Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4494/BTC-HCSN
V/v thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017 theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2017 của Chính phủ

Hà Nội, ngày 04 tháng 04 năm 2017

 

Kính gửi:

- Văn phòng Quốc hội;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể.

 

Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2017; Quyết định số 2309/QĐ-TTg ngày 29/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2017; Bộ Tài chính đã có Thông tư số 326/2016/TT-BTC ngày 23/12/2016 quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2017. Tại công văn này, Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017 theo tinh thần Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2017 của Chính phủ, cụ thể như sau:

1. Về việc dừng triển khai và hủy dự toán đối với các khoản chi thường xuyên nguồn vốn trong nước (không bao gồm: Phần vốn sự nghiệp của các chương trình mục tiêu, chương trình mục tiêu quốc gia; chi từ nguồn thu phí được để lại, nguồn thu sự nghiệp theo quy định):

1.1. Hủy dự toán đối với các khoản chi thường xuyên được giao đầu năm cho đơn vị dự toán cấp I mà sau ngày 30/6/2017 chưa phân bổ để bổ sung dự phòng ngân sách trung ương và dự phòng ngân sách địa phương; trừ các khoản được phép thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành (phân bổ, cấp phát theo tiến độ thực hiện,...), các trường hợp khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện và các khoản đơn vị dự toán cấp I đang báo cáo Thủ tướng Chính phủ (đối với các đơn vị dự toán cấp I ở trung ương) và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với đơn vị dự toán cấp I ở địa phương) do cơ quan tài chính không thống nhất khi kiểm tra phân bổ dự toán. Trong thời gian chờ ý kiến quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thì đơn vị không được phép chi đối với các nội dung cơ quan tài chính không thống nhất.

1.2. Dừng thực hiện và hủy dự toán đối với các khoản kinh phí mua sắm, sửa chữa đã bố trí trong dự toán ngân sách giao đầu năm nhưng đến ngày 30/6/2017 chưa triển khai thực hiện (chưa có quyết định phê duyệt dự án), chưa được phê duyệt dự toán, chưa phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu để bổ sung dự phòng ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; trừ một số trường hợp: Kinh phí mua hàng dự trữ quốc gia; kinh phí phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai; kinh phí thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; các khoản kinh phí được phép thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành (phân bổ, cấp phát theo tiến độ thực hiện,...); trường hợp điều chỉnh dự toán đối với các nội dung công việc đã được phân bổ dự toán đầu năm để thực hiện cho phù hợp thực tiễn phát sinh và các trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

1.3. Đối với việc mua sắm tài sản nhà nước (bao gồm cả mua xe ô tô):

- Về nguyên tắc, tiêu chuẩn, định mức, phương thức mua sắm tài sản nhà nước: Thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 2676/BTC-QLCS ngày 28/02/2017 của Bộ Tài chính về hướng dẫn mua sắm tài sản từ nguồn NSNN năm 2017 và nâng cao hiệu quả khai thác nguồn lực tài chính trong việc quản lý, sử dụng tài sản công.

- Về việc phân bổ kinh phí, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện mua sắm tài sản nhà nước: Thực hiện theo hướng dẫn tại công văn này của Bộ Tài chính.

1.4. Chế độ báo cáo:

Các Bộ, cơ quan Trung ương, các địa phương chịu trách nhiệm rà soát, tổng hợp các khoản chi thường xuyên được giao đầu năm cho đơn vị dự toán cấp I mà sau ngày 30/6/2017 chưa phân bổ; các khoản kinh phí mua sắm, sửa chữa đã bố trí trong dự toán ngân sách giao đầu năm dừng thực hiện và hủy dự toán do chưa triển khai thực hiện và có quyết định hủy dự toán của đơn vị sử dụng ngân sách, gửi Bộ Tài chính, đồng thời gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch trước ngày 20/7/2017 để thực hiện kiểm soát chi (theo biểu mẫu tại Phụ lục 1, 2 đính kèm).

Trường hợp Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch không nhận được kết quả rà soát, quyết định hủy dự toán của các Bộ, cơ quan Trung ương, các địa phương gửi đến thì Kho bạc Nhà nước tiếp tục thực hiện kiểm soát thanh toán cho đơn vị theo dự toán ngân sách nhà nước được giao theo quy định hiện hành. Các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc thực hiện rà soát, hủy dự toán theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2017 của Chính phủ.

Trong quá trình kiểm soát chi, trường hợp Kho bạc Nhà nước phát hiện các khoản kinh phí mua sắm, sửa chữa đã bố trí trong dự toán ngân sách giao đầu năm nhưng đến ngày 30/6/2017 chưa triển khai thực hiện hoặc chưa phê duyệt dự toán hoặc chưa phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì tạm dừng thanh toán, đồng thời tổng hợp, báo cáo Bộ Tài chính vào ngày 20 hàng tháng để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Thực hiện tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên, chi cho bộ máy quản lý nhà nước, chi hoạt động của đơn vị sự nghiệp công:

2.1. Mục tiêu, yêu cầu, chỉ tiêu thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên: Đề nghị các Bộ, ngành, địa phương thực hiện triệt để tiết kiệm các khoản chi thường xuyên, chi cho bộ máy nhà nước, chi hoạt động của đơn vị sự nghiệp công theo quy định tại Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Nghị định số 84/2014/NĐ-CP ngày 08/9/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Thông tư số 188/2014/TT-BTC ngày 10/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 84/2014/NĐ-CP ngày 08/9/2014 của Chính phủ; Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2017; Thông tư 326/2016/TT-BTC ngày 23/12/2016 quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2017.

2.2. Các nội dung tiết kiệm:

a) Chi đi công tác nước ngoài: Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 21/7/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường quản lý các đoàn đi công tác nước ngoài; Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 21/12/2012 của Ban Bí thư về đẩy mạnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí; chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 10572/VPCP-QHQT ngày 13/12/2013 của Văn phòng Chính phủ về chủ trương tiết kiệm, hiệu quả, chủ động cắt giảm các đoàn đi công tác nước ngoài.

b) Chi phí đi công tác trong nước: Rà soát việc tổ chức các đoàn công tác theo tinh thần triệt để tiết kiệm, nắm thông tin trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao của các cơ quan, đơn vị. Trường hợp cần thiết phải tổ chức đoàn công tác, phải xác định cụ thể nhiệm vụ của từng thành viên trong đoàn, kiên quyết ngăn chặn việc kết hợp đi công tác với tham quan, du lịch. Rà soát kỹ các chương trình kiểm tra, thanh tra, các đoàn công tác từ cấp trên xuống cấp dưới, bảo đảm gọn nhẹ, tiết kiệm, hiệu quả; không tổ chức đón tiếp gây tốn kém chi phí đối với cấp dưới và các cơ quan có liên quan.

c) Chi phí văn phòng phẩm: Triệt để tiết kiệm trong sử dụng văn phòng phẩm, tăng cường thực hiện nhận văn bản chỉ đạo qua mạng công nghệ thông tin để hạn chế in, sao chụp giấy tờ không cần thiết, tận dụng giấy in 2 mặt.

d) Chi phí sử dụng điện: Thực hiện tiết kiệm điện theo Thông tư liên tịch số 111/2009/TTLT-BTC-BCT ngày 01/6/2009 của liên Bộ Tài chính - Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện tiết kiệm điện trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

đ) Chi khánh tiết, hội nghị, hội thảo, lễ hội, lễ kỷ niệm, động thổ, khởi công, khánh thành công trình, dự án:

- Thực hiện nghiêm quy định về chế độ chi tiêu tổ chức hội nghị, hội thảo; chế độ tiếp khách trong nước và quốc tế; hạn chế tình trạng phô trương, hình thức, tiếp khách tràn lan gây lãng phí ngân sách nhà nước. Cắt giảm tối đa các khoản chi khánh tiết, hội nghị, hội thảo, lễ hội, tổ chức các lễ kỷ niệm, lễ khởi công, lễ khánh thành; không tổ chức các hội nghị, hội thảo có nội dung không thiết thực;...

- Thực hiện lồng ghép các nội dung, công việc cần xử lý và kết hợp hợp lý các loại cuộc họp; chuẩn bị kỹ đầy đủ đúng yêu cầu, nội dung cuộc họp, tùy theo tính chất, nội dung, mục đích, yêu cầu của cuộc họp, người triệu tập cuộc họp phải cân nhắc kỹ và quyết định thành phần, số lượng đại biểu tham dự cho phù hợp, bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả.

- Tăng cường sử dụng hình thức họp trực tuyến trong chỉ đạo điều hành và xử lý các công việc liên quan, qua đó tiết kiệm chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu, đi lại, ăn ở của đại biểu.

- Hạn chế tối đa việc tổ chức họp tập trung (trừ các cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước); đối với các cuộc họp, hội nghị bắt buộc phải tổ chức trên phạm vi toàn quốc, toàn ngành phải được cấp có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản (cuộc họp do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức phải được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ; cuộc họp do các Ban của Đảng ở Trung ương tổ chức phải được sự đồng ý của Thường trực Ban Bí thư; cuộc họp do các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh triệu tập phải được sự đồng ý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cuộc họp do các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện triệu tập phải được sự đồng ý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện).

2.3. Thực hiện báo cáo, công khai tài chính, ngân sách nhà nước tại cơ quan, đơn vị; cụ thể như sau:

- Nội dung công khai: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 326/2016/TT-BTC ngày 23/12/2016 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2017.

- Hình thức công khai: Phù hợp với hoạt động của cơ quan, đơn vị (niêm yết công khai tại trụ sở làm việc, hoặc công khai bằng văn bản, công khai trên trang thông tin điện tử...).

- Thời gian báo cáo: Định kỳ 6 tháng và hàng năm, các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương báo cáo tình hình sử dụng kinh phí (dự toán đã bố trí, kinh phí đã phân bổ, sử dụng, số lượng đoàn đi công tác nước ngoài) về Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

3. Đối với các chương trình, dự án sử dụng từ nguồn vốn ngoài nước (không bao gồm nguồn vốn vay, viện trợ theo phương thức ghi thu, ghi chi ngân sách nhà nước) thực hiện như nguồn vốn trong nước; trừ trường hợp hiệp định có quy định khác thì thực hiện theo hiệp định.

4. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương: Căn cứ quy định tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2017 của Chính phủ, căn cứ các nội dung hướng dẫn tại công văn này, các Bộ, cơ quan Trung ương, các địa phương có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện và chế độ báo cáo của Bộ, cơ quan, địa phương mình đảm bảo hiệu quả và đúng thời hạn báo cáo theo quy định.

Trên đây là hướng dẫn về thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017; để các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương biết, tổ chức thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để giải quyết kịp thời./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Sở Tài chính, KBNN các tỉnh,
thành phố trực thuộc TW;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, HCSN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Xuân Hà

 

BỘ, CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG

Phụ lục 1a

 

Tổng hợp dự toán được giao đầu năm nhưng đến hết ngày 30/6/2017 chưa phân bổ

(Kèm theo Công văn số 4494/BTC-HCSN ngày 04/4/2017 của Bộ Tài chính)

STT

Nội dung

Tổng cộng

Chi tiết theo loại chi

Sự nghiệp khoa học

Quản lý hành chính

...

1

2

3

3a

3b

I

Dự toán giao đầu năm

 

 

 

 

II

Số đã phân bổ cho các đơn vị sử dụng ngân sách đến hết ngày 30/6/2017

 

 

 

 

III

Các khoản được phép để lại chưa phân bổ

 

 

 

 

 

- Nhiệm vụ A

 

 

 

 

 

- Nhiệm vụ B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

Dự toán còn lại chưa phân bổ cho các đơn vị sử dụng ngân sách đề nghị hủy dự toán

 

 

 

 

 

 

...., ngày... tháng .... năm 2017
BỘ TRƯỞNG, THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG
(Ký tên và đóng dấu)

 


UBND TỈNH (THÀNH PHỐ)

Phụ lục 1b

 

Tổng hợp dự toán được giao đầu năm nhưng đến hết ngày 30/6/2017 chưa phân bổ

(Kèm theo Công văn số 4494/BTC-HCSN ngày 04/4/2017 của Bộ Tài chính)

TT

Đơn vị

Dự toán giao đầu năm

Số đã phân bổ cho các đơn vị sử dụng ngân sách đến hết ngày 30/6/2017

Các khoản được phép để lại chưa phân bổ

Dự toán còn lại chưa phân bổ cho các đơn vị sử dụng ngân sách đề nghị hủy dự toán

Tổng số

Sự nghiệp khoa học

Quản lý hành chính

...

Tổng số

Sự nghiệp khoa học

Quản lý hành chính

...

Tổng số

Sự nghiệp khoa học

Quản lý hành chính

...

Tổng số

Sự nghiệp khoa học

Quản lý hành chính

...

1

2

3

3a

3b

4

4a

4b

5

5a

5b

6=3-4-5

6a

6b

...

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Cấp tỉnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

- Sở, ban, ngành A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

- Sở, ban, ngành B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Cấp huyện (*)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

- Huyện A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

- Huyện B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: (*) Bao gồm cả cấp xã

 

 

...., ngày... tháng .... năm 2017
CHỦ TỊCH UBND TỈNH (THÀNH PHỐ)
(Ký tên và đóng dấu)

 


BỘ, CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG, UBND TỈNH

Phụ lục 2

 

Tổng hợp các khoản kinh phí mua sắm, sửa chữa đã bố trí trong dự toán ngân sách giao đầu năm nhưng đến ngày 30/6/2017 chưa phê duyệt dự toán, chưa phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu

(Kèm theo Công văn số 4494/BTC-HCSN ngày 04/4/2017 của Bộ Tài chính)

STT

Nội dung

Mã số đơn vị QHNS

KBNN nơi giao dịch

Tổng số

Chi tiết theo loại chi

Sự nghiệp khoa học

Quản lý hành chính

....

1

2

3

4

5

5a

5b

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

1

Đơn vị A

 

 

 

 

 

 

2

Đơn vị B

 

 

 

 

 

 

3

Đơn vị C

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...., ngày... tháng .... năm 2017
BỘ TRƯỞNG, THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG,
CHỦ TỊCH UBND TỈNH (THÀNH PHỐ)
(Ký tên và đóng dấu)

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 4494/BTC-HCSN thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017 theo Nghị quyết 01/NQ-CP do Bộ Tài chính ban hành

  • Số hiệu: 4494/BTC-HCSN
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 04/04/2017
  • Nơi ban hành: Bộ Tài chính
  • Người ký: Trần Xuân Hà
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản