Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

UBND TỈNH NINH THUẬN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 444/GDTrH
V/v Xây dựng kế hoạch phấn đấu trường đạt chuẩn Quốc gia (giai đoạn 2001 -  2010).

Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 29 tháng 11 năm 2007

 

Kính gửi:

- Các trường PT trực thuộc.
- Các phòng GD - ĐT huyện thành phố.

Thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001 - 2010 và quy hoạch mạng lưới trường lớp; xây dựng trường học theo hướng hiện đại hóa về cơ sở vật chất, về công tác quản lý, tổ chức dạy và học nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện. Sở GD - ĐT hướng dẫn việc xây dựng kế hoạch phấn đấu trường đạt chuẩn quốc gia của các trường THCS, THPT như sau:

I. CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY:

1. Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT về việc ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

2. Quyết định số 27/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/7/2001 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT về việc ban hành Quy chế công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia (giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010).

3. Quyết định số 08/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 14/3/2005 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia (giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010).

4. Văn bản số: 3481/GDTrH ngày 06/5/2005 của Bộ GD & ĐT về việc Hướng dẫn xây dựng trường chuẩn quốc gia.

II. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHẤN ĐẤU TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA:

1. Đánh giá chung: Qua kết quả của các đợt thanh kiểm tra tại các đơn vị trường học, đã phản ánh những vấn đề như sau:

a. Hầu hết các trường THCS, THPT đều có xây dựng kế hoạch phấn đấu trường đạt chuẩn quốc gia trên cơ sở những điều kiện và thực trạng của từng đơn vị.

b. Nội dung bản kế hoạch phấn đấu trường đạt chuẩn quốc gia của các đơn vị chưa thật sự bài bản; chưa phục vụ tốt cho quá trình phấn đấu thực hiện các tiêu chí, tiêu chuẩn trường đạt chuẩn quốc gia; chưa phản ánh được tình hình và những vấn đề cần tập trung giải quyết.

c. Các chỉ tiêu đã nêu tại phân kỳ tiến độ phấn đấu chưa gắn kết với những nhiệm vụ trọng tâm trong từng năm học, chưa trở thành những chỉ tiêu lớn của từng học kỳ, từng năm học mà nhà trường phải thực hiện.

d. Các giải pháp cụ thể để thực hiện từng tiêu chí, từng chỉ tiêu chưa được chú trọng, chưa đảm bảo tính khả thi và sát thực, chưa phát huy được những giải pháp mang tính chất tổng hợp và huy động nhiều thành phần cùng tham gia.

e. Các nội dung: Phân kỳ tiến độ phấn đấu - Các giải pháp cụ thể - Đánh giá, điều chỉnh từng giai đoạn chưa thể hiện tính khả thi cao và thiếu tính liên thông, thiếu sự gắn kết chặt chẽ với nhau.

2. Gợi ý xây dựng kế hoạch phấn đấu trường đạt chuẩn quốc gia:

(Mẫu đính kèm công văn này - Phụ lục 1)

3. Bộ biên bản kiểm tra công nhận trường đạt chuẩn quốc gia (giai đoạn 2001 - 2010):

(Mẫu đính kèm công văn này - Phụ lục 2)

Nhằm mục đích sử dụng Bộ biên bản kiểm tra công nhận trường đạt chuẩn quốc gia để tạo điều kiện và phục vụ có hiệu quả cho các trường THCS, THPT trong quá trình xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện phấn đấu thành trường đạt chuẩn quốc gia; Sở lưu ý những yêu cầu như sau:

a. Các trường THCS, THPT cần dựa theo nội dung của các biên bản kiểm tra công nhận để xây dựng kế hoạch phấn đấu trường đạt chuẩn quốc gia của các trường THCS, THPT

b. Trong từng năm học; Hiệu trưởng các trường THCS, THPT cần chủ động sử dụng Bộ biên bản kiểm tra công nhận trường đạt chuẩn quốc gia để tự kiểm tra, đánh giá quá trình phấn đấu trường đạt chuẩn quốc gia của đơn vị.

c. Nội dung đánh giá tại Bộ biên bản không có xếp loại; chỉ đánh giá Đạt hoặc Không đạt theo các quy định của từng tiêu chí, tiêu chuẩn.

d. Khi tự kiểm tra, đánh giá quá trình phấn đấu trường đạt chuẩn quốc gia; Thủ trưởng các đơn vị cần bám sát theo nội dung văn bản số: 3481/GDTrH ngày 06/5/2005 của Bộ GD & ĐT về việc Hướng dẫn xây dựng trường chuẩn quốc gia.

e. Cần chú trọng những kiến nghị để giải quyết những vướng mắc, khó khăn của đơn vị (làm cơ sở cho việc đánh giá, điều chỉnh kế hoạch hoặc kiến nghị lên cấp trên).

III. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:

1. Để xây dựng kế hoạch phấn đấu trường đạt chuẩn quốc gia phù hợp và đúng định hướng: Thủ trưởng các đơn vị cần nghiên cứu và nắm vững các văn bản pháp quy đã nêu trên. Đặc biệt, lưu ý văn bản số: 3481/GDTrH ngày 06/5/2005 của Bộ GD & ĐT về việc Hướng dẫn xây dựng trường chuẩn quốc gia.

2. Hiệu trưởng các trường THCS, THPT cần khẩn trương tiến hành quy trình xây dựng kế hoạch phấn đấu trường đạt chuẩn quốc gia; rà soát và đối chiếu thực trạng với các tiêu chí một cách nghiêm túc, chính xác; triển khai các giải pháp để đạt kết quả ngay trong năm học này.

3. Gởi báo cáo về Sở GD - ĐT:

a. Đối với các trường trực thuộc Sở GD - ĐT: Gởi 01 bản kế hoạch phấn đấu trường đạt chuẩn quốc gia của đơn vị.

b. Đối với các phòng GD - ĐT huyện, thành phố: Căn cứ các văn bản hướng dẫn trước đây đối với cấp Mầm non, Tiểu học; cần có hướng dẫn và quy định cụ thể cho các trường học trên địa bàn. Đồng thời, tổng hợp toàn huyện, thành phố (gồm các mục: Tên trường - Năm đạt chuẩn - Ghi chú) và gởi báo cáo tổng hợp (Mầm non, Tiểu học, THCS) về Sở.

4. Thời điểm các trường trực thuộc và các phòng GD - ĐT huyện, thành phố gởi bản kế hoạch phấn đấu trường đạt chuẩn quốc gia và bản tổng hợp về Sở: Ngày 20/12/2007.

5. Trong quá trình thực hiện; nếu có vấn đề còn vướng mắc, cần phải phản ánh ngay về Sở GD - ĐT (phòng GDTrH) để xử lý và thống nhất trong phạm vi toàn tỉnh.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu GDTrH.

GIÁM ĐỐC




Phạm Hồng Cường

 

PHỤ LỤC 1

(Mẫu đính kèm công văn số 444/GDTrH ngày 29/11/2007 của Sở GD - ĐT)

(ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN CỦA NGÀNH GD & ĐT)
TRƯỜNG: ……………………..
-----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

KẾ HOẠCH XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA
(giai đoạn 2001 - 2010)

Thời điểm trường đạt chuẩn Quốc gia: ……………………….

I. PHẦN MỞ ĐẦU.

(Giới thiệu tổng quan về trường)

II. CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY.

(Những văn bản đã nêu ở phần hướng dẫn)

III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG:

(Chỉ nêu những nét chính)

1. Thuận lợi.

2. Khó khăn.

3. Thực trạng chung.

4. Kiến nghị (các cấp chính quyền, cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp).

5. Giải pháp chính, tổng thể.

IV. KẾ HOẠCH XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA:

TIÊU CHUẨN

THỰC TRẠNG

THỜI GIAN PHẤN ĐẤU ĐẠT

GIẢI PHÁP CỤ THỂ

ĐÁNH GIÁ, CHỈNH TỪNG GIAI ĐOẠN

TIÊU CHUẨN 1

(05 yêu cầu / 11 tiêu chí)

 

 

 

 

1- ……

 

 

 

 

TIÊU CHUẨN 2

(03 yêu cầu / 09 tiêu chí)

 

 

 

 

1- ……

 

 

 

 

TIÊU CHUẨN 3

(04 yêu cầu / 10 tiêu chí)

 

 

 

 

1- ……

 

 

 

 

TIÊU CHUẨN 4

Trước 2001:

(02 yêu cầu / 17 tiêu chí)

Sau 2001:

(02 yêu cầu / 20 tiêu chí)

 

 

 

 

1- ……

 

 

 

 

TIÊU CHUẨN 5

(04 yêu cầu / 04 tiêu chí)

 

 

 

 

1- ……

 

 

 

 

2- ……

 

 

 

 

GHI CHÚ:

* YÊU CẦU CHUNG:

+ Dựa theo Bộ mẫu các biên bản kiểm tra công nhận trường đạt chuẩn quốc gia (giai đoạn 2001 - 2010) đính kèm theo công văn này (Phụ lục 2) để thiết lập đầy đủ các nội dung và yêu cầu của từng tiêu chí, tiêu chuẩn.

+ Các nội dung của kế hoạch (từ tiêu chuẩn; Thực trạng;… đến Đánh giá, chỉnh từng giai đoạn) phải có tính liên thông và logic.

+ Cập nhật kịp thời tiến độ phấn đấu.

* TIÊU CHUẨN:

Cần nêu thật đầy đủ các tiêu chí trong từng tiêu chuẩn.

* THỰC TRẠNG:

Cần nêu cụ thể theo từng tiêu chí, tiêu chuẩn.

* THỜI GIAN PHẤN ĐẤU ĐẠT:

+ Cụ thể từng học kỳ.

+ Cụ thể cho từng năm học.

* GIẢI PHÁP CỤ THỂ:

+ Duy trì các tiêu chí, tiêu chuẩn đã đạt.

+ Phấn đấu đạt những tiêu chí, tiêu chuẩn chưa đạt.

+ Gắn kết chặt chẽ với những chỉ tiêu phấn đấu của từng học kỳ, từng năm học.

+ Gắn liền với các kiến nghị và những giải pháp tổng thể đã nêu ở phần III.

* ĐÁNH GIÁ, CHỈNH TỪNG GIAI ĐOẠN:

+ Từng học kỳ.

+ Từng năm học.

CÁC Ý KIẾN LIÊN QUAN:

1- Hiệu trưởng nhà trường.

2- Hội đồng trường.

3- Tổ chức Đảng CS VN (nếu có)

4- Tổ chức Đoàn TN CS HCM (hoặc Đội TNTP HCM).

5- Ban đại diện cha mẹ học sinh.

6- Tổ chức Công đoàn cơ sở.

7- Ý kiến cấp trên (quản lý trực tiếp).

 

PHỤ LỤC 2

(Mẫu đính kèm công văn số 444/GDTrH ngày 29/11/2007 của Sở GD - ĐT)

BIÊN BẢN KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ
TIÊU CHUẨN I: TỔ CHỨC NHÀ TRƯỜNG

Số T.tự

TIÊU CHUẨN

ĐÁNH GIÁ

TỰ ĐÁNH GIÁ

GHI CHÚ

1-

Lớp học

a. Có đủ các khối lớp của cấp học.

 

 

 

b. Có nhiều nhất là 45 lớp.

 

 

c. Mỗi lớp có không quá 45 học sinh.

(trường chuyên biệt: Có quy định riêng)

 

 

2-

Tổ chuyên môn:

a. Giải quyết ít nhất 01 nội dung chuyên môn để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học.

 

 

 

b. Có kế hoạch và đạt chỉ tiêu đề ra về bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn.

 

 

3-

Tổ hành chính quản trị:

a. Có đủ người đảm nhận công việc.

 

 

 

b. Có đủ các loại sổ, hồ sơ quản lý và sử dụng đúng quy định.

 

 

c. Hoàn thành tốt nhiệm vụ, không có nhân viên bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.

 

 

4-

Các hội đồng và ban đại diện cha mẹ học sinh: Hoạt động có kế hoạch, nề nếp, đạt hiệu quả.

 

 

 

5-

Tổ chức Đảng và các đoàn thể:

a. Tổ chức Đảng đạt trong sạch, vững mạnh (hoặc đạt chỉ tiêu phát triển Đảng viên).

 

 

 

b. Các đoàn thể được công nhận vững mạnh và tiên tiến từ cấp huyện, thành phố trở lên.

 

 

KẾT LUẬN CHUNG VỀ TIÊU CHUẨN I:

* Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ: ………………………………………………………………………………………..

* KIẾN NGHỊ: ………………………………………………………………………………………………...

* KẾT LUẬN: …………………………………………………………………………………………………

 

Ý KIẾN CỦA ĐƠN VỊ KIỂM TRA:

HỌ TÊN, CHỮ KÝ
CÁC THÀNH VIÊN KIỂM TRA

 

BIÊN BẢN KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ
TIÊU CHUẨN II: CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN VÀ NHÂN VIÊN

Số T.tự

TIÊU CHUẨN

ĐÁNH GIÁ

TỰ ĐÁNH GIÁ

GHI CHÚ

1-

Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng:

* Đạt chuẩn về trình độ đào tạo: giảng dạy ít nhất 5 năm ở cấp học hoặc cao hơn; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có trình độ chuyên môn vững; có năng lực quản lý, được bồi dưỡng lý luận, nghiệp vụ quản lý GD; có sức khỏe; được giáo viên, nhân viên tín nhiệm.

 

 

 

* Thực hiện tốt quy chế dân chủ.

 

 

* Được xếp loại từ Khá trở lên về năng lực và hiệu quả quản lý.

 

 

2-

Giáo viên:

* Đủ giáo viên bộ môn và đạt tiêu chuẩn về  trình độ đào tạo; có ít nhất 20% đạt tiêu chuẩn dạy giỏi cấp huyện, thành phố trở lên.

 

 

 

* Đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt.

 

 

* Không có giáo viên xếp loại Yếu về chuyên môn và đạo đức.

 

 

3-

Nhân viên:

* Có đủ nhân viên, giáo viên phụ trách thư viện, phòng thí nghiệm, phòng thực hành.

 

 

 

* Các nhân viên, giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ.

 

 

* Các nhân viên, giáo viên luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.

 

 

KẾT LUẬN CHUNG VỀ TIÊU CHUẨN II:

* Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ: ………………………………………………………………………………………..

* KIẾN NGHỊ: ………………………………………………………………………………………………...

* KẾT LUẬN: …………………………………………………………………………………………………

 

Ý KIẾN CỦA ĐƠN VỊ KIỂM TRA:

HỌ TÊN, CHỮ KÝ
CÁC THÀNH VIÊN KIỂM TRA

 

BIÊN BẢN KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ
TIÊU CHUẨN III: CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

Số T.tự

TIÊU CHUẨN

ĐÁNH GIÁ

TỰ ĐÁNH GIÁ

GHI CHÚ

1-

Duy trì sĩ số:

* Học sinh bỏ học ≤ 1%.

 

 

 

* Học sinh lưu ban ≤ 5%

 

 

2-

Chất lượng giáo dục:

a. Học lực:

 

 

 

* Loại Giỏi đạt ≥ 3%

 

 

* Loại Khá đạt ≥ 30%

 

 

* Loại Yếu, Kém đạt ≤ 5 %.

 

 

b. Hạnh kiểm:

 

 

* Loại Khá, Tốt đạt ≥ 80 %.

 

 

* Loại Yếu ≤ 2 %.

 

 

3-

Các hoạt động giáo dục:

* Thực hiện đúng quy định về thời gian tổ chức, nội dung các hoạt động giáo dục ở trong và ngoài giờ lên lớp.

 

 

 

* Mỗi năm học tổ chức được ít nhất 01 lần hoạt động tập thể theo quy mô toàn trường.

 

 

4-

Hoàn thành nhiệm vụ được giao trong kế hoạch phổ cập Giáo dục THCS của địa phương.

 

 

 

KẾT LUẬN CHUNG VỀ TIÊU CHUẨN III:

* Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ: ………………………………………………………………………………………..

* KIẾN NGHỊ: ………………………………………………………………………………………………...

* KẾT LUẬN: …………………………………………………………………………………………………

 

Ý KIẾN CỦA ĐƠN VỊ KIỂM TRA:

HỌ TÊN, CHỮ KÝ
CÁC THÀNH VIÊN KIỂM TRA

 

BIÊN BẢN KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ
TIÊU CHUẨN IV: CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ THIẾT BỊ
(Đối với trường thành lập trước năm 2001)

Số T.tự

TIÊU CHUẨN

ĐÁNH GIÁ

TỰ ĐÁNH GIÁ

GHI CHÚ

1-

Khuôn viên nhà trường:

a. Một khu riêng biệt, có tường rào, cổng trường, biển trường.

 

 

 

b. Các khu trong nhà trường được bố trí hợp lý, luôn sạch, đẹp.

 

 

2-

Cơ cấu các khối công trình trong nhà trường:

a. Khu phòng học, phòng thực hành bộ môn:

 

 

 

* Đủ số phòng học cho các lớp học một ca: phòng học thoáng, đủ ánh sáng; bàn ghế; bảng đúng quy cách.

 

 

* Các phòng thí nghiệm, thực hành; phòng Tin học được trang bị đúng theo quy định.

 

 

* Có phòng học tiếng, phòng nghe nhìn.

 

 

b. Khu phục vụ học tập:

 

 

 

* Có thư viện đúng tiêu chuẩn hiện hành.

 

 

* Có khu luyện tập thể dục thể thao.

 

 

* Có phòng truyền thống, phòng hoạt động của Đoàn, Đội.

 

 

* Có phòng làm việc của Công đoàn.

 

 

c. Khu hành chính - quản trị:

 

 

 

* Có phòng làm việc của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng.

 

 

* Văn phòng nhà trường, phòng họp giáo viên.

 

 

* Phòng thường trực, kho.

 

 

d. Khu sân chơi sạch, đảm bảo vệ sinh, có cây bóng mát.

 

 

 

e. Khu vệ sinh:

 

 

 

* Được bố trí hợp lý và riêng cho giáo viên, học sinh nam, học sinh nữ.

 

 

* Không làm ô nhiễm môi trường trong và ngoài nhà trường.

 

 

f. Có khu để xe riêng cho giáo viên, cho từng lớp trong khuôn viên nhà trường, đảm bảo trật tự, an toàn.

 

 

 

g. Có đủ nước sạch cho các hoạt động dạy học, các hoạt động giáo dục và nước sử dụng cho giáo viên, học sinh; có hệ thống thoát nước hợp vệ sinh.

 

 

 

KẾT LUẬN CHUNG VỀ TIÊU CHUẨN IV:

* Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ: ………………………………………………………………………………………..

* KIẾN NGHỊ: ………………………………………………………………………………………………...

* KẾT LUẬN: …………………………………………………………………………………………………

 

Ý KIẾN CỦA ĐƠN VỊ KIỂM TRA:

HỌ TÊN, CHỮ KÝ
CÁC THÀNH VIÊN KIỂM TRA

 

BIÊN BẢN KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ
TIÊU CHUẨN IV: CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ THIẾT BỊ.
(Đối với trường thành lập sau năm 2001)

Số T.tự

TIÊU CHUẨN

ĐÁNH GIÁ

TỰ ĐÁNH GIÁ

GHI CHÚ

1-

Khuôn viên nhà trường:

a. Đặt trong môi trường thuận lợi cho giáo dục; riêng biệt, có tường rào, cổng trường, biển trường.

 

 

 

b. Tổng diện tích mặt bằng / học sinh:

* Nội thành: ≥ 6m2 / học sinh.

* Các vùng còn lại: ≥ 10m2 / học sinh.

 

 

2-

Cơ cấu các khối công trình trong nhà trường:

a. Khu phòng học, phòng học bộ môn:

 

 

 

* Có đủ phòng học để học nhiều nhất 02 ca / ngày; xây dựng đạt chuẩn quy định.

 

 

* Các phòng học thoáng, đủ ánh sáng; bàn ghế, bảng đúng quy cách và phù hợp với giáo viên và từng đối tượng học sinh.

 

 

* Các phòng học bộ môn đạt tiêu chuẩn quy định.

 

 

b. Khu phục vụ học tập:

 

 

 

* Có thư viện đúng tiêu chuẩn hiện hành.

 

 

* Có nhà tập đa năng.

 

 

* Có phòng hoạt động của Đoàn, Đội.

 

 

* Có phòng truyền thống.

 

 

c. Khu hành chính - quản trị: Đều được trang bị bàn, ghế, tủ, thiết bị làm việc.

 

 

 

* Có phòng làm việc của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng.

 

 

* Có văn phòng nhà trường, phòng họp toàn thể giáo viên và viên chức nhà trường.

 

 

* Có phòng giáo viên, phòng y tế học đường.

 

 

* Có phòng thường trực, nhà kho.

 

 

d. Khu sân chơi, bãi tập:

 

 

 

* Có diện tích ≥ 25 % tổng diện tích mặt bằng của trường.

 

 

* Có hoa, cây cảnh, đảm bảo vệ sinh, có cây bóng mát.

 

 

* Khu bãi tập có đủ thiết bị luyện tập thể dục thể thao, đảm bảo an toàn.

 

 

e. Khu vệ sinh:

 

 

 

* Được bố trí hợp lý và riêng cho giáo viên, học sinh nam, học sinh nữ.

 

 

* Đảm bảo vệ sinh, không làm ô nhiễm môi trường trong và ngoài nhà trường.

 

 

f. Có khu để xe riêng cho giáo viên, cho từng lớp trong khuôn viên nhà trường, đảm bảo trật tự, an toàn, vệ sinh.

 

 

 

g. Có đủ nước sạch cho hoạt động dạy học, các hoạt động giáo dục và nước sử dụng cho giáo viên, học sinh; có hệ thống thoát nước hợp vệ sinh

 

 

 

KẾT LUẬN CHUNG VỀ TIÊU CHUẨN IV:

* Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ: ………………………………………………………………………………………..

* KIẾN NGHỊ: ………………………………………………………………………………………………...

* KẾT LUẬN: …………………………………………………………………………………………………

 

Ý KIẾN CỦA ĐƠN VỊ KIỂM TRA:

HỌ TÊN, CHỮ KÝ
CÁC THÀNH VIÊN KIỂM TRA

 

BIÊN BẢN KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ
TIÊU CHUẨN V: CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC

Số T.tự

TIÊU CHUẨN

ĐÁNH GIÁ

TỰ ĐÁNH GIÁ

GHI CHÚ

1-

Tích cực làm tham mưu cho cấp Ủy Đảng và chính quyền địa phương về công tác giáo dục.

 

 

 

2-

Có nhiều hình thức huy động các lực lượng xã hội vào việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

 

 

 

3-

Đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ về giáo dục giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và cộng đồng.

 

 

 

4-

Huy động các lực lượng xã hội tham gia đóng góp xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường

 

 

 

KẾT LUẬN CHUNG VỀ TIÊU CHUẨN V:

* Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ: ………………………………………………………………………………………..

* KIẾN NGHỊ: ………………………………………………………………………………………………...

* KẾT LUẬN: …………………………………………………………………………………………………

 

Ý KIẾN CỦA ĐƠN VỊ KIỂM TRA:

HỌ TÊN, CHỮ KÝ
CÁC THÀNH VIÊN KIỂM TRA