- 1Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 2Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Nghị quyết 63/2022/QH15 về kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV
- 4Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT sửa đổi nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Công văn 4020/BGDĐT-GDTrH năm 2022 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2022-2023 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5177/BGDĐT-GDTrH | Hà Nội, ngày 07 tháng 10 năm 2022 |
Kính gửi: Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai
Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Lào Cai gửi tới trước kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV do Ban Dân nguyện chuyển đến tại Công văn số 487/BDN ngày 14/6/2022.
Nội dung kiến nghị:
Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tuyên truyền, làm rõ về cấu trúc chương trình môn Lịch sử để các cử tri hiểu rõ. Tiếp tục tiếp thu để nghiên cứu, đánh giá, điều chỉnh khi triển khai môn Lịch sử tại trường THPT từ năm học 2022-2023 (Câu 20).
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cảm ơn sự quan tâm của cử tri tỉnh Lào Cai. Về vấn đề này, Bộ GDĐT xin được trả lời cụ thể như sau:
Chương trình môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018[1]: Ở giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9), giáo dục lịch sử là nội dung bắt buộc với tổng thời lượng là 280 tiết; ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12), môn Lịch sử là môn học lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp được bố trí trong tổ hợp khoa học xã hội với tổng thời lượng 210 tiết và các chuyên đề học tập lựa chọn với tổng thời lượng là 105 tiết. Với kết cấu như trên, cùng với yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã cụ thể hóa đầy đủ chủ trương đổi mới giáo dục lịch sử, thực hiện đầy đủ những quan điểm, mục tiêu và giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29-NQ/TW, phát triển con người toàn diện, khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của con người Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng.
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cũng như Chương trình môn Lịch sử cấp trung học phổ thông đã được tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng từ khi dự thảo chương trình để xin ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học, giáo viên và nhân dân trước và sau khi ban hành (Cổng thông tin điện tử của Bộ GDĐT, Cổng thông tin điện tử Chính phủ, website các Sở GDĐT và các cơ sở giáo dục phổ thông). Nội dung, cấu trúc chương trình đã được tập huấn, bồi dưỡng triển khai khi bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục và đội ngũ giáo viên cốt cán (các địa phương đã tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho 100% giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục) khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Ngay từ khi có ý kiến đề nghị môn Lịch sử cấp trung học phổ thông phải được quy định là môn học bắt buộc (thay vì là môn học lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp) trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ GDĐT đã có báo cáo gửi Thường trực Ban Bí thư, Ban Tuyên giáo Trung ương, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội về việc xây dựng Chương trình môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đồng thời, Bộ GDĐT đã tham dự các cuộc họp do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực tổ chức để lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý giáo dục và các đại biểu Quốc hội về nội dung giáo dục lịch sử trong giáo dục phổ thông. Bộ GDĐT đã tổ chức các buổi làm việc với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Ban phát triển Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Ban phát triển chương trình môn học Lịch sử cấp trung học phổ thông để nghiên cứu các phương án thực hiện môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông.
Thực hiện Nghị quyết số 63/2022/QH15 ngày 16/6/2022 Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, ngày 03/8/2022, Bộ GDĐT đã ban hành Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số nội dung Chương trình tổng thể trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó quy định môn Lịch sử từ môn học lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp trong nhóm khoa học xã hội thành môn học bắt buộc.
Sau khi Chương trình môn Lịch sử cấp trung học phổ thông được điều chỉnh theo Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT, để kịp thời triển khai chương trình mới từ năm học 2022-2023[2], Bộ GDĐT đã xây dựng tài liệu và tập huấn cho cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên dạy học môn Lịch sử trước khai giảng năm học mới, đồng thời tiếp tục chỉ đạo tăng cường truyền thông để giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và xã hội hiểu sâu hơn về Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Thời gian tới, Bộ GDĐT tiếp tục chỉ đạo tăng cường truyền thông để giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và xã hội hiểu sâu hơn về Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó có nội dung môn Lịch sử cấp trung học phổ thông.
Bộ Giáo dục và Đào tạo trân trọng báo cáo./.
| BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 5857/BYT-VPB1 năm 2014 giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội khóa XIII do Bộ Y tế ban hành
- 2Công văn 583/UBDT-CSDT năm 2016 giải quyết kiến nghị của cử tri gửi tới kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII do Ủy ban Dân tộc ban hành
- 3Nghị quyết 231/NQ-UBTVQH14 năm 2016 về tổ chức giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
- 1Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 2Công văn 5857/BYT-VPB1 năm 2014 giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội khóa XIII do Bộ Y tế ban hành
- 3Công văn 583/UBDT-CSDT năm 2016 giải quyết kiến nghị của cử tri gửi tới kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII do Ủy ban Dân tộc ban hành
- 4Nghị quyết 231/NQ-UBTVQH14 năm 2016 về tổ chức giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
- 5Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 6Nghị quyết 63/2022/QH15 về kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV
- 7Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT sửa đổi nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 8Công văn 4020/BGDĐT-GDTrH năm 2022 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2022-2023 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Công văn 5177/BGDĐT-GDTrH năm 2022 về nghiên cứu, đánh giá, điều chỉnh khi triển khai môn Lịch sử tại trường Trung học phổ thông từ năm học 2022-2023 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- Số hiệu: 5177/BGDĐT-GDTrH
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 07/10/2022
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Người ký: Nguyễn Kim Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/10/2022
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết