Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5249/BYT-ATTP | Hà Nội, ngày 26 tháng 08 năm 2013 |
Kính gửi: Bộ trưởng Bộ Công thương
Trong thời gian cuối tháng 6/2013 đến nay, kết quả giám sát an toàn thực phẩm đối với bún, bánh phở, bánh canh tươi ở thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương cho thấy "có hiện tượng một số chủ cơ sở sản xuất bún gian dối, có sử dụng chất cấm Tinopal trong sản xuất bún ở một số tỉnh, thành phố khu vực miền Nam, tập trung tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh". Bộ Y tế đã chủ động chỉ đạo các đơn vị chức năng tại Trung ương và địa phương phối hợp liên ngành triển khai các biện pháp giám sát, kiểm soát an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh bún tại các địa phương trong toàn quốc. Các biện pháp tập trung vào việc giám sát phát hiện ô nhiễm Tinopal trong các sản phẩm truyền thống như bún, bánh phở, bánh canh… trên phạm vi toàn quốc; thông tin, truyền thông và hướng dẫn việc bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh bún, bánh phở, bánh canh…; thanh tra phát hiện và xử lý hành vi vi phạm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh bún, bánh phở, bánh canh… và công khai các thông tin vi phạm trên các phương tiện truyền thông để cảnh báo cho cộng đồng… Để tăng cường hiệu quả công tác liên ngành trong quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm chế biến bột, tinh bột, Bộ Y tế đề nghị với Bộ Công thương chỉ đạo các đơn vị chức năng từ Trung ương đến các địa phương quyết liệt triển khai các biện pháp kiểm soát an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm chế biến bột, tinh bột với các nội dung như sau:
1. Tăng cường thông tin, tuyên truyền và hướng dẫn sử dụng phụ gia thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm, tập trung đối tượng sản xuất, kinh doanh sản phẩm chế biến bột, tinh bột (Các quy định tại Thông tư số 27/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012), đặc biệt những hành vi bị nghiêm cấm trong sản xuất, kinh doanh bún, bánh phở, bánh canh tươi… để nâng cao trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với sức khỏe người tiêu dùng, an sinh xã hội.
2. Tăng cường kiểm tra, giám sát, lấy mẫu kiểm nghiệm các sản phẩm chế biến bột, tinh bột truyền thống như bún, bánh phở, bánh canh tươi… để đánh giá thực trạng việc sử dụng hóa chất cấm hoặc phụ gia thực phẩm vượt giới hạn cho phép, cảnh báo kịp thời cho cơ quan chức năng, người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng nhằm ổn định nhanh chóng dư luận xã hội và phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm chế biết bột, tinh bột, đặc biệt các sản phẩm truyền thống như bún, bánh phở, bánh canh…
3. Tăng cường công tác thanh tra đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm chế biến bột, tinh bột truyền thống như bún, bánh phở, bánh canh tươi… Phát hiện sớm và xử lý nghiêm, triệt để các hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm chế biến bột, tinh bột và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời cho cộng đồng.
4. Tổng hợp báo cáo kết quả về Ban chỉ đạo liên ngành Vệ sinh an toàn thực phẩm Trung ương theo quy định.
Trân trọng cảm ơn./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 2906/BNN-BVTV tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm đối với giá đỗ, rau mầm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Công văn 778/QLCL-CL1 tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh thủy sản do Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản ban hành
- 3Công văn 4462/BYT-ATTP năm 2013 về tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm do Bộ Y tế ban hành
- 4Công văn 712/QLCL-CL2 năm 2014 triển khai chương trình thí điểm công khai kết quả phân loại A/B/C và xác nhận sản phẩm kiểm soát theo chuỗi do Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ban hành
- 5Công văn 439/TTrB-P1 năm 2016 tăng cường thanh tra về an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh nước mắm do Thanh tra Bộ Y tế ban hành
- 6Công văn 4548/BNN-QLCL năm 2018 về tăng cường kiểm soát điều kiện bảo quản trong sản xuất, chế biến, kinh doanh ớt bột khô do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Công văn 2906/BNN-BVTV tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm đối với giá đỗ, rau mầm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Thông tư 27/2012/TT-BYT hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 3Công văn 778/QLCL-CL1 tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh thủy sản do Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản ban hành
- 4Công văn 4462/BYT-ATTP năm 2013 về tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm do Bộ Y tế ban hành
- 5Công văn 712/QLCL-CL2 năm 2014 triển khai chương trình thí điểm công khai kết quả phân loại A/B/C và xác nhận sản phẩm kiểm soát theo chuỗi do Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ban hành
- 6Công văn 439/TTrB-P1 năm 2016 tăng cường thanh tra về an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh nước mắm do Thanh tra Bộ Y tế ban hành
- 7Công văn 4548/BNN-QLCL năm 2018 về tăng cường kiểm soát điều kiện bảo quản trong sản xuất, chế biến, kinh doanh ớt bột khô do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Công văn 5249/BYT-ATTP năm 2013 phối hợp kiểm soát an toàn thực phẩm trong sản xuất bún do Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 5249/BYT-ATTP
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 26/08/2013
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: Nguyễn Thị Kim Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/08/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra