Hệ thống pháp luật

BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
CỤC QUAN HỆ LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 545/QHLĐTL-CSLĐ
V/v hướng dẫn xây dựng phương án sử dụng lao động khi cổ phần hóa

Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2018

 

Kính gửi: Bà Nguyễn Thị Xuân, Công ty TNHH MTV TM ĐT phát triển đô thị
(Số 52 Điện Biên Phủ, Minh Khai, Hồng Bàng, TP. Hải Phòng)

Trả lời kiến nghị của bà Nguyễn Thị Xuân, Công ty TNHH MTV Thương mại đầu tư phát triển đô thị về việc phương án sử dụng lao động khi cổ phần hóa do Văn phòng Chính phủ chuyển đến tại công văn số 11273/VPCP-ĐMDN ngày 20/11/2018, sau khi nghiên cứu, Cục Quan hệ Lao động và Tiền lương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:

1. Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ quy định chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần (Điều 1). Căn cứ Nghị định số 126/2017/NĐ-CP , Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 07/2018/TT-BLĐTBXH ngày 01/8/2018 hướng dẫn xây dựng phương án sử dụng lao động, chia phần còn lại của số dư bằng tiền quỹ khen thưởng của người lao động, quỹ phúc lợi, đối tượng, thời gian làm việc để tính mua cổ phần với giá ưu đãi của người lao động trong doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ chuyển thành công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ (Điều 1).

Nghị định số 63/2015/NĐ-CP ngày 22/7/2015 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thực hiện sắp xếp lại theo phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm: cổ phần hóa, bán, chuyển thành công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên, chuyển thành đơn vị sư nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản.

Căn cứ quy định nêu trên, khi doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa thì việc xây dựng; phương án sử dụng lao động, thực hiện chính sách đối với người lao động theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP và Thông tư số 07/2018/TT-BLĐTBXH nêu trên; trường hợp trong phương án sử dụng lao động có danh sách người lao động, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa chuyên trách tại doanh nghiệp khác không thể bố trí được việc làm và phải chấm dứt hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc (lao động dôi dư) thì việc tính toán, giải quyết chế độ đối với người lao động dôi dư được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 63/2015/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 44/2015/TT-BLĐTBXH ngày 22/10/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Theo quy định tại điểm a khoản 6 Bước 1 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ thì căn cứ quyết định công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa và tình hình thực tế của doanh nghiệp, Ban Chỉ đạo chỉ đạo tổ giúp việc phối hợp với doanh nghiệp, tổ chức tư vấn xây dựng Phương án cổ phần hóa doanh nghiệp. Phương án cổ phần hóa bao gồm phương án sắp xếp lại lao động đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt.

Theo quy định tại Phụ lục 1 Quy trình xây dựng phương án sử dụng lao động ban hành kèm theo Thông tư số 07/2018/TT-BLĐTBXH ngày 01/8/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì sau khi có quyết định phê duyệt kế hoạch cổ phần ha doanh nghiệp. Ban chỉ đạo cổ phần hóa chỉ đạo Tổ giúp việc, phối hợp với doanh nghiệp cổ phần hóa và Ban chấp hành công đoàn cơ sở xây dựng phương án sử dụng lao động theo quy trình, trong đó quy định căn cứ vào thực trạng lao động của doanh nghiệp, phương án sản xuất, kinh doanh trong 3-5 năm tiếp theo, doanh nghiệp cổ phần hóa tiến hành phân loại toàn bộ người lao động tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp; rà soát, phân loại theo thời điểm tuyển dụng lần cuối cùng đối với danh sách người lao động, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa chuyên trách tại doanh nghiệp khác không thể bố trí được việc làm và phải chấm dứt hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc; phân loại, rà soát thời gian làm việc, dự kiến thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động (thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động và giải quyết chế độ người lao động dôi dư được thực hiện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa theo quy định pháp luật về chính sách đối với người lao động dôi dư), tính toán chế độ và tổng hợp nguồn kinh phí dự kiến.

Đề nghị Bà căn cứ các quy định nêu trên để xây dựng phương án sử dụng lao động, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động, tính toán chế độ đối với người lao động khi doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa.

Cục Quan hệ lao động và Tiền lương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời để Bà biết và thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- TT Doãn Mậu Diệp (để b/c);
- Vụ Đổi mới doanh nghiệp, VPCP (để biết);
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ (để biết);
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (để biết);
- Lưu: VT, Cục QHLĐTL.

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Xuân Tường

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 545/QHLĐTL-CSLĐ năm 2018 về hướng dẫn xây dựng phương án sử dụng lao động khi cổ phần hóa do Cục Quan hệ Lao động và Tiền lương ban hành

  • Số hiệu: 545/QHLĐTL-CSLĐ
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 14/12/2018
  • Nơi ban hành: Cục Quan hệ lao động và Tiền lương
  • Người ký: Nguyễn Xuân Trường
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản