- 1Nghị định 35/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thú y
- 2Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống bệnh động vật thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5410/BNN-TY | Hà Nội, ngày 09 tháng 8 năm 2023 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Ngày 30 tháng 12 năm 2022, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) đã ban hành Thông tư số 30/2022/TT-BNNPTNT hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và PTNT thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện (sau đây gọi chung là Thông tư số 30). Trong quá trình tổ chức thực hiện Thông tư số 30, có một số nội dung (điểm d khoản 8 Điều 2 và điểm d khoản 2 Điều 3) chưa được thống nhất về việc phân công nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản tại một số địa phương. Để đảm bảo việc phân công nhiệm vụ thú y thủy sản được thực hiện đúng quy định, thống nhất trong toàn quốc, phù hợp với thực tiễn hiện nay và giữ ổn định tổ chức bộ máy phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản, Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn một số nội dung có liên quan như sau:
1. Theo quy định của pháp luật về thú y
Luật Thú y số 79/2015/QH13 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thú y (Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y; Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thuỷ sản; Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật), nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản do Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh và cấp huyện thực hiện (theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1, Điều 6; khoản 3 Điều 33; khoản 6 Điều 35 Luật Thú y).
2. Theo quy định tại Thông tư số 30
- Điểm d khoản 2 Điều 3 Thông tư số 30 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định:
“d) Chi cục về lĩnh vực thủy sản, kiểm ngư giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về thủy sản, kiểm ngư theo quy định của pháp luật về thủy sản; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực thủy sản quy định tại khoản 8 Điều 2 và các quy định khác có liên quan của Thông tư này theo phân công của Giám đốc Sở và quy định của pháp luật”.
- Tại khoản 8 Điều 2 Thông tư số 30 quy định nhóm nhiệm vụ thuộc lĩnh vực thủy sản, trong đó tại điểm d quy định như sau:
“d) Thực hiện quản lý giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; giám sát hoạt động khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; quan trắc, cảnh báo môi trường vùng nuôi trồng thủy sản; phòng, chống dịch bệnh thủy sản theo quy định của pháp luật”.
Theo quy định hiện nay, nhiệm vụ “phòng, chống dịch bệnh thủy sản” không được quy định trong pháp luật về thủy sản mà được quy định cụ thể trong pháp luật về thú y. Chi tiết tại Phụ lục gửi kèm.
3. Trong thực tế, công tác thú y thủy sản (bao gồm nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản, quản lý thuốc thú y thủy sản, kiểm dịch động vật thủy sản dùng làm giống là những nhiệm vụ không thể tách rời) được chuyển giao cho các Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thực hiện từ năm 2008. Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng ban hành nhiều văn bản gửi các địa phương để thống nhất thực hiện công tác thú y thủy sản trong toàn quốc nhằm nâng cao hiệu quả trong phối hợp chỉ đạo điều hành (giữa Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y của địa phương với các Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y của Trung ương và các địa phương khác). Kết quả đến nay đã có 61/63 tỉnh, thành phố chuyển giao nhiệm vụ thú y thủy sản cho Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y của địa phương thực hiện; công tác phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản đã đi vào ổn định, phát huy hiệu quả, góp phần rất lớn cho phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, tạo thuận lợi cho xuất khẩu thủy sản, thuận lợi cho việc thực hiện các hoạt động chuyên môn thú y của địa phương.
Căn cứ quy định của Luật Thú y số 79/2015/QH13 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thú y, căn cứ thực tiễn hiện nay về công tác thú y thủy sản và chức năng, nhiệm vụ của hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y, Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố nghiên cứu, xem xét, thống nhất tiếp tục giao nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản cho Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thực hiện.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và PTNT để phối hợp xử lý kịp thời./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THÚ Y ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
(Kèm theo Công văn số /BNN-TY ngày tháng năm 2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Khoản 1 Điều 3 Luật Thú y quy định
1. Động vật bao gồm:
a) Động vật trên cạn:
b) Động vật thủy sản:
2. Khoản 4 Điều 3 Luật Thú y quy định
"Hoạt động thú y là công tác quản lý nhà nước về thú y và các hoạt động phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật; kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y; quản lý thuốc thú y; hành nghề thú y".
Như vậy, nhiệm vụ "phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật thủy sản" là một hoạt động thú y và phải gắn liền với công tác quản lý nhà nước về thú y.
3. Khoản 1 Điều 6 Luật Thú y quy định
"1. Hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y:
a) Cục Thú y thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y thu ộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh);
c) Trạm thuộc Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y đ ặt tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi là cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện)."
Như vậy, "Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y thu ộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn" và "Trạm thuộc Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y đặt tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh" chịu trách nhiệm thực hiện "công tác quản lý nhà nước về thú y và các hoạt động phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật" tại địa phương.
Chương II của Luật Thú y quy định nhiệm vụ cụ thể cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y trong việc tổ chức phòng, chống dịch bệnh động vật; bảo đảm hiệu quả của việc tổ chức thực hiện các biện pháp như: phòng bệnh, chẩn đoán, chữa bệnh; khai báo, chẩn đoán, điều tra dịch bệnh động vật; xét nghiệm, giám sát, dự báo, cảnh báo dịch bệnh; phân tích nguy cơ; khống chế dịch bệnh động vật; xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật; tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên thủy sản; thống kê, báo cáo tình hình dịch bệnh (gồm cả Hệ thống quản lý thông tin dịch bệnh động vật Việt Nam - VAHIS), chia sẻ thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời về dịch bệnh động vật; xử lý ổ dịch bệnh động vật thủy sản; công bố dịch bệnh động vật thủy sản; tổ chức chống dịch bệnh động vật thủy sản trong vùng có dịch; công bố hết dịch bệnh động vật thủy sản; thực hiện chính sách hỗ trợ trong phòng, chống dịch bệnh động vật; sử dụng thuốc thú y thuộc Danh mục hàng dự trữ quốc gia; tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật, đặc biệt luật quy định:
- Khoản 3 Điều 33 Luật Thú y quy định: "3. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y có trách nhiệm điều tra, báo cáo và đề xuất áp dụng các biện pháp xử lý ổ dịch bệnh động vật thủy sản quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 27 của Luật này."
- Khoản 6 Điều 35 Luật Thú y quy định: "6. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thực hiện quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 27 của Luật này.
- Khoản 7 Điều 27 Luật Thú y quy định: "7. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp, hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật, xác định thiệt hại do dịch bệnh gây ra, theo dõi, tổng hợp, đánh giá hiệu quả phòng, chống dịch bệnh động vật và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định"./.
- 1Thông báo 2772/TB-BNN-VP về ý kiến kết luận của Thứ trưởng Phùng Đức Tiến tại "Hội nghị phòng, chống dịch bệnh thủy sản năm 2021 các tỉnh phía Nam và triển khai Kế hoạch quốc gia phòng chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, giai đoạn 2021-2030 theo Quyết định 434/QĐ-TTg do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 1214/QĐ-BTTTT năm 2021 về Kế hoạch thông tin, tuyên truyền phổ biến kiến thức phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi giai đoạn 2021-2030 trên hệ thống thông tin cơ sở do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 3Công văn 1549/BNN-TY năm 2022 về chỉ đạo tăng cường công tác thú y thủy sản và phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Công văn 5177/BNN-TY năm 2022 về chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2023 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Công văn 6060/BNN-TY năm 2023 về xây dựng Kế hoạch và bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh thủy sản năm 2024 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Luật thú y 2015
- 2Nghị định 35/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thú y
- 3Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống bệnh động vật thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Thông báo 2772/TB-BNN-VP về ý kiến kết luận của Thứ trưởng Phùng Đức Tiến tại "Hội nghị phòng, chống dịch bệnh thủy sản năm 2021 các tỉnh phía Nam và triển khai Kế hoạch quốc gia phòng chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, giai đoạn 2021-2030 theo Quyết định 434/QĐ-TTg do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Quyết định 1214/QĐ-BTTTT năm 2021 về Kế hoạch thông tin, tuyên truyền phổ biến kiến thức phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi giai đoạn 2021-2030 trên hệ thống thông tin cơ sở do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 6Công văn 1549/BNN-TY năm 2022 về chỉ đạo tăng cường công tác thú y thủy sản và phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Công văn 5177/BNN-TY năm 2022 về chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2023 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Thông tư 30/2022/TT-BNNPTNT hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10Công văn 6060/BNN-TY năm 2023 về xây dựng Kế hoạch và bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh thủy sản năm 2024 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Công văn 5410/BNN-TY năm 2023 hướng dẫn nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh thủy sản theo quy định của Thông tư 30/2022/TT-BNNPTNT do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 5410/BNN-TY
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 09/08/2023
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Phùng Đức Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/08/2023
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết