Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5097/TCHQ-TXNK | Hà Nội, ngày 09 tháng 8 năm 2019 |
Kính gửi: Cục Hải quan tỉnh Bình Phước.
Tổng cục Hải quan nhận được công văn số 670/HQBP-NV ngày 16/05/2019 của Cục Hải quan tỉnh Bình Phước phản ánh vướng mắc về thuế giá trị gia tăng (GTGT) mặt hàng bã mì (sắn) nhập khẩu. Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
1. Về thuế GTGT khi nhập khẩu mặt hàng bã mì thu được từ quá trình sản xuất tinh bột (không dùng làm thức ăn chăn nuôi):
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính đã được sửa đổi tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính quy định về đối tượng không chịu thuế như sau:
“Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfuro, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức bảo quản thông thường khác”.
Căn cứ Biểu Thuế GTGT theo Danh mục hàng hóa nhập khẩu ban hành kèm theo Thông tư số 83/2014/TT-BTC ngày 26/6/2014 của Bộ Tài chính thì thuế suất thuế GTGT của mặt hàng có mã HS 23031010 là 5% và ghi chú “Riêng loại không dùng làm thức ăn chăn nuôi thuộc nhóm 23.03 thuế suất 10%”.
Theo quy trình sản xuất tinh bột sắn được Cục Hải quan tỉnh Bình Phước báo cáo theo công văn số 670/HQBP-NV thì bã mì là phế liệu sau công đoạn nghiền, ly tâm tách bã tạo thành.
Căn cứ các quy định nêu trên và quy trình sản xuất tinh bột sắn, trường hợp bã mì (không dùng làm thức ăn chăn nuôi) không được coi là sản phẩm mới qua sơ chế thông thường và là sản phẩm đã qua chế biến, thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế GTGT là 10%.
2. Về kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với mặt hàng sắn thái lát:
Căn cứ khoản 2 Điều 18 Luật Hải quan năm 2014 thì người khai hải quan phải “chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự xác thực của nội dung đã khai”. Cơ quan hải quan căn cứ vào khai báo trên tờ khai nhập khẩu của doanh nghiệp về hàng hóa nhập khẩu để xác định chứng từ doanh nghiệp phải nộp trong bộ hồ sơ hải quan.
Đối với mặt hàng sắn lát khô nhập khẩu nếu doanh nghiệp khai dùng làm thực phẩm thì phải thực hiện kiểm dịch và kiểm tra an toàn thực phẩm; nếu doanh nghiệp khai dùng làm thức ăn chăn nuôi thì phải kiểm dịch và kiểm tra chất lượng. Trường hợp doanh nghiệp chỉ khai là sắn lát khô (không khai rõ mục đích nhập khẩu) tuy nhiên cơ quan hải quan có cơ sở xác định hoặc doanh nghiệp chứng minh được mục đích sử dụng hàng hóa nhập khẩu để làm thực phẩm hay để làm thức ăn chăn nuôi thì yêu cầu doanh nghiệp thực hiện chính sách theo quy định dẫn trên để tránh phát sinh thủ tục không cần thiết cho doanh nghiệp và chồng chéo trong công tác quản lý, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp theo đúng chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
Tổng cục Hải quan trả lời để Cục Hải quan tỉnh Bình Phước biết và thực hiện.
| TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 3295/TCT-CS năm 2019 về thuế giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu xuất trả lại chủ hàng nước ngoài do Tổng cục Thuế ban hành
- 2Công văn 3044/TCT-CS năm 2019 về giá tính thuế giá trị gia tăng do Tổng cục Thuế ban hành
- 3Công văn 3216/TCT-CS năm 2019 về chính sách thuế giá trị gia tăng do Tổng cục Thuế ban hành
- 4Công văn 5148/TCHQ-TXNK năm 2019 về phân loại hàng hóa, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, chính sách quản lý đối với máy điều hòa không khí do Tổng cục Hải quan ban hành
- 1Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Luật Hải quan 2014
- 3Thông tư 83/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng theo Danh mục hàng hóa nhập khẩu Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 26/2015/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP, sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-BTC về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ Tài chính ban hành
- 5Công văn 3295/TCT-CS năm 2019 về thuế giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu xuất trả lại chủ hàng nước ngoài do Tổng cục Thuế ban hành
- 6Công văn 3044/TCT-CS năm 2019 về giá tính thuế giá trị gia tăng do Tổng cục Thuế ban hành
- 7Công văn 3216/TCT-CS năm 2019 về chính sách thuế giá trị gia tăng do Tổng cục Thuế ban hành
- 8Công văn 5148/TCHQ-TXNK năm 2019 về phân loại hàng hóa, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, chính sách quản lý đối với máy điều hòa không khí do Tổng cục Hải quan ban hành
Công văn 5097/TCHQ-TXNK năm 2019 về thuế giá trị gia tăng mặt hàng bã mì (sắn) nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành
- Số hiệu: 5097/TCHQ-TXNK
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 09/08/2019
- Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
- Người ký: Nguyễn Ngọc Hưng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/08/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra