | Hà Nội, ngày 24 tháng 01 năm 2019 |
Kính gửi: Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh.
Trả lời công văn số 3688/HQHCM-TXNK ngày 14/12/2018 của Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh về việc sử dụng mẫu quyết định cưỡng chế cá nhân chủ doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
1/ Về việc thực hiện biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản của chủ sở hữu doanh nghiệp:
- Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 quy định:
+ Tại khoản 1 Điều 2 quy định người nộp thuế có thể là tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân.
+ Tại khoản 9 Điều 5 quy định: “Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế là việc áp dụng các biện pháp quy định tại Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan buộc người nộp thuế phải nộp đủ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt vào ngân sách nhà nước”.
+ Tại khoản 3 Điều 54 quy định: “Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì phần thuế nợ còn lại do chủ sở hữu doanh nghiệp chịu trách nhiệm nộp”.
+ Khoản 1 Điều 93 Luật Quản lý thuế quy định các biện pháp cưỡng chế bao gồm biện pháp “Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; yêu cầu phong tỏa tài khoản”.
- Điều 92 Luật Quản lý thuế, Khoản 1 Điều 26 Nghị định 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ đã quy định các trường hợp người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 51, khoản 1 Điều 73, khoản 1 Điều 110, khoản 1 Điều 172 và Điều 183 Luật Doanh nghiệp thì trong các loại hình doanh nghiệp, chỉ có chủ doanh nghiệp tư nhân là phải “tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp”.
Theo quy định trên, để thực hiện biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản cần phải xác định đúng đối tượng bị cưỡng chế là cá nhân, hộ gia đình hay tổ chức trên cơ sở quyết định hành chính thuế đã được ban hành. Đối chiếu với trường hợp Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh nêu thì đối tượng cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bị nợ tiền thuế và tiền chậm nộp là doanh nghiệp nên nếu đơn vị thực hiện biện pháp trích tiền từ tài khoản của chủ sở hữu doanh nghiệp để thực hiện cưỡng chế doanh nghiệp thì cần phải xem xét trách nhiệm pháp lý của chủ doanh nghiệp đối với hoạt động của doanh nghiệp.
Trường hợp xác định trách nhiệm pháp lý của chủ doanh nghiệp đối với hoạt động của doanh nghiệp thì cần ban hành các quyết định hành chính thuế theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 25 Nghị định 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ từ đó mới có cơ sở ra quyết định cưỡng chế.
2/ Về việc bổ sung một số thông tin vào mẫu quyết định cưỡng chế:
Mẫu Quyết định về việc áp dụng biện pháp cưỡng chế trích tiền gửi nộp ngân sách nhà nước (Mẫu QĐ-50) ban hành kèm Thông tư 155/2016/TT-BTC áp dụng cho đối tượng cưỡng chế là cá nhân hoặc tổ chức.
Nội dung quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế được quy định tại Điều 30 và Khoản 2 Điều 39 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ.
Đề nghị Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh xác định rõ đối tượng bị cưỡng chế là cá nhân hay tổ chức để ban hành quyết định cưỡng chế đúng quy định.
Tổng cục Hải quan có ý kiến để Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh biết và thực hiện.
| TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 4199/TCHQ-TXNK năm 2017 cưỡng chế chủ doanh nghiệp nợ thuế do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2Công văn 8504/TCHQ-PC năm 2017 về áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Công văn 4725/TCHQ-TXNK năm 2018 về giải tỏa cưỡng chế mở tờ khai và khai báo hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành
- 4Công văn 342/TCHQ-TXNK năm 2021 về cưỡng chế theo đề nghị của cơ quan thuế do Tổng cục Hải quan ban hành
- 5Công văn 343/TCHQ-TXNK năm 2021 về phối hợp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành
- 1Luật quản lý thuế 2006
- 2Nghị định 127/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan
- 3Luật Doanh nghiệp 2014
- 4Thông tư 155/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 127/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan và Nghị định 45/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 127/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Công văn 4199/TCHQ-TXNK năm 2017 cưỡng chế chủ doanh nghiệp nợ thuế do Tổng cục Hải quan ban hành
- 6Công văn 8504/TCHQ-PC năm 2017 về áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản Tổng cục Hải quan ban hành
- 7Công văn 4725/TCHQ-TXNK năm 2018 về giải tỏa cưỡng chế mở tờ khai và khai báo hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành
- 8Công văn 342/TCHQ-TXNK năm 2021 về cưỡng chế theo đề nghị của cơ quan thuế do Tổng cục Hải quan ban hành
- 9Công văn 343/TCHQ-TXNK năm 2021 về phối hợp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành
Công văn 558/TCHQ-TXNK năm 2019 về mẫu quyết định cưỡng chế cá nhân chủ doanh nghiệp do Tổng cục Hải quan ban hành
- Số hiệu: 558/TCHQ-TXNK
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 24/01/2019
- Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
- Người ký: Lê Mạnh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra