Hệ thống pháp luật

BỘ TƯ PHÁP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4301/BTP-VP
V/v báo cáo kết quả công tác tư pháp năm 2019 và nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2020

Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2019

 

Kính gửi: Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thực hiện Quy chế làm việc của Chính phủ (ban hành kèm theo Nghị định số 138/2016/NĐ-CP ngày 01/10/2016 của Chính phủ), để có cơ sở đánh giá kết quả công tác tư pháp năm 2019 và xác định những nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2020, Bộ Tư pháp đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo việc xây dựng báo cáo tổng kết, thống kê số liệu theo hướng dẫn như sau:

1. Xây dựng báo cáo tổng kết

a) Phạm vi báo cáo

- Tám nhóm nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp năm 2019 (tại mục I.2, Phần thứ hai của Báo cáo số 13/BC-BTP ngày 15/01/2019 của Bộ Tư pháp về tổng kết công tác tư pháp năm 2018 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2019); 02 nhóm nhiệm vụ chủ yếu thực hiện công tác tư pháp 6 tháng cuối năm 2019 (được nêu tại mục I, Phần thứ hai của Báo cáo số 186/BC-BTP ngày 19/7/2019 của Bộ Tư pháp).

- Chương trình hành động của ngành Tư pháp triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 (ban hành kèm theo Quyết định số 80/QĐ-BTP ngày 15/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp).

- Chương trình, kế hoạch công tác tư pháp năm 2019 của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

b) Nội dung báo cáo

- Những kết quả công việc đã hoàn thành, tỷ lệ phần trăm đạt được so với mục tiêu, chỉ tiêu của cả năm 2019 và so sánh với kết quả năm 2018 (kèm theo số liệu, dẫn chứng cụ thể).

- Những hạn chế, vướng mắc trong công tác; nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc.

- Đề xuất các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm thực hiện công tác tư pháp năm 2020.

- Kiến nghị đối với công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ Tư pháp (nếu có):

(Đề cương Báo cáo tổng kết xin gửi kèm theo Công văn này)

2. Thống kê số liệu

- Thống kê số liệu được thực hiện theo 25 biểu mẫu quy định tại Thông tư số 03/2019/TT-BTP ngày 20/3/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định một số nội dung về hoạt động thống kê của Ngành Tư pháp (chi tiết tại Phụ lục kèm theo Công văn này).

- Tổng hợp danh sách lãnh đạo Sở Tư pháp, tình hình tổ chức, cán bộ của các Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, đội ngũ cán bộ làm công tác Tư pháp - Hộ tịch cấp xã và kết quả thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong công tác tư pháp và công tác cán bộ ngành Tư pháp (theo 05 Biểu thống kê được gửi kèm theo Công văn này).

3. Thời gian, thời hạn và địa chỉ gửi báo cáo, thống kê số liệu

a) Thời gian thống kê số liệu: Số liệu thống kê tính từ ngày 01/01/2019 đến ngày 31/10/2019 (số liệu ước tính trong 02 tháng cuối năm 2019 sẽ do Bộ Tư pháp thực hiện).

b) Thời hạn, địa chỉ gửi báo cáo tổng kết, thống kê số liệu:

Báo cáo tổng kết, biểu mẫu thống kê gửi bằng văn bản điện tử về Bộ Tư pháp qua Hệ thống Văn bản và Điều hành; đồng thời, gửi vào hộp thư: tonghopvpb@moj.gov.vn và thongketuphap@moj.gov.vn) trước ngày 28 tháng 11 năm 2019.

Lưu ý: Việc gửi Báo cáo, biểu mẫu thống kê đảm bảo về chất lượng, hình thức và thời hạn theo đúng yêu cầu của Công văn này là một trong những tiêu chí chấm điểm thi đua để xét, đánh giá, xếp hạng Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2019.

(Mọi chi tiết, xin liên hệ: (1) Về nội dung báo cáo, đồng chí Lê Tuấn Phong, Trưởng Phòng Tổng hợp – Kiểm soát TTHC, Văn phòng Bộ, số điện thoại: 024.62739312/0912288050; (2) Về nội dung thống kê, đồng chí Trần Thị Diệu Thúy, Trưởng Phòng Thống kê, Cục Kế hoạch - Tài chính, số điện thoại: 024.62739546/0978234119)

Trân trọng cảm ơn sự phối hợp của các cơ quan./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để biết);
- Các Sở Tư pháp (để thực hiện);
- Cổng Thông tin điện tử;
- Lưu: VT, VP (TH&KSTTHC), KHTC (TK).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phan Chí Hiếu

 

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO

TỔNG KẾT CÔNG TÁC TƯ PHÁP NĂM 2019 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CÔNG TÁC NĂM 2020

Phần thứ nhất:

TÌNH HÌNH CÔNG TÁC TƯ PHÁP NĂM 2019

I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH

1. Kết quả

- Triển khai các văn bản của cấp trên;

- Kiểm tra, hướng dẫn về công tác chuyên môn, nghiệp vụ.

2. Khó khăn, hạn chế

II. TÌNH HÌNH CÔNG TÁC TRONG CÁC LĨNH VỰC CỤ THỂ

1. Công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa VBQPPL

1.1. Kết quả đạt được (có dẫn chứng, số liệu cụ thể):

- Nêu rõ số lượng, đánh giá về chất lượng công tác xây dựng pháp luật, thẩm định (bao gồm cả việc chuẩn bị hồ sơ thẩm định), góp ý VBQPPL.

- Về kiểm tra VBQPPL: Kết quả tự kiểm tra; kết quả kiểm tra theo thẩm quyền, trong đó nêu rõ số lượng văn bản được kiểm tra? số văn bản trái pháp luật đã được phát hiện? (số văn bản sai nội dung, số văn bản sai thẩm quyền, số văn bản sai cả nội dung và thẩm quyền, số văn bản sai khác). Đánh giá về hậu quả của việc ban hành văn bản trái pháp luật.

Kết quả xử lý văn bản trái pháp luật: số văn bản đã được xử lý, số văn bản chưa được xử lý? Việc xử lý trách nhiệm do ban hành văn bản trái pháp luật.

- Kết quả rà soát thường xuyên, rà soát theo chuyên đề, lĩnh vực; việc công bố văn bản hết hiệu lực.

- Kết quả tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ và bố trí kinh phí, nhân lực cho công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa.

1.2. Khó khăn, hạn chế (có dẫn chứng cụ thể).

2. Công tác quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; hòa giải ở cơ sở

2.1. Kết quả đạt được (có dẫn chứng, số liệu cụ thể):

- Việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về công tác PBGDPL; các văn bản, kế hoạch triển khai, hướng dẫn công tác PBGDPL năm 2019.

- Kết quả triển khai thực hiện Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành; triển khai Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình PBGDPL giai đoạn 2017- 2021 và các Đề án về PBGDPL; triển khai các Chương trình phối hợp về công tác PBGDPL với các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác (nếu có). Việc triển khai thực hiện Quyết định số 471/QĐ-TTg ngày 28/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2019-2021”.

- Kết quả triển khai thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành; kết quả hoạt động của Tổ hòa giải ở cơ sở. Việc triển khai thực hiện Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019 - 2022”.

- Kết quả thực hiện quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.

- Việc xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật, Câu lạc bộ pháp luật và các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở.

- Kinh phí dành cho công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở năm 2019 tại địa phương? (Số lượng cụ thể; nêu kinh phí dành cho công tác PBGDPL ở 3 cấp, kinh phí hỗ trợ công tác hòa giải ở cơ sở)

2.2. Khó khăn, hạn chế (có dẫn chứng cụ thể).

3. Công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính, theo dõi thi hành pháp luật

3.1. Kết quả đạt được (có dẫn chứng, số liệu cụ thể):

- Công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính;

- Công tác theo dõi thi hành pháp luật (việc thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP; kiểm tra về tình hình thi hành pháp luật; các lĩnh vực trọng tâm đã thực hiện...). Tình hình thực hiện “Đề án Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật” giai đoạn năm 2018 – 2022 (theo Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 26/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ).

3.2. Khó khăn, hạn chế (có dẫn chứng cụ thể).

4. Công tác hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, nuôi con nuôi, lý lịch tư pháp, đăng ký giao dịch bảo đảm, bồi thường nhà nước

4.1. Kết quả đạt được (có dẫn chứng, số liệu cụ thể):

- Kết quả việc triển khai thực hiện Luật hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết thi hành, trong đó nhấn mạnh những điểm mới kể từ thời điểm sơ kết 03 năm triển khai thực hiện Luật hộ tịch; việc triển khai các nhiệm vụ của Chương trình hành động quốc gia về đăng ký, thống kê hộ tịch giai đoạn 2017-2024: (1) Đào tạo, bồi dưỡng, kiện toàn đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch (tổng số công chức Tư pháp - hộ tịch, công chức làm công tác hộ tịch cấp huyện đã được bồi dưỡng, cấp chứng chỉ nghiệp vụ hộ tịch theo Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch ban hành kèm theo Quyết định số 2247/QĐ-BTP ngày 25/12/2015 của Bộ Tư pháp; số công chức làm công tác hộ tịch chưa được cấp chứng chỉ; tỷ lệ công chức làm công tác hộ tịch đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định Luật hộ tịch tính đến ngày báo cáo; (2) Nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác thống kê hộ tịch; tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật, tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký và quản lý hộ tịch, thực hiện Đề án cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc; (3) Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo (nếu có).

- Về công tác quốc tịch, đánh giá tình hình giải quyết các việc về quốc tịch; đối với tỉnh có chung đường biên giới với Lào, đánh giá thêm về tình hình triển khai Thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước; đối với những tỉnh có chung đường biên giới với Campuchia, đề nghị đánh giá thêm về tình hình triển khai việc đăng ký khai sinh cho trẻ em có cha mẹ là người di cư tự do từ Campuchia về, việc rà soát, lập hồ sơ đề nghị cấp Thẻ thường trú cho người di cư tự do từ Campuchia về cư trú trên địa bàn.

- Tình hình thi hành Nghị định 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.

- Về công tác nuôi con nuôi: (1) Việc triển khai Nghị định số 24/2019/NĐ-CP ngày 5/3/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi; Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 19/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác giải quyết việc nuôi con nuôi trong tình hình mới; (2) Công tác quản lý nhà nước về nuôi con nuôi; (3) Tình hình đăng ký nuôi con nuôi trong nước (số vụ việc đăng ký nuôi con nuôi bị thu hồi, hủy bỏ; chấm dứt việc nuôi con nuôi; nuôi con nuôi ở khu vực biên giới; con nuôi nhà chùa; việc thay đổi hộ tịch của con nuôi; việc theo dõi tình hình phát triển của trẻ em được cho làm con nuôi); tình hình đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài (số vụ việc đăng ký nuôi con nuôi bị thu hồi, hủy bỏ; công tác lập danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế; số lượng cơ sở nuôi dưỡng tham gia vào công tác nuôi con nuôi; tình hình thực hiện Quy chế phối hợp liên quan tại địa phương trong công tác giải quyết việc nuôi con nuôi).

- Về công tác lý lịch tư pháp (LLTP): (1) Số Phiếu LLTP đã cấp theo thẩm quyền (phiếu số 1, phiếu số 2), tỷ lệ đúng hạn và quá hạn, số liệu cấp Phiếu trực tiếp, qua bưu chính và trực tuyến; (2) Về xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP: số thông tin LLTP tiếp nhận được, số thông tin đã kiểm tra, phân loại; số thông tin đã xử lý, cập nhật vào cơ sở dữ liệu; số thông tin đã cung cấp và số thông tin còn tồn đọng; (3) Đánh giá tình hình triển khai Quy chế phối hợp số 02/QCPHTTLLTPQG-C53 ngày 29/6/2018 giữa Trung tâm LLTP quốc gia (Bộ Tư pháp) và Cục Hồ sơ nghiệp vụ (Bộ Công an) về việc phối hợp tra cứu, xác minh thông tin để cấp Phiếu LLTP.

- Tình hình thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại địa phương.

- Về công tác bồi thường nhà nước: Thực hiện theo Công văn số 4206/BTP-BTNN ngày 25/10/2019 của Bộ Tư pháp về việc phối hợp xây dựng Báo cáo Chính phủ về công tác bồi thường nhà nước năm 2019.

4.2. Khó khăn, hạn chế (có dẫn chứng cụ thể).

5. Quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

5.1. Kết quả đạt được (có dẫn chứng, số liệu cụ thể):

- Tình hình tổ chức và hoạt động của luật sư trong nước, của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam; việc tổ chức đại hội Đoàn luật sư ở địa phương; tình hình tổ chức và hoạt động công chứng; tình hình tổ chức và hoạt động bán đấu giá tài sản; việc triển khai các quy định về Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản; việc triển khai Nghị định hòa giải thương mại; hoạt động quản lý về giám định tư pháp, thừa phát lại, trọng tài thương mại. Việc thực hiện chủ trương xây dựng các “đơn vị đầu tàu” dẫn dắt các hoạt động bổ trợ tư pháp như công chứng, đấu giá tài sản... ở địa phương.

- Kết quả công tác trợ giúp pháp lý: Tình hình thực hiện Luật trợ giúp pháp lý năm 2017 và các văn bản quy định chi tiết thi hành; tình hình triển khai Đề án đổi mới công tác TGPL giai đoạn 2015-2025; đánh giá và có số liệu về số lượt người được TGPL, số vụ việc được TGPL (trong đó có số liệu về vụ việc tham gia tố tụng), chất lượng hoạt động TGPL, công tác phối hợp TGPL trong hoạt động tố tụng.

- Kết quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp: Việc xây dựng, triển khai các văn bản, kế hoạch, chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; tình hình triển khai thực hiện Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

5.2. Khó khăn, hạn chế (có dẫn chứng cụ thể).

6. Công tác pháp luật quốc tế, hợp tác quốc tế về tư pháp và pháp luật

6.1. Kết quả đạt được (có dẫn chứng, số liệu cụ thể):

- Về công tác pháp luật quốc tế: tham gia giải quyết tranh chấp quốc tế (nếu có).

- Công tác hợp tác quốc tế về pháp luật (nếu có). Cung cấp thông tin theo các phụ lục kèm theo về công tác hợp tác quốc tế về pháp luật (nếu có).

6.2. Khó khăn, hạn chế (có dẫn chứng cụ thể).

7. Công tác xây dựng Ngành; đào tạo, bồi dưỡng; nghiên cứu khoa học pháp lý

7.1. Kết quả đạt được (có dẫn chứng, số liệu cụ thể):

- Hoàn thiện thể chế, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ của các cơ quan tư pháp, pháp chế; công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ.

- Kết quả thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong công tác tư pháp và công tác cán bộ Ngành Tư pháp.

- Công tác nghiên cứu khoa học pháp lý.

7.2. Khó khăn, hạn chế (có dẫn chứng cụ thể).

8. Công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng

8.1. Kết quả đạt được (có dẫn chứng, số liệu cụ thể):

Nêu kết quả trong từng lĩnh vực cụ thể.

8.2. Khó khăn, hạn chế (có dẫn chứng cụ thể).

9. Quản lý nhà nước về công tác pháp chế

9.1. Kết quả đạt được (có dẫn chứng, số liệu cụ thể):

Quản lý nhà nước trong công tác pháp chế; tình hình xây dựng, củng cố và kiện toàn tổ chức pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; chất lượng đội ngũ làm công tác pháp chế.

9.2. Khó khăn, hạn chế (có dẫn chứng cụ thể).

10. Công tác ứng dụng công nghệ thông tin; thi đua khen thưởng

10.1. Kết quả đạt được (có dẫn chứng, số liệu cụ thể):

- Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin (bao gồm cả tình hình cập nhập, khai thác và sử dụng văn bản trên cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật theo quy định tại khoản 6, Điều 23, Nghị định số 52/2015/NĐ-CP; trong đó nêu rõ: Số lượng văn bản đã cập nhật lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật/Số lượng văn bản đã ban hành; thực hiện việc trích xuất từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật về Cổng thông tin điện tử của tỉnh/thành phố, việc rà soát văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật).

- Công tác thi đua khen thưởng.

10.2. Khó khăn, hạn chế (có dẫn chứng cụ thể).

III . ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Đánh giá chung về những kết quả nổi bật.

2. Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân.

Phần thứ hai:

PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CÔNG TÁC NĂM 2020

I. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN CÔNG TÁC TƯ PHÁP NĂM 2020

1. Phương hướng, nhiệm vụ công tác tư pháp năm 2020 (nhiệm vụ trên các lĩnh vực công tác cụ thể nêu tại mục II, Phần thứ nhất của Đề cương Báo cáo).

2. Giải pháp chủ yếu (giải pháp chủ yếu công tác tư pháp).

II. KIẾN NGHỊ (nếu có)

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC BIỂU BÁO CÁO THỐNG KÊ NĂM 2019 THUỘC TRÁCH NHIỆM BÁO CÁO CỦA SỞ TƯ PHÁP THEO QUY ĐỊNH TẠI THÔNG TƯ SỐ 03/2019/TT-BTP NGÀY 20/3/2019 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP QUY ĐỊNH MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THỐNG KÊ CỦA NGÀNH TƯ PHÁP
(Kèm theo Công văn số 4301/BTP-VP ngày 31 / 10 /2019 của Bộ Tư pháp)

STT

Ký hiệu biểu

Tên biểu

1.

01c/BTP/VĐC/XDPL

Số VBQPPL được ban hành trên địa bàn tỉnh; Số dự thảo VBQPPL do cơ quan tư pháp trên địa bàn tỉnh thẩm định

2.

02a/BTP/VĐC/XDPL

Văn bản quy phạm pháp luật lồng ghép vấn đề bình đẳng giới

3.

03b/BTP/VĐC/PC

Số tổ chức pháp chế và cán bộ pháp chế tại cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh và tại các doanh nghiệp nhà nước do UBND cấp tỉnh quản lý

4.

04b/BTP/KTrVB/KTTTQ

Kết quả kiểm tra, xử lý văn bản theo thẩm quyền trên địa bàn tỉnh

5.

05c/BTP/KTrVB/RSVB

Số văn bản quy phạm pháp luật đã được rà soát trên địa bàn tỉnh

6.

06b/BTP/BTTP/ĐGTS

Tình hình tổ chức và hoạt động đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh

7.

07b/BTP/BTTP/TTTM

Tình hình tổ chức và hoạt động của tổ chức trọng tài trên địa bàn tỉnh

8.

08b/BTP/BTTP/LSTN

Tình hình tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn tỉnh

9.

09d/BTP/PBGDPL

Tình hình tổ chức và hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh

10.

10c/BTP/PBGDPL/HGCS

Số tổ hòa giải ở cơ sở và hòa giải viên trên địa bàn tỉnh

11.

11d/BTP/PBGDPL/HGCS-TCPL

Kết quả hoạt động của tổ hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh

12.

12b/BTP/BTTP/CC

Tình hình tổ chức và hoạt động của tổ chức công chứng trên địa bàn tỉnh

13.

13c/BTP/HTQTCT/HT

Kết quả đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn trên địa bàn tỉnh

14.

15b/BTP/BTTP/HGTM

Tình hình tổ chức và hoạt động hòa giải thương mại trên địa bàn tỉnh

15.

16b/BTP/BTTP/QLTLTS

Tình hình tổ chức và hoạt động quản lý thanh lý tài sản trên địa bàn tỉnh

16.

17c/BTP/HTQTCT/CT

Kết quả chứng thực của Phòng Tư pháp và UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh

17.

19/BTP/LLTP

Số phiếu LLTP đã cấp

18.

20a/BTP/LLTP

Số lượng thông tin LLTP đã nhận được và xử lý của Sở Tư pháp

19.

21/BTP/LLTP

Số người có LLTP

20.

22c/BTP/CN/TN

Kết quả đăng ký nuôi con nuôi trong nước tại UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh

21.

23b/BTP/ĐKQGGDBĐ

Kết quả đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

22.

24/BTP/TGPL

Số lượt người đã được trợ giúp pháp lý

23.

25/BTP/TGPL

Số vụ việc trợ giúp pháp lý

24.

26/BTP/TGPL

Số tổ chức và số người thực hiện trợ giúp pháp lý

25.

27c/BTP/BTTP/GĐTP

Số vụ việc đã thực hiện giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 4301/BTP-VP về báo cáo kết quả công tác tư pháp năm 2019 và nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2020 do Bộ Tư pháp ban hành

  • Số hiệu: 4301/BTP-VP
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 31/10/2019
  • Nơi ban hành: Bộ Tư pháp
  • Người ký: Phan Chí Hiếu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 31/10/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản