- 1Nghị quyết 26-NQ/TW năm 2003 tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành
- 2Nghị quyết 12/NQ-CP năm 2020 thực hiện Nghị quyết 88/2019/QH14 phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 do Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 1409/QĐ-TTg năm 2020 về kế hoạch triển khai Nghị quyết 120/2020/QH14 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4157/BGTVT-KHĐT | Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2021 |
Kính gửi: | - Tổng cục Đường bộ Việt Nam; |
Trong những năm qua, phong trào xây dựng giao thông nông thôn (GTNT) ở các tỉnh, thành trong toàn quốc đã phát triển mạnh mẽ, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, góp phần vào thành công của Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực GTNT vẫn còn những hạn chế như: Tổ chức bộ máy quản lý GTNT từ Trung ương đến địa phương chưa đồng bộ, chưa có bộ phận chuyên trách theo dõi GTNT; cán bộ phụ trách GTNT cấp huyện/xã còn thiếu và yếu về chuyên môn; chế độ báo cáo định kỳ chưa được thực hiện nghiêm túc.v.v.. Các hạn chế trên cùng với khó khăn về nguồn lực và một số nguyên nhân khách quan khác đã cản trở công cuộc xây dựng GTNT, chất lượng công trình GTNT ở một số nơi chưa đạt yêu cầu, nhanh xuống cấp.
Hệ thống GTNT luôn được coi là tiền đề để phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn vì vậy đóng vai trò rất quan trọng trong thực hiện chiến lược của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn: Giai đoạn 2021-2025, cả nước có 03 chương trình mục tiêu quốc gia đều có dự án thành phần về đầu tư cơ sở hạ tầng, trong đó có GTNT; năm 2022, Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII dự kiến tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhằm xây dựng một Nghị quyết mới mang tầm chiến lược, phù hợp với tình hình mới, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Để hoàn thành các nhiệm vụ được Đảng, Chính phủ giao trong việc thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 và tham gia xây dựng chủ trương, chính sách mới về nông nghiệp, nông dân, nông thôn thì việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực GTNT, khắc phục các hạn chế trong thời gian qua là hết sức cần thiết, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) yêu cầu:
1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN):
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, cập nhật, bổ sung các tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật cho lĩnh vực GTNT; nghiên cứu, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về chính sách đầu tư (huy động các nguồn lực, thủ tục đầu tư); công tác quản lý, khai thác, bảo trì; hạch toán vào tài sản quốc gia. Tổ chức nghiên cứu theo chuyên đề hoặc xây dựng các đề án cho phát triển GTNT (nghiên cứu vật liệu xây dựng, công tác tổ chức quản lý, khai thác; công tác bảo trì, sửa chữa.v..v.).
- Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia “Giảm nghèo - An sinh xã hội bền vững” và “Xây dựng nông thôn mới”: nghiên cứu Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư giai đoạn 2021-2025; các văn bản của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành liên quan để xác định mục tiêu, yêu cầu đối với hệ thống giao thông nói chung và GTNT nói riêng; nghiên cứu các chỉ tiêu, tiêu chí của từng chương trình để xác định số liệu thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành cần theo dõi; yêu cầu các địa phương báo cáo số liệu từ thời điểm thực hiện đến nay để xây dựng cơ sở dữ liệu, tổng hợp phục vụ báo cáo đánh giá kết quả thực hiện hàng năm giai đoạn 2021-2025 và báo cáo tổng kết của từng chương trình.
- Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia “Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi”: thực hiện các yêu cầu như đối với 02 chương trình mục tiêu quốc gia nêu trên. Do đây là chương trình mới, được thực hiện từ năm 2021 và hiện đang ở bước phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi giai đoạn 2021-2030, vì vậy yêu cầu nghiên cứu kỹ các tài liệu: báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu khả thi giai đoạn 2021-2030 và nhiệm vụ Bộ GTVT được giao tại Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 15/02/2020 của Chính phủ về triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Quyết định số 1409/QĐ-TTg ngày 15/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành kế hoạch và triển khai Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; phối hợp với Ủy ban Dân tộc tìm kiếm nguồn vốn từ các nhà tài trợ trong và ngoài nước để tiếp tục thực hiện chương trình xây dựng cầu dân sinh ở khu vực vùng sâu, vùng xa.
- Về công tác tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW: nghiên cứu yêu cầu đối với lĩnh vực giao thông vận tải tại dự thảo Đề cương Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tổng hợp số liệu để có đánh giá, so sánh giữa các giai đoạn; chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng báo cáo của Ban cán sự đảng Bộ GTVT.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025: trên cơ sở yêu cầu của công tác quản lý nhà nước chuyên ngành cũng như của 03 chương trình mục tiêu quốc gia, Tổng cục ĐBVN xây dựng biểu mẫu thu thập số liệu và có văn bản yêu cầu Sở GTVT các Tỉnh/TP trực thuộc Trung ương định kỳ báo cáo; chủ động tổng hợp số liệu và xây dựng báo cáo hàng năm, báo cáo tổng kết 05 năm của Bộ GTVT về kết quả thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia, Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW.
2. Các đơn vị tham mưu trực thuộc Bộ: trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, tham mưu Lãnh đạo Bộ trong việc tăng cường công tác quản lý nhà nước lĩnh vực GTNT; phối hợp với Tổng cục ĐBVN thực hiện các nhiệm vụ được Bộ giao.
3. Sở GTVT các Tỉnh/TP trực thuộc Trung ương: thực hiện nghiêm chế độ báo cáo định kỳ theo yêu cầu của Bộ GTVT/Tổng cục ĐBVN; tham mưu UBND Tỉnh trong việc xây dựng quy hoạch mạng lưới đường giao thông trên địa bàn phù hợp với các quy hoạch chuyên ngành quốc gia, tạo sự liên thông, liên kết; tăng cường công tác hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc đầu tư xây dựng, khai thác, bảo trì công trình GTNT trên địa bàn các huyện, xã, thôn, bản trong quá trình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Đề nghị UBND các Tỉnh/TP trực thuộc Trung ương phối hợp chặt chẽ với Bộ GTVT trong việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực giao thông vận tải nói chung, GTNT nói riêng và thực hiện các dự án do Bộ GTVT làm chủ quản trên địa bàn; đôn đốc các Sở GTVT thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ theo yêu cầu của Bộ GTVT/Tổng cục ĐBVN.
Yêu cầu Tổng cục ĐBVN và các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc cần báo cáo Bộ GTVT để xem xét, xử lý kịp thời./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Thông tư 32/2014/TT-BGTVT hướng dẫn về quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Quyết định 4927/QĐ-BGTVT năm 2014 hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Quyết định 4251/QĐ-BGTVT năm 2015 phê duyệt Đề án “Tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông nông thôn đến năm 2020” do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Thông báo 76/TB-VPCP năm 2022 về kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh tại cuộc họp về tiến độ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Nghị quyết 26-NQ/TW năm 2003 tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành
- 2Thông tư 32/2014/TT-BGTVT hướng dẫn về quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Quyết định 4927/QĐ-BGTVT năm 2014 hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Quyết định 4251/QĐ-BGTVT năm 2015 phê duyệt Đề án “Tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông nông thôn đến năm 2020” do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5Nghị quyết 12/NQ-CP năm 2020 thực hiện Nghị quyết 88/2019/QH14 phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 do Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 1409/QĐ-TTg năm 2020 về kế hoạch triển khai Nghị quyết 120/2020/QH14 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Thông báo 76/TB-VPCP năm 2022 về kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh tại cuộc họp về tiến độ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 do Văn phòng Chính phủ ban hành
Công văn 4157/BGTVT-KHĐT năm 2021 về tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông nông thôn góp phần thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 và tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 4157/BGTVT-KHĐT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 12/05/2021
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: Lê Anh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/05/2021
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết