Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4539/TCHQ-TXNK | Hà Nội, ngày 21 tháng 9 năm 2021 |
Kính gửi: Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài chính tại công văn số 9877/BTC-VP ngày 27/8/2021 về quản lý, chống gian lận hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT), trong thời gian qua, Tổng cục Hải quan đã phát hiện một số hành vi gian lận hoàn thuế GTGT thông qua công tác điều tra chống buôn lậu gian lận thương mại. Cụ thể:
(i) Lợi dụng việc thành lập doanh nghiệp đơn giản, quy định về giải thể doanh nghiệp và quản lý hồ sơ không chặt chẽ, chế tài xử phạt quá nhẹ để thành lập nhiều công ty cho những người thân trong gia đình, thuê người hoặc sử dụng CMND/CCCD của người không quen biết (người bị mất CMND/CCCD, CMND/CCCD giả,...) đứng tên đại diện pháp luật tham gia hoàn thuế GTGT. Hoạt động một thời gian ngắn thì giải thể để trốn tránh cơ quan chức năng...
(ii) Lợi dụng việc in ấn, phát hành hóa đơn GTGT: Hóa đơn mua bán nội địa (hóa đơn GTGT) doanh nghiệp tự in và sử dụng, kết hợp với việc doanh nghiệp giải thể dễ dàng để tạo ra một nguồn hóa đơn dồi dào, hợp thức hóa cho nguồn gốc của các lô hàng xuất khẩu.
(iii) Lợi dụng chính sách ưu đãi về thủ tục hải quan (kiểm tra thực tế theo mức độ rủi ro) để gian lận thương mại khi xuất khẩu hàng hóa như: xuất khống hàng hóa; xuất ít hơn so với khai báo; xuất không đúng chủng loại so với khai báo (khai báo một loại, xuất một loại); xuất khẩu số lượng lớn hàng hóa với trị giá cao bất thường; khai báo hàng có trị giá cao, xuất hàng có trị giá thấp; Khai báo sai tên hàng, mã số hàng hóa để lập khống hồ sơ mở tờ khai xuất khẩu, xác nhận thực xuất, sau đó doanh nghiệp làm việc với doanh nghiệp thành lập công ty để hoàn thuế GTGT; lập khống hóa đơn, chứng từ, xuất khẩu hàng hóa ít nhưng khai nhiều để tăng số thuế GTGT được hoàn; quay vòng hàng hóa để chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT.
(iv) Khai tăng trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu của dự án đầu tư để chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT đầu vào.
Để tăng cường công tác quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc kê khai, ngăn ngừa tình trạng gian lận nhằm chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT, Tổng cục Hải quan yêu cầu các Cục Hải quan tỉnh, thành phố triển khai thực hiện một số giải pháp sau:
1. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để tăng cường công tác thu thập, phân tích thông tin xác định dấu hiệu rủi ro để có biện pháp kiểm tra, giám sát, kiểm soát và kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc địa bàn quản lý của đơn vị, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các trường hợp doanh nghiệp gian lận trong hoạt động xuất khẩu nhằm chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT. Trường hợp xác định dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan, căn cứ thông tin thu thập thực hiện tạm dừng đưa hàng qua khu vực giám sát để kiểm tra theo quy định.
2. Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
a) Lập danh sách và quản lý các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu hoàn thuế GTGT theo tiêu chí quản lý rủi ro. Thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ hàng hóa xuất khẩu đã làm thủ tục xuất khẩu cho đến khi hàng hóa thực xuất khẩu để ngăn ngừa tình trạng hàng hóa quay trở lại nội địa.
b) Tăng cường công tác kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu để phát hiện và xử lý theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp có dấu hiệu nghi vấn: khai khống số lượng hàng hóa xuất khẩu, khai tăng số lượng hàng hóa xuất khẩu so với số lượng thực tế; khai sai tên hàng, chủng loại hàng hóa, khai tăng bất thường trị giá hải quan đối với một số mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao trên tờ khai xuất khẩu (như linh kiện điện tử: RAM máy tính, chip IC điện tử, chip bo mạch, card màn hình, thẻ nhớ,...); sử dụng các chứng từ không hợp lệ để làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa.
c) Tăng cường kiểm tra trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu của các dự án đầu tư được miễn thuế nhập khẩu, có dấu hiệu khai tăng trị giá hải quan nhằm làm tăng số tiền thuế GTGT phải nộp khi nhập khẩu để chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT đầu vào tại cơ quan thuế nội địa.
d) Khi phát hiện và xử lý các trường hợp nêu tại điểm 2.a, 2.b, 2.C công văn này, trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật, phải chuyển ngay toàn bộ vụ việc kèm hồ sơ đến cơ quan điều tra để điều tra, truy tố, xử lý đối với các tổ chức, cá nhân lợi dụng chính sách hoàn thuế GTGT để trục lợi số tiền hoàn thuế GTGT nhằm thu hồi đầy đủ số tiền thuế GTGT thất thoát vào ngân sách nhà nước.
3. Phối hợp với cơ quan thuế nội địa và các lực lượng khác trong đấu tranh ngăn chặn gian lận hoàn thuế GTGT:
a) Đối với các Cục Hải quan tỉnh, thành phố:
a.1) Chủ động phối hợp với các Cục Thuế tỉnh, thành phố trên địa bàn để thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Cung cấp các thông tin về các thủ đoạn gian lận đối với hàng hóa xuất khẩu (khai sai tên hàng, số lượng, trị giá hoặc sử dụng các chứng từ tài liệu không hợp pháp để làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa) nhằm mục đích hợp pháp hóa hồ sơ hoàn thuế GTGT, lập danh sách các doanh nghiệp vi phạm ngay khi phát hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan hoặc qua công tác điều tra chống buôn lậu, gian lận thương mại chuyển cơ quan thuế nội địa để cập nhật thông tin doanh nghiệp vi phạm trong quá trình thực hiện hoàn thuế GTGT.
- Cung cấp cho cơ quan thuế nội địa thông tin về các lô hàng nhập khẩu đầu tư có trị giá khai báo cao trên 20% so với mức giá tham chiếu của hàng hóa nhập khẩu giống hệt, tương tự do Tổng cục Hải quan ban hành theo quy định tại Điều 22 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính, các lô hàng xuất khẩu có trị giá hải quan khai báo cao bất thường ngay khi phát hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan để kiểm soát hoàn thuế GTGT đầu vào.
- Kiểm tra chặt chẽ các thông tin trên hồ sơ kê khai hoàn thuế GTGT liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo đề nghị của cơ quan thuế nội địa (nếu có) để đảm bảo hoàn thuế GTGT đúng đối tượng, đúng chính sách pháp luật.
- Đề nghị cơ quan thuế nội địa trên địa bàn cung cấp thông tin về các trường hợp hoàn thuế GTGT cho doanh nghiệp cao bất thường so với cùng kỳ năm trước hoặc cao bất thường so với các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành hàng trên địa bàn, danh sách doanh nghiệp, thủ đoạn, hàng hóa có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế để cơ quan hải quan tăng cường kiểm tra hàng hóa xuất khẩu trong quá trình thông quan và kiểm tra sau thông quan.
a.2) Phối hợp với các lực lượng khác trong đấu tranh ngăn chặn gian lận hoàn thuế GTGT:
- Tăng cường công tác kiểm tra liên ngành (Hải quan, Thuế), công tác kiểm tra sau thông quan đối với doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, hoàn thuế GTGT.
- Tham gia với cơ quan Thuế, Kế hoạch đầu tư để quản lý chặt chẽ đối với lĩnh vực cấp phép hoạt động của doanh nghiệp trong đó sớm xây dựng và vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về doanh nghiệp giữa cơ quan Thuế, Hải quan, Kế hoạch đầu tư.
- Tăng cường công tác phối hợp, trao đổi thông tin giữa cơ quan hải quan và lực lượng chức năng (công an, quản lý thị trường, bộ đội biên phòng) để điều tra, xác minh, đấu tranh, xử lý nhanh chóng, kịp thời các vụ việc vi phạm hoàn thuế GTGT lớn, phức tạp, liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố, ngăn chặn hoạt động thẩm lậu hàng hóa xuất khẩu hoàn thuế GTGT.
- Tăng cường công tác chống buôn lậu, phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng nơi giáp biên giới với nước bạn để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi quay vòng hàng xuất khẩu (hàng đã làm thủ tục và xuất khẩu sang nước bạn, nhưng lợi dụng biên giới rộng, quay lại Việt Nam để tiếp tục làm thủ tục xuất các lần tiếp theo).
- Tăng cường hợp tác chặt chẽ với Hải quan các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước có chung biên giới. Thông tin kịp thời về doanh nghiệp, tình hình hàng hóa xuất khẩu có dấu hiệu gian lận trong hoàn thuế GTGT.
b) Đối với các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan:
Chủ động liên hệ với Tổng cục Thuế để kết nối/lấy dữ liệu hoàn thuế GTGT (chi tiết số liệu đã hoàn, dự kiến hoàn) liên quan đến số thu NSNN do cơ quan Hải quan thu. Khi nhận được dữ liệu, các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, đối chiếu với dữ liệu hoàn thuế do Tổng cục Thuế cung cấp để phân tích, đánh giá các dấu hiệu nghi vấn về hoàn thuế GTGT không đúng quy định, tổ chức kiểm tra, thanh tra theo dấu hiệu hoặc trao đổi, phối hợp với các cơ quan có liên quan để kịp thời phát hiện xử lý các hành vi chiếm đoạt tiền thuế GTGT của tổ chức, cá nhân.
Cơ chế cung cấp thông tin giữa Tổng cục Hải quan và Tổng cục Thuế được thực hiện định kỳ 3 tháng/1 lần.
4. Thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thi hành công vụ; tổ chức triển khai đầy đủ, đúng quy định của pháp luật, các quy trình, biện pháp nghiệp vụ về kiểm tra, kiểm soát hải quan và quản lý thuế.
Tổng cục Hải quan thông báo để các Cục Hải quan tỉnh, thành phố được biết và thực hiện./.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 4670/TCT-KK năm 2016 thực hiện quản lý chi hoàn thuế giá trị gia tăng theo Công văn 13804/BTC-TCT do Tổng cục Thuế ban hành
- 2Công văn 3005/TCHQ-TXNK năm 2019 về hoàn thuế giá trị gia tăng do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Công văn 3686/TCHQ-TXNK năm 2021 về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành
- 4Công văn 4309/TCHQ-TXNK năm 2021 về hoàn thuế giá trị gia tăng nộp thừa do Tổng cục Hải quan ban hành
- 5Công văn 3947/TCT-KK năm 2021 về việc hoàn thuế giá trị gia tăng nộp thừa do Tổng cục Thuế ban hành
- 6Công văn 1024/TCT-VP năm 2022 thông tin về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với tinh bột sắn do Tổng cục Thuế ban hành
- 1Thông tư 39/2015/TT-BTC quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Công văn 4670/TCT-KK năm 2016 thực hiện quản lý chi hoàn thuế giá trị gia tăng theo Công văn 13804/BTC-TCT do Tổng cục Thuế ban hành
- 3Công văn 3005/TCHQ-TXNK năm 2019 về hoàn thuế giá trị gia tăng do Tổng cục Hải quan ban hành
- 4Công văn 3686/TCHQ-TXNK năm 2021 về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành
- 5Công văn 9877/BTC-VP năm 2021 về thực hiện quản lý việc hoàn thuế Giá trị gia tăng do Bộ Tài chính ban hành
- 6Công văn 4309/TCHQ-TXNK năm 2021 về hoàn thuế giá trị gia tăng nộp thừa do Tổng cục Hải quan ban hành
- 7Công văn 3947/TCT-KK năm 2021 về việc hoàn thuế giá trị gia tăng nộp thừa do Tổng cục Thuế ban hành
- 8Công văn 1024/TCT-VP năm 2022 thông tin về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với tinh bột sắn do Tổng cục Thuế ban hành
Công văn 4539/TCHQ-TXNK năm 2021 thực hiện quản lý việc hoàn thuế giá trị gia tăng do Tổng cục Hải quan ban hành
- Số hiệu: 4539/TCHQ-TXNK
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 21/09/2021
- Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
- Người ký: Lưu Mạnh Tưởng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/09/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra