- 1Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN
- 2Quyết định 1105/QĐ-BCT năm 2017 biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm thép mạ nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 3Thông báo 50/2018/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership)
- 4Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA)
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4769/TCHQ-GSQL | Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2021 |
Kính gửi: Công ty Bluecsope Lysaght Việt Nam.
(Số 3 Đường 9A, KCN Biên Hòa II, An Bình, Biên Hòa, Đồng Nai)
Trả lời công văn số 11-2021/NS Bluescope Lysaght VN ngày 27/8/2021 của Công ty Bluescope Lysaght Việt Nam kiến nghị việc ấn định thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng thép mạ nhập khẩu, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
1. Về việc áp thuế chống bán phá giá đối với 05 lô hàng nhập khẩu mặt hàng thép mạ của Công ty:
05 lô hàng do Công ty nhập khẩu theo các tờ khai số 101877397162, 101889997201, 101919407442, 101919482823, 101967258961 trong thời gian từ ngày 27/02/2018 đến 20/4/2018, thuộc phạm vi điều chỉnh tại Quyết định số 1105/QĐ-BCT ngày 30/3/2017 của Bộ Công Thương quy định về áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm thép nhập khẩu có xuất xứ từ Trung Quốc (bao gồm cả Hồng Kông), Hàn Quốc.
Theo quy định tại điểm 3.2 và 3.3 Thông báo về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức ban hành kèm Quyết định số 1105/QĐ-BCT nêu trên, nếu Công ty nộp được Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thể hiện hàng hóa được sản xuất tại một quốc gia/vùng lãnh thổ cụ thể không phải là Trung Quốc, Hồng Kông và Hàn Quốc thì không áp dụng thuế chống bán phá giá. Tuy nhiên, Công ty không nộp được C/O mà nộp chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa là không phù hợp, do vậy, cơ quan hải quan đã ấn định thuế chống bán phá giá như đối với trường hợp không có C/O (mức thuế 38,34%) là đúng quy định.
2. Về kiến nghị áp dụng chứng từ tự chứng nhận xuất xứ được hợp pháp hóa lãnh sự hoặc chứng thư kiểm định chất lượng xuất xưởng do nhà sản xuất cấp cho 5 lô hàng nhập khẩu nêu trên:
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 67 Luật Quản lý Ngoại thương thì “Các biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm biện pháp chống bán phá giá, biện pháp chống trợ cấp và biện pháp tự vệ do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam trong những trường hợp cụ thể”, do vậy, việc quy định trình tự, thủ tục, hồ sơ kiểm tra và áp dụng thuế chống bán phá giá thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương.
Căn cứ Quyết định số 2717/QĐ-BCT ngày 20/10/2020 của Bộ Công Thương về kết quả rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ thì chỉ có C/O và chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo các Thông tư nội luật hóa các Hiệp định CPTPP, EVFTA và ATIGA được chấp nhận.
Trường hợp Công ty đề nghị sử dụng chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của quốc gia/vùng lãnh thổ không phải là thành viên của các Hiệp định FTA mà Việt Nam đã ký kết thuộc thẩm quyền xem xét của Bộ Công Thương.
Tổng cục Hải quan có ý kiến để Công ty được biết./.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 7390/TCHQ-GSQL năm 2020 về nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2Công văn 3379/TCHQ-GSQL năm 2021 về nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Công văn 4416/TCHQ-GSQL năm 2021 vướng mắc nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa do Tổng cục Hải quan ban hành
- 4Công văn 2674/GSQL-GQ1 năm 2020 về áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với mặt hàng tôn màu nhập khẩu do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành
- 5Công văn 5825/TCHQ-GSQL năm 2021 về chứng từ chứng nhận xuất xứ trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA) do Tổng cục Hải quan ban hành
- 6Công văn 6955/BCT-PVTM năm 2021 thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực về phòng vệ thương mại trong bối cảnh tham gia các FTA thế hệ mới” do Bộ Công thương ban hành
- 7Công văn 2103/GSQL-GQ2 năm 2021 xử lý vướng mắc về chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa do Cục Giám sát quản lý về hải quan ban hành
- 8Công văn 1791/TCHQ-GSQL năm 2022 về nhà xuất khẩu từ San Marino và Andorra do Tổng cục Hải quan ban hành
- 9Công văn 3103/TCHQ-GSQL năm 2022 về chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa Hiệp định RCEP do Tổng cục Hải quan ban hành
- 10Công văn 3261/TCHQ-TXNK năm 2022 thực hiện Quyết định 1514/QĐ-BCT do Tổng cục Hải quan ban hành
- 1Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN
- 2Luật Quản lý ngoại thương 2017
- 3Quyết định 1105/QĐ-BCT năm 2017 biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm thép mạ nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 4Thông báo 50/2018/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership)
- 5Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA)
- 6Quyết định 2717/QĐ-BCT năm 2020 về kết quả rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 7Công văn 7390/TCHQ-GSQL năm 2020 về nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ do Tổng cục Hải quan ban hành
- 8Công văn 3379/TCHQ-GSQL năm 2021 về nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ do Tổng cục Hải quan ban hành
- 9Công văn 4416/TCHQ-GSQL năm 2021 vướng mắc nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa do Tổng cục Hải quan ban hành
- 10Công văn 2674/GSQL-GQ1 năm 2020 về áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với mặt hàng tôn màu nhập khẩu do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành
- 11Công văn 5825/TCHQ-GSQL năm 2021 về chứng từ chứng nhận xuất xứ trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA) do Tổng cục Hải quan ban hành
- 12Công văn 6955/BCT-PVTM năm 2021 thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực về phòng vệ thương mại trong bối cảnh tham gia các FTA thế hệ mới” do Bộ Công thương ban hành
- 13Công văn 2103/GSQL-GQ2 năm 2021 xử lý vướng mắc về chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa do Cục Giám sát quản lý về hải quan ban hành
- 14Công văn 1791/TCHQ-GSQL năm 2022 về nhà xuất khẩu từ San Marino và Andorra do Tổng cục Hải quan ban hành
- 15Công văn 3103/TCHQ-GSQL năm 2022 về chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa Hiệp định RCEP do Tổng cục Hải quan ban hành
- 16Công văn 3261/TCHQ-TXNK năm 2022 thực hiện Quyết định 1514/QĐ-BCT do Tổng cục Hải quan ban hành
Công văn 4769/TCHQ-GSQL năm 2021 về nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại do Tổng cục Hải quan ban hành
- Số hiệu: 4769/TCHQ-GSQL
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 08/10/2021
- Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
- Người ký: Mai Xuân Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/10/2021
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực