Hệ thống pháp luật

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3969/BGDĐT-GDTH
V/v hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học năm học 2021-2022 ứng phó với dịch Covid-19

Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2021

 

Kính gửi:

- Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh/thành phố;
- Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ tỉnh Bạc Liêu.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 03/9/2021 về đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng giáo dục, đào tạo, ứng phó với dịch Covid-19, để giúp các cơ sở giáo dục chủ động, linh hoạt xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường1 phù hợp với tình hình dịch bệnh tại địa phương, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học năm học 2021-2022 như sau:

1. Đối với lớp 1, lớp 2

Nghiên cứu chương trình môn học, các mạch nội dung, kiến thức, chủ đề học tập và nội dung trong sách giáo khoa để xây dựng các chủ đề dạy học trên cơ sở tích hợp một số nội dung và yêu cầu cần đạt; ưu tiên tổ chức dạy học các nội dung hình thành kiến thức mới, các môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc; thực hiện sắp xếp các chủ đề học tập phù hợp với hình thức tổ chức dạy học trực tuyến hoặc có thể hướng dẫn cho học sinh tự học với sự hỗ trợ của phụ huynh; bố trí thời gian thực hiện chương trình đảm bảo tính khoa học, sư phạm, phù hợp với từng hình thức dạy học và không gây áp lực đối với học sinh; đảm bảo cuối năm học đạt được yêu cầu cần đạt theo quy định của chương trình.

Trong quá trình triển khai thực hiện, các cơ sở giáo dục căn cứ vào nội dung tại Phụ lục 1 để xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, kế hoạch các môn học phù hợp với tình hình thực tế, thuận lợi cho quá trình thực hiện và đảm bảo khoa học, hiệu quả.

2. Đối với lớp 3, lớp 4, lớp 5

Tổ chức rà soát lại nội dung chương trình, sách giáo khoa, mức độ cần đạt của từng khối lớp đối với các môn học bắt buộc để điều chỉnh kế hoạch dạy học phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương, nhất là ở những địa bàn dịch Covid-19 diễn biến phức tạp; thực hiện tinh giản nội dung để tập trung giúp học sinh hoàn thành các nội dung cốt lõi theo hướng: tinh giản mức độ yêu cầu về kiến thức, kĩ năng đối với từng môn học; tinh giản nội dung cy trong sách giáo khoa vượt quá mức độ cần đạt về chuẩn kiến thức kĩ năng ở từng lớp; tinh giản những nội dung trùng lặp trong môn học và giữa các môn học; tích hợp một số nội dung trong môn học và giữa các môn học thành các chủ đề học tập để tiết kiệm thời gian nhưng vẫn đảm bảo quy định của chương trình.

Trong quá trình triển khai thực hiện, các cơ sở giáo dục căn cứ vào nội dung tại Phụ lục 2 để xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, kế hoạch các môn học phù hợp với tình hình thực tế, thuận lợi cho quá trình thực hiện và đảm bảo khoa học, hiệu quả.

2. Tổ chức thực hiện

a) Sở GDĐT trên cơ sở hướng dẫn tại công văn này, chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện, bảo đảm hoàn thành Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; tăng cường hình thức dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình và các hình thức dạy học khác phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

b) Phòng GDĐT chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục tiểu học trên địa bàn thực hiện nghiêm túc hướng dẫn này và các chỉ đạo của Sở; kịp thời phát hiện khó khăn và có các biện pháp hỗ trợ phù hợp giúp các cơ sở giáo dục triển khai thực hiện hiệu quả.

c) Cơ sở giáo dục tiểu học chủ động xây dựng, tổ chức thực hiện và điều chỉnh kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2021-2022 đảm bảo khoa học, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của nhà trường. Khi tình hình hình dịch bệnh được kiểm soát cần tập trung thời gian dạy học trực tiếp để tổ chức ôn tập, bổ sung các nội dung kiến thức cần thiết cho học sinh trước khi thực hiện dạy học nội dung mới và kiểm tra đánh giá theo quy định.

Các cơ sở giáo dục tiểu học không tổ chức kiểm tra, đánh giá các nội dung, yêu cầu đã được tinh giản; các bài không dạy hoặc đã chuyển thành đọc thêm, tự học.

Bộ GDĐT yêu cầu các Sở GDĐT chỉ đạo Phòng GDĐT và các cơ sở giáo dục tiểu học triển khai thực hiện đầy đủ, nghiêm túc hướng dẫn này trong năm học 2021-2022; trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu cy vướng mắc, đề nghị các Sở GDĐT báo cáo về Bộ GDĐT (qua Vụ Giáo dục Tiểu học) bằng văn bản và qua email: vugdth@moet.gov.vn.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng (để p/h chỉ đạo);
- Các Cục, Vụ, Viện KHGDVN;
- Lưu: VT, Vụ GDTH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Hữu Độ

 

PHỤ LỤC 1.

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NỘI DUNG DẠY HỌC ĐỐI VỚI LỚP 1 VÀ LỚP 2
(Kèm theo Công văn số    /BGDĐT-GDTH ngày    tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ GDĐT)

MÔN TIẾNG VIỆT

LỚP 1

TT

Chương trình môn học

Hướng dẫn thực hiện nội dung dạy học trong điều kiện ứng phó với dịch Covid-19

Ghi chú

Chủ đề/ Mạch nội dung

Yêu cầu cần đạt

1

ĐỌC

 

 

Căn cứ vào trình độ HS, GV chủ động phân phối nội dung, thời lượng dạy học môn Tiếng Việt, đảm bảo HS đạt được các yêu cầu cần đạt môn Tiếng Việt lớp 1 một cách chắc chắn, không để tình trạng HS không biết đọc, không biết viết tiếng Việt khi lên lớp 2.

Kĩ thuật đọc

Nhận biết được bìa sách và tên sách

GV tích hợp vào hoạt động giới thiệu các bài học.

2

VIẾT

 

 

Kĩ thuật viết

Viết đúng chữ viết thường, chữ số (từ 0 đến 9)

GV hướng dẫn kĩ quy trình viết chữ với các hình thức đa dạng, phong phú để HS ghi nhớ cách viết, phối hợp với phụ huynh HS để hỗ trợ HS luyện viết.

Biết viết chữ hoa

GV hướng dẫn HS tô chữ hoa, phối hợp với phụ huynh HS để hỗ trợ HS tô chữ hoa.

Viết đúng chính tả đoạn thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 30 - 35 chữ theo các hình thức nhìn - viết (tập chép), nghe - viết.

Đối với loại bài chính tả nghe - viết, GV có thể phối hợp với phụ huynh HS để hỗ trợ HS luyện viết chính tả.

3

NÓI VÀ NGHE

 

 

Nói

- Nói rõ ràng, thành câu. Biết nhìn và người nghe khi nói.

- Đặt được câu hỏi đơn giản và trả lời đúng vào nội dung câu hỏi.

- Nói và đáp lại được lời chào hỏi, xin phép, cảm ơn, xin lỗi phù hợp với đối tượng người nghe.

GV tích hợp rèn luyện cho HS thông qua các hoạt động học tập để dành thời gian cho việc luyện tập kĩ năng đọc, viết.

Nghe

- Có thói quen và thái độ chú ý nghe người khác nói (nhìn vào người nói, có tư thế nghe phù hợp). Đặt một vài câu hỏi để hỏi lại những điều chưa rõ.

- Nghe hiểu các thông báo, hướng dẫn, yêu cầu, nội quy trong lớp học.

GV tích hợp rèn luyện cho HS thông qua các hoạt động học tập để dành thời gian cho việc luyện tập kĩ năng đọc, viết.

Nói nghe tương tác

- Biết đưa tay xin phát biểu, chờ đến lượt được phát biểu.

- Biết trao đổi trong nhóm để chia sẻ những ý nghĩ và thông tin đơn giản.

GV tích hợp rèn luyện cho HS thông qua các hoạt động học tập để dành thời gian cho việc luyện tập kĩ năng đọc, viết.

 

LỚP 2

TT

Chương trình môn học

Hướng dẫn thực hiện nội dung dạy học trong điều kiện ứng phó với dịch Covid-19

Ghi chú

Chủ đề/ Mạch nội dung

Yêu cầu cần đạt

1

VIẾT

 

 

 

Kĩ thuật viết

Viết đúng chữ viết hoa.

GV cần hướng dẫn kĩ quy trình viết chữ với các hình thức đa dạng, phong phú để HS ghi nhớ cách viết, phối hợp với phụ huynh HS để hỗ trợ HS luyện viết chữ hoa theo mẫu.

 

Viết đoạn văn ngắn

Quy trình viết

- Xác định được nội dung bằng cách trả lời câu hỏi: “Viết về cái gì?”; viết nháp; dựa vào hỗ trợ của giáo viên, chỉnh sửa được lỗi dấu kết thúc câu, cách viết hoa, cách dùng từ ngữ.

GV tích hợp vào các hoạt động hướng dẫn HS thực hành viết 4 -5 câu theo các chủ đề.

 

Thực hành viết

- Viết được 4 - 5 câu thuật lại một sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia dựa vào gợi ý.

- Viết được 4 - 5 câu tả một đồ vật gần gũi, quen thuộc dựa vào gợi ý.

- Viết được 4 - 5 câu nói về tình cảm của mình đối với người thân hoặc sự việc dựa vào gợi ý.

- Viết được 4 - 5 câu giới thiệu về một đồ vật quen thuộc dựa vào gợi ý.

- Biết đặt tên cho một bức tranh.

- Biết viết thời gian biểu, bưu thiếp, tin nhắn, lời cảm ơn, lời xin lỗi.

GV lựa chọn một số yêu cầu viết đoạn văn có cùng chủ đề để chuyển thành yêu cầu nói.

 

2

NÓI VÀ NGHE

 

 

 

Nói

- Nói rõ ràng, có thói quen nhìn vào người nghe.

GV tích hợp vào các hoạt động học tập.

 

- Kể được một câu chuyện đơn giản (có hình ảnh) đã đọc, nghe, xem.

GV tập trung vào yêu cầu cần đạt sau: kể một đoạn trong câu chuyện đơn giản (có hình ảnh) đã đọc, nghe, xem.

 

- Nói ngắn gọn về một câu chuyện hoặc bài thơ đã đọc theo lựa chọn của cá nhân (tên văn bản, nội dung văn bản, nhân vật yêu thích).

GV tích hợp vào hoạt động đọc mở rộng; chỉ yêu cầu HS nói được tên truyện, nêu được nhân vật yêu thích, đọc lại được câu thơ hoặc nêu được hình ảnh yêu thích trong bài thơ.

 

Nghe

Có thói quen và thái độ chú ý nghe người khác nói. Đặt được câu hỏi về những gì chưa rõ khi nghe.

GV tích hợp vào các hoạt động học tập.

 

Nghe một bài thơ hoặc bài hát, dựa vào gợi ý, nói một vài câu nêu cảm nhận của mình về bài thơ hoặc bài hát đó.

GV hướng dẫn HS thực hiện hoạt động ở nhà với sự giúp đỡ của phụ huynh.

 

Nói nghe tương tác

- Biết trao đổi trong nhóm về các nhân vật trong một câu chuyện dựa vào gợi ý.

GV tích hợp vào hoạt động dạy đọc, kể chuyện.

 

- Biết trao đổi trong nhóm về một vấn đề: chú ý lắng nghe người khác, đóng góp ý kiến của mình, không nói chen ngang khi người khác đang nói.

GV tích hợp vào các hoạt động học tập.

 

 

MÔN TOÁN

LỚP 1

TT

Chương trình môn học

Hướng dẫn thực hiện nội dung dạy học trong điều kiện ứng phó với dịch Covid-19

Ghi chú

Chủ đề/ Mạch nội dung

Yêu cầu cần đạt

A.

SỐ VÀ PHÉP TÍNH

1.

Các số trong phạm vi 10; phạm vi 20; phạm vi 100

- Đếm, đọc, viết được các số trong phạm vi 10; phạm vi 20; phạm vi 100.

- Nhận biết được chục và đơn vị, số tròn chục.

GV tập trung hướng dẫn HS các nội dung sau:

a) Đếm, đọc, viết được các số trong phạm vi 10, trong đó:

- Đếm được từ 1 đến 10.

- Nhận biết được các số từ 0 đến 10.

- Nhận biết cách viết các chữ số từ 0 đến 9 (có sự hỗ trợ của cha mẹ HS và trong khi học môn Tiếng Việt).

b) Đếm, đọc, viết được các số trong phạm vi 100.

c) Nhận biết được chục và đơn vị trong cách viết các số có hai chữ số.

 

 

- Nhận biết được cách so sánh, xếp thứ tự các số trong phạm vi 100 (ở các nhóm có không quá 4 số).

GV tập trung hướng dẫn HS các nội dung sau:

a) So sánh trực tiếp được hai số trong phạm vi 10; trong phạm vi 100.

b) Xếp thứ tự các số trong phạm vi 100 (ở các nhóm có không quá 4 số) trong trường hợp đơn giản.

c) Làm quen với cách so sánh, xếp thứ tự các số (Hướng dẫn HS thực hiện các bài tập, ví dụ đơn giản; tinh giản các bài tập khó, bài tập yêu cầu kĩ năng tổng hợp).

 

2.

Phép cộng, phép trừ

- Nhận biết được ý nghĩa của phép cộng, phép trừ.

- Thực hiện được phép cộng, phép trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 100.

- Thực hiện được tính nhẩm.

- Làm quen với việc thực hiện tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ.

GV tập trung hướng dẫn HS các nội dung sau:

a) Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số trong phạm vi 10, trong đó sử dụng được các Bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 10.

b) Thực hiện được phép cộng, phép trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 100 bằng cách đặt tính (tính theo cột dọc)

c) Thực hiện được việc cộng, trừ nhẩm các số tròn chục.

d) Làm quen với việc thực hiện tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng, hoặc có hai dấu phép tính trừ (theo thứ tự từ trái sang phải).

đ) Làm quen với cách tính cộng, tính trừ (Hướng dẫn HS thực hiện các bài tập, ví dụ đơn giản; tinh giản các bài tập khó, bài tập yêu cầu kĩ năng tổng hợp).

 

3.

Thực hành giải quyết vấn đề liên quan đến các phép tính cộng, trừ

Nhận biết và viết được phép tính (cộng, trừ) phù hợp với câu trả lời của bài toán có lời văn và tính được kết quả đúng.

GV chủ động sắp xếp kế hoạch thời gian để đưa vào nội dung “Bài toán có lời văn” chỉ khi HS đã đủ vốn kiến thức Tiếng Việt để đọc hiểu bài toán. Chỉ yêu cầu HS nói được phép tính phù hợp, không yêu cầu HS viết câu trả lời.

 

B.

HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG

1.

Hình học

Nhận dạng được hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật, khối lập phương, khối hộp chữ nhật thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật.

GV tập trung hướng dẫn HS các nội dung sau:

a) Nhận dạng (thông qua đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật) và gọi đúng tên hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật, khối lập phương, khối hộp chữ nhật (không giới thiệu thêm cho HS về các đặc điểm của hình như cạnh, góc, mặt, đỉnh,…).

b) Làm quen với cách nhận dạng hình (Hướng dẫn HS thực hiện các bài tập, ví dụ đơn giản; tinh giản các bài tập khó, bài tập yêu cầu kĩ năng tổng hợp).

 

2.

Đo lường

Thực hành được việc đo một số đại lượng.

GV tinh giản những bài tập khó và những bài tập yêu cầu kĩ năng tổng hợp, tập trung hướng dẫn HS các nội dung sau:

a) Nhận biết được đơn vị đo độ dài cm (xăng-ti- mét) và thực hành đo độ dài bằng đơn vị cm.

b) Nhận biết được mỗi tuần lễ có 7 ngày và tên gọi, thứ tự các ngày trong tuần lễ. Thực hành xem lịch (loại lịch bóc hàng ngày).

c) Thực hành xem giờ đúng trên mặt đồng hồ.

 

C.

HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM

 

 

- Thực hành ứng dụng kiến thức toán học đã học vào thực tiễn.

- Tham gia một số hoạt động liên quan đến ôn tập, củng cố kiến thức cơ bản.

- Tích hợp trong phần vận dụng kiến thức vào thực tiễn sau mỗi bài học.

- Hướng dẫn HS thực hiện một số hoạt động thực hành trải nghiệm ở nhà với sự giúp đỡ của cha mẹ học sinh.

 

 

LỚP 2

TT

Chương trình môn học

Hướng dẫn thực hiện nội dung dạy học trong điều kiện ứng phó với dịch Covid-19

Ghi chú

Chủ đề/ Mạch nội dung

Yêu cầu cần đạt

A.

SỐ VÀ PHÉP TÍNH

1.

Số và cấu tạo thập phân của một số

- Đếm, đọc, viết được các số trong phạm vi 1000.

- Nhận biết được số tròn trăm.

- Nhận biết được số liền trước, số liền sau của một số.

- Thực hiện được việc viết số thành tổng của trăm, chục, đơn vị.

- Nhận biết được tia số và viết được số thích hợp trên tia số.

GV tập trung hướng dẫn HS các nội dung sau:

- Đọc, viết được các số trong phạm vi 1000.

- Nhận biết được trăm, chục và đơn vị trong cách viết các số có ba chữ số.

- Thực hiện được việc viết số thành tổng của trăm, chục, đơn vị

- Nhận biết được số liền trước, số liền sau của một số.

 

2.

So sánh các số

- Nhận biết được cách so sánh hai số trong phạm vi 1000.

- Xác định được số lớn nhất hoặc số bé nhất trong một nhóm có không quá 4 số (trong phạm vi 1000).

- Thực hiện được việc sắp xếp các số theo thứ tự (từ bé đến lớn hoặc ngược lại) trong một nhóm có không quá 4 số (trong phạm vi 1000).

GV tập trung hướng dẫn HS các nội dung sau:

a) So sánh trực tiếp được hai số trong phạm trong phạm vi 1000.

b) Xếp thứ tự các số trong phạm vi 1000 (ở các nhóm có không quá 4 số) trong trường hợp đơn giản.

c) Làm quen với cách so sánh, xếp thứ tự các số (Hướng dẫn HS thực hiện các bài tập, ví dụ đơn giản; tinh giản các bài tập khó, bài tập yêu cầu kĩ năng tổng hợp).

 

3.

Phép cộng, phép trừ

- Nhận biết được các thành phần của phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia

- Thực hiện được phép cộng, phép trừ (không nhớ, có nhớ không quá một lượt) các số trong phạm vi 1000.

- Thực hiện được việc tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ (theo thứ tự từ trái sang phải).

- Thực hiện được tính nhẩm.

GV tinh giản các bài tập khó và những bài tập yêu cầu kĩ năng tổng hợp, tập trung hướng dẫn HS các nội dung sau:

a) Thực hiện được phép cộng, phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20.

Sử dụng được các Bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 20.

b) Thực hiện được phép cộng, phép trừ (không nhớ, có nhớ không quá một lượt) các số trong phạm vi 100, phạm vi 1000 bằng cách đặt tính (tính theo cột dọc)

c) Thực hiện được việc cộng, trừ nhẩm các số tròn chục, tròn trăm trong phạm vi 1000.

d) Thực hiện được tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ (theo thứ tự từ trái sang phải).

 

4.

Phép nhân, phép chia

- Nhận biết được ý nghĩa của phép nhân, phép chia.

- Nhận biết được các thành phần của phép nhân, phép chia.

- Vận dụng được bảng nhân 2 và bảng nhân 5 trong thực hành tính.

- Vận dụng được bảng chia 2 và bảng chia 5 trong thực hành tính.

GV tập trung hướng dẫn HS các nội dung sau:

a) Vận dụng được bảng nhân 2 và bảng nhân 5, bảng chia 2 và bảng chia 5 trong thực hành tính.

b) Hiểu ý nghĩa phép nhân, phép chia; biết vận dụng bảng nhân, chia đã học vào thực hành tính (Hướng dẫn HS thực hiện các bài tập, ví dụ đơn giản; tinh giản các bài tập khó, bài tập yêu cầu kĩ năng tổng hợp).

 

5.

Thực hành giải quyết vấn đề liên quan đến các phép tính cộng, trừ

- Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải các bài toán có một bước tính (trong phạm vi các số và phép tính đã học) liên quan đến ý nghĩa thực tế của phép tính (ví dụ: bài toán về thêm, bớt một số đơn vị; bài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị).

GV tập trung hướng dẫn HS các nội dung sau:

a) Giải các bài toán có một bước tính liên quan đến thêm, bớt một số đơn vị; nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị.

b) Không làm các bài toán khó, bài toán không thuộc 4 dạng nêu trên.

 

B.

HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG

1.

Hình học

- Nhận biết được hình dạng của một số hình phẳng và hình khối đơn giản.

- Thực hành được đo, vẽ, lắp ghép, tạo hình gắn với một số hình phẳng và hình khối đã học.

GV tập trung hướng dẫn HS các nội dung sau:

a) Nhận biết được điểm, đoạn thẳng, đường cong, đường thẳng, đường gấp khúc, ba điểm thẳng hàng thông qua hình ảnh trực quan.

Nhận dạng được hình tứ giác, khối trụ, khối cầu thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật.

Thực hiện được việc vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.

Không giới thiệu thêm cho HS về các đặc điểm của hình như cạnh, góc, mặt, đỉnh,….

b) Làm quen với cách nhận dạng hình (Hướng dẫn HS thực hiện các bài tập, ví dụ đơn giản; tinh giản các bài tập khó, bài tập yêu cầu kĩ năng tổng hợp).

 

2.

Đo lường

Thực hành được việc đo một số đại lượng.

GV tinh giản những bài tập khó và những bài tập yêu cầu kĩ năng tổng hợp, tập trung hướng dẫn HS các nội dung sau:

a) Nhận biết được đơn vị đo khối lượng: kg (ki- lô-gam); đơn vị đo dung tích: l (lít); các đơn vị đo độ dài: dm (đề-xi-mét), m (mét), km (ki-lô- mét). Đọc, viết được các số đo khối lượng trong phạm vi 1000kg.

Thực hành cân, đo độ dài, đo dung tích và thực hành tính toán với các số đo trong các trường hợp đơn giản.

b) Nhận biết được một ngày có 24 giờ; một giờ có 60 phút. Đọc được giờ trên đồng hồ khi kim phút chỉ số 3, số 6.

Nhận biết được số ngày trong tháng, ngày trong tháng (ví dụ: tháng Ba có 31 ngày; sinh nhật Bác Hồ là ngày 19 tháng 5).

c) Nhận biết được tiền Việt Nam thông qua hình ảnh một số tờ tiền.

d)Tính được độ dài đường gấp khúc khi biết độ dài các cạnh.

 

C.

MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT

1.

Một số yếu tố thống kê

- Làm quen với việc thu thập, phân loại, kiểm đếm các đối tượng thống kê (trong một số tình huống đơn giản).

- Đọc và mô tả được các số liệu ở dạng biểu đồ tranh.

- Nêu được một số nhận xét đơn giản từ biểu đồ tranh.

GV tập trung hướng dẫn HS các nội dung sau:

a) Làm quen với việc thu thập, phân loại, kiểm đếm các đối tượng thống kê (trong một số tình huống đơn giản với sự giúp đỡ của cha mẹ học sinh).

b) Đọc và mô tả được các số liệu ở dạng biểu đồ tranh. Nêu được một số nhận xét đơn giản từ biểu đồ tranh.

 

2.

Một số yếu tố xác suất

Làm quen với việc mô tả những hiện tượng liên quan tới các thuật ngữ: có thể, chắc chắn, không thể, thông qua một vài thí nghiệm, trò chơi, hoặc xuất phát từ thực tiễn.

GV hướng dẫn HS làm quen với việc mô tả những hiện tượng liên quan tới các thuật ngữ: có thể, chắc chắn, không thể, thông qua một vài trò chơi đơn giản như lấy bóng, tập tầm vông với sự giúp đỡ của cha mẹ học sinh.

 

D.

HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM

 

 

- Thực hành ứng dụng kiến thức toán học đã học vào thực tiễn.

- Tham gia một số hoạt động liên quan đến ôn tập, củng cố kiến thức cơ bản.

- Tích hợp trong phần vận dụng kiến thức vào thực tiễn sau mỗi bài học.

- Hướng dẫn HS thực hiện một số hoạt động thực hành trải nghiệm ở nhà với sự giúp đỡ của cha mẹ học sinh.

 

 

MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

LỚP 1

TT

Chương trình môn học

Hướng dẫn thực hiện nội dung dạy học trong điều kiện ứng phó với dịch Covid-19

Ghi chú

Chủ đề/ Mạch nội dung

Yêu cầu cần đạt

1

GIA ĐÌNH

 

 

Thành viên và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình

- Giới thiệu được bản thân và các thành viên trong gia đình.

Chú trọng tổ chức các hoạt động để HS tự thực hiện với sự hỗ trợ của cha mẹ

Phối hợp với gia đình hướng dẫn HS thực hành yêu cầu cần đạt của chủ đề này

- Nêu được ví dụ về bản thân và các thành viên trong gia đình làm công việc nhà và chia sẻ thời gian nghỉ ngơi, vui chơi cùng nhau.

- Thể hiện được tình cảm và cách ứng xử phù hợp với các thành viên trong gia đình.

Thực hiện yêu cầu cần đạt này trong hoạt động vận dụng ở gia đình

Nhà ở, đồ dùng trong nhà; sử dụng an toàn một số đồ dùng trong nhà

- Nêu được địa chỉ nơi gia đình đang ở.

 

- Nêu được một số đặc điểm của ngôi nhà hoặc căn hộ nơi gia đình đang ở, các phòng trong ngôi nhà hoặc căn hộ và một số đặc điểm xung quanh nơi ở.

Tập trung vào yêu cầu cần đạt sau: nêu được một số đặc điểm của ngôi nhà hoặc căn hộ nơi gia đình đang ở, các phòng trong ngôi nhà hoặc căn hộ

- Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về một số đồ dùng, thiết bị trong gia đình.

 

- Chỉ ra hoặc nêu được tên đồ dùng, thiết bị trong nhà nếu sử dụng không cẩn thận có thể làm bản thân hoặc người khác gặp nguy hiểm.

 

- Nêu được cách sử dụng an toàn một số đồ dùng trong gia đình và lựa chọn được cách xử lí tình huống khi bản thân hoặc người nhà có nguy cơ bị thương hoặc đã bị thương do sử dụng một số đồ dùng không cẩn thận

Tập trung vào yêu cầu cần đạt sau: lựa chọn được cách xử lí tình huống khi bản thân hoặc người nhà có nguy cơ bị thương hoặc đã bị thương do sử dụng một số đồ dùng không cẩn thận

Sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp

- Nêu được sự cần thiết phải sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.

Lưu ý đến yêu cầu cần đạt sau: làm được một số việc phù hợp để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp nhằm phòng tránh Covid-19

- Làm được một số việc phù hợp để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp

2

TRƯỜNG HỌC

 

 

Cơ sở vật chất của lớp học và trường học

- Nói được tên trường, địa chỉ của trường, tên lớp học.

 

Linh hoạt thay đổi KHDH môn học để tổ chức dạy học chủ đề này tại nhà trường

- Xác định được vị trí của lớp học, các phòng chức năng, một số khu vực khác của nhà trường như sân chơi, bãi tập, vườn trường, khu vệ sinh,...

Không thực hiện yêu cầu cần đạt này nếu học trực tuyến

- Kể được tên một số đồ dùng, thiết bị có trong lớp học.

 

- Thực hiện được việc giữ gìn và sử dụng cẩn thận, đúng cách các đồ dùng, thiết bị của lớp học và trường học.

Không thực hiện yêu cầu cần đạt này nếu học trực tuyến

Các thành viên và nhiệm vụ của một số thành viên trong lớp học, trường học

- Xác định được các thành viên trong lớp học, trường học và nhiệm vụ của một số thành viên.

 

- Thể hiện được tình cảm và cách ứng xử phù hợp với bạn bè, giáo viên và các thành viên khác trong nhà trường.

 

Hoạt động chính của học sinh ở lớp học và trường học

- Kể được tên các hoạt động chính trong lớp học và trường học; nêu được cảm nhận của bản thân khi tham gia các hoạt động đó.

Tập trung vào những hoạt động học sinh đã được trải nghiệm ở lớp học và trường học.

An toàn khi vui chơi ở trường và giữ lớp học sạch đẹp

- Nói được về hoạt động vui chơi trong giờ nghỉ; biết lựa chọn và chơi những trò chơi an toàn.

 

- Làm được những việc phù hợp để giữ lớp học sạch đẹp.

Không thực hiện yêu cầu cần đạt này nếu dạy học trực tuyến

 

3

CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG

 

 

Quang cảnh làng xóm, đường phố

- Giới thiệu được một cách đơn giản về quang cảnh làng xóm, đường phố qua quan sát thực tế cuộc sống hằng ngày và tranh ảnh hoặc video.

Hướng dẫn HS thực hành những yêu cầu cần đạt này cùng với gia đình

 

- Bày tỏ được sự gắn bó, tình cảm của bản thân với làng xóm hoặc khu phố của mình.

Một số hoạt động của người dân trong cộng đồng

- Nêu được một số công việc của người dân trong cộng đồng và đóng góp của công việc đó cho xã hội qua quan sát cuộc sống hằng ngày và tranh ảnh hoặc video.

Lưu ý đến liên hệ thực tế hoạt động của bản thân, gia đình, cộng đồng đang thực hiện phòng chống dịch Covid-19

- Nhận biết được bất kì công việc nào đem lại lợi ích cho cộng đồng đều đáng quý.

- Nêu được một số việc học sinh có thể làm để đóng góp cho cộng đồng địa phương.

- Giới thiệu được tên, thời gian diễn ra một lễ hội truyền thống có sự tham gia của học sinh, gia đình và người dân ở cộng đồng.

Tập trung vào những hoạt động học sinh đã được trải nghiệm

- Kể được một số công việc của các thành viên trong gia đình và người dân cho lễ hội đó.

- Nêu được cảm xúc khi tham gia lễ hội đó.

An toàn trên đường

- Nhận biết được một số tình huống nguy hiểm, các rủi ro có thể xảy ra trên đường và nêu được cách phòng tránh thông qua quan sát thực tế cuộc sống hằng ngày và tranh ảnh hoặc video.

 

- Nói được tên và ý nghĩa của một số biển báo và đèn hiệu giao thông.

 

- Thực hành đi bộ qua đường theo sơ đồ: đoạn đường không có đèn tín hiệu giao thông; đoạn đường có đèn tín hiệu giao thông.

Không thực hiện yêu cầu cần đạt này nếu dạy học trực tuyến

4

THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

 

 

Thực vật và động vật xung quanh

- Nêu tên và đặt được câu hỏi để tìm hiểu về một số đặc điểm bên ngoài nổi bật của cây và con vật thường gặp.

 

 

- Vẽ hoặc sử dụng được sơ đồ có sẵn để chỉ và nói (hoặc viết) được tên các bộ phận bên ngoài của một số cây và con vật.

 

- Phân biệt được một số cây theo nhu cầu sử dụng của con người (cây bóng mát, cây ăn quả, cây hoa,...).

Thực hiện yêu cầu cần đạt này trong hoạt động vận dụng ở gia đình

- Phân biệt được một số con vật theo ích lợi hoặc tác hại của chúng đối với con người.

Chăm sóc và bảo vệ cây trồng và vật nuôi

- Nêu được việc làm phù hợp để chăm sóc, bảo vệ cây trồng và vật nuôi.

 

- Làm được một số việc phù hợp để chăm sóc, bảo vệ cây trồng ở trường hoặc ở nhà và đối xử tốt với vật nuôi.

Không thực hiện yêu cầu cần đạt sau nếu dạy học trực tuyến: làm được một số việc phù hợp để chăm sóc, bảo vệ cây trồng ở trường

- Có ý thức giữ an toàn cho bản thân khi tiếp xúc với một số cây, con vật và chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện.

Lưu ý tránh tiếp xúc với động vật để phòng lây nhiễm Covid-19

5

CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

 

 

Các bộ phận bên ngoài và giác quan của cơ thể

- Xác định được tên, hoạt động các bộ phận bên ngoài của cơ thể; phân biệt được con trai và con gái

 

 

- Nêu được tên, chức năng của các giác quan.

 

- Giải thích được ở mức độ đơn giản tại sao cần phải bảo vệ các giác quan.

 

- Thực hiện được việc làm để bảo vệ các giác quan trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt biết cách phòng tránh cận thị học đường.

Phối hợp với gia đình hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu cần đạt này ở nhà

Giữ cho cơ thể khoẻ mạnh và an toàn

- Nêu được những việc cần làm để giữ vệ sinh cơ thể và ích lợi của việc làm đó; thực hiện đúng các quy tắc giữ vệ sinh cơ thể; tự đánh giá được việc thực hiện giữ vệ sinh cơ thể.

Tập trung vào những yêu cầu cần đạt sau:

- Thực hiện đúng các quy tắc giữ vệ sinh cơ thể; tự đánh giá được việc thực hiện giữ vệ sinh cơ thể.

- Tự nhận xét được thói quen ăn uống của bản thân (về số bữa cần ăn trong ngày; về các thức ăn đồ uống giúp cơ thể khỏe mạnh và an toàn)

- Tự nhận xét được về các hoạt động hằng ngày của bản thân và đưa ra được cách điều chỉnh thời gian dành cho các hoạt động cần thiết một cách phù hợp giúp cơ thể khỏe mạnh.

Lưu ý thực hiện: giữ vệ sinh cơ thể, ăn uống lành mạnh, tăng cường vận động, nghỉ ngơi phù hợp để giúp cơ thể khỏe mạnh nhằm phòng tránh Covid-19

- Nêu được số bữa cần ăn trong ngày và tên một số thức ăn, đồ uống giúp cho cơ thể khoẻ mạnh và an toàn qua quan sát tranh ảnh và (hoặc) video; tự nhận xét được thói quen ăn uống của bản thân.

- Xác định được các hoạt động vận động và nghỉ ngơi có lợi cho sức khoẻ qua quan sát tranh ảnh và (hoặc) video; liên hệ với những hoạt động hằng ngày của bản thân và đưa ra được hoạt động nào cần dành nhiều thời gian để cơ thể khoẻ mạnh.

- Nhận biết được vùng riêng tư của cơ thể cần được bảo vệ.

Phối hợp với gia đình hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu cần đạt này ở nhà

- Thực hành nói không và tránh xa người có hành vi động chạm hay đe dọa đến sự an toàn của bản thân.

- Thực hành nói với người lớn tin cậy để được giúp đỡ khi cần.

6

TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

 

 

Bầu trời ban ngày, ban đêm

- Mô tả được bầu trời ban ngày và ban đêm qua quan sát thực tế, tranh ảnh hoặc video.

 

 

- So sánh được ở mức độ đơn giản bầu trời ban ngày và ban đêm; bầu trời ban đêm vào các ngày khác nhau (nhìn thấy hay không nhìn thấy Mặt Trăng và các vì sao).

Tập trung vào yêu cầu cần đạt sau: So sánh được ở mức độ đơn giản bầu trời ban ngày và ban đêm

- Nêu được ví dụ về vai trò của Mặt Trời đối với Trái Đất (sưởi ấm và chiếu sáng).

 

- Có ý thức bảo vệ mắt, không nhìn trực tiếp vào Mặt Trời và chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện.

 

Thời tiết

- Mô tả được một số hiện tượng thời tiết: nắng, mưa, nóng, lạnh, gió,... ở mức độ đơn giản.

Tập trung vào những yêu cầu cần đạt sau:

- Mô tả được một số hiện tượng thời tiết: nắng, mưa, nóng, lạnh, gió,... ở mức độ đơn giản.

- Thực hiện được việc sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết: nắng, mưa, nóng, lạnh để giữ cho cơ thể khoẻ mạnh.

- Nêu được sự cần thiết phải theo dõi dự báo thời tiết hằng ngày.

- Thực hiện được việc sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết: nắng, mưa, nóng, lạnh để giữ cho cơ thể khoẻ mạnh.

 

LỚP 2

TT

Chương trình môn học

Hướng dẫn thực hiện nội dung dạy học trong điều kiện ứng phó với dịch Covid-19

Ghi chú

Chủ đề/ Mạch nội dung

Yêu cầu cần đạt

1

GIA ĐÌNH

 

 

Các thế hệ trong gia đình

- Nêu được các thành viên trong gia đình hai thế hệ, ba thế hệ và (hoặc) bốn thế hệ.

Tập trung vào những yêu cầu cần đạt sau:

- Nêu được các thành viên trong gia đình hai thế hệ, ba thế hệ

- Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc yêu thương của bản thân với các thế hệ trong gia đình.

Phối hợp với gia đình hướng dẫn HS thực hành yêu cầu cần đạt của chủ đề này

- Vẽ, viết hoặc cắt dán ảnh gia đình có hai thế hệ, ba thế hệ vào sơ đồ cho trước.

- Nói được sự cần thiết của việc chia sẻ, dành thời gian quan tâm, chăm sóc yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình.

- Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc yêu thương của bản thân với các thế hệ trong gia đình.

Nghề nghiệp của người lớn trong gia đình

- Đặt được câu hỏi để tìm hiểu thông tin về tên công việc, nghề nghiệp của những người lớn trong gia đình và ý nghĩa của những công việc, nghề nghiệp đó đối với gia đình và xã hội.

 

- Thu thập được một số thông tin về những công việc, nghề có thu nhập, những công việc tình nguyện không nhận lương.

 

- Chia sẻ được với các bạn, người thân về công việc, nghề nghiệp yêu thích sau này.

Thực hiện yêu cầu cần đạt này trong hoạt động vận dụng ở gia đình

Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà

- Kể được tên một số đồ dùng và thức ăn, đồ uống nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận có thể gây ngộ độc.

 

- Thu thập được thông tin về một số lí do gây ngộ độc qua đường ăn uống.

Thực hiện yêu cầu cần đạt này trong hoạt động vận dụng ở gia đình

- Đề xuất được những việc bản thân và các thành viên trong gia đình có thể làm để phòng tránh ngộ độc.

 

- Đưa ra được cách xử lí tình huống khi bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc.

 

Giữ vệ sinh nhà ở

- Giải thích được tại sao phải giữ sạch nhà ở (bao gồm cả nhà bếp và nhà vệ sinh).

Lưu ý đến yêu cầu cần đạt sau: Làm được một số việc phù hợp để giữ sạch nhà ở (bao gồm cả nhà bếp và nhà vệ sinh) nhằm phòng tránh Covid-19

- Làm được một số việc phù hợp để giữ sạch nhà ở (bao gồm cả nhà bếp và nhà vệ sinh).

2

TRƯỜNG HỌC

 

 

Một số sự kiện thường được tổ chức ở trường học

- Nêu được tên, một số hoạt động và ý nghĩa của một đến hai sự kiện thường được tổ chức ở trường (ví dụ: lễ khai giảng; văn nghệ đầu tuần; ngày kỉ niệm 20/11, 8/3; hội chợ xuân, hội chợ sách,...).

Tập trung vào những sự kiện học sinh đã được trải nghiệm ở trường học.

Linh hoạt thay đổi KHDH môn học để tổ chức dạy học chủ đề này tại nhà trường

- Nhận xét được về sự tham gia của học sinh trong những sự kiện đó và chia sẻ cảm nhận của bản thân.

An toàn khi tham gia một số hoạt động ở trường và giữ vệ sinh trường học

- Xác định được một số tình huống nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra trong khi tham gia những hoạt động ở trường và cách phòng tránh.

 

- Thực hiện được việc giữ vệ sinh khi tham gia một số hoạt động ở trường.

Không thực hiện yêu cầu cần đạt này nếu dạy học trực tuyến

3

CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG

 

 

Hoạt động mua bán hàng hóa

- Kể được tên một số hàng hóa cần thiết cho cuộc sống hằng ngày.

 

 

- Nêu được cách mua, bán hàng hóa trong cửa hàng, chợ, siêu thị hoặc trung tâm thương mại.

 

- Nêu được lí do vì sao phải lựa chọn hàng hóa trước khi mua.

 

- Thực hành (theo tình huống giả định) lựa chọn hàng hóa phù hợp về giá cả và chất lượng.

Không thực hiện yêu cầu cần đạt này nếu dạy học trực tuyến

Hoạt động giao thông

- Kể được tên các loại đường giao thông.

Tập trung vào những yêu cầu cần đạt sau:

- Kể được tên các loại đường giao thông và phương tiện giao thông

- Phân biệt được một số loại biển báo giao thông (biển báo chỉ dẫn; biển báo cấm; biển báo nguy hiểm) qua hình ảnh

- Nêu được quy định khi đi trên một số phương tiện giao thông chủ yếu có ở địa phương và chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện.

- Nêu được một số phương tiện giao thông và tiện ích của chúng.

- Phân biệt được một số loại biển báo giao thông (biển báo chỉ dẫn; biển báo cấm; biển báo nguy hiểm) qua hình ảnh.

- Giải thích được sự cần thiết phải tuân theo quy định của các biển báo giao thông.

- Nêu được quy định khi đi trên một số phương tiện giao thông (ví dụ: xe máy, xe buýt, đò, thuyền,...) và chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện.

4

THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

 

 

Môi trường sống của thực vật và động vật

- Đặt và trả lời được câu hỏi về nơi sống của thực vật và động vật thông qua quan sát thực tế, tranh ảnh và (hoặc) video.

 

 

- Nêu được tên và nơi sống của một số thực vật, động vật xung quanh.

 

- Phân loại được thực vật, động vật theo môi trường sống.

 

- Tìm hiểu, điều tra một số thực vật và động vật có ở xung quanh và mô tả được môi trường sống của chúng.

Thực hiện những yêu cầu cần đạt này trong hoạt động vận dụng ở nhà trong điều kiện cho phép, đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19.

Bảo vệ môi trường sống của thực vật, động vật

- Thu thập được thông tin về một số việc làm của con người có thể làm thay đổi môi trường sống của thực vật, động vật.

- Giải thích được ở mức độ đơn giản sự cần thiết phải bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật.

Tập trung vào yêu cầu cần đạt sau:

- Nêu được những việc có thể làm để bảo vệ, hạn chế sự thay đổi môi trường sống của thực vật, động vật và chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện.

- Nêu được những việc có thể làm để bảo vệ, hạn chế sự thay đổi môi trường sống của thực vật, động vật và chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện.

5

CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

 

 

Một số cơ quan bên trong cơ thể: vận động, hô hấp, bài tiết nước tiểu

- Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của các cơ quan vận động, hô hấp và bài tiết nước tiểu trên sơ đồ, tranh ảnh.

 

 

- Nhận biết được chức năng của các cơ quan nêu trên ở mức độ đơn giản ban đầu qua hoạt động hằng ngày của bản thân (ví dụ: nhận biết chức năng của xương và cơ qua hoạt động vận động; chức năng của cơ quan hô hấp qua hoạt động thở ra và hít vào; chức năng của cơ quan bài tiết qua việc thải ra nước tiểu).

 

- Đưa ra được dự đoán điều gì sẽ xảy ra với cơ thể mỗi người nếu một trong các cơ quan trên không hoạt động.

Không thực hiện yêu cầu cần đạt này

Chăm sóc, bảo vệ các cơ quan trong cơ thể

- Nhận biết và thực hiện được đi, đứng, ngồi, mang cặp đúng tư thế để phòng tránh cong vẹo cột sống.

Tập trung vào những yêu cầu cần đạt sau:

- Thực hiện được đi, đứng, ngồi, mang cặp đúng tư thế để phòng tránh cong vẹo cột sống.

- Thực hiện được việc hít vào, thở ra đúng cách và tránh xa nơi có khói bụi để bảo vệ cơ quan hô hấp.

- Thực hiện được việc uống đủ nước, không nhịn tiểu để phòng tránh bệnh sỏi thận.

Lưu ý thực hiện: giữ vệ sinh cơ quan hô hấp, thực hiện thở đúng cách, tăng cường vận động để giúp cơ thể khỏe mạnh nhằm phòng tránh Covid-19

- Nêu được sự cần thiết và thực hiện được việc hít vào, thở ra đúng cách và tránh xa nơi có khói bụi để bảo vệ cơ quan hô hấp.

- Nêu được sự cần thiết và thực hiện được việc uống đủ nước, không nhịn tiểu để phòng tránh bệnh sỏi thận.

6

TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

 

 

Các mùa trong năm

- Nêu được tên và một số đặc điểm của các mùa trong năm (ví dụ: mùa xuân, mùa hè, mùa thu, mùa đông; mùa mưa và mùa khô).

 

 

- Lựa chọn được trang phục phù hợp theo mùa để giữ cơ thể khoẻ mạnh.

Phối hợp với gia đình thực hiện yêu cầu cần đạt này

Một số thiên tai thường gặp

- Nhận biết và mô tả được một số hiện tượng thiên tai (ví dụ: bão, lũ, lụt, giông sét, hạn hán,...) ở mức độ đơn giản.

Tập trung thực hiện yêu cầu cần đạt sau: Nhận biết và mô tả được ở mức độ đơn giản một số hiện tượng thiên tai phổ biến tại địa phương

- Nêu được một số rủi ro dẫn đến các thiệt hại về tính mạng con người và tài sản do thiên tai gây ra.

 

- Đưa ra được một số ví dụ về thiệt hại tính mạng con người và tài sản do thiên tai gây ra.

Thực hiện yêu cầu cần đạt này trong hoạt động vận dụng ở nhà

- Nêu và luyện tập được một số cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai thường xảy ra ở địa phương.

Hướng dẫn HS thực hành, luyện tập ở nhà

- Chia sẻ với những người xung quanh và cùng thực hiện phòng tránh rủi ro thiên tai.

 

 

MÔN ĐẠO ĐỨC

LỚP 1

TT

Chương trình môn học

Hướng dẫn thực hiện nội dung dạy học trong điều kiện ứng phó với dịch Covid-19

Ghi chú

Chủ đề/ Mạch nội dung

Yêu cầu cần đạt

1

Yêu thương gia đình

- Nêu được những biểu hiện của tình yêu thương trong gia đình em.

- Nhận biết được sự cần thiết của tình yêu thương gia đình.

- Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương người thân trong gia đình.

- Đồng tình với thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương trong gia đình; không đồng tình với thái độ, hành vi không thể hiện tình yêu thương gia đình.

- GV lồng ghép các YCCĐ:

“Nêu được những biểu hiện của tình yêu thương trong gia đình em” và “Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương người thân trong gia đình”

“Nhận biết được sự cần thiết của tình yêu thương gia đình” và “Đồng tình với thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương trong gia đình; không đồng tình với thái độ, hành vi không thể hiện tình yêu thương gia đình”

- GV tăng cường tổ chức các hoạt động để HS thực hiện (tự thực hiện với sự hỗ trợ, giám sát của cha mẹ)

GV kết nối một số YCCĐ có tính tương đồng giữa 2 chủ đề như YCCĐ

“Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương người thân trong gia đình” và YCCĐ

“Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình bằng những hành vi phù hợp với lứa tuổi”.

2

Quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình

- Nhận biết được biểu hiện của sự quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình.

- Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình bằng những hành vi phù hợp với lứa tuổi.

- Lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị; hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; nhường nhịn và giúp đỡ em nhỏ

- GV lồng ghép các YCCĐ : “Lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị; hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; nhường nhịn và giúp đỡ em nhỏ” và “Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình bằng những hành vi phù hợp với lứa tuổi”

- GV tăng cường tổ chức các hoạt động để HS thực hiện (tự thực hiện với sự hỗ trợ, giám sát của cha mẹ)

3

Tự giác làm việc của mình

- Nêu được những việc cần tự giác làm ở nhà, ở trường.

- Biết vì sao phải tự giác làm việc của mình.

- Thực hiện được hành động tự giác làm việc của mình ở nhà, ở trường.

- GV lồng ghép các YCCĐ: “Nêu được những việc cần tự giác làm ở nhà, ở trường” và “Thực hiện được hành động tự giác làm việc của mình ở nhà, ở trường”

- GV tăng cường tổ chức các hoạt động để HS thực hiện (tự thực hiện với sự hỗ trợ, giám sát của cha mẹ)

GV kết nối một số YCCĐ có tính tương đồng giữa 2 chủ đề như YCCĐ

“Thực hiện được hành động tự giác làm việc của mình ở nhà, ở trường” và YCCĐ

“Tự làm được các việc chăm sóc bản thân vừa sức của mình”

4

Tự chăm sóc bản thân

- Nêu được những việc làm tự chăm sóc bản thân như: vệ sinh răng, miệng, tóc, cơ thể; ăn mặc chỉnh tề;...

- Biết vì sao phải biết tự chăm sóc bản thân.

- Tự làm được các việc chăm sóc bản thân vừa sức của mình.

- GV lồng ghép các YCCĐ: “Nêu được những việc làm tự chăm sóc bản thân như: vệ sinh răng, miệng, tóc, cơ thể; ăn mặc chỉnh tề;...” và “Tự làm được các việc chăm sóc bản thân vừa sức của mình”

- GV tăng cường tổ chức các hoạt động để HS thực hiện (tự thực hiện với sự hỗ trợ, giám sát của cha mẹ)

5

Sinh hoạt nền nếp

- Nêu được một số biểu hiện của sinh hoạt nền nếp.

- Biết vì sao phải sinh hoạt nền nếp.

- Bước đầu hình thành được một số nền nếp như: gọn gàng, ngăn nắp; học tập, sinh hoạt đúng giờ;...

- GV lồng ghép các YCCĐ: “Nêu được một số biểu hiện của sinh hoạt nền nếp” và “Bước đầu hình thành được một số nền nếp như: gọn gàng, ngăn nắp; học tập, sinh hoạt đúng giờ;...”

- GV tăng cường tổ chức các hoạt động để HS thực hiện (tự thực hiện với sự hỗ trợ, giám sát của cha mẹ)

GV kết nối một số YCCĐ có tính tương đồng giữa 2 chủ đề như YCCĐ

“Thực hiện đúng nội quy của trường, lớp” và YCCĐ

“Bước đầu hình thành được một số nền nếp như: gọn gàng, ngăn nắp; học tập, sinh hoạt đúng giờ;...”

6

Thực hiện nội quy trường, lớp

- Nêu được những biểu hiện thực hiện đúng nội quy trường, lớp.

- Biết vì sao phải thực hiện đúng nội quy trường, lớp.

- Thực hiện đúng nội quy của trường, lớp.

- Nhắc nhở bạn bè thực hiện đúng nội quy trường, lớp.

- GV lồng ghép các YCCĐ:

“Nêu được những biểu hiện thực hiện đúng nội quy trường, lớp” vào “Thực hiện đúng nội quy của trường, lớp.”

“Biết vì sao phải thực hiện đúng nội quy trường, lớp” và “Nhắc nhở bạn bè thực hiện đúng nội quy trường, lớp”

- GV tăng cường tổ chức các hoạt động để HS thực hiện (tự thực hiện với sự hỗ trợ, giám sát của cha mẹ)

7

Thật thà

- Nêu được một số biểu hiện của tính thật thà.

- Biết vì sao phải thật thà.

- Thực hiện được lời nói và việc làm thật thà như: không nói dối; nhặt được của rơi trả lại người đánh mất; không lấy đồ dùng của người khác; biết nhận lỗi khi nói hoặc làm sai;...

- Đồng tình với những thái độ, hành vi thật thà; không đồng tình với những thái độ, hành vi không thật thà.

- GV lồng ghép các YCCĐ:

“Nêu được một số biểu hiện của tính thật thà” và “Thực hiện được lời nói và việc làm thật thà như: không nói dối; nhặt được của rơi trả lại người đánh mất; không lấy đồ dùng của người khác; biết nhận lỗi khi nói hoặc làm sai;...”

“Biết vì sao phải thật thà” và “Đồng tình với những thái độ, hành vi thật thà; không đồng tình với những thái độ, hành vi không thật thà”

- GV tăng cường tổ chức các hoạt động để HS thực hiện (tự thực hiện với sự hỗ trợ, giám sát của cha mẹ)

 

8

Phòng, tránh tai nạn, thương tích

-Nêu được một số tai nạn, thương tích trẻ em thường gặp (đuối nước, bỏng, ngộ độc thực phẩm, ngã, điện giật, tai nạn giao thông,...).

- Nhận biết được nguyên nhân và hậu quả của tai nạn, thương tích.

- Thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh tai nạn, thương tích.

- GV lồng ghép các YCCĐ: “Nêu được một số tai nạn, thương tích trẻ em thường gặp (đuối nước, bỏng, ngộ độc thực phẩm, ngã, điện giật, tai nạn giao thông,...)” và “Nhận biết được nguyên nhân và hậu quả của tai nạn, thương tích” và “Thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh tai nạn, thương tích”

- GV tăng cường tổ chức các hoạt động để HS thực hiện (tự thực hiện với sự hỗ trợ, giám sát của cha mẹ)

 

 

LỚP 2

TT

Chương trình môn học

Hướng dẫn thực hiện nội dung dạy học trong điều kiện ứng phó với dịch Covid-19

Ghi chú

Chủ đề/ Mạch nội dung

Yêu cầu cần đạt

1

Quê hương em

- Nêu được địa chỉ của quê hương.

- Bước đầu nhận biết được vẻ đẹp của thiên nhiên và con người ở quê hương mình.

- Thực hiện được việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi thể hiện tình yêu quê hương: yêu thương gia đình; chăm sóc, bảo vệ vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương; kính trọng, biết ơn những người có công với quê hương;…

- GV lồng ghép các YCCĐ: “Nêu được địa chỉ của quê hương” và “Bước đầu nhận biết được vẻ đẹp của thiên nhiên và con người ở quê hương mình”

- GV tăng cường tổ chức các hoạt động để HS thực hiện (tự thực hiện với sự hỗ trợ, giám sát của cha mẹ)

 

2

Kính trọng thầy giáo, cô giáo và yêu quý bạn bè

- Nêu được một số biểu hiện của sự kính trọng thầy giáo, cô giáo và yêu quý bạn bè.

- Thực hiện được hành động và lời nói thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo và yêu quý bạn bè.

- Sẵn sàng tham gia hoạt động phù hợp với lứa tuổi để giúp đỡ các bạn gặp khó khăn hoặc có hoàn cảnh không may mắn, các bạn ở vùng sâu, vùng xa hoặc vùng bị thiệt hại vì thiên tai.

- GV lồng ghép các YCCĐ: “Nêu được một số biểu hiện của sự kính trọng thầy giáo,cô giáo và yêu quý bạn bè” và “Thực hiện được hành động và lời nói thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo và yêu quý bạn bè”

- GV tăng cường tổ chức các hoạt động để HS thực hiện (tự thực hiện với sự hỗ trợ, giám sát của cha mẹ)

 

3

Quý trọng thời gian

- Nêu được một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian.

- Biết vì sao phải quý trọng thời gian.

- Thực hiện được việc sử dụng thời gian hợp lí.

- GV lồng ghép các YCCĐ: “Nêu được một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian” và YCCĐ “Biết vì sao phải quý trọng thời gian”

- GV tăng cường tổ chức các hoạt động để HS thực hiện (tự thực hiện với sự hỗ trợ, giám sát của cha mẹ)

 

4

Nhận lỗi và sửa lỗi

- Nêu được một số biểu hiện của nhận lỗi, sửa lỗi.

- Biết vì sao phải nhận lỗi, sửa lỗi.

- Thực hiện được việc nhận lỗi và sửa lỗi.

- Đồng tình với việc biết nhận lỗi và sửa lỗi; không đồng tình với việc không biết nhận lỗi, sửa lỗi.

- GV lồng ghép các YCCĐ:

“Nêu được một số biểu hiện của nhận lỗi, sửa lỗi” và “Thực hiện được việc nhận lỗi và sửa lỗi”

“Biết vì sao phải nhận lỗi, sửa lỗi” và “Đồng tình với việc biết nhận lỗi và sửa lỗi; không đồng tình với việc không biết nhận lỗi, sửa lỗi”

- GV tăng cường tổ chức các hoạt động để HS thực hiện (tự thực hiện với sự hỗ trợ, giám sát của cha mẹ)

 

5

Bảo quản đồ dùng cá nhân và gia đình

- Nêu được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng cá nhân và gia đình.

- Biết vì sao phải bảo quản đồ dùng cá nhân và gia đình.

- Thực hiện được việc bảo quản đồ dùng cá nhân và gia đình.

- Nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đồ dùng cá nhân và gia đình.

- GV lồng ghép các YCCĐ:

“Nêu được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng cá nhân và gia đình” và “Thực hiện được việc bảo quản đồ dùng cá nhân và gia đình”

“Biết vì sao phải bảo quản đồ dùng cá nhân và gia đình” và “Nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đồ dùng cá nhân và gia đình”

- GV tăng cường tổ chức các hoạt động để HS thực hiện (tự thực hiện với sự hỗ trợ, giám sát của cha mẹ)

 

6

Thể hiện cảm xúc bản thân

- Phân biệt được cảm xúc tích cực (thích, yêu, tự tin, vui vẻ, vui sướng, phấn khởi,...), cảm xúc tiêu cực (giận dữ, buồn chán, sợ hãi, tự ti, thất vọng,...).

- Biết được ảnh hưởng của cảm xúc tích cực, cảm xúc tiêu cực đối với bản thân và mọi người xung quanh.

- Biết kiềm chế các cảm xúc tiêu cực.

GV tăng cường tổ chức các hoạt động để HS thực hiện (tự thực hiện với sự hỗ trợ, giám sát của cha mẹ)

 

7

Tìm kiếm sự hỗ trợ

- Nêu được một số tình huống cần tìm kiếm sự hỗ trợ.

- Biết vì sao phải tìm kiếm sự hỗ trợ.

- Biết tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết.

- GV lồng ghép các YCCĐ: “Nêu được một số tình huống cần tìm kiếm sự hỗ trợ” và “Biết tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết”

- GV tăng cường tổ chức các hoạt động để HS thực hiện (tự thực hiện với sự hỗ trợ, giám sát của cha mẹ)

 

8

Tuân thủ quy định nơi công cộng

- Nêu được một số quy định cần tuân thủ ở nơi công cộng.

- Biết vì sao phải tuân thủ quy định nơi công cộng.

- Thực hiện được các hành vi phù hợp để tuân thủ quy định nơi công cộng.

- Đồng tình với những lời nói, hành động tuân thủ quy định nơi công cộng; không đồng tình với những lời nói, hành động vi phạm quy định nơi công cộng.

- GV lồng ghép các YCCĐ:

“Nêu được một số quy định cần tuân thủ ở nơi công cộng” và “Thực hiện được các hành vi phù hợp để tuân thủ quy định nơi công cộng”

“Biết vì sao phải tuân thủ quy định nơi công cộng” và “Đồng tình với những lời nói, hành động tuân thủ quy định nơi công cộng; không đồng tình với những lời nói, hành động vi phạm quy định nơi công cộng”

- GV tăng cường tổ chức các hoạt động để HS thực hiện (tự thực hiện với sự hỗ trợ, giám sát của cha mẹ)

 

 

MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT

LỚP 1

TT

Chương trình môn học

Hướng dẫn thực hiện nội dung dạy học trong điều kiện ứng phó với dịch Covid-19

Ghi chú

 

Chủ đề/ Mạch nội dung

Yêu cầu cần đạt

1

 

Kiến thức chung

Vệ sinh cá nhân, đảm bảo an toàn trong tập luyện.

Biết thực hiện vệ sinh cá nhân, đảm bảo an toàn trong tập luyện.

 

 

2.

2.1

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2

 

 

 

Vận động cơ bản

Đội hình đội ngũ

- Các tư thế đứng nghiêm, đứng nghỉ

- Tập hợp đội hình hàng dọc, hàng ngang, dóng hàng, điểm số.

- Động tác quay các hướng

- Trò chơi rèn luyện đội hình đội ngũ

Bài tập thể dục

- Các động tác thể dục phù hợp với đặc điểm lứa tuổi

- Trò chơi bổ trợ khéo léo

Biết quan sát tranh ảnh và động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện.

Giáo viên phối hợp với với phụ huynh HS để hỗ trợ học sinh biết quan sát tranh ảnh, làm mẫu của giáo viên để tập luyện.

 

- Thực hiện được nội dung đội hình đội ngũ; các động tác bài tập thể dục; các tư thế và kĩ năng vận động cơ bản; các động tác cơ bản của nội dung thể thao và vận dụng được vào trong các hoạt động tập thể.

Đối với trường dạy học trực tuyến: Giáo viên giới thiệu động tác, phối hợp với phụ huynh HS để hỗ trợ học sinh nhận biết được nội dung: Tập hợp đội hình hàng dọc, hàng ngang, dóng hàng, điểm số.

 

Tham gia tích cực các trò chơi vận động rèn luyện tư thế, tác phong, phản xạ và bổ trợ môn thể thao ưa thích.

 

 

Hoàn thành lượng vận động của bài tập.

 

 

2.3

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Tư thế và kĩ năng vận động cơ bản

- Các tư thế hoạt động vận động cơ bản của đầu, cổ, tay, chân

- Các hoạt động vận động phối hợp của cơ thể

- Trò chơi rèn luyện kĩ năng vận động và phản xạ

Thể thao tự chọn

- Tập luyện một trong các nội dung thể thao phù hợp với đặc điểm lứa tuổi

- Trò chơi vận động bổ trợ môn thể thao ưa thích

Nghiêm túc, tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể. Bước đầu hình thành thói quen tập thể dục.

Đối với trường dạy học trực tuyến: Giáo viên phối hợp với phụ huynh nhắc nhở học sinh nghiêm túc, tích cực trong tập luyện. Bước đầu hình thành thói quen tập thể dục.

 

 

LỚP 2

TT

Chương trình môn học

Hướng dẫn thực hiện nội dung dạy học trong điều kiện ứng phó với dịch Covid-19

Ghi chú

 

 

Chủ đề/ Mạch nội dung

Yêu cầu cần đạt

 

1

Kiến thức chung

Vệ sinh cá nhân, đảm bảo an toàn trong tập luyện.

Biết thực hiện vệ sinh cá nhân, đảm bảo an toàn trong tập luyện.

 

 

 

Biết quan sát tranh ảnh và động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện.

Giáo viên phối hợp với với phụ huynh HS để hỗ trợ học sinh biết quan sát tranh ảnh, làm mẫu

của giáo viên để tập luyện.

 

 

2

2.1

2.2

 

 

 

 

 

2.3

 

 

 

 

 

3

Vận động cơ bản

Đội hình đội ngũ

- Biến đổi đội hình

- Động tác giậm chân tại chỗ, đứng lại

- Trò chơi rèn luyện đội hình đội ngũ

Bài tập thể dục

- Các động tác thể dục phù hợp với đặc điểm lứa tuổi

- Trò chơi bổ trợ khéo léo

Tư thế và kĩ năng vận động cơ bản

- Các bài tập phối hợp di chuyển các hướng

- Các động tác quỳ, ngồi cơ bản

- Trò chơi rèn luyện kĩ năng vận động và phản xạ

Thể thao tự chọn

- Tập luyện một trong các nội dung thể thao phù hợp với đặc điểm lứa tuổi

- Trò chơi vận động bổ trợ môn thể thao ưa thích

 

 

 

 

Thực hiện được nội dung đội hình đội ngũ; các động tác bài tập thể dục; các tư thế và kĩ năng vận động cơ bản; các động tác cơ bản của nội dung thể thao và vận dụng được vào trong các hoạt động tập thể.

Đối với trường dạy học trực tuyến:

- Giáo viên giới thiệu động tác, phối hợp với phụ huynh HS để hỗ trợ học sinh nhận biết được nội dung: Biến đổi đội hình.

- Giáo viên hướng dẫn, mô phỏng cách thực hiện các nội dung đã học vào trong các hoạt động tập thể.

 

 

Tham gia tích cực các trò chơi vận động rèn luyện tư thế, tác phong, phản xạ và bổ trợ môn thể thao ưa thích.

 

 

 

Hoàn thành lượng vận động của bài tập.

 

 

 

Nghiêm túc, tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể. Bước đầu hình thành thói quen tập thể dục thể thao

Đối với trường dạy học trực tuyến: Giáo viên phối hợp với phụ huynh nhắc nhở học sinh nghiêm túc, tích cực trong tập luyện. Bước đầu hình thành thói quen tập thể dục thể thao.

 

 

 

MÔN ÂM NHẠC

LỚP 1

TT

Chương trình môn học

Hướng dẫn thực hiện nội dung dạy học trong điều kiện ứng phó với dịch Covid-19

Ghi chú

Chủ đề/ Mạch nội dung

Yêu cầu cần đạt

 

 

1

Hát

Bài hát tuổi học sinh (6 - 7 tuổi), đồng dao, dân ca Việt Nam, bài hát nước ngoài. Các bài hát ngắn gọn, đơn giản, có nội dung, âm vực phù hợp với độ tuổi; đa dạng về loại nhịp và tính chất âm nhạc.

- Bước đầu biết hát với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp.

 

 

- Bước đầu hát đúng cao độ, trường độ.

 

- Hát rõ lời và thuộc lời.

 

- Bước đầu biết hát với các hình thức đơn ca, tốp ca, đồng ca.

Hướng dẫn học sinh tự thực hiện 2 hình thức hát song ca, tốp ca tại nhà (gia đình cùng hỗ trợ)

- Nêu được tên bài hát.

 

- Bước đầu biết hát kết hợp gõ đệm, vận động đơn giản hoặc trò chơi.

 

2

Nghe nhạc

- Quốc ca Việt Nam.

- Một số bản nhạc có lời và không lời phù hợp với độ tuổi.

- Biết lắng nghe và vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu.

 

 

- Bước đầu biết cảm nhận về đặc trưng của âm thanh trong cuộc sống và trong âm nhạc; cảm nhận âm thanh cao - thấp, dài - ngắn.

Hướng dẫn học sinh tự nghe bài Quốc ca Việt Nam tại nhà (với sự giúp đỡ của phụ huynh và người thân)

- Nêu được tên bản nhạc.

3

Thường thức âm nhạc

- Câu chuyện âm nhạc: Một số câu chuyện âm nhạc phù hợp với độ tuổi.

- Nêu được tên các nhân vật yêu thích.

 

 

- Kể được câu chuyện ngắn theo hình ảnh minh họa.

Hướng dẫn học sinh tự học tại nhà (với sự giúp đỡ của phụ huynh và người thân)

 

LỚP 2

TT

Chương trình môn học

Hướng dẫn thực hiện nội dung dạy học trong điều kiện ứng phó với dịch Covid-19

Ghi chú

Chủ đề/ Mạch nội dung

Yêu cầu cần đạt

 

 

1

Hát

Bài hát tuổi học sinh (7 - 8 tuổi), đồng dao, dân ca Việt Nam, bài hát nước ngoài. Các bài hát ngắn gọn, đơn giản, có nội dung, âm vực phù hợp với độ tuổi; đa dạng về loại nhịp và tính chất âm nhạc.

- Bước đầu biết hát với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp.

 

 

- Bước đầu hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái.

 

- Hát rõ lời và thuộc lời; duy trì được tốc độ ổn định.

 

- Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca.

Hướng dẫn học sinh tự thực hiện 2 hình thức hát song ca, tốp ca tại nhà (với sự giúp đỡ của phụ huynh và người thân)

- Nêu được tên bài hát và tên tác giả.

 

- Biết hát kết hợp gõ đệm, vận động đơn giản hoặc trò chơi.

 

2

Thường thức âm nhạc

- Câu chuyện âm nhạc: Một số câu chuyện âm nhạc phù hợp với độ tuổi.

- Nêu được tên các nhân vật yêu thích.

 

 

- Kể được câu chuyện ngắn theo hình ảnh minh họa.

 

- Bước đầu biết minh họa cho một số tình tiết của câu chuyện bằng âm thanh hoặc động tác theo hướng dẫn của giáo viên.

Hướng dẫn học sinh tự học tại nhà (với sự giúp đỡ của phụ huynh và người thân)

 

MÔN MĨ THUẬT

LỚP 1

TT

Chương trình môn học

Hướng dẫn thực hiện nội dung dạy học trong điều kiện ứng phó với dịch Covid-19

Ghi chú

Chủ đề/ Mạch nội dung

Yêu cầu cần đạt

1

Mĩ thuật tạo hình

Quan sát và nhận thức thẩm mĩ:

- Biết được mĩ thuật có ở xung quanh

- Biết được một số đồ dùng, màu vẽ và vật liệu sẵn có để thực hành, sáng tạo.

- Nhận biết được yếu tố tạo hình: chấm, nét, hình, khối, màu sắc.

Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ:

- Đọc được tên một số màu trong thực hành, sáng tạo.

- Tạo được chấm bằng nhiều cách khác nhau, biết sử dụng chấm trong tạo hình và trang trí sản phẩm.

- Tạo được một số loại nét khác nhau, biết sử dụng nét để mô phỏng đối tượng.

- Tạo được hình, khối dạng cơ bản.

- Sử dụng được vật liệu sẵn có để thực hành, sáng tạo.

- Sắp xếp được sản phẩm của cá nhân tạo thành sản phẩm nhóm học tập.

- Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu thông dụng như màu vẽ, đất nặn, giấy màu,… trong thực hành, sáng tạo.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hướng dẫn học sinh tự học

 

 

 

 

 

 

 

Hướng dẫn học sinh tự học

 

Hướng dẫn học sinh bảo quản sản phẩm thực hành ở nhà.

 

Phân tích và đánh giá thẩm mĩ:

- Trưng bày và nêu được tên sản phẩm, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của cá nhân, của bạn bè.

- Nêu được tên một số màu; bước đầu mô tả, chia sẻ được cảm nhận về hình ảnh chính ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

 

2

Mĩ thuật ứng dụng

Quan sát và nhận thức thẩm mĩ:

- Nêu được tên một số công cụ, vật liệu để thực hành, sáng tạo.

- Nhận biết được yếu tố tạo hình: chấm, nét, hình, khối, màu ở sản phẩm thủ công.

Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ:

- Biết cách sử dụng công cụ phù hợp với vật liệu và an toàn trong thực hành, sáng tạo

- Thực hiện được các bước trong thực hành tạo ra sản phẩm.

- Vận dụng được nét để tạo nên sản phẩm.

- Tạo được sản phẩm từ vật liệu dạng hình, khối.

- Sử dụng được chấm, nét, màu sắc khác nhau để trang trí sản phẩm.

Phân tích và đánh giá thẩm mĩ:

- Trưng bày, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm.

- Biết chia sẻ ý định sử dụng sản phẩm và bảo quản một số đồ dùng học tập.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hướng dẫn học sinh tự học

 

 

LỚP 2

TT

Chương trình môn học

Hướng dẫn thực hiện nội dung dạy học trong điều kiện ứng phó với dịch Covid-19

Ghi chú

Chủ đề/ Mạch nội dung

Yêu cầu cần đạt

1

Mĩ thuật tạo hình

Quan sát và nhận thức thẩm mĩ:

- Nhận biết và đọc được tên các màu cơ bản.

- Nhận biết được yếu tố tạo hình: chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt.

- Biết xác định nội dung chủ đề và lựa chọn công cụ, vật liệu để thực hành.

Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ:

- Sử dụng được công cụ phù hợp với vật liệu sẵn có trong thực hành, sáng tạo.

- Tạo được nét bằng các hình thức khác nhau, sử dụng nét mô phỏng đối tượng và trang trí sản phẩm.

- Sử dụng được các màu cơ bản; màu đậm, màu nhạt trong thực hành, sáng tạo.

- Tạo được sản phẩm có dạng hình, khối cơ bản.

- Biết vận dụng tính chất lặp lại, nhịp điệu của chấm, nét hoặc hình, màu trong thực hành, sáng tạo.

- Thể hiện được sự hiểu biết ban đầu về bản in trong thực hành, sáng tạo.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hướng dẫn học sinh tự học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hướng dẫn học sinh làm quen với cách in tạo sản phẩm bằng bút màu sáp.

- Hướng dẫn học sinh tự học với cách in tạo sản phẩm bằng màu goát/màu nước.

 

- Biết giữ vệ sinh trường, lớp, đồ dùng học tập,… trong thực hành, sáng tạo.

Phân tích và đánh giá thẩm mĩ:

- Trưng bày, giới thiệu, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm.

- Nhận ra được cùng một chủ đề có thể sử dụng chất liệu hoặc hình thức tạo hình khác nhau.

Hướng dẫn học sinh giữ vệ sinh cá nhân, gia đình trong thực hành, sáng tạo

2

Mĩ thuật ứng dụng

Quan sát và nhận thức thẩm mĩ:

- Nhận biết được đặc điểm của một số sản phẩm thủ công.

- Lựa chọn được đối tượng làm hình mẫu để thực hành sáng tạo.

Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ:

- Biết kết hợp vẽ, cắt, xé dán,... trong thực hành, sáng tạo.

- Tạo được sản phẩm có sự lặp lại của hình, khối dạng cơ bản.

- Thể hiện được màu đậm, màu nhạt ở sản phẩm.

- Biết vận dụng tính chất lặp lại, nhịp điệu của chấm, nét hoặc hình, màu trong thực hành, sáng tạo.

- Biết cách bảo quản sản phẩm và công cụ thực hành.

Phân tích và đánh giá thẩm mĩ:

- Biết trưng bày sản phẩm ở trong hoặc ngoài lớp học.

- Trả lời được các câu hỏi: Sản phẩm dùng để làm gì? Dùng như thế nào?

 

 

 

 

 

 

 

 

Hướng dẫn học sinh tự học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm trong và ngoài nơi cư trú (gia đình).

 

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

LỚP 1

TT

Chương trình môn học

 

Ghi chú

Chủ đề/ Mạch nội dung

Yêu cầu cần đạt

Hướng dẫn thực hiện nội dung hoạt động trong điều kiện ứng phó với dịch Covid-19

1

HOẠT ĐỘNG HƯỚNG VÀO BẢN THÂN

 

 

1.1. Hoạt động khám phá bản thân

- Mô tả được hình thức bên ngoài của bản thân.

- Thể hiện được một số biểu hiện cảm xúc và hành vi yêu thương phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp thông thường.

- Yêu cầu HS mô tả được hình thức bên ngoài của bản thân bằng lời và có thể cho HS vẽ hình ảnh chính mình (nếu HS thích vẽ).

- Chia sẻ với HS cách thể hiện hành vi yêu thương trong một số tình huống giao tiếp của trẻ lớp 1

- Trao đổi với HS về cách tự phục vụ bản thân và yêu cầu HS thực hiện tại gia đình.

- Trao đổi với CMHS về giữ an toàn cho con khi học và chơi ở gia đình.

 

1.2. Hoạt động rèn luyện bản thân

- Thực hiện được một số việc tự chăm sóc bản thân phù hợp với lứa tuổi.

- Nêu được những hành động an toàn, không an toàn khi vui chơi và thực hiện được một số hành vi tự bảo vệ.

2

HOẠT ĐỘNG HƯỚNG ĐẾN XÃ HỘI

 

 

2.1. Hoạt động chăm sóc gia đình

- Thực hiện được lời nói, việc làm thể hiện tình yêu thương với các thành viên trong gia đình phù hợp với lứa tuổi.

- Biết tham gia sắp xếp nhà cửa gọn gàng.

- Biết cách sử dụng một số dụng cụ gia đình một cách an toàn.

- Hướng dẫn HS thể hiện lời nói, việc làm thể hiện tình yêu thương với các thành viên trong gia đình.

- Trao đổi với CMHS hướng dẫn con tham gia một số việc trong gia đình và giữ an toàn khi sử dụng dụng cụ gia đình.

 

2.2. Hoạt động xây dựng nhà trường

- Làm quen được với bạn mới, thể hiện sự thân thiện với bạn bè, thầy cô.

- Nhận biết được những việc nên làm vào giờ học, những việc nên làm vào giờ chơi và thực hiện được những việc đó.

- Tham gia các hoạt động giáo dục của Sao Nhi đồng và của nhà trường.

- GV cho HS tự giới thiệu, làm quen với các bạn trong lớp; giúp HS nhớ tên và gương mặt của các bạn trong lớp.

- Hướng dẫn HS cách tham gia lớp học online và làm gì để học hiệu quả, an toàn với máy tính

 

2.3. Hoạt động xây dựng cộng đồng

- Biết thiết lập các mối quan hệ với hàng xóm.

- Tham gia một số hoạt động xã hội phù hợp với lứa tuổi.

- Kể được những việc làm để thiết lập mối quan hệ với hàng xóm.

- HS nhận diện và thực hiện theo nguyên tắc

5K để đảm bảo an toàn, phòng chống dịch bệnh.

3

HOẠT ĐỘNG HƯỚNG ĐẾN TỰ NHIÊN

 

 

3.1. Hoạt động tìm hiểu và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên

- Giới thiệu được với bạn bè, người thân về vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên nơi mình sinh sống.

- Biết bảo vệ vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên nơi mình sinh sống.

- HS nhận diện được môi trường sống sạch, thoáng khí, ngăn nắp và cách thực hiện để giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ.

- HS chia sẻ những việc làm để nhà cửa luôn sạch sẽ.

 

3.2. Hoạt động tìm hiểu và bảo vệ môi trường

- Nhận biết được thế nào là môi trường sạch, đẹp và chưa sạch, đẹp.

- Thực hiện được một số việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ môi trường xung quanh luôn sạch, đẹp.

 

LỚP 2

TT

Chương trình môn học

 

Ghi chú

Chủ đề/ Mạch nội dung

Yêu cầu cần đạt

Hướng dẫn thực hiện nội dung hoạt động trong điều kiện ứng phó với dịch Covid-19

1

HOẠT ĐỘNG HƯỚNG VÀO BẢN THÂN

 

 

1.1. Hoạt động khám phá bản thân

- Nhận diện được hình ảnh thân thiện, luôn vui vẻ của bản thân.

- Thể hiện được sự khéo léo, cẩn thận của bản thân thông qua sản phẩm tự làm.

- GV cho HS nhận diện được hình ảnh thân thiện, luôn vui vẻ của chính trẻ (GV cho HS thể hiện ngay trên camera và luôn nhắc nhở HS về hình ảnh này khi học online cùng thầy cô và các bạn)

- GV cho HS nhận biết đồng tiền và tiền được sử dụng trong trao đổi hàng hóa.

- GV khuyến khích HS sắp xếp góc học tập, đồ cùng cá nhân… ngăn nắp gọn gàng.

- GV trao đổi với CMHS về mong đợi của nhà trường khi cho con thực hành công việc nhà phù hợp, chụp lại ảnh góc học tập, ngủ,... của con xem ngăn nắp thế nào và chia sẻ cùng bạn.

 

1.2. Hoạt động rèn luyện bản thân

- Biết sắp xếp đồ dùng sinh hoạt cá nhân ngăn nắp, gọn gàng.

- Thực hiện được một số công việc tự phục vụ phù hợp với lứa tuổi.

- Nhận biết được những tình huống có nguy cơ bị lạc, bị bắt cóc và thực hiện được những việc làm để phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc.

- Nhận biết đồng tiền được sử dụng trong trao đổi hàng hóa.

2

HOẠT ĐỘNG HƯỚNG ĐẾN XÃ HỘI

 

 

2.1. Hoạt động chăm sóc gia đình

- Thực hiện được một số việc làm thể hiện sự quan tâm chăm sóc, lòng biết ơn đến các thành viên trong gia đình phù hợp với lứa tuổi.

- Trao đổi được với người thân về một số hoạt động chung trong gia đình.

- HS biết cách thể hiện lòng biết ơn của mình tới bố mẹ, người thân.

- Chia sẻ những việc cả nhà làm cùng nhau trong những thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp và khuyến khích HS thực hiện cùng gia đình.

 

2.2. Hoạt động xây dựng nhà trường

- Nhận diện được những việc làm để thể hiện tình bạn và biết nói những lời phù hợp khi giao tiếp với bạn.

- Biết tìm kiếm sự hỗ trợ từ thầy cô, bạn bè khi tự mình không giải quyết được vấn đề trong mối quan hệ với bạn.

- Biết thể hiện lòng biết ơn với thầy cô.

- Tham gia hoạt động lao động giữ gìn cảnh quan nhà trường.

- Tham gia hoạt động giáo dục của Sao Nhi Đồng, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và của nhà trường.

- GV hướng dẫn HS cách giao tiếp, làm quen, bắt chuyện, nói chuyện phù hợp với bạn. HS thực hành làm quen bạn mới (nếu có) và nói chuyện online với bạn.

- Hướng dẫn HS những việc làm cụ thể để thể hiện lòng biết ơn thầy cô và nếu gặp khó khăn trong học tập thì có thể chia sẻ ngay để thầy cô giúp đỡ.

2.3. Hoạt động xây dựng cộng đồng

- Làm quen được với những người bạn hàng xóm, tạo được quan hệ gần gũi, thân thiện với bạn bè trong cộng đồng.

- Biết thể hiện sự đồng cảm và chia sẻ với người gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống và trong hoạt động vì cộng đồng.

- Tham gia vào một số hoạt động hướng đến cộng đồng do nhà trường tổ chức.

- Nhận diện và tìm hiểu cùng HS những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp để tạo sự đồng cảm ở HS.

- Chia sẻ một số cách có thể để thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ với hoàn cảnh khó khăn trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.

3

HOẠT ĐỘNG HƯỚNG ĐẾN TỰ NHIÊN

 

 

3.1. Hoạt động tìm hiểu và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên

- Giới thiệu được với bạn bè, người thân về vẻ đẹp của cảnh quan ở địa phương.

- Biết cách chăm sóc, bảo vệ cảnh quan xung quanh nơi mình sinh sống.

- Chăm sóc thiên nhiên xung quanh nơi ở của mình phù hợp với lứa tuổi để không gian sống vệ sinh, thân thiện.

- Trao đổi với CMHS giao cho trẻ một số việc cụ thể, phù hợp để HS chăm sóc vệ sinh môi trường sống.

 

3.2. Hoạt động tìm hiểu và bảo vệ môi trường

- Tìm hiểu được thực trạng vệ sinh môi trường xung quanh.

- Thực hiện được những việc làm phù hợp với lứa tuổi để giữ gìn vệ sinh môi trường ở nhà trường.

4

HOẠT ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP

 

 

Hoạt động tìm hiểu về nghề nghiệp

- Tìm hiểu được công việc của bố mẹ hoặc người thân.

- Nêu được một số đức tính của bố, mẹ, người thân có liên quan đến nghề nghiệp của họ.

- Biết cách sử dụng an toàn một số dụng cụ lao động quen thuộc.

- Trao đổi với HS về công việc của bố mẹ, nghề nghiệp của bố mẹ.

- HS kể một số đức tính của bố mẹ.

- Lưu ý HS sử dụng an toàn một số dụng cụ lao động trong gia đình.

 

 

PHỤ LỤC 2.

HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC ĐỐI VỚI LỚP 3, LỚP 4 VÀ LỚP 5
(Kèm theo Công văn số    /BGDĐT-GDTH ngày    tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ GDĐT)

MÔN TIẾNG VIỆT

LỚP 3

Tuần

Tên bài học

Hướng dẫn thực hiện nội dung dạy học trong Điều kiện ứng phó với dịch Covid-19

1

Tập đọc: Hai bàn tay em

HS tự học thuộc lòng ở nhà.

Chính tả: Tập chép (Cậu bé thông minh)

Chọn 1 trong 2 tiết để dạy.

Chính tả: Nghe - viết (Chơi chuyền)

Luyện từ và câu: Ôn về từ chỉ sự vật. So sánh

Bài tập 3: Giảm yêu cầu nêu lí do vì sao thích hình ảnh so sánh.

Tập làm văn: Nói về Đội TNTP. Điền vào giấy tờ in sẵn

Bài tập 1: GV có thể nói một số thông tin về Đội TNTP Hồ Chí Minh cho HS biết.

2

Chính tả: Nghe - viết (Ai có lỗi?)

Chọn 1 trong 2 tiết để dạy.

Chính tả: Nghe - viết (Cô giáo tí hon)

3

Tập đọc: Quạt cho bà ngủ

HS tự học thuộc lòng ở nhà.

Chính tả: Nghe - viết (Chiếc áo len)

Chọn 1 trong 2 tiết để dạy.

Chính tả: Tập chép (Chị em)

4

Chính tả: Nghe - viết (Người mẹ)

Chọn 1 trong 2 tiết để dạy.

Chính tả: Nghe - viết (Ông ngoại)

Tập làm văn: Nghe - kể(Dại gì mà đổi). Điền vào giấy tờ in sẵn

Giảm bài tập 2.

5

Chính tả: Nghe - viết (Người lính dũng cảm)

Chọn 1 trong 2 tiết để dạy.

Chính tả: Tập chép (Mùa thu của em)

Tập làm văn: Tập tổ chức cuộc họp

Không dạy bài này.

6

Chính tả: Nghe - viết (Bài tập làm văn)

Chọn 1 trong 2 tiết để dạy.

Chính tả: Nghe - viết (Nhớ lại buổi đầu đi học)

7

Tập đọc: Bận

HS tự học thuộc lòng ở nhà.

Chính tả: Tập chép (Trận bóng dưới lòng đường)

Chọn 1 trong 2 tiết để dạy.

Chính tả: Nghe - viết (Bận)

Luyện từ và câu: Ôn về từ chỉ hoạt động, trạng thái. So sánh

Giảm bài tập 3.

Tập làm văn: Nghe - kể (Không nỡ nhìn). Tập tổ chức cuộc họp

Giảm bài tập 2.

8

Tập đọc: Tiếng ru

HS tự học thuộc lòng ở nhà.

Chính tả: Nghe - viết (Các em nhỏ và cụ già)

Chọn 1 trong 2 tiết để dạy.

Chính tả: Nhớ - viết (Tiếng ru)

10

Chính tả: Nghe - viết (Quê hương ruột thịt)

Chọn 1 trong 2 tiết để dạy.

Chính tả: Nghe - viết (Quê hương)

11

Tập đọc: Vẽ quê hương

HS tự học thuộc lòng ở nhà.

Chính tả: Nghe - viết (Tiếng hò trên sông)

Chọn 1 trong 2 tiết để dạy.

Chính tả: Nhớ - viết (Vẽ quê hương)

Tập làm văn: Nghe - kể (Tôi có đọc đâu!). Nói về quê hương

Giảm bài tập 1

12

Tập đọc: Cảnh đẹp non sông

HS tự học thuộc lòng ở nhà.

Chính tả: Nghe - viết (Chiều trên sông Hương)

Chọn 1 trong 2 tiết để dạy.

Chính tả: Nghe - viết (Cảnh đẹp non sông)

13

Chính tả: Nghe - viết (Đêm trăng Hồ Tây)

Chọn 1 trong 2 tiết để dạy.

Chính tả: Nghe - viết (Vàm Cỏ Đông)

14

Tập đọc: Nhớ Việt Bắc

HS tự học thuộc lòng ở nhà.

Chính tả: Nghe - viết (Người liên lạc nhỏ)

Chọn 1 trong 2 tiết để dạy.

Chính tả: Nghe - viết (Nhớ Việt Bắc)

Tập làm văn: Nghe - kể (Tôi cũng như bác). Giới thiệu hoạt động

Giảm bài tập 1

15

Chính tả: Nghe - viết (Hũ bạc của người cha)

Chọn 1 trong 2 tiết để dạy.

Chính tả: Nghe - viết (Nhà rông ở Tây Nguyên)

Tập làm văn: Nghe - kể (Giấu cày). Giới thiệu tổ em

Giảm bài tập 1

16

Tập đọc: Về quê ngoại

HS tự học thuộc lòng ở nhà.

Chính tả: Nghe - viết (Đôi bạn)

Chọn 1 trong 2 tiết để dạy.

Chính tả: Nhớ - viết (Về quê ngoại)

Tập làm văn: Nghe - kể (Kéo cây lúa lên). Nói về thành thị, nông thôn

Giảm bài tập 1.

17

Tập đọc: Anh Đom Đóm

HS tự học thuộc lòng ở nhà.

Chính tả: Nghe - viết (Vầng trăng quê em)

Chọn 1 trong 2 tiết để dạy.

Chính tả: Nghe - viết (Âm thanh thành phố)

19

Tập đọc: Báo cáo kết quả tháng thi đua «Noi gương chú bộ đội»

Không dạy bài này.

Chuyển sang tiết Tập làm văn (GV cho HS đọc trước khi thực hành tập làm văn).

Luyện từ và câu: Nhân hóa. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?

Bài tập 3: giảm ý c.

Tập làm văn: Nghe kể (Chàng trai làng Phù Ủng)

Không dạy bài này.

Chính tả: Nghe - viết (Hai Bà Trưng)

Chọn 1 trong 2 tiết để dạy.

Chính tả: Nghe - viết (Trần Bình Trọng)

20

Tập đọc: Chú ở bên Bác Hồ

HS tự học thuộc lòng ở nhà.

Chính tả: Nghe - viết (Ở lại với chiến khu)

Chọn 1 trong 2 tiết để dạy.

Chính tả: Nghe - viết (Trên đường mòn Hồ Chí Minh)

Luyện từ và câu: Từ ngữ về Tổ quốc. Dấu phẩy

Giảm bài tập 2.

Tập làm văn: Báo cáo hoạt động

Không yêu cầu làm bài tập 2

21

Tập đọc: Bàn tay cô giáo

HS tự học thuộc lòng ở nhà.

Chính tả: Nghe - viết (Ông tổ nghề thêu)

Chọn 1 trong 2 tiết để dạy.

Chính tả: Nhớ - viết (Bàn tay cô giáo)

Luyện từ và câu: Nhân hóa. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu?

- Bài tập 2: giảm ý b hoặc c.

- Bài tập 3: giảm ý b hoặc c.

Tập làm văn: Nói về trí thức. Nghe - kể (Nâng niu từng hạt giống)

Giảm bài tập 2.

22

Kể chuyện: Nhà bác học và bà cụ

Chuyển thành yêu cầu “Kể lại từng đoạn của câu chuyện”.

Tập đọc: Cái cầu

HS tự học thuộc lòng ở nhà.

Chính tả: Nghe - viết (Ê-đi-xơn)

Chọn 1 trong 2 tiết để dạy.

Chính tả: Nghe - viết (Một nhà thông thái)

Luyện từ và câu: Từ ngữ về sáng tạo. Dấu phẩy, dấu chấm, chấm hỏi

- Bài tập 2: giảm ý c hoặc d.

23

Chính tả: Nghe - viết (Nghe nhạc)

Không dạy bài này.

Tập làm văn: Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật

GV có thể thay đề bài cho phù hợp với HS.

24

Chính tả: Nghe - viết (Đối đáp với vua)

Chọn 1 trong 2 tiết để dạy.

Chính tả: Nghe - viết (Tiếng đàn)

Tập làm văn: Nghe - kể (Người bán quạt may mắn)

Không dạy bài này.

25

Chính tả: Nghe - viết (Hội vật)

Chọn 1 trong 2 tiết để dạy.

Chính tả: Nghe - viết (Hội đua voi ở Tây Nguyên)

Luyện từ và câu: Nhân hóa. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Vì Sao?

- Bài tập 2: giảm ý b hoặc c. - Bài tập 3: giảm ý c, d.

26

Chính tả: Nghe - viết (Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử)

Chọn 1 trong 2 tiết để dạy.

Chính tả: Nghe - viết (Rước đèn ông sao)

Tập làm văn: Kể về một ngày hội

GV có thể thay đề bài cho phù hợp với HS.

28

Tập đọc: Cùng vui chơi

HS tự học thuộc lòng ở nhà.

Chính tả: Nghe - viết (Cuộc chạy đua trong rừng)

Chọn 1 trong 2 tiết để dạy.

Chính tả: Nhớ - viết (Cùng vui chơi)

Luyện từ và câu: Nhân hóa. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì? Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than

Bài tập 2: giảm ý b hoặc c.

Tập viết: Ôn chữ hoa T (tiếp theo)

Không dạy bài này.

Tập làm văn: Kể về một ngày hội

GV có thể thay đề bài cho phù hợp với HS.

29

Chính tả: Nghe - viết (Buổi học thể dục)

Chọn 1 trong 2 tiết để dạy.

Chính tả: Nghe - viết (Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục)

Luyện từ và câu: Từ ngữ về thể thao. Dấu phẩy

Giảm bài tập 2.

Tập viết: Ôn chữ hoa T (tiếp theo)

Không dạy bài này.

Tập làm văn: Viết về một trận thi đấu thể thao

GV có thể thay đề bài cho phù hợp với HS.

30

Tập đọc: Một mái nhà chung

HS tự học thuộc lòng ở nhà.

Chính tả: Nghe - viết (Liên hợp quốc)

Chọn 1 trong 2 tiết để dạy.

Chính tả: Nhớ - viết (Một mái nhà chung)

Luyện từ và câu: Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì? Dấu hai chấm

- Bài tập 1: giảm ý b hoặc c.

- Giảm bài tập 3.

Tập làm văn: Viết thư

GV có thể thay đề bài cho phù hợp với HS.

31

Tập đọc: Bài hát trồng cây

HS tự học thuộc lòng ở nhà.

Chính tả: Nghe - viết (Bác sĩ Y-éc-xanh)

Chọn 1 trong 2 tiết để dạy.

Chính tả: Nhớ - viết (Bài hát trồng cây)

Luyện từ và câu: Từ ngữ về các nước. Dấu phẩy

- Giảm bài tập 2.

- Bài tập 3: giảm ý c.

Tập làm văn: Thảo luận về bảo vệ môi trường

Giảm bài tập 2

32

Chính tả: Nghe - viết (Ngôi nhà chung)

Chọn 1 trong 2 tiết để dạy.

Chính tả: Nghe - viết (Hạt mưa)

Luyện từ và câu: Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì? Dấu chấm, dấu hai chấm.

Bài tập 3: giảm ý a hoặc b.

33

Tập đọc: Mặt trời xanh của tôi

HS tự học thuộc lòng ở nhà.

Chính tả: Nghe - viết (Cóc kiện trời)

Chọn 1 trong 2 tiết để dạy.

Chính tả: Nghe - viết (Quà của đồng nội)

Luyện từ và câu: Nhân hóa

Chỉ yêu cầu viết 1 câu có sử dụng phép nhân hóa

34

Tập đọc: Mưa

HS tự học thuộc lòng ở nhà.

Chính tả: Nghe - viết (Thì thầm)

Chọn 1 trong 2 tiết để dạy.

Chính tả: Nghe - viết (Dòng suối thức)

 

LỚP 4

Tuần

Tên bài học

Hướng dẫn thực hiện nội dung dạy học trong điều kiện ứng phó với dịch Covid-19

1, 2

Tập đọc: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tuần 1)

Giảm ý 2 - câu hỏi 4

Chính tả: Nghe - viết (Dế Mèn bênh vực kẻ yếu)

Ghép nội dung 2 tiết chính tả (tuần 1, 2) thành 1 tiết: GV tổ chức dạy học nội dung chính tả âm vần ở trên lớp; HS tự viết chính tả đoạn bài ở nhà.

Chính tả: Nghe - viết (Mười năm cõng bạn)

Tập đọc: Mẹ ốm

HS tự học thuộc lòng ở nhà.

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Nhân hậu - Đoàn kết

Giảm bài tập 4

Tập đọc: Truyện cổ nước mình

HS tự học thuộc lòng ở nhà.

Kể chuyện: Sự tích Hồ Ba Bể

Chủ điểm «Thương người như thể thương thân» (tuần 1, 2, 3), GV lựa chọn tổ chức cho HS thực hành 01 bài kể chuyện.

Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc

3, 4

Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc

Chính tả: Nghe - viết (Cháu nghe câu chuyện của bà)

Ghép nội dung 2 tiết chính tả (tuần 3, 4) thành 1 tiết: GV tổ chức dạy học nội dung chính tả âm vần ở trên lớp; HS tự viết chính tả đoạn bài ở nhà.

Chính tả: Nhớ - viết (Truyện cổ nước mình)

Tập đọc: Tre Việt Nam

HS tự học thuộc lòng ở nhà.

Luyện từ và câu: Luyện tập về từ ghép và từ láy

Bài tập 2: chỉ yêu cầu HS tìm 3 từ ghép có nghĩa tổng hợp, 3 từ ghép có nghĩa phân loại.

Kể chuyện: Một nhà thơ chân chính

Chủ điểm «Măng mọc thẳng» (tuần 4, 5, 6), GV lựa chọn tổ chức cho HS thực hành 01 bài kể chuyện.

Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc

5, 6

Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc

Chính tả: Nghe - viết (Những hạt thóc giống)

 

Chính tả: Nghe - viết (Người viết truyện thật thà)

Ghép nội dung 2 tiết chính tả (tuần 5, 6) thành 1 tiết: GV tổ chức dạy học nội dung chính tả âm vần ở trên lớp; HS tự viết chính tả đoạn bài ở nhà.

Tập đọc: Gà Trống và Cáo

HS tự học thuộc lòng ở nhà.

Luyện từ và câu: Danh từ

- Không học danh từ chỉ khái niệm, chỉ đơn vị.

- Chỉ làm bài tập 1, 2 ở phần Nhận xét nhưng giảm bớt yêu cầu tìm danh từ chỉ khái niệm, chỉ đơn vị.

7, 8, 9

Tập đọc: Nếu chúng mình có phép lạ

HS tự học thuộc lòng ở nhà.

Chính tả: Nhớ - viết (Gà Trống và Cáo)

Ghép nội dung 2 tiết chính tả (tuần 7, 8) thành 1 tiết: GV tổ chức dạy học nội dung chính tả âm vần ở trên lớp; HS tự viết chính tả đoạn bài ở nhà.

Chính tả: Nghe - viết (Trung thu độc lập)

Tập đọc: Ở Vương quốc Tương Lai

Giảm câu hỏi 3, câu hỏi 4.

Tập làm văn: Luyện tập phát triển câu chuyện (tuần 8 - tiết 1)

Giảm bài tập 1, 2.

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Ước mơ

Giảm bài tập 5.

Tập làm văn: Luyện tập phát triển câu chuyện (tuần 9)

Không dạy bài này.

Kể chuyện: Lời ước dưới trăng

Chủ điểm «Trên đôi cánh ước mơ» (tuần 7, 8, 9), GV lựa chọn tổ chức cho HS thực hành 01 bài kể chuyện.

Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc

Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

11, 12

Chính tả: Nhớ - viết (Nếu chúng mình có phép lạ)

Ghép nội dung 2 tiết chính tả (tuần 11, 12) thành 1 tiết: GV tổ chức dạy học nội dung chính tả âm vần ở trên lớp; HS tự viết chính tả đoạn bài ở nhà.

Chính tả: Nghe - viết (Người chiến sĩ giàu nghị lực)

Luyện từ và câu: Luyện tập về động từ

Giảm bài tập 1

Tập đọc: Có chí thì nên

HS tự học thuộc lòng ở nhà.

Tập làm văn: Mở bài trong bài văn kể chuyện

Giảm bài tập 3 trong phần Luyện tập.

Kể chuyện: Bàn chân kì diệu

Chủ điểm «Có chí thì nên» (tuần 11, 12, 13), GV lựa chọn tổ chức cho HS thực hành 01 bài kể chuyện.

Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc

13, 14,

Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

Chính tả: Nghe - viết (Người tìm đường lên các vì sao)

Ghép nội dung 2 tiết chính tả (tuần 13, 14) thành 1 tiết: GV tổ chức dạy học nội dung chính tả âm vần ở trên lớp; HS tự viết chính tả đoạn bài ở nhà.

Chính tả: Nghe - viết (Chiếc áo búp bê)

Luyện từ và câu: Luyện tập về câu hỏi

Giảm bài tập 2.

Kể chuyện: Búp bê của ai?

Chủ điểm «Tiếng sáo diều» (tuần 14, 15, 16, 17), GV lựa chọn tổ chức cho HS thực hành 01 bài kể chuyện.

15, 16, 17

Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc

Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

Kể chuyện: Một phát minh nho nhỏ

Chính tả: Nghe - viết (Cánh diều tuổi thơ)

Ghép nội dung 2 tiết chính tả (tuần 15, 16) thành 1 tiết: GV tổ chức dạy học nội dung chính tả âm vần ở trên lớp; HS tự viết chính tả đoạn bài ở nhà.

Chính tả: Nghe - viết (Kéo co)

Tập đọc: Tuổi Ngựa

HS tự học thuộc lòng ở nhà.

19, 20

Tập đọc: Bốn anh tài

Ghép nội dung 2 tiết (tuần 19, 20) thành 1 tiết (giảm hoạt động luyện đọc thành tiếng, tập trung hoạt động luyện đọc hiểu).

Tập đọc: Bốn anh tài (tiếp theo)

Chính tả: Nghe - viết (Kim tự tháp Ai Cập)

Ghép nội dung 2 tiết chính tả (tuần 19, 20) thành 1 tiết: GV tổ chức dạy học nội dung chính tả âm vần ở trên lớp; HS tự viết chính tả đoạn bài ở nhà.

Chính tả: Nghe - viết (Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp)

Tập đọc: Chuyện cổ tích về loài người

HS tự học thuộc lòng ở nhà.

Luyện từ và câu: Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì? (tuần 19)

- Ghép thành chủ đề (dạy trong 1 tiết).

- Giảm bài tập 2 (tr. 7), bài tập 1 và bài tập 2 (tr. 16).

Luyện từ và câu: Luyện tập về câu kể Ai làm gì? (tuần 20)

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Tài năng

Giảm bài tập 4.

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Sức khỏe

Giảm bài tập 4.

Kể chuyện: Bác đánh cá và gã hung thần

Chủ điểm «Người ta là hoa đất» (tuần 19, 20, 21), GV lựa chọn tổ chức cho HS thực hành 01 bài kể chuyện.

Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc

21, 22

Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

Chính tả: Nhớ - viết (Chuyện cổ tích về loài người)

Ghép nội dung 2 tiết chính tả (tuần 21, 22) thành 1 tiết: GV tổ chức dạy học nội dung chính tả âm vần ở trên lớp; HS tự viết chính tả đoạn bài ở nhà.

Chính tả: Nghe - viết (Sầu riêng)

Tập đọc: Bè xuôi sông La

HS tự học thuộc lòng ở nhà.

Luyện từ và câu: Câu kể Ai thế nào?

- Ghép thành chủ đề (dạy trong 2 tiết).

- Tập trung yêu cầu đặt được câu kể Ai thế nào?

- Giảm bài tập 1 (tr. 30), bài tập 1 (tr. 37).

Luyện từ và câu: Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?

Luyện từ và câu: Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?

Tập đọc: Chợ Tết

HS tự học thuộc lòng ở nhà.

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Cái đẹp

Giảm bài tập 4.

Kể chuyện: Con vịt xấu xí

Chủ điểm «Vẻ đẹp muôn màu» (tuần 22, 23, 24), GV lựa chọn tổ chức cho HS thực hành 01 bài kể chuyện.

23, 24

Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc

Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

Chính tả: Nhớ - viết (Chợ Tết)

Ghép nội dung 2 tiết chính tả (tuần 23, 24) thành 1 tiết: GV tổ chức dạy học nội dung chính tả âm vần ở trên lớp; HS tự viết chính tả đoạn bài ở nhà.

Chính tả: Nghe - viết (Họa sĩ Tô Ngọc Vân)

Tập đọc: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

HS tự học thuộc lòng ở nhà.

Tập đọc: Đoàn thuyền đánh cá

HS tự học thuộc lòng ở nhà.

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Cái đẹp

Giảm bài tập 2.

Luyện từ và câu: Câu kể Ai là gì?

- Ghép thành chủ đề (dạy trong 3 tiết).

- Tập trung yêu cầu đặt được câu kể Ai là gì?

- Giảm bài tập 1 - ý b (tr. 58), bài tập 1 (tr. 62), bài tập 2 (tr.

69), bài tập 1 - ý b (tr.78).

Luyện từ và câu: Vị ngữ trong câu kể Ai là gì?

25, 26, 27

Luyện từ và câu: Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì?

Luyện từ và câu: Luyện tập về câu kể Ai là gì?

Chính tả: Nghe - viết (Khuất phục tên cướp biển)

Ghép nội dung 2 tiết chính tả (tuần 25, 26) thành 1 tiết: GV tổ chức dạy học nội dung chính tả âm vần ở trên lớp; HS tự viết chính tả đoạn bài ở nhà.

Chính tả: Nghe - viết (Thắng biển)

Tập đọc: Bài thơ về tiểu đội xe không kính

HS tự học thuộc lòng ở nhà.

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Dũng cảm (tuần 25)

- Ghép thành chủ đề (dạy trong 1 tiết).

- Giảm bài tập 2 (tr.74), bài tập 4 và 5 (tr.83).

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Dũng cảm (tuần 26)

Kể chuyện: Những chú bé không chết

Chủ điểm «Những người quả cảm» (tuần 25, 26, 27), GV

lựa chọn tổ chức cho HS thực hành 01 bài kể chuyện.

Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc

Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

28

Chính tả: Nghe - viết (Hoa giấy, Cô Tấm của mẹ)

HS tự viết chính tả đoạn bài ở nhà.

29, 30

Chính tả: Nghe - viết (Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4…?)

Ghép nội dung 2 tiết chính tả (tuần 25, 26) thành 1 tiết: GV tổ chức dạy học nội dung chính tả âm vần ở trên lớp; HS tự viết chính tả đoạn bài ở nhà.

Chính tả: Nhớ - viết (Đường đi Sa Pa)

Tập đọc: Trăng ơi …từ đâu đến?

HS tự học thuộc lòng ở nhà.

Tập đọc: Dòng sông mặc áo

HS tự học thuộc lòng ở nhà.

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Du lịch - Thám hiểm (tuần 29)

- Ghép thành chủ đề (dạy trong 1 tiết).

- Giảm bài tập 3 và 4 (tr.105)

- HS tự học bài tập 1 và 2 (tr.116, 117).

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Du lịch - Thám hiểm (tuần 30)

Tập làm văn: Điền vào giấy tờ in sẵn

Không dạy bài này.

Kể chuyện: Đôi cánh của Ngựa Trắng

Chủ điểm «Khám phá thế giới» (tuần 29, 30, 31), GV lựa chọn tổ chức cho HS thực hành 01 bài kể chuyện.

Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc

31, 32, 33, 34

Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

Chính tả: Nghe - viết (Nghe lời chim nói)

Ghép nội dung 2 tiết chính tả (tuần 31, 32) thành 1 tiết: GV tổ chức dạy học nội dung chính tả âm vần ở trên lớp; HS tự viết chính tả đoạn bài ở nhà.

Chính tả: Nghe - viết (Vương quốc vắng nụ cười)

Tập đọc: Vương quốc vắng nụ cười

Ghép nội dung 2 tiết (tuần 32, 33) thành 1 tiết (giảm hoạt động luyện đọc thành tiếng, tập trung hoạt động luyện đọc hiểu).

Tập đọc: Vương quốc vắng nụ cười (tiếp theo)

Tập đọc: Ngắm trăng. Không đề

HS tự học thuộc lòng ở nhà.

Tập đọc: Con chim chiền chiện

HS tự học thuộc lòng ở nhà.

Kể chuyện: Khát vọng sống

Chủ điểm «Tình yêu cuộc sống» (tuần 32, 33, 34), GV lựa chọn tổ chức cho HS thực hành 01 bài kể chuyện.

Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc

Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

Chính tả: Nhớ - viết (Ngắm trăng. Không đề)

Ghép nội dung 2 tiết chính tả (tuần 33, 34) thành 1 tiết: GV tổ chức dạy học nội dung chính tả âm vần ở trên lớp; HS tự viết chính tả đoạn bài ở nhà.

Chính tả: Nghe - viết (Nói ngược)

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Lạc quan - Yêu đời (tuần 33)

- Ghép thành chủ đề (dạy trong 1 tiết).

- Giảm bài tập 2, 3 (tr. 146), bài tập 3 (tr. 155).

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Lạc quan - Yêu đời (tuần 34)

Tập làm văn: Điền vào giấy tờ in sẵn

Không dạy bài này.

35

Chính tả

Nghe - viết: Nói với em

HS tự viết chính tả đoạn bài ở nhà.

 

LỚP 5

Tuần

Tên bài học

Hướng dẫn thực hiện nội dung dạy học trong điều kiện ứng phó với dịch Covid-19

1, 2

Tập đọc: Thư gửi các học sinh

HS tự học thuộc lòng ở nhà.

Chính tả: Nghe - viết (Việt Nam thân yêu)

Ghép nội dung 2 tiết chính tả (tuần 1, 2) thành 1 tiết: GV tổ chức dạy học nội dung chính tả âm vần ở trên lớp; HS tự viết chính tả đoạn bài ở nhà.

Chính tả: Nghe - viết (Lương Ngọc Quyến)

Tập đọc: Quang cảnh làng mạc ngày mùa

Giảm câu hỏi 2

Tập đọc: Sắc màu em yêu

HS tự học thuộc lòng ở nhà.

Kể chuyện: Lý Tự Trọng

Chủ điểm «Việt Nam - Tổ quốc em» (tuần 1, 2, 3), GV lựa chọn tổ chức cho HS thực hành 01 bài kể chuyện.

Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc

3, 4

Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

Chính tả: Nhớ - viết (Thư gửi các học sinh)

Ghép nội dung 2 tiết chính tả (tuần 3, 4) thành 1 tiết: GV tổ chức dạy học nội dung chính tả âm vần ở trên lớp; HS tự viết chính tả đoạn bài ở nhà.

Chính tả: Nghe - viết (Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ)

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Nhân dân

Giảm bài tập 2

Tập đọc: Bài ca về trái đất

HS tự học thuộc lòng ở nhà.

Kể chuyện: Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai

Chủ điểm «Cánh chim hòa bình» (tuần 4, 5, 6), GV lựa chọn tổ chức cho HS thực hành 01 bài kể chuyện.

Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc

5, 6

Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

 

Chính tả: Nghe - viết (Một chuyên gia máy xúc)

Ghép nội dung 2 tiết chính tả (tuần 5, 6) thành 1 tiết: GV tổ chức dạy học nội dung chính tả âm vần ở trên lớp; HS tự viết chính tả đoạn bài ở nhà.

Chính tả: Nhớ - viết (Ê-mi-li, con…)

Tập đọc: Ê-mi-li, con…

HS tự học thuộc lòng ở nhà.

Tập đọc: Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai

Giảm câu hỏi 3.

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Hữu nghị- Hợp tác

Giảm bài tập 4.

7, 8, 9

Chính tả: Nghe - viết (Dòng kinh quê hương)

Ghép nội dung 2 tiết chính tả (tuần 7, 8) thành 1 tiết: GV tổ chức dạy học nội dung chính tả âm vần ở trên lớp; HS tự viết chính tả đoạn bài ở nhà.

Chính tả: Nghe - viết (Kì diệu rừng xanh)

Tập đọc: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà

HS tự học thuộc lòng ở nhà.

Tập đọc: Trước cổng trời

HS tự học thuộc lòng ở nhà.

Luyện từ và câu: Luyện tập về từ nhiều nghĩa (tuần 8)

Giảm bài tập 2.

Kể chuyện: Cây cỏ nước Nam

Chủ điểm «Con người với thiên nhiên» (tuần 7, 8, 9), GV lựa chọn tổ chức cho HS thực hành 01 bài kể chuyện.

Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc

Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

Tập làm văn: Luyện tập thuyết trình tranh luận

Giảm bài tập 3.

10

Chính tả: Nghe - viết (Nỗi niềm giữ nước giữ rừng)

HS tự viết chính tả đoạn bài ở nhà.

Tiết 6

Giảm bài tập 3.

 

Chính tả: Nghe - viết (Luật bảo vệ môi trường)

 

11, 12, 13

Chính tả: Nghe - viết (Mùa thảo quả)

Ghép nội dung 2 tiết chính tả (tuần 11, 12) thành 1 tiết: GV tổ chức dạy học nội dung chính tả âm vần ở trên lớp; HS tự viết chính tả đoạn bài ở nhà.

Tập đọc: Tiếng vọng

Không dạy bài này.

Tập làm văn: Luyện tập làm đơn

GV chọn nội dung viết đơn phù hợp với địa phương.

Tập đọc: Hành trình của bầy ong

HS tự học thuộc lòng ở nhà.

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Bảo vệ môi trường

Giảm bài tập 2.

Kể chuyện: Người đi săn và con nai

Chủ điểm «Giữ lấy màu xanh» (tuần 11, 12, 13), GV lựa chọn tổ chức cho HS thực hành 01 bài kể chuyện.

Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc

Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

14, 15, 16, 17

Chính tả: Nghe - viết (Chuỗi ngọc lam)

Ghép nội dung 2 tiết chính tả (tuần 14, 15) thành 1 tiết: GV tổ chức dạy học nội dung chính tả âm vần ở trên lớp; HS tự viết chính tả đoạn bài ở nhà.

Chính tả: Nghe - viết (Buôn Chư Lênh đón cô giáo)

Kể chuyện: Pa-xtơ và em bé

Chủ điểm «Vì hạnh phúc con người» (tuần 14, 15, 16, 17), GV lựa chọn tổ chức cho HS thực hành 01 bài kể chuyện.

Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc

Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Hạnh phúc

Giảm bài tập 3.

Chính tả: Nghe - viết (Về ngôi nhà đang xây)

Ghép nội dung 2 tiết chính tả (tuần 16, 17) thành 1 tiết: GV tổ chức dạy học nội dung chính tả âm vần ở trên lớp; HS tự viết chính tả đoạn bài ở nhà.

Chính tả: Nghe - viết (Người mẹ của 51 đứa con)

Tập đọc: Về ngôi nhà đang xây

HS tự học thuộc lòng ở nhà.

Tập làm văn: Làm biên bản một vụ việc

Không dạy bài này.

Tập đọc: Ca dao về lao động, sản xuất

HS tự học thuộc lòng ở nhà.

Tập làm văn: Ôn tập về viết đơn

Gv chọn nội dung viết đơn phù hợp với địa phương.

19, 20, 21, 22

Chính tả: Nghe - viết (Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực)

Ghép nội dung 2 tiết chính tả (tuần 19, 20) thành 1 tiết: GV tổ chức dạy học nội dung chính tả âm vần ở trên lớp; HS tự viết chính tả đoạn bài ở nhà.

Chính tả: Nghe - viết (Cánh cam lạc mẹ)

Tập đọc: Người công dân số Một

Giảm yêu cầu phân vai đọc diễn cảm đoạn kịch.

Tập đọc: Người công dân số Một (tiếp theo)

Giảm yêu cầu đọc phân vai theo các nhân vật trong đoạn kịch.

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Công dân (tuần 20)

- Ghép thành chủ đề (dạy trong 1 tiết).

- Giảm bài tập 2 và 4 (tr.18), bài tập 1 (tr.28).

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Công dân (tuần 21)

Kể chuyện: Chiếc đồng hồ

Chủ điểm «Người công dân» (tuần 19, 20, 21), GV lựa chọn tổ chức cho HS thực hành 01 bài kể chuyện.

Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc

Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

Chính tả: Nghe - viết (Trí dũng song toàn)

Ghép nội dung 2 tiết chính tả (tuần 21, 22) thành 1 tiết: GV tổ chức dạy học nội dung chính tả âm vần ở trên lớp; HS tự viết chính tả đoạn bài ở nhà.

Chính tả: Nghe - viết (Hà Nội)

Tập đọc: Cao Bằng

HS tự học thuộc lòng ở nhà.

Kể chuyện: Ông Nguyễn Khoa Đăng

Chủ điểm «Vì cuộc sống thanh bình» (tuần 22, 23, 24), GV lựa chọn tổ chức cho HS thực hành 01 bài kể chuyện.

 

Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc

23, 24

Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

 

Chính tả: Nhớ - viết (Cao Bằng)

Ghép nội dung 2 tiết chính tả (tuần 23, 24) thành 1 tiết: GV tổ chức dạy học nội dung chính tả âm vần ở trên lớp; HS tự viết chính tả đoạn bài ở nhà.

Chính tả: Nghe - viết (Núi non hùng vĩ)

Tập đọc: Chú đi tuần

HS tự học thuộc lòng ở nhà.

25, 26, 27

Chính tả: Nghe - viết (Ai là thủy tổ loài người?)

Ghép nội dung 2 tiết chính tả (tuần 25, 26) thành 1 tiết: GV tổ chức dạy học nội dung chính tả âm vần ở trên lớp; HS tự viết chính tả đoạn bài ở nhà.

Chính tả: Nghe - viết (Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động)

Tập đọc: Cửa sông

HS tự học thuộc lòng ở nhà.

Tập làm văn: Tập viết đoạn đối thoại (tuần 25)

Không dạy bài này.

Tập làm văn: Tập viết đoạn đối thoại (tuần 26)

Không dạy bài này.

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Truyền thống (tuần 26)

- Ghép thành chủ đề (dạy trong 1 tiết).

- Giảm bài tập 2 (tr.82), bài tập 1 (tr.90).

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Truyền thống (tuần 27)

Kể chuyện: Vì muôn dân

Chủ điểm «Nhớ nguồn» (tuần 25, 26, 27), GV lựa chọn tổ chức cho HS thực hành 01 bài kể chuyện.

Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc

Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

Tập đọc: Đất nước

HS tự học thuộc lòng ở nhà.

Chính tả: Nhớ - viết (Cửa sông?)

GV tổ chức dạy học nội dung chính tả âm vần ở trên lớp; HS tự viết chính tả đoạn bài ở nhà.

28

Chính tả: Nghe - viết (Bà cụ bán hàng nước chè)

HS tự viết chính tả đoạn bài ở nhà.

 

Chính tả: Nhớ - viết (Đất nước)

 

29, 30, 31, 32

Chính tả: Nghe - viết (Cô gái của tương lai)

Ghép nội dung 2 tiết chính tả (tuần 29, 30) thành 1 tiết: GV tổ chức dạy học nội dung chính tả âm vần ở trên lớp; HS tự viết chính tả đoạn bài ở nhà.

Tập đọc: Bầm ơi

HS tự học thuộc lòng ở nhà.

Chính tả: Nghe - viết (Tà áo dài Việt Nam)

Ghép nội dung 2 tiết chính tả (tuần 31, 32) thành 1 tiết: GV tổ chức dạy học nội dung chính tả âm vần ở trên lớp; HS tự viết chính tả đoạn bài ở nhà.

Chính tả: Nhớ - viết ( Bầm ơi)

Tập làm văn: Tập viết đoạn đối thoại (tuần 29)

Không dạy bài này.

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Nam và nữ (tuần 30)

- Ghép thành chủ đề (dạy trong 1 tiết).

- Giảm bài tập 3 (tr.120), bài tập 3 (tr.129).

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Nam và nữ (tuần 31)

Kể chuyện: Lớp trưởng lớp tôi

Chủ điểm «Nam và nữ» (tuần 29, 30, 31), GV lựa chọn tổ chức cho HS thực hành 01 bài kể chuyện.

Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc

Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

Tập đọc: Những cánh buồm

HS tự học thuộc lòng ở nhà.

Kể chuyện: Nhà vô địch

Chủ điểm «Những chủ nhân tương lai» (tuần 32, 33, 34), GV lựa chọn tổ chức cho HS thực hành 01 bài kể chuyện.

33, 34

Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc

Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

Tập đọc: Sang năm con lên bảy

HS tự học thuộc lòng ở nhà.

Chính tả: Nghe - viết (Trong lời mẹ hát)

Ghép nội dung 2 tiết chính tả (tuần 33, 34) thành 1 tiết: GV tổ chức dạy học nội dung chính tả âm vần ở trên lớp; HS tự viết chính tả đoạn bài ở nhà.

Chính tả: Nhớ - viết (Sang năm con lên bảy)

35

Chính tả: Nghe - viết (Trẻ con ở Sơn Mỹ)

HS tự viết chính tả đoạn bài ở nhà.

 

MÔN TOÁN

LỚP 3

Tuần

Tên bài học

Hướng dẫn thực hiện nội dung dạy học trong điều kiện ứng phó với dịch Covid-19

1

Cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ) (tr. 4)

- Ghép thành chủ đề.

- Không làm bài tập 4 (tr. 3); bài tập 4, bài tập 5 (tr. 4); bài tập 4 (Luyện tập) (tr. 4).

Luyện tập (tr. 4)

2

Ôn tập các bảng nhân (tr. 9)

- Ghép thành chủ đề.

- Không làm bài tập 4 (tr. 9); bài tập 4 (tr. 10); bài tập 4 (tr. 11).

Ôn tập bảng chia (tr. 10)

Luyện tập (tr. 10)

3

Ôn tập về hình học (tr. 11)

- Ghép thành chủ đề.

- Không làm bài tập 3 (tr. 11); bài tập 4 (tr. 12); bài tập 3 (tr. 12).

Ôn tập về giải toán (tr. 12)

4

Luyện tập chung (tr. 18)

Không dạy bài này.

Kiểm tra

Không kiểm tra.

Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ) (tr. 21)

- Ghép thành chủ đề.

- Không làm bài tập 3 (tr. 22); bài tập 4, bài tập 5 (tr. 23).

5

Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ) (tr. 22)

Luyện tập (tr. 23)

6

Phép chia hết và phép chia có dư (tr. 29)

- Ghép thành chủ đề.

- Không làm bài tập 3 (tr. 30); bài tập 3, bài tập 4 (Luyện tập tr. 30).

Luyện tập (tr. 30)

7

Gấp một số lên nhiều lần (tr. 33)

- Ghép thành chủ đề.

- Không làm bài tập 2, bài tập 4 (tr. 34);

Luyện tập (tr. 34)

8

Giảm đi một số lần (tr. 37)

- Ghép thành chủ đề.

Luyện tập (tr. 38)

- Không làm bài tập 3 (tr. 38); bài tập 3 (Luyện tập tr. 38).

Tìm số chia (tr. 39)

- Ghép thành chủ đề.

- Không làm bài tập 3 (tr. 39); 2, bài tập 4 (tr. 40).

Luyện tập (tr. 40)

9

Góc vuông, góc không vuông (tr. 41)

- Ghép thành chủ đề.

- Không làm bài tập 4 (tr. 42); bài tập 4 (tr. 43).

Thực hành nhận biết và vẽ góc vuông bằng ê ke (tr. 43)

Đề-ca-mét. Héc-tô-mét (tr. 44)

- Ghép thành chủ đề.

- Không làm bài tập 3 (tr.44); bài tập 3 (tr.45); bài tập 2 (tr. 46).

Bảng đơn vị đo độ dài (tr. 45)

Luyện tập (tr. 46)

10

Thực hành đo độ dài (tr. 47)

- Ghép thành chủ đề.

- Không làm bài tập bài tập 3 (tr. 47).

Thực hành đo độ dài (tiếp theo) (tr. 48)

Luyện tập chung (tr. 49)

Không làm bài này.

Kiểm tra định kì

Không kiểm tra

Bài toán giải bằng hai phép tính (tr. 50)

- Ghép thành chủ đề.

- Không làm bài tập 3 (tr. 50); bài tập 3 (tr. 51); bài tập 3, bài tập 4 (tr. 52).

11

Bài toán giải bằng hai phép tính (tiếp theo) (tr. 51)

Luyện tập (tr. 52)

12

So sánh số lớn gấp mấy lần số bé (tr. 57) Luyện tập (tr. 58)

- Ghép thành chủ đề.

- Không làm bài tập 4 (tr. 57); bài tập 4 (tr. 58).

13

So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn (tr. 61) Luyện tập (tr. 62)

- Ghép thành chủ đề.

- Không làm bài tập 3 (tr. 61); bài tập 3, bài tập 4 (tr. 62).

14

Luyện tập (tr. 67)

Không dạy bài này

15

Giới thiệu bảng nhân (tr. 74)

- Ghép thành chủ đề.

Giới thiệu bảng chia (tr. 75)

- Không làm bài tập 3 (tr. 74); bài tập 3, bài tập 4 (tr. 76).

Luyện tập (tr. 76)

Không dạy bài này.

16

Luyện tập chung (tr. 77)

Không dạy bài này.

Luyện tập (tr. 81)

Không dạy bài này.

17

Luyện tập chung (tr. 83)

Không dạy bài này.

18

Luyện tập (tr. 89)

Không dạy bài này.

Luyện tập chung (tr. 90)

Không dạy bài này.

19

Các số có bốn chữ số (tr. 91)

- Ghép thành chủ đề.

- Tập trung yêu cầu biết đọc, viết các số có bốn chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng; viết số có bốn chữ số thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại.

- Không làm bài tập 3 (tr. 93); bài tập 3 (tr. 94); bài tập 4 (tr. 94), bài tập 3 (tr. 95); bài tập 3, bài tập 4 (tr. 96).

Luyện tập (tr. 94)

Các số có bốn chữ số (tiếp theo) (tr. 95)

Các số có bốn chữ số (tiếp theo) (tr.96)

20

So sánh các số trong phạm vi 10000 (tr. 100)

- Tập trung yêu cầu biết so sánh các số trong phạm vi 10000.

- Không làm bài tập 1, bài tập 3, bài tập 4 (tr. 101).

Luyện tập (tr. 101)

Phép cộng các số trong phạm vi 10000 (tr. 102)

- Tập trung yêu cầu biết đặt tính và thực hiện tính cộng trong phạm vi 10000; cộng nhẩm các số tròn trăm, tròn nghìn có đến bốn chữ số.

- Không làm bài tập 4 (tr. 102); bài tập 1 (dòng 1, dòng 2) (tr. 103); bài tập 2 (cột 1) (tr. 103); bài tập 3 (a) (tr. 103); bài tập 4 (tr.103).

21

Luyện tập (tr. 103)

Phép trừ các số trong phạm vi 10000 (tr. 104)

- Tập trung yêu cầu biết đặt tính và thực hiện tính trừ trong phạm vi 10000; trừ nhẩm các số tròn trăm, tròn nghìn có đến bốn chữ số.

- Không làm bài tập 4 (tr. 104); bài tập 1 (cột 1) (tr. 105), bài tập 2 (dòng 1) (tr. 105), bài tập 3 (a) (tr. 105), bài tập 4 (tr. 105).

Luyện tập (tr. 105)

Tháng - Năm (tr. 107)

Không làm bài tập 1 (tr. 109); bài tập 2 (tr.109).

22

Luyện tập (tr. 109)

Vẽ trang trí hình tròn (tr. 112)

Không dạy bài này.

Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (tr. 113)

- Tập trung yêu cầu biết đặt tính và thực hiện phép nhân số

có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ một lần).

- Không làm bài tập 1 (tr. 114); bài tập 2 (cột 1, cột 4) (tr.114), bài tập 3 (tr. 114); bài tập 4 (tr. 114).

Luyện tập (tr. 114)

23

Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (tiếp theo) (tr. 115)

- Tập trung yêu cầu biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ hai lần không liền nhau).

- Không làm bài tập 4 (tr. 115), bài tập 1 (tr. 116), bài tập 4 (tr. 116).

Luyện tập (tr. 116)

24

Luyện tập (tr. 122)

Không dạy bài này.

Thực hành xem đồng hồ (tr. 123)

- Ghép thành chủ đề.

- Không làm bài tập 3 (tr. 124), bài tập 3 (tr. 126).

25

Thực hành xem đồng hồ (tiếp theo) (tr. 125)

Bài toán liên quan đến rút về đơn vị (tr. 128)

Không làm bài tập 3 (tr. 128), bài tập 3, bài tập 4 (tr. 129).

Luyện tập (tr. 129)

Luyện tập (tr. 129)

Tiền Việt Nam (tr. 130)

Không làm bài tập 2 (tr. 131), bài tập 1 (tr.132), bài tập 4 (tr. 159).

26

Luyện tập (tr. 132)

Làm quen với thống kê số liệu (tr.134)

- Ghép thành chủ đề.

- Không làm bài tập 2, bài tập 4 (tr. 135); bài tập 2 (tr. 137).

Làm quen với thống kê số liệu (tiếp theo) (tr. 136)

Luyện tập (tr. 138)

Không dạy bài này.

27

Các số có năm chữ số (tr. 140)

- Ghép thành chủ đề.

- Không làm bài tập 1 (tr. 140), bài tập 1, bài tập 4 (tr. 142); bài tập 3 (dòng a, b) (tr.142), bài tập 4 (tr. 144); bài tập 3, bài tập 4 (tr. 145).

Luyện tập (tr. 142)

Các số có năm chữ số (tiếp theo) (tr.143)

Luyện tập (tr. 145)

28

So sánh các số trong phạm vi 100000 (tr. 147)

- Tập trung yêu cầu biết so sánh các số trong phạm vi 100000; biết sắp xếp các số theo thứ tự; biết làm tính với các số trong phạm vi 100000 (tính viết và tính nhẩm).

- Không làm bài tập 1 (tr. 147), bài tập 2, bài tập 3, bài tập 4 (tr. 148), bài tập 1, bài tập 4 (tr. 149).

Luyện tập (tr. 148)

Luyện tập (tr. 149)

29

Phép cộng các số trong phạm vi 100000 (tr. 155)

- Ghép thành chủ đề.

- Tập trung yêu cầu biết đặt tính và thực hiện phép tính cộng, trừ trong phạm vi 100000; vận dụng để giải bài toán.

30

Luyện tập (tr. 156)

Luyện tập (tr. 159)

- Không làm bài tập 1, bài tập 3 (tr. 155), bài tập 3 (tr. 156), bài tập 4 (tr. 160); bài tập 1 (tr. 160); bài tập 2 (cột 1, cột 2) (tr.160), bài tập 4 (tr. 160).

Luyện tập chung (tr. 160)

31

Luyện tập (tr. 165)

- Tập trung yêu cầu biết đặt tính và thực hiện phép tính chia, nhân số có năm chữ số cho số có một chữ số; Vận dụng để giải bài toán.

- Không làm bài tập 4 (tr. 165), bài tập 1 (dòng 1) (tr. 165), bài tập 3 (tr. 166).

32

Luyện tập chung (tr. 165)

Luyện tập (tr. 167)

- Tập trung yêu cầu biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.

- Không làm bài tập 3 (từ trên xuống) (tr.167), bài tập 3 (từ dưới lên) (tr. 167), bài tập 4 (tr. 168).

Luyện tập (tr. 167)

33

Ôn tập các số đến 100 000 (tr. 169)

- Tập trung yêu cầu biết đọc, viết các số trong phạm vi 100000; so sánh các số trong phạm vi 100000.

- Không làm bài tập 1 (tr. 169), bài tập 1 (cột 1) (tr. 170), bài tập 5 (tr. 170).

Ôn tập các số đến 100 000 (tiếp theo) (tr. 170)

34

Ôn tập về hình học (tr. 174)

- Tập trung yêu cầu xác định được góc vuông, trung điểm của đoạn thẳng; tính được chu vi hình hình chữ nhật, hình vuông; biết tính diện tích các hình chữ nhật, hình vuông.

- Không làm bài tập 2 (tr. 174), bài tập 4 (tr. 174), bài tập 3 (tr. 175).

Ôn tập về hình học (tiếp theo) (tr.174)

 

LỚP 4

Tuần

Tên bài học

Hướng dẫn thực hiện nội dung dạy học trong điều kiện ứng phó với dịch Covid-19

1

Ôn tập các số đến 100 000 (tr. 3)

- Ghép thành chủ đề.

- Không làm bài tập 3 (ý b) (tr. 4), bài tập 1 (dòng 3, dòng 4) (tr. 4), bài tập 2 (cột a) (tr.4), bài tập 3 (cột 1) (tr. 4).

Ôn tập các số đến 100 000 (tr. 4)

Ôn tập các số đến 100 000 (tr. 5)

Luyện tập (tr. 7)

Không dạy bài này.

2

Luyện tập (tr. 10)

Không dạy bài này.

Triệu và lớp triệu (tr. 13)

- Ghép thành chủ đề.

- Không làm bài tập 2 (dòng 2) (tr. 16), bài tập 2 (ý c, ý d) (tr. 17), bài tập 3 (ý b) (tr. 17).

3

Triệu và lớp triệu (tiếp theo) (tr. 14)

Luyện tập (tr. 16)

Luyện tập (tr. 17)

4

Luyện tập (tr. 22)

Không dạy bài này.

Yến, tạ, tấn (tr. 23)

- Ghép thành chủ đề.

- Không làm bài tập 1 (ý b) (tr. 24).

Bảng đơn vị đo khối lượng (tr. 24)

Giây, thế kỉ (tr. 25)

- Ghép thành chủ đề.

- Không làm bài tập 3 (tr. 26).

5

Luyện tập (tr. 26)

Luyện tập (tr. 28)

Không dạy bài này.

Biểu đồ (tr. 28)

Ghép thành chủ đề.

Biểu đồ (tiếp theo) (tr. 30)

6

Luyện tập (tr. 33)

 

Luyện tập chung (tr. 35)

Không dạy bài này.

Luyện tập chung (tr. 36)

Không dạy bài này.

7

Tính chất kết hợp của phép cộng (tr. 45)

- Ghép thành chủ đề.

- Không làm bài tập 4 (tr. 46).

8

Luyện tập (tr. 46)

Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó (tr. 47)

- Ghép thành chủ đề

- Không làm bài tập 4 (tr. 48).

Luyện tập (tr. 48)

Luyện tập chung (tr. 48)

Không dạy bài này.

10

Luyện tập chung (tr. 56)

Không dạy bài này.

13

Luyện tập (tr. 74)

Không dạy bài này.

Luyện tập chung (tr. 75)

Không dạy bài này.

14

Luyện tập (tr. 78)

Không dạy bài này.

15

Chia cho số có hai chữ số (tr. 81)

- Ghép thành chủ đề.

- Không làm bài tập 1 (ý a) (tr. 81), bài tập 1 (ý b) (tr. 82), bài tập 1 (ý a) (tr. 83), bài tập 1 (ý b) (tr. 84).

Chia cho số hai chữ số (tiếp theo) (tr. 82)

Luyện tập (tr. 83)

Chia cho số hai chữ số (tiếp theo) (tr. 83)

17

Luyện tập (tr. 89)

Không dạy bài này.

Luyện tập chung (tr. 90)

Không dạy bài này.

18

Luyện tập chung (tr. 99)

Không dạy bài này.

19

Hình bình hành (tr. 102)

- Ghép thành chủ đề.

- Tập trung yêu cầu nhận biết được hình bình hành và một số đặc điểm của nó; tính được chu vi, diện tích của hình bình hành.

- Không làm bài tập 1 (tr. 104), bài tập 2 (tr.105).

Diện tích hình bình hành (tr.103)

Luyện tập (tr.104)

20

Luyện tập (tr.110)

Không dạy bài này.

22

Luyện tập chung (tr.118)

Không dạy bài này.

23

Luyện tập chung (tr.123)

Không dạy bài này.

Luyện tập chung (tr.124)

Không dạy bài này.

Phép cộng phân số (tr.126)

- Ghép thành chủ đề.

- Không làm bài tập 1 (tiết Luyện tập thứ nhất) (tr. 128).

Phép cộng phân số (tiếp theo) (tr.127)

Luyện tập (tr.128)

24

Luyện tập (tr.128)

Phép trừ phân số (tr.129)

- Ghép thành chủ đề.

- Không làm bài tập 1, bài tập 2 (tiết Luyện tập) (tr. 131).

Phép trừ phân số (tiếp theo) (tr.130)

Luyện tập (tr.131)

Luyện tập chung (tr.131)

25

Phép nhân phân số (tr.132)

- Ghép thành chủ đề.

- Không làm bài tập 1, bài tập 3 (tr. 134).

Luyện tập (tr.133)

Luyện tập (tr.134)

28

Luyện tập chung (tr.144)

Không dạy bài này.

30

Luyện tập chung (tr.153)

Không dạy bài này.

32

Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên (tiếp theo) (tr.164)

Không làm bài tập 2 (tr. 162), bài tập 2 (tr.163).

35

Luyện tập chung (tr.176)

Không dạy bài này.

Luyện tập chung (tr. 177)

Không dạy bài này.

 

LỚP 5

Tuần

Tên bài học

Hướng dẫn thực hiện nội dung dạy học trong điều kiện ứng phó với dịch Covid-19

2

Luyện tập (tr. 9)

Không dạy bài này.

Hỗn số (tiếp theo) (tr. 13)

- Ghép thành chủ đề.

- Không làm bài tập 2, bài tập 3 (tr. 14); bài tập 3 (Luyện tập tr. 14).

Luyện tập (tr. 14)

3

Luyện tập chung (tr. 15)

- Ghép thành chủ đề.

- Không làm bài tập 1 (tr. 15); bài tập 2, bài tập 3 (tr. 16).

Luyện tập chung (tr. 15)

Luyện tập chung (tr. 16)

Không dạy bài này.

4

Luyện tập chung (tr. 22)

Không dạy bài này.

5

Mi-li-mét vuông, bảng đơn vị đo diện tích (tr. 27)

- Ghép thành chủ đề.

- Không làm bài tập 3 (tr. 26); bài tập 3 (tr. 28); bài tập 3, bài tập 4 (tr. 29).

6

Luyện tập (tr. 28)

Luyện tập chung (tr. 31)

Không dạy bài này.

7

Luyện tập chung (tr. 32)

Không dạy bài này.

8

Luyện tập chung (tr. 43)

- Không yêu cầu: Tính bằng cách thuận tiện nhất.

- Không làm bài tập 4 (a) (tr. 43).

9

Luyện tập (tr. 48)

Không dạy bài này.

10

Luyện tập chung (tr. 48)

Không dạy bài này.

11

Luyện tập chung (tr. 55)

Không dạy bài này.

12

Nhân một số thập phân với một số thập phân (tr. 58)

- Ghép thành chủ đề.

- Điều chỉnh các bài tập luyện tập phép nhân một số với số thập phân có không quá hai chữ số ở dạng: a,b 0,ab.

Luyện tập (tr. 60)

Luyện tập (tr. 61)

- Ghép thành chủ đề.

- Điều chỉnh các bài tập luyện tập phép nhân một số với số thập phân có không quá hai chữ số ở dạng: a,b 0,ab.

Luyện tập chung (tr. 61)

13

Luyện tập chung (tr. 62)

Không dạy bài này.

 

Chia một số thập phân cho một số thập phân (tr. 71)

- Ghép thành chủ đề.

- Điều chỉnh các bài tập luyện tập phép chi một số thập phân cho số thập phân có không quá hai chữ số ở dạng: a,b 0,ab.

Luyện tập (tr. 72)

15

Luyện tập chung (tr. 72)

Không dạy bài này.

Luyện tập chung (tr. 73)

Không dạy bài này.

16

Giải toán về tỉ số phần trăm (tiếp theo) (tr. 78)

Không dạy bài này.

Luyện tập (tr. 79)

Không dạy bài này.

Luyện tập chung (tr. 79)

Không dạy bài này.

17

Luyện tập chung (tr. 80)

Không dạy bài này.

Giới thiệu máy tính bỏ túi (tr. 81)

- Không yêu cầu: chuyển một số phân số thành số thập phân.

- Không làm bài tập 2, bài tập 3 (tr. 82).

Sử dụng máy tính bỏ túi để giải toán về tỉ số phần trăm (tr. 82)

- Điều chỉnh yêu cầu: Biết sử dụng máy tính bỏ túi để hỗ trợ giải các bài toán về tỉ số phần trăm.

- Không làm bài tập 3 (tr. 84).

18

Luyện tập chung (tr. 89)

Không dạy bài này.

19

Luyện tập chung (tr. 95)

Không dạy bài này.

Hình tròn, đường tròn (tr. 96)

Không dạy bài này.

20

Diện tích hình tròn (tr. 99)

- Tập trung yêu cầu tính được diện tích hình tròn khi biết bán kính hoặc chu vi của hình tròn.

- Không làm bài tập 1, bài tập 2 (tr.100), bài tập 3 (tr.101).

Luyện tập (tr. 100)

Luyện tập chung (tr. 100)

21

Luyện tập về tính diện tích (tiếp theo) (tr.104-106)

Không dạy bài này.

Luyện tập chung (tr. 106)

Không dạy bài này.

Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật

- Tập trung yêu cầu tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.

- Không làm bài tập 1 (tr. 110).

22

Luyện tập (tr. 110)

Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương (tr.111)

- Tập trung yêu cầu tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương.

Luyện tập (tr. 112)

- Không làm bài tập 1, bài tập 3 (tr. 112).

23

Luyện tập (tr. 119)

Không dạy bài này.

Thể tích hình hộp chữ nhật (tr. 120)

- Ghép thành chủ đề.

- Tập trung yêu cầu tính thể tích hình hộp chữ nhật, thể tích hình lập phương và vận dụng để giải một số bài tập liên quan; biết vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài toán liên quan có yêu cầu tổng hợp.

- Không làm bài tập 3 (tr. 123).

Thể tích hình lập phương (tr. 122)

24

Luyện tập chung (tr. 123)

Luyện tập chung (tr. 124)

Luyện tập chung (tr. 127)

Không dạy bài này.

28

Luyện tập chung (tr. 144)

Không dạy bài này.

Luyện tập chung (tr. 145)

Không dạy bài này.

Ôn tập về phân số (tr. 148)

- Tập trung ôn tập về rút gọn phân số, quy đồng mẫu số, so sánh, sắp xếp các phân số theo thứ tự.

- Không làm bài tập 1 (tr. 149), bài tập 4 (tr. 150).

29

Ôn tập về phân số (tiếp theo) (tr.149)

Ôn tập về số thập phân (tr. 150)

Tập trung ôn tập về cách đọc, viết số thập phân; so sánh, xếp thứ tự các số thập phân.

Ôn tập về số thập phân (tiếp theo) (tr. 151)

Ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng (tr. 152)

- Ghép thành chủ đề.

- Tập trung ôn tập về viết các số đo độ dài, khối lượng, diện tích, thể tích dưới dạng số thập phân.

- Không làm bài tập 3 (tr. 153).

Ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng (tiếp theo) (tr. 153)

30

Ôn tập về đo diện tích (tr. 154)

Ôn tập về đo thể tích (tr. 155)

Ôn tập về đo diện tích và thể tích (tiếp theo) (tr. 155)

Phép cộng (tr. 158)

- Ghép thành chủ đề.

- Tập trung ôn tập về thực hiện bốn phép tính với các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và vận dụng để tính nhẩm, giải bài toán.

31

Phép trừ (tr. 159)

Luyện tập (tr. 160)

Phép nhân (tr. 161)

Luyện tập (tr. 162)

Phép chia (tr. 163)

Tập trung ôn tập về tìm tỉ số phần trăm của hai số và giải toán liên quan đến tìm tỉ số phần trăm của hai số; tìm tỉ số phần trăm của một số cho trước.

32

Luyện tập (tr. 164)

Luyện tập (tr. 165)

33

Ôn tập về diện tích, thể tích một số hình (tr. 168)

- Tập trung ôn tập về tính diện tích và thể tích các hình đã học.

- Không làm bài tập 2 (tr. 169).

Luyện tập (tr. 169)

Luyện tập chung (tr. 169)

Luyện tập (tr. 171)

Không dạy bài này.

34

Luyện tập chung (tr. 175)

- Ghép thành chủ đề.

- Tập trung thực hành tính và biết tính giá trị của biểu thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính.

- Không làm bài tập 3 (tr. 175), bài tập 3 (tr. 176), bài tập 3 (tr. 177 từ trên xuống), bài tập 3 (tr. 177 từ dưới lên).

Luyện tập chung (tr. 176)

35

Luyện tập chung (tr. 176)

Luyện tập chung (tr. 177)

Luyện tập chung (tr. 178)

Không dạy bài này.

Luyện tập chung (tr. 179)

Không dạy bài này.

 

MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

LỚP 3

Tuần

Tên bài học

Hướng dẫn thực hiện nội dung dạy học trong điều kiện ứng phó với dịch Covid-19

1

Bài 1. Hoạt động thở và cơ quan hô hấp

Bài 2. Nên thở như thế nào?

Ghép thành bài “Hoạt động thở và cơ quan hô hấp”, thực hiện trong 1 tiết.

2,3

Bài 3. Vệ sinh hô hấp

Bài 4. Phòng bệnh đường hô hấp

Bài 5. Bệnh lao phổi

Ghép bài 3, 4, 5 thành bài “Phòng bệnh đường hô hấp và bệnh lao phổi”, thực hiện trong 2 tiết.

Không thực hiện trò chơi “Bác sĩ” (Tr11).

Khi dạy nội dung vệ sinh cơ quan hô hấp nhấn mạnh đến ý nghĩa đối với việc phòng lây nhiễm Covid-19.

3, 4

Bài 6. Máu và cơ quan tuần hoàn Bài 7. Hoạt động tuần hoàn

Ghép bài 6, 7 thành bài “Hoạt động tuần hoàn, thực hiện trong 1 tiết.

Không thực hiện trò chơi “Ghép chữ vào hình” (Tr17)

4, 5

Bài 8. Vệ sinh cơ quan tuần hoàn Bài 9. Phòng bệnh tim mạch

Bài 8, 9 thực hiện trong 1 tiết.

5,6

Bài 10. Hoạt động bài tiết nước tiểu

Bài 11. Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu

Ghép thành bài “Hoạt động bài tiết nước tiểu và vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu”, thực hiện trong 1 tiết.

7

Bài 13. Hoạt động thần kinh

Bài 14. Hoạt động thần kinh (tiếp theo)

Bài 13, 14 thực hiện trong 1 tiết. Không thực hiện các trò chơi: “Thử phản xạ đầu gối”, “Thử trí nhớ” (Tr29, 31)

8

Bài 15. Vệ sinh thần kinh

Bài 16. Vệ sinh thần kinh (tiếp theo)

Bài 15, 16 thực hiện trong 1 tiết.

HS thực hiện HĐ thực hành lập thời gian biểu hàng ngày (Tr35) ở nhà.

9

Bài 17-18. Ôn tập: Con người và sức khoẻ

Thực hiện trong 1 tiết

10

Bài 19. Các thế hệ trong một gia đình. Bài 20. Họ nội, họ ngoại.

Ghép thành bài“Các thế hệ trong một gia đình. Họ nội, họ ngoại”, thực hiện trong 1 tiết.

Không thực hiện HĐ vẽ (Tr39), chỉ yêu cầu HS giới thiệu.

11

Bài 21-22. Thực hành: Phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng.

Thực hiện trong 1 tiết.

Không thực hiện Trò chơi “Xếp hình gia đình 2 thế hệ, 3 thế hệ” (Tr43)

12

Bài 23. Phòng cháy khi ở nhà

 

12,

13

Bài 24-25. Một số hoạt động ở trường

Bài 26. Không chơi các trò chơi nguy hiểm

Thực hiện trong 2 tiết.

14

Bài 27-28. Tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống

Thực hiện trong 1 tiết.

15,

16

Bài 29. Các hoạt động thông tin liên lạc

Bài 30. Hoạt động nông nghiệp

Bài 31. Hoạt động công nghiệp, thương mại

Thực hiện trong 2 tiết.

Không thực hiện Trò chơi “Người đưa thư”, “A lô, a lô …!” (Tr57) và trò chơi “Bán hàng” (Tr61).

Không thực hiện hoạt động sưu tầm hình ảnh, bài báo nói về hoạt động nông nghiệp (Tr59).

 

MÔN KHOA HỌC

LỚP 4

Tuần

Tên bài học

Hướng dẫn thực hiện nội dung dạy học trong điều kiện ứng phó với dịch Covid-19

1, 2

Bài 1. Con người cần gì để sống?

Bài 2. Trao đổi chất ở người

Bài 3. Trao đổi chất ở người (tiếp theo)

Bài 1, 2, 3 thực hiện trong 2 tiết.

Không thực hiện trò chơi “Cuộc hành trình đến hành tinh khác” (Tr5).

3

Bài 5. Vai trò của chất đạm và chất béo

Bài 6. Vai trò của vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ

Bài 5, 6 thực hiện trong 1 tiết.

4, 5

Bài 7. Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn ?

Bài 8. Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật ? Bài 9. Sử dụng hợp lí các chất béo và muối ăn

Bài 10. Ăn nhiều rau và quả chín. Sử dụng thực phẩm sạch và an toàn (nội dung Ăn nhiều rau và quả chín)

Bài 7, 8, 9 và bài 10 (nội dung Ăn nhiều rau và quả chín) thực hiện trong 2 tiết. Không thực hiện trò chơi “Đi chợ”, “Thi kể tên một số món ăn vừa cung cấp đạm động thực vật, vừa cung cấp đạm thực vật” (Tr16, 19)

5,6

Bài 10. Ăn nhiều rau và quả chín. Sử dụng thực phẩm sạch và an toàn (nội dung Sử dụng thực phẩm sạch và an toàn)

Bài 11. Một số cách bảo quản thức ăn

Bài 10 (nội dung Sử dụng thực phẩm sạch và an toàn) và bài 11 thực hiện trong 1 tiết

6, 7

Bài 12. Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng

Bài 13. Phòng bệnh béo phì

Bài 14. Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá

Ghép bài 12, 13,14 thành bài “Phòng một số bệnh do chế độ dinh dưỡng và lây qua đường tiêu hóa”, thực hiện trong 2 tiết.

Không thực hiện trò chơi “Thi kể tên một số bệnh do thiếu: chất đạm; i-ốt; vi-ta-min D; ...” (Tr26).

8

Bài 15. Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh

Bài 16. Ăn uống khi bị bệnh

Bài 14, 15 thực hiện trong 1 tiết.

Không thực hiện trò chơi “Mẹ ơi, con ... sốt” (Tr33).

9, 10

18-19. Ôn tập: Con người và sức khoẻ

Thực hiện trong 1 tiết.

Không thực hiện trò chơi “Ai chọn thức ăn hợp lí?” (Tr39) và HĐ thực hành

“Bạn hãy ghi lại và trang trí bảng 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí để nói với gia đình thực hiện” (Tr40). GV có thể khuyến khích HS thực hiện ở nhà.

10, 11

Bài 20. Nước có những tính chất gì? Bài 21. Ba thể của nước

Thực hiện trong 1 tiết.

Không thực hiện HĐ thực hành “Úp đĩa lên một cốc nước nóng …” (Tr44); cho HS liên hệ thực tế cuộc sống hàng ngày về bay hơi, ngưng tụ.

11, 12

Bài 22. Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?

Bài 23. Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên

Ghép thành bài “Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên”, thực hiện trong 1 tiết.

Không thực hiện trò chơi “Tôi là giọt nước” (Tr47).

13

Bài 25. Nước bị ô nhiễm

Bài 26. Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm

Thực hiện trong 1 tiết.

Không thực hiện HĐ thực hành Làm phễu lọc nước (Tr52).

14, 15

Bài 27. Một số cách làm sạch nước

Bài 28. Bảo vệ nguồn nước

Bài 29. Tiết kiệm nước

Thực hiện trong 2 tiết.

Không thực hiện HĐ thực hành Làm bình lọc nước (Tr56); chỉ giới thiệu cho HS cách làm.

HĐ vẽ hoặc sưu tầm tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ nguồn nước và HĐ vẽ hoặc sưu tầm tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước (Tr59, 61): Có thể khuyến khích HS thực hiện ở nhà.

15, 16

Bài 30. Làm thế nào để biết có không khí? Bài 31. Không khí có những tính chất gì?

Bài 32. Không khí gồm những thành phần nào?

Thực hiện trong 2 tiết.

Không thực hiện trò chơi “Thi thổi bóng” (Tr64).

Không thực hiện thí nghiệm “Đốt cháy một cây nến, …” (Tr 66). GV có thể giới thiệu cho HS về thí nghiệm.

 

Bài 33-34. Ôn tập và kiểm tra học kì 1

 

 

LỚP 5

Tuần

Tên bài học

Hướng dẫn thực hiện nội dung dạy học trong điều kiện ứng phó với dịch Covid-19

1,2

Bài 2. Nam hay nữ

Bài 3. Nam hay nữ (tiếp theo)

Thực hiện trong 1 tiết.

Không thực hiện trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” (Tr8). GV có thể khuyến khích HS thực hiện ở nhà.

2, 3

Bài 4. Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào ?

Bài 5. Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khoẻ ?

Thực hiện trong 1 tiết.

3, 4

Bài 6. Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì

Bài 7. Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già

Ghép thành bài “Các giai đoạn của cuộc đời”, thực hiện trong 1 tiết.

Không thực hiện trò chơi “Ai? Họ đang ở giai đoạn nào của cuộc đời?” (Tr17).

5

Bài 9-10. Thực hành: Nói “Không” đối với các chất gây nghiện

Thực hiện trong 1 tiết.

Không thực hiện trò chơi “Chiếc ghế nguy hiểm” (Tr23).

6

Bài 11. Dùng thuốc an toàn

 

6, 7

Bài 12. Phòng bệnh sốt rét

Bài 13. Phòng bệnh sốt xuất huyết

Bài 14. Phòng bệnh viêm não

Ghép thành bài “Phòng tránh các bệnh lây truyền do muỗi đốt”, thực hiện trong 2 tiết.

8, 9

Bài 16. Phòng tránh HIV/AIDS

Bài 17. Thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS

Ghép thành bài “Phòng tránh HIV/AIDS, thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS”, thực hiện trong 1 tiết.

Không thực hiện HĐ sưu tầm thông tin hoặc tranh ảnh (tr35)

10, 11

20-21. Ôn tập: Con người và sức khoẻ

Thực hiện trong 1 tiết.

Không thực hiện hoạt động vẽ hoặc sưu tầm tranh (Tr44).

11

Bài 22. Tre, mây, song

Với các bài 22-32, GV lựa chọn một số bài về một số vật liệu phù hợp, thuận lợi với điều kiện địa phương để dạy.

12, 13

Bài 23. Sắt, gang, thép

Bài 24. Đồng và hợp kim của đồng

Bài 25. Nhôm

13, 14

Bài 26. Đá vôi

Bài 27. Gốm xây dựng: gạch, ngói

Bài 28. Xi măng

15, 16

Bài 29. Thủy tinh Bài

30. Cao su

Bài 31. Chất dẻo

16

Bài 32. Tơ sợi

Ghi chú:

- Trong bối cảnh dịch Covid-19, không yêu cầu HS thực hiện việc đi điều tra, tìm hiểu ở môi trường địa phương xung quanh cũng như không yêu cầu HS thực hiện các hoạt động tìm hiểu mà đòi hỏi tiếp xúc gần với động vật (để an toàn, tránh lây nhiễm bệnh). Chú ý phát huy kinh nghiệm, hiểu biết sẵn có của HS trong học tập.

- Với thí nghiệm ở một số bài, khi điều kiện khó tổ chức cho HS trực tiếp thực hiện thì có thể thay bằng: GV tiến hành thí nghiệm đồng thời tổ chức cho HS tích cực tham gia ở các khâu như đưa ra phương án thí nghiệm, dự đoán, hay rút ra kết luận từ kết quả thí nghiệm. Với một số thí nghiệm đơn giản có thể hướng dẫn các em tự làm ở nhà.

- Một số hoạt động vẽ, sưu tầm, trò chơi có thể hướng dẫn cho HS tự thực hiện ở nhà.

 

MÔN ĐẠO ĐỨC

LỚP 3

Tuần

Tên bài học

Hướng dẫn thực hiện nội dung dạy học trong điều kiện ứng phó với dịch Covid-19

1, 2

Kính yêu Bác Hồ

Bài tập 5, 6: Hướng dẫn HS tự học với sự hỗ trợ của cha mẹ

3, 4

Giữ lời hứa

- Bài tập 4, 5, 6: Hướng dẫn HS tự học với sự hỗ trợ của cha mẹ

- Bài tập 5 : Sửa yêu cầu của bài tập thành :"Em sẽ làm gì trong các tình huống sau:…"

- Bài tập 7 : Không yêu cầu học sinh thực hiện

5, 6

Tự làm lấy việc của mình

Bài tập 4, 5, 6: Hướng dẫn HS tự học với sự hỗ trợ của cha mẹ

- Bài tập 5 : Sửa yêu cầu của bài tập thành :"Em sẽ làm gì trong các tình huống sau:…"

7, 8

Quan tâm đến ông bà, bố mẹ, anh chị em

- Bài tập 4, 5, 6: Hướng dẫn HS tự học với sự hỗ trợ của cha mẹ

- Bài tập 7 : Không yêu cầu học sinh thực hiện

9, 10

Chia sẻ vui buồn cùng bạn

- Bài tập 2: Sửa yêu cầu của bài tập thành :"Em sẽ làm gì trong các tình huống sau:" ; Sửa lệnh ý (b) thành: "Khi bạn em có chuyện buồn hoặc gặp khó khăn, hoạn nạn. "

- Bài tập 4, 5, 6: Hướng dẫn HS tự học với sự hỗ trợ của cha mẹ

12, 13

Tích cực tham gia việc lớp, việc trường

- Bài tập 3, 4 : Hướng dẫn HS tự học với sự hỗ trợ của cha mẹ

- Bài tập 4 : Sửa yêu cầu của bài tập thành :"Em sẽ làm gì trong các tình huống sau:…"

- Bài tập 5 : Không yêu cầu học sinh thực hiện

14, 15

Quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng

- Bài tập 4, 5 : Hướng dẫn HS tự học với sự hỗ trợ của cha mẹ

- Bài tập 6 : Không yêu cầu học sinh thực hiện

16, 17

Biết ơn thương binh, liệt sĩ

- Bài tập 4, 5 : Hướng dẫn HS tự học với sự hỗ trợ của cha mẹ

- Bài tập 6 : Không yêu cầu học sinh thực hiện

19, 20

Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế

Không yêu cầu học sinh thực hiện đóng vai trong các tình huống chưa phù hợp.

21, 22

Tôn trọng khách nước ngoài

Không dạy cả bài.

23, 24

Tôn trọng đám tang

Hướng dẫn HS học bài này với sự hỗ trợ của cha mẹ.

30, 31

Chăm sóc cây trồng, vật nuôi

- Ghép yêu cầu cần đạt “Kể được một số ích lợi của cây trồng, vật nuôi đối với đời sống” với một số bài của môn Tự nhiên và Xã hội.

- Bài tập 4 : không yêu cầu HS thực hiện

 

LỚP 4

Tuần

Tên bài học

Hướng dẫn thực hiện nội dung dạy học trong điều kiện ứng phó với dịch Covid-19

1, 2

Trung thực trong học tập

- Bài tập 2: Sửa yêu cầu của bài tập thành: “Em tán thành hay không tán thành về các ý kiến sau đây:"

- Bài tập 4, 6: Hướng dẫn HS tự học với sự hỗ trợ của cha mẹ

- Bài tập 5: Không yêu cầu HS thực hiện

3, 4

Vượt khó trong học tập

- Bài tập 3 : Sửa yêu cầu của bải tập thành: "Hãy tự liên hệ về việc em đã vượt khó trong học tập"

- Bài tập 4, 5: Hướng dẫn HS tự học với sự hỗ trợ của cha mẹ

5, 6

Biết bày tỏ ý kiến

- Bài tập 2 : Sửa yêu cầu của bài tập thành: “Em tán thành hay không tán thành về các ý kiến sau đây:"

- Bài tập 3, 4: Hướng dẫn HS tự học với sự hỗ trợ của cha mẹ

7, 8

Tiết kiệm tiền của

- Bài tập 1 : Sửa yêu cầu của bài tập thành: “Em tán thành hay không tán thành về các ý kiến sau đây:"

- Bài tập 3, 4, 5: Hướng dẫn HS tự học với sự hỗ trợ của cha mẹ

- Bài tập 5 : Sửa yêu cầu của bài tập thành "Em sẽ làm gì trong các tình huống sau:…"

- Bài tập 6: Không yêu cầu HS thực hiện

- Bài tập 7 : yêu cầu HS trao đổi với bố mẹ thay cho trao đổi với bạn

9, 10

Tiết kiệm thời giờ

- Bài tập 3 : Sửa yêu cầu của bài tập thành: “Em tán thành hay không tán thành về các ý kiến sau đây:"

- Bài tập 4 : Sửa yêu cầu của bài tập thành: "Hãy chia sẻ một việc cụ thể mà em đã làm để tiết kiệm thời giờ"

- Bài tập 5, 6: Hướng dẫn HS tự học với sự hỗ trợ của cha mẹ

12, 13

Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ

- Bài tập 4: Sửa yêu cầu của bài tập thành: "Hãy chia sẻ về những việc em đã làm và sẽ làm để thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ…."

- Bài tập 5, 6: Hướng dẫn HS tự học với sự hỗ trợ của cha mẹ

14, 15

Biết ơn thầy giáo, cô giáo

Bài tập 3, 4, 5: Hướng dẫn HS tự học tại nhà với sự hỗ trợ của bố mẹ

16, 17

Yêu lao động

- Bài tập 2: Sửa yêu cầu của bài tập thành: “Các bạn trong mỗi tình huống dưới đây nên làm gì?”

- Bài tập 3, 4, 5, 6: Hướng dẫn HS tự học tại nhà với sự hỗ trợ của bố mẹ

19, 20

Kính trọng, biết ơn người lao động

- Bài tập 1: Hướng dẫn HS tự học với sự hỗ trợ của cha mẹ

- Bài tập 4: Sửa yêu cầu của bài tập thành: “Em sẽ làm gì nếu là bạn trong mỗi tình huống sau:”

- Bài tập 5, 6: Cho HS tự chọn vì đây là những bài tập nâng cao, không bắt buộc

21, 22

Lịch sự với mọi người

- Bài tập 3: Sửa yêu cầu của bài tập thành: “Em hãy nêu một số biểu hiện của phép lịch sự khi ăn uống, nói năng, chào hỏi,…”.

- Bài tập 4: Sửa yêu cầu của bài tập thành: “Các bạn trong mỗi tình huống dưới đây nên làm gì?”

- Bài tập 5: Hướng dẫn HS tự học với sự hỗ trợ của cha mẹ.

23, 24

Giữ gìn các công trình công cộng

- Bài tập 2: Sửa yêu cầu bài tập thành: “Em sẽ làm gì, nếu là bạn trong mỗi tình huống dưới đây:”

- Bài tập 4: Hướng dẫn HS tự học với sự hỗ trợ của cha mẹ.

- Bài tập 5: Để HS tự chọn vì đây là những bài tập nâng cao, không bắt buộc.

26, 27

Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo

- Bài tập 2: Sửa yêu cầu của bài tập thành: “Em sẽ ứng xử như thế nào trong mỗi tình huống dưới đây?”

- Bài tập 5: Hướng dẫn HS tự học với sự hỗ trợ của cha mẹ.

- Bài tập 6: Để HS tự chọn vì đây là những bài tập nâng cao, không bắt buộc.

28, 29

Tôn trọng luật giao thông

- Bài tập 4: Sửa yêu cầu của bài tập thành: “Em hãy nhận xét việc thực hiện Luật Giao thông ở địa phương mình và đưa ra một vài biện pháp để phòng tránh tai nạn giao thông.”

30, 31

Bảo vệ môi trường

- Bài tập 3 : Sửa yêu cầu của bài tập thành: “Em tán thành hay không tán thành về các ý kiến sau đây:"

 

LỚP 5

Tuần

Tên bài học

Hướng dẫn thực hiện nội dung dạy học trong điều kiện ứng phó với dịch Covid-19

5, 6

Có chí thì nên

Bài tập 3, 4: Hướng dẫn HS tự học với sự hỗ trợ của cha mẹ

7, 8

Nhớ ơn tổ tiên

Bài tập 3, 4: Hướng dẫn HS tự học với sự hỗ trợ của cha mẹ

9, 10

Tình bạn

Bài tập 3, 4: Hướng dẫn HS tự học với sự hỗ trợ của cha mẹ

14, 15

Tôn trọng phụ nữ

Bài tập 4, 5: Hướng dẫn HS tự học với sự hỗ trợ của cha mẹ

16, 17

Hợp tác với những người xung quanh

Bài tập 4, 5: Hướng dẫn HS tự học với sự hỗ trợ của cha mẹ

19, 20

Em yêu quê hương

Ghép nội dung 2 bài thành một chủ đề học tập. Giảm số tiết xuống còn 2 tiết.

21, 22

Ủy ban nhân dân xã (phường) em

21, 22

Ủy ban nhân dân xã (phường) em

- Bài tập 3: Hướng dẫn HS tự làm bài với sự hỗ trợ của cha mẹ.

- Bài tập 4 : Không yêu cầu HS làm bài

23, 24

Em yêu Tổ quốc Việt Nam

Bài tập 4 : Không yêu cầu HS làm bài

26, 27

Em yêu hòa bình

- Bài tập 1: Hướng dẫn HS tự làm bài với sự hỗ trợ của cha mẹ.

- Bài tập 4 : Không yêu cầu HS làm bài

28, 29

Em tìm hiểu về Liên hợp quốc

Không dạy cả bài

30, 31

Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

- Bài tập 1, bài tập 2: Hướng dẫn HS tự làm bài với sự hỗ trợ của cha mẹ.

- Bài tập 5: yêu cầu thảo luận, chuyển thành hình thức làm việc cá nhân.

 

MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ

Lớp 4

1. Phần Lịch sử

Tuần

Tên bài học

Hướng dẫn thực hiện nội dung dạy học trong điều kiện ứng phó với dịch Covid-19

3

Bài 1. Nước Văn Lang

Không yêu cầu xác định trên lược đồ hình 1 bài 1 những khu vực mà người Lạc Việt đã từng sinh sống.

4

Bài 2. Nước Âu Lạc

Không yêu cầu xác định vùng Cổ Loa trên lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (hình 1 bài 1).

5

Bài 8. Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (Năm 981)

Không yêu cầu tường thuật, chỉ kể lại một một số sự kiện về cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất.

8

Bài 6. Ôn tập

Không tổ chức dạy học bài này.

12

Bài 10. Chùa thời Lý

Chuyển thành bài tự chọn

9

Bài 15: Nước ta cuối thời Trần

Chuyển thành bài tự chọn.

20

Bài 16: Chiến thắng Chi Lăng

Tập trung vào yêu cầu kể lại những diễn biến chính của chiến thắng Chi Lăng.

Không tổ chức dạy học các nội dung:

- Vì sao quân ta chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch (không yêu cầu trả lời câu hỏi 1 trong bài).

- Không yêu cầu nêu các mẩu chuyện về Lê Lợi.

21

Bài 17: Nhà Hậu Lê và việc tổ chức quản lí đất nước

Tập trung vào các nội dung:

- Giới thiệu sơ lược về sự ra đời của nhà Hậu Lê.

- Tổ chức quản lí đất nước rất chặt chẽ (biểu hiện: vẽ bản đồ Hồng Đức, Luật Hồng Đức).

- Không tổ chức dạy học về việc thể hiện quyền tối cao của nhà vua.

22

Bài 18: Trường học thời Hậu Lê

Tập trung vào các nội dung chính về giáo dục, thi cử:

Quy củ, nền nếp

Khuyến khích việc học tập

Không tổ chức dạy học nội dung về người học, nội dung dạy học.

23

Bài 19: Văn học và khoa học thời Hậu Lê

Tập trung giới thiệu về một số tác giả, nhà khoa học, công trình tiêu biểu (Nguyễn Trãi với Bình Ngô Đại Cáo, Ngô Sĩ liên, Lương Thế Vinh). Không giới thiệu về văn học chữ Hán, văn học chữ Nôm và yêu cầu chứng minh Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông là những nhà văn hóa tiêu biểu cho giai đoạn này (không yêu cầu trả lời câu hỏi 3 trong bài).

24

Bài 20. Ôn tập

Không tổ chức dạy bài ôn tập này.

25

Bài 21: Trịnh - Nguyễn phân tranh

Chuyển thành bài tự chọn.

26

Bài 22: Công cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong

Chuyển thành bài tự chọn.

27

Bài 23. Bài 23. Thành thị ở thế kỉ XVI - XVII

Chỉ yêu cầu miêu tả vài nét về ba đô thị (cảnh buôn bán nhộn nhịp, phố phường, cư dân ngoại quốc).

28

Bài 24: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long

Chuyển thành bài tự chọn.

29

Bài 25: Quang Trung đại phá quân Thanh

Chỉ yêu cầu kể lại vắn tắt chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa.

30

Bài 26: Những chính sách về kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung

Tập trung vào 02 chính sách: “Khuyến nông” và “khuyến học”.

31

Bài 27: Nhà Nguyễn thành lập

Rà soát, tinh giản, sắp xếp bài 27 và 28 thành 01 bài và dạy trong khoảng 1 tiết, có thể lấy tên là “Kinh thành Huế” với 2 nội dung chính:

- Sự thành lập triều Nguyễn.

Chỉ chú trọng vào sự thành lập nhà Nguyễn. Không dạy nội dung các vua nhà Nguyễn không muốn chia sẻ quyền hành cho ai, dùng mọi quyền hành thâu tóm quyền hành vào tay mình. Không yêu cầu trả lời câu hỏi 2 trong bài “Những điều gì cho thấy các vua nhà Nguyễn không chịu chia sẻ quyền hành cho bất cứ ai để bảo vệ ngai vàng của mình”.

- Kinh thành Huế

32

Bài 28. Kinh thành Huế

 

 

 

2. Phần Địa lí

Tuần

Tên bài học

Hướng dẫn thực hiện nội dung dạy học trong điều kiện ứng phó với dịch Covid-19

2

Bài 1. Dãy Hoàng Liên Sơn

Rà soát, tinh giản, sắp xếp bài 1, bài 2 và bài 3 thành 01 bài và dạy trong 02 tiết (có thể gọi tên là “Dãy Hoàng Liên Sơn”). Bài học tập trung vào nội dung đặc điểm nổi bật của điều kiện tự nhiên, tên gọi một số dân tộc và một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn. Mỗi bài tinh giản như sau:

Bài 2. Không yêu cầu:

3

Bài 2. Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn

4

Bài 3. Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn

- Nhận xét về trang phục truyền thống của các dân tộc trong các hình 4, 5, 6 (trang 75).

- Trả lời cây hỏi 2. Mô tả nhà sàn và hãy giải thích tại sao người dân miền núi thường làm nhà sàn để ở (trang 76). Bài 3.

- Không yêu cầu giới thiệu hình 3. Quy trình sản xuất phân lân (trang 78).

5

Bài 4. Trung du Bắc Bộ

- Không yêu cầu Quan sát hình 3 (quy trình chế biến chè), em hãy nêu quy trình chế biến chè.

6

Bài 5. Tây Nguyên

Rà soát, tinh giản, sắp xếp bài 5, bài 6 thành 01 bài và dạy trong 1 tiết (có thể gọi tên là “Thiên nhiên và con người ở Tây Nguyên”). Mỗi bài tinh giản như sau: Bài 5.

- Không yêu cầu chỉ vị trí thành phố Buôn Ma Thuột trên hình 1 (trang 83).

Bài 6. Không yêu cầu :

- Quan sát hình 4, mô tả về nhà rông (Trang 85)

- Nhận xét về trang phục truyền thống của các dân tộc trong các hình 1, 2, 3, 4, 5 (trang 85)

- Em hãy kể một số hoạt động trong lễ hội của người dân ở Tây Nguyên.

- Trả lời câu hỏi 2, 3 trang 86.

7

Bài 6. Một số dân tộc ở Tây Nguyên

8

Bài 7. Bài 8 Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên

Rà soát, tinh giản, sắp xếp bài 1, bài 2 thành 01 bài và dạy trong 01 tiết (tên bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên). Mỗi bài tinh giản như sau:

Bài 7. Không yêu cầu:

- Hình 2 cho biết loại cây trồng nào có ở Buôn Ma Thuột? Tìm vị trí của địa phương này trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.(trang 88)

- Ở Tây Nguyên voi được nuôi để làm gì (trang 89)?

- Trả lời câu hỏi 3 (trang 89) Bài 8. Không yêu cầu:

- Quan sát hình 6 và 7, em hãy mô tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp (trang 91).

9

Bài 8 Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (tiếp theo)

10

Bài 9. Thành phố Đà Lạt

Chuyển thành bài tự chọn

11

Bài 10. Ôn tập

Không tổ chức dạy bài ôn tập này.

13

Bài 12. Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ

Rà soát, tinh giản, sắp xếp bài 12, bài 13, bài 14 thành 01 bài và dạy trong 2 tiết (tên bài “Người dân và Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ”) . Mỗi bài tinh giản như sau: Bài 12. Không yêu cầu:

- Dựa vào hình 2,3,4 và vốn hiểu biết của mình, em hãy:

Mô tả về trang phục truyền thống của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.

Kể tên một số hoạt động trong lễ hội ở đồng bằng Bắc Bộ (trang 101).

- Trả lời câu hỏi 2 (trang 103).

Bài 13. Không yêu cầu:

- Quan sát các hình dưới đây, em hãy kể các công việc phải làm trong sản xuất lúa gạo (trang 104).

- Em hãy kể tên các loại rau xứ lạnh được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ (trang 105).

- Trả lời câu hỏi 3 (trang 105). Bài 14. Không yêu cầu:

- Quan sát các hình bên, em hãy nêu thứ tự các công đoạn tạo ra sản phẩm gốm (trang 106)

- Trả lời câu hỏi 2 (trang 109).

14

Bài 13. Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ

15

Bài 14. Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ (tiếp theo)

19

Bài 16. Thành phố Hải Phòng

Chuyển thành bài tự chọn

34

Bài 31, 32. Ôn tập

- Rà soát, tinh giản, dạy trong 1 tiết

- Không yêu cầu hệ thống lại các đặc điểm, chỉ nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của các thành phố, tên một số dân tộc, một số hoạt động sản xuất chính ở Hoàng Liên Sơn, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên...

20

Bài 17: Đồng bằng Nam Bộ

Rà soát, tinh giản, sắp xếp bài 17 và bài 18 thành 01 bài và dạy trong 01 tiết. Mỗi bài tinh giản như sau:

Bài 17.

- Không yêu cầu quan sát hình 2 chỉ vùng trũng: Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau (trang 116 và 118).

- Không tổ chức dạy học nội dung giới thiệu về sông Mê Kông (trang 117).

Bài 18.

Không yêu cầu trả lời câu hỏi 3 (trang 121) trong bài.

21

Bài 18: Người dân ở đồng bằng Nam Bộ

22

Bài 19: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ

Không yêu cầu quan sát hình 1 (trang 121), 2 (trang 122).

23

Bài 20: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ

Không yêu cầu sưu tầm tranh ảnh về sản xuất công nghiệp, chợ nổi…ở câu hỏi 3 (trang 126).

25

Bài 22: Thành phố Cần Thơ

Chuyển thành bài tự chọn.

26

Bài 23: Ôn tập

Không tổ chức dạy học bài này.

27

Bài 24: Dải đồng bằng duyên hải miền Trung

Rà soát, tinh giản, sắp xếp 03 bài thành 2 bài. Cụ thể: kết hợp bài 24, mục 1 của bài 25 (dân cư ở đồng bằng duyên hải), mục 5 của bài 26 (Lễ hội) dạy trong khoảng 1 tiết; và các nội dung còn lại dạy trong khoảng 1 tiết.

28

Bài 25: Người dân và hoạt động sản xuất ở duyên hải miền Trung

29

Bài 26. Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung (tiếp theo)

Bài 24.

- Không yêu cầu quan sát hình 2, hình 4 (trang 136).

- Không yêu cầu đọc tên hai thành phố ở phía bắc và nam dãy núi Bạch Mã.

Bài 25.

Không yêu cầu sắp xếp theo nhóm ngành sản xuất cho phù hợp (trang 139).

Bài 26.

- Không yêu cầu trả lời câu hỏi “…vì sao có thể xây dựng nhà máy đường, nhà máy đóng mới, sửa chữa tàu ở duyên hải miền Trung” (trang 142).

- Không yêu cầu cho biết một số công việc để sản xuất đường từ cây mía (trang 142).

- Không yêu cầu tìm hiểu quy trình sản xuất mía đường (trang 142).

- Không yêu cầu trả lời câu hỏi 2 (trang 144)

30

Bài 27. Thành phố Huế

Lựa chọn 1 trong hai bài 27, 28 để tổ chức dạy học, bài còn lại chuyển thành bài tự chọn.

31

Bài 28. Thành phố Đà Nẵng

32

Bài 29. Biển, đảo và quần đảo

Không yêu cầu trả lời câu hỏi 3, trang 151.

33

Bài 30. Khai thác khoáng sảng và hải sản ở vùng biển Việt Nam

Không yêu cầu quan sát hình 3, 4, 5, 6, 7 (trang 153) và yêu cầu nêu thứ tự các công việc từ đánh bắt đến tiêu thụ hải sản.

34, 35

Bài 31 - 32 Ôn tập

Rà soát, tinh giản, dạy trong 1 tiết.

 

Lớp 5

1. Phần Lịch sử

Tuần

Tên bài học

Hướng dẫn thực hiện nội dung dạy học trong điều kiện ứng phó với dịch Covid-19

1

Bài 1. “Bình Tây đại nguyên soái” Trương Định

Rà soát, tinh giản, sắp xếp bài 1, bài 2, bài 3 thành 01 bài và dạy trong 2 tiết (có thể gọi tên bài “Chuyện về Trương Định, Nguyễn Trường Tộ và Tôn Thất Thuyết”. Tinh giản nội dung các bài học để tập trung vào các nội dung cốt lõi như sau:

Bài 1. Tập trung giới thiệu nội dung: Trương Định không tuân theo lệnh vua, cùng nhân dân chống Pháp.

Bài 2. Tập trung giới thiệu nội dung những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ.

Bài 3. Tập trung kể lại một số sự kiện về cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết lãnh đạo.

- Không yêu cầu biết tên một số người lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào Cần vương; không yêu cầu trả lời câu hỏi 2 trang 9 “Chiếu Cần vương có tác dụng gì?”.

2

Bài 2. Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước

3

Bài 3. Cuộc phản công ở kinh thành Huế

9

Bài 9. Cách mạng mùa Thu

Không yêu cầu tường thuật, chỉ kể lại một số sự kiện về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội.

10

Bài 10. Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập

Không yêu cầu tường thuật, chỉ nêu một số nét về cuộc mít tinh ngày 2-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình.

14

Bài 14. Thu - đông 1947, Việt Bắc "mồ chôn giặc Pháp"

Chỉ yêu cầu kể lại một số sự kiện về chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947.

15

Bài 15. Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950

Không yêu cầu tường thuật, chỉ kể lại một số sự kiện về chiến dịch Biên Giới.

16

Bài 16. Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên Giới

Chuyển thành bài tự chọn

19

Bài 17. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Không yêu cầu tường thuật, chỉ kể lại một số sự kiện về chiến dịch Điện Biên Phủ.

20

Bài 18. Ôn tập: Chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc

Không tổ chức dạy học bài này.

23

Bài 21. Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta

Chuyển thành bài tự chọn.

25

Bài 23. Sấm sét đêm giao thừa

- Chỉ kể lại vắn tắt sự kiện cuộc tiến công Tết Mậu Thân 1968.

- Không yêu cầu trả lời câu hỏi số 2.

26

Bài 24. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”

Chuyển thành bài tự chọn.

27

Bài 25. Lễ kí Hiệp định Pa-ri

Chú trọng các nội dung cốt lõi: thời gian, nội dung và ý nghĩa của Hiệp định Pa-ri.

28

Bài 26. Tiến vào Dinh Độc lập

- Chỉ kể lại vắn tắt sự kiện tiến vào dinh Độc lập.

- Không yêu cầu trả lời câu hỏi: Thái độ của Dương Văn Minh và các thành viên chính quyền Sài Gòn như thế nào khi quân giải phóng đánh chiếm Dinh Độc lập.

31, 32

Lịch sử địa phương

Tích hợp nội dung lịch sử địa phương có liên quan đến nội dung bài học/chủ đề học tập.

 

2. Phần Địa lí

Tuần

Tên bài học

Hướng dẫn thực hiện nội dung dạy học trong điều kiện ứng phó với dịch Covid-19

7

Bài 7. Ôn tập

Không yêu cầu hệ thống hoá, chỉ cần nêu một số đặc điểm chính về địa lí tự nhiên Việt Nam: địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng

10

Bài 10. Nông nghiệp

Sử dụng lược đồ để nhận biết về phân bố của nông nghiệp (không yêu cầu nhận xét)

11

Bài 11. Lâm nghiệp và thủy sản

Sử dụng sơ đồ, lược đồ để nhận biết về cơ cấu của lâm nghiệp và thủy sản (không yêu cầu nhận xét).

16

Bài 16. Ôn tập

Không tổ chức dạy học bài ôn tập này

19

Bài 17: Châu Á

Không yêu cầu quan sát hình 1, cho biết tên các châu lục và đại dương trên thế giới, trang 102.

22

Bài 20: Châu Âu

Sửa yêu cầu tr.110: Quan sát các ảnh trong hình 2 và nêu các cảnh thiên nhiên có ở châu Âu.

- Mục 3 chuyển thành nội dung tự chọn

23

Bài 21. Một số nước ở châu Âu

Chuyển thành bài tự chọn

24

Bài 22. Ôn tập

Không tổ chức dạy học bài này.

25

Bài 23: Châu Phi

Không yêu cầu trả lời câu hỏi 4, trang 118.

26

Bài 24. Châu Phi (tiếp theo)

Chuyển thành bài tự chọn

27

Bài 25: Châu Mĩ

- Sửa yêu cầu trang 122: Quan sát các ảnh trong hình 2 và nêu các cảnh thiên nhiên có ở châu Mĩ.

- Không yêu cầu trả lời câu hỏi 3, 4 trang 123

28

Bài 26. Châu Mĩ (tiếp theo)

Chuyển thành bài tự chọn

29

Bài 27: Châu Đại Dương và Châu Nam Cực

Mục c chuyển thành nội dung tự chọn.

 

Bài 28: Các đại dương trên thế giới

Chuyển thành bài tự chọn.

31

Bài 29. Ôn tập cuối năm

- Mục 2.a chỉ ôn tập về Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.

- Mục 2.b ôn tập về vị trí, thiên nhiên các châu lục.

32, 33

Địa lí địa phương

Tích hợp nội dung địa lí địa phương có liên quan đến nội dung bài học/chủ đề học tập.

Ghi chú:

Bài học/nội dung tự chọn: Các cơ sở giáo dục quyết định thực hiện một trong các phương án: không dạy học bài/nội dung tự chọn;

dạy học bài/nội dung tự chọn nhưng rà soát, tinh giản để tập trung giải quyết các nội dung cốt lõi; tổ chức thành bài đọc thêm cho HS, có hướng dẫn của GV.

 

MÔN MĨ THUẬT

LỚP 3

Tuần

Tên bài học

Hướng dẫn thực hiện nội dung dạy học trong điều kiện ứng phó với dịch Covid-19

4

- Vẽ tranh: Đề tài Trường em

Giảm bớt 2 bài trong nhóm bài do có yêu cầu cần đạt và nội dung học tập tương đồng. Có thể giảm bớt bài 24, 31.

8

- Vẽ tranh: Vẽ chân dung

12

- Vẽ tranh: Đề tài Nhà giáo Việt Nam

17

- Vẽ tranh: Đề tài chú bộ đội

20

- Vẽ tranh: Đề tài ngày Tết hoặc Lễ hội

24

- Vẽ tranh: Đề tài tự do

31

- Vẽ tranh: Đề tài các con vật

34

- Vẽ tranh: Đề tài mùa hè

5

- Tập nặn tạo dáng: Nặn quả

Giảm bớt 1 bài trong nhóm bài do có yêu cầu cần đạt và nội dung học tập tương đồng. Có thể giảm bớt bài 26

15

- Tập nặn tạo dáng: Nặn con vật

26

- Tập nặn tạo dáng: Nặn hoặc vẽ, xé dán hình con vật

32

- Tập nặn tạo dáng: Nặn hoặc xé dán hình người đơn giản

2

- Vẽ trang trí: Vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào đường diềm

Giảm bớt 3 bài trong nhóm bài do có yêu cầu cần đạt và nội dung học tập tương đồng. Có thể giảm bớt bài 2, 6, 9, 16, 28.

6

- Vẽ trang trí: Vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào hình vuông

9

- Vẽ trang trí: Vẽ màu vào hình có sẵn

13

- Vẽ trang trí: Trang trí cái bát

15

- Vẽ màu vào hình có sẵn

19

- Vẽ trang trí: Trang trí hình vuông

22

- Vẽ trang trí: Vẽ màu và dòng chữ nét đều

25

- Vẽ trang trí: Vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật

28

- Vẽ trang trí: Vẽ màu vào hình có sẵn

3

- Vẽ theo mẫu: Vẽ quả

Giảm bớt 3 bài trong nhóm bài do có yêu cầu cần đạt và nội dung học tập tương đồng. Có thể giảm bớt bài 14, 23, 27 và 35.

7

- Vẽ theo mẫu: Vẽ cái chai

11

- Vẽ theo mẫu: Vẽ cành lá

14

- Vẽ theo mẫu: Vẽ con vật nuôi quen thuộc

18

- Vẽ theo mẫu: Vẽ lọ hoa

23

- Vẽ theo mẫu: Vẽ cái bình đựng nước

27

- Vẽ theo mẫu: Vẽ lọ hoa và quả

29

- Vẽ theo mẫu: Tĩnh vật (lọ hoa và quả)

30

- Vẽ theo mẫu: Cái ấm pha trà

35

- Trưng bày kết quả học tập

1

- Thường thức Mĩ thuật: Xem tranh thiếu nhi

Giảm bớt 1 bài trong nhóm bài do có yêu cầu cần đạt và nội dung học tập tương đồng. Có thể giảm bớt bài 1. Gợi ý kết hợp, đan xen hình ảnh của bài 1 vào bài 33.

10

- Thường thức Mĩ thuật: Xem tranh tĩnh vật

21

- Thường thức Mĩ thuật: Tìm hiểu về tượng

33

- Thường thức Mĩ thuật: Xem tranh thiếu nhi thế giới

 

LỚP 4

Tuần

Tên bài học

Hướng dẫn thực hiện nội dung dạy học trong điều kiện ứng phó với đại dịch Covid-19

4

- Vẽ tranh: Đề tài Phong cảnh quê hương

Giảm bớt 2 bài trong nhóm bài do có yêu cầu cần đạt và nội dung học tập tương đồng. Có thể giảm bớt bài 4, 34.

12

- Vẽ tranh: Đề tài Sinh hoạt

20

- Vẽ tranh: Đề tài Ngày hội quê em

25

- Vẽ tranh: Đề tài Trường em

29

- Vẽ tranh: Đề tài An toàn giao thông

33

- Vẽ tranh: Đề tài Vui chơi trong mùa hè

34

- Vẽ tranh: Đề tài tự do

2

- Vẽ theo mẫu: Vẽ hoa, lá

Giảm bớt 1 bài trong nhóm bài do có yêu cầu cần đạt và nội dung học tập tương đồng. Có thể giảm bớt bài 14, 22

6

- Vẽ theo mẫu: Vẽ quả dạng hình cầu

10

- Vẽ theo mẫu: Vẽ đồ vật có dạng hình trụ

14

- Vẽ theo mẫu: Mẫu có hai đồ vật

18

- Vẽ theo mẫu: Tĩnh vật lọ hoa và quả

22

- Vẽ theo mẫu: Vẽ cái ca và quả

27

- Vẽ theo mẫu: Vẽ cây

31

- Vẽ theo mẫu: Mẫu dạng hình trụ và hình cầu

1

- Vẽ trang trí: Màu sắc và cách pha màu

 

4

- Vẽ trang trí: Họa tiết trang trí dân tộc

Giảm bớt 2 bài trong nhóm bài do có yêu cầu cần đạt và nội dung học tập tương đồng. Có thể giảm bớt bài 24 và 28.

9

- Vẽ trang trí: Vẽ đơn giản hoa lá

13

- Vẽ trang trí: Trang trí đường diềm

17

- Vẽ trang trí: Trang trí hình vuông

21

- Vẽ trang trí: Trang trí hình tròn

24

- Vẽ trang trí: Tìm hiểu về chữ nét đều

28

- Vẽ trang trí: Trang trí lọ hoa

32

- Vẽ trang trí: Tạo dáng và trang trí chậu cảnh

8

- Tập nặn tạo dáng: Nặn con vật quen thuộc

Giảm bớt 2 bài trong nhóm bài do có yêu cầu cần đạt và nội dung học tập tương đồng. Có thể giảm bớt bài 30, 35.

23

- Tập nặn tạo dáng: Tập nặn dáng người đơn giản

30

- Tập nặn tạo dáng: Đề tài tự chọn

35

- Trưng bày kết quả học tập

5

- Thường thức Mĩ thuật: Xem tranh phong cảnh

Giảm bớt 1 bài trong nhóm bài do có yêu cầu cần đạt và nội dung học tập tương đồng. Có thể giảm bớt bài 26. Gợi ý kết hợp, đan xen hình ảnh của bài 26 vào các bài còn lại.

11

- Thường thức Mĩ thuật:Xem tranh của họa sĩ và của thiếu nhi

19

- Thường thức Mĩ thuật: Xem tranh dân gian Việt Nam

26

- Thường thức Mĩ thuật: Xem tranh đề tài sinh hoạt

 

LỚP 5

Tuần

Tên bài học

Hướng dẫn thực hiện nội dung dạy học trong điều kiện ứng phó với dịch Covid-19

4

- Vẽ theo mẫu: Vẽ khối hộp và khối cầu

Giảm bớt 3 bài trong nhóm bài do có yêu cầu cần đạt và nội dung học tập tương đồng. Có thể giảm bớt nhóm bài 4, 12, 20, 24

8

- Vẽ theo mẫu: Mẫu vẽ có dạng hình trụ và hình cầu

12

- Vẽ theo mẫu: Mẫu vẽ có hai vật

16

- Vẽ theo mẫu: Mẫu vẽ có hai vật

20

- Vẽ theo mẫu: Mẫu vẽ có hai hoặc ba vật mẫu

24

- Vẽ theo mẫu: Mẫu vẽ có hai hoặc ba vật mẫu

28

- Vẽ theo mẫu: Mẫu vẽ có hai hoặc ba vật mẫu (vẽ màu)

32

- Vẽ theo mẫu: Vẽ tĩnh vật (vẽ màu)

5

- Tập nặn tạo dáng: Nặn con vật quen thuộc

Giảm bớt 1 bài trong nhóm bài do có yêu cầu cần đạt và nội dung học tập tương đồng. Có thể giảm bớt bài 21

13

- Tập nặn tạo dáng: Nặn dáng người

21

- Tập nặn tạo dáng: Đề tài tự chọn

27

- Tập nặn tạo dáng: Đề tài ngày hội

1

- Thường thức Mĩ thuật: Xem tranh thiếu nữ bên hoa huệ

Lưu ý: Trong các bài Thường thức mĩ thuật cần kết hợp thêm nội dung giới thiệu về Hội họa (bài 1), Điêu khắc (bài 9), Đồ họa (bài 25) để đảm bảo yêu cầu cần đạt của chương trình lớp 5 - CTGDPT 2018 và tiếp nối với yêu cầu cần đạt của chương trình lớp 6 - CTGDPT 2018 theo hướng dẫn tại Công văn số 3799/BGDĐT-GDTH ngày 01 tháng 9 năm 2021.

9

- Thường thức Mĩ thuật: Giới thiệu sơ lược về điêu khắc cổ Việt Nam

25

- Thường thức Mĩ thuật: Xem tranh Bác Hồ đi công tác

2

- Vẽ trang trí: Màu sắc trong trang trí

Giảm bớt 3 bài trong nhóm bài do có yêu cầu cần đạt và nội dung học tập tương đồng. Có thể giảm bớt bài 2,10. Gộp bài 22 và 26 thành một bài, kết hợp hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu đề tài.

6

- Vẽ trang trí: Vẽ họa tiết đối xứng qua trục

10

- Vẽ trang trí:Trang trí đối xứng qua trục

14

- Vẽ trang trí: Trang trí đường diềm ở đồ vật

18

- Vẽ trang trí: Trang trí hình chữ nhật

22

- Vẽ trang trí: Tìm hiểu về kiểu chữ in hoa nét thanh, nét đậm

26

- Tập kẻ kiểu chữ in hoa nét thanh, nét đậm

30

- Trang trí đầu báo tường

33

- Trang trí cổng trại hoặc lều trại thiếu nhi

3

- Vẽ tranh: Đề tài Trường em

Giảm bớt 3 bài trong nhóm bài do có yêu cầu cần đạt và nội dung học tập tương đồng. Có thể giảm bớt bài 23, 34 và 35.

7

- Vẽ tranh: Đề tài An toàn giao thông

11

- Vẽ tranh: Đề tài Nhà giáo Việt Nam

15

- Vẽ tranh: Đề tài Quân đội

19

- Vẽ tranh: Đề tài Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân

23

- Vẽ tranh: Đề tài tự chọn

27

- Vẽ tranh: Đề tài Môi trường

31

- Vẽ tranh: Đề tài Ước mơ của em

34

- Vẽ tranh: Đề tài tự chọn

35

- Tổng kết năm học: Trưng bày các bài vẽ, bài nặn đẹp

 

MÔN: ÂM NHẠC

LỚP 3

Tuần

Tên bài học

Hướng dẫn thực hiện nội dung dạy học trong điều kiện ứng phó với dịch Covid-19

9

Ôn tập 3 bài hát: Bài ca đi học, Đếm sao, Gà gáy

Không dạy nội dung này, khuyến khích học sinh tự học.

18

Tập biểu diễn

Không dạy nội dung này, khuyến khích học sinh tự học.

24

- Ôn tập 2 bài hát: Em yêu trường em, Cùng múa hát dưới trăng

- Tập nhận biết tên một số nốt nhạc trên khuông

Không dạy 2 nội dung này, khuyến khích học sinh tự học.

33

- Ôn tập các nốt nhạc

- Tập biểu diễn các bài hát

Không dạy nội dung này, khuyến khích học sinh tự học.

34

Tập biểu diễn

Không dạy nội dung này, khuyến khích học sinh tự học.

35

Tập biểu diễn

Không dạy nội dung này, khuyến khích học sinh tự học.

 

LỚP 4

Tuần

Tên bài học

Hướng dẫn thực hiện nội dung dạy học trong điều kiện ứng phó với dịch Covid-19

1

Ôn tập 3 bài hát và kí hiệu ghi nhạc đã học ở lớp 3

Chỉ ôn tập 2 bài hát và kí hiệu ghi nhạc đã học ở lớp 3

7

- Ôn tập 2 bài hát: Em yêu hòa bình, Bạn ơi lắng nghe

- Ôn tập TĐN số 1

Không dạy ôn tập bài hát Em yêu hòa bình, khuyến khích học sinh tự học.

14

- Ôn tập 3 bài hát: Trên ngựa ta phi nhanh, Khăn quàng thắm mãi vai em, Cò lả

- Nghe nhạc

- Ôn tập bài hát: Khăn quàng thắm mãi vai em

- Nghe nhạc

16

Ôn tập 3 bài hát

Không dạy nội dung này, khuyến khích học sinh tự học.

18

Tập biểu diễn

Không dạy nội dung này, khuyến khích học sinh tự học.

25

- Ôn tập 3 bài hát: Chúc mừng, Bàn tay mẹ, Chim sáo

- Nghe nhạc

Không dạy 2 nội dung này, khuyến khích học sinh tự học.

30

Ôn tập 2 bài hát: Chú voi con ở Bản Đôn, Thiếu nhi thế giới liên hoan

Không dạy nội dung này trên lớp, khuyến khích học sinh tự học.

33

Ôn tập 3 bài hát

Không dạy nội dung này, khuyến khích học sinh tự học.

34

Ôn tập 2 bài TĐN

Không dạy nội dung này, khuyến khích học sinh tự học.

35

Tập biểu diễn

Không dạy nội dung này, khuyến khích học sinh tự học.

 

LỚP 5

Tuần

Tên bài học

Hướng dẫn thực hiện nội dung dạy học trong điều kiện ứng phó với dịch Covid-19

17

Ôn tập các bài hát theo các chủ đề Học kì I

Không dạy nội dung này, khuyến khích học sinh tự học.

18

Biểu diễn các bài đã học

Không dạy nội dung này, khuyến khích học sinh tự học.

23

- Ôn tập 2 bài hát: Hát mừng, Tre ngà bên lăng Bác kết hợp vận động

Không dạy nội dung này, khuyến khích học sinh tự học.

33

Ôn tập các bài hát theo các chủ đề Học kì II

Không dạy nội dung này, khuyến khích học sinh tự học.

34

Ôn tập và biểu diễn

Không dạy nội dung này, khuyến khích học sinh tự học.

35

Biểu diễn các bài hát đã học

Không dạy nội dung này, khuyến khích học sinh tự học.

 

MÔN THỂ DỤC

LỚP 3

Tuần

Tên bài học

Hướng dẫn thực hiện nội dung dạy học trong điều kiện ứng phó với dịch Covid-19

2

- Bài 3: Ôn tập đi đều-Trò chơi kết bạn

- Bài 4: Ôn tập rèn luyện tư thế, kĩ năng vận động cơ bản- Trò chơi “Tìm người chỉ huy”

Giảm nhẹ yêu cầu cần đạt từ đi đều theo 1- 4 hàng dọc thành đi thường theo nhịp 1- 4 hàng dọc.

3

- Bài 6: Ôn đội hình đội ngũ

Giảm nhẹ yêu cầu cần đạt từ đi đều theo 1- 4 hàng dọc thành đi thường theo nhịp 1- 4 hàng dọc.

6

Bài 12: Đi chuyển hướng phải, trái-Trò chơi “Mèo đuổi chuột”

Bài 13: Ôn đi chuyển hướng phải, trái- Trò chơi “Mèo đuổi chuột”

Có thể không dạy đi chuyển hướng phải, trái.

7

Bài 15: Trò chơi chim về tổ

Bài 16: Kiểm tra đội hình đội ngũ và di chuyển hướng phải, trái

Có thể không dạy đi chuyển hướng phải, trái.

11

Bài 22: Động tác toàn thân của bài thể dục phát triển chung

Có thể không thực hiện trò chơi “Nhóm ba nhóm bảy”.

13

Bài 26: Ôn bài thể dục phát triển chung - Trò chơi “Đua ngựa”

Bài 27:Ônbài thể dục phát triển chung

Bỏ phần thân ngựa hoặc chuyển thành dụng cụ an toàn khác (có thể bằng xốp, bìa cứng…).

14

Bài 28: Hoàn thiện bài thể dục phát triển chung.

Bài 30: Kiểm tra bài thể dục phát triển chung.

Bỏ phần thân ngựa hoặc chuyển thành dụng cụ an toàn khác (có thể bằng xốp, bìa cứng…).

17

Bài 32: Ôn tập bài rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản-Đội hình đội ngũ.

Bài 33:Ôn tập bài rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản-Trò chơi “Chim về tổ”.

Có thể không dạy di chuyển hướng phải trái.

18

Bài 33: Ôn tập bài rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản- Trò chơi “Chim về tổ” (trang 96- 98)

Bài 34: Ôn tập Đội hình đội ngũ - bài tập rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản.

Có thể không dạy di chuyển hướng phải trái.

19

Bài 35: Kiểm tra đội hình đội ngũ- bài tập rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản. Bài 36: Sơ kết học kì I -Trò chơi “Đua ngựa”.

Có thể không dạy di chuyển hướng phải trái.

22

Bài 43, 44: Ôn nhảy dây-Trò chơi “Lò cò tiếp sức”

Ghép 2 bài thành 1 bài.

23

Bài 45: Trò chơi “Chuyển bóng tiếp sức”

Bài 46: Ôn trò chơi “Chuyển bóng tiếp sức”

Ghép 2 bài “Trò chơi Chuyển bóng tiếp sức” thành 1 bài.

25

Bài 49: Ôn nhảy dây-Trò chơi “Ném bóng trúng đích”

50: Ôn Bài thể dục phát triển chung-Nhảy dây-Trò chơi “Ném bóng trúng đích”

Ghép 2 bài thành 1 bài.

26

Bài 52: Kiểm tra nhảy dây kiểu chụm hai chân-Trò chơi “Hoàng Anh-Hoàng Yến”

Không dạy bài này.

27, 28

Bài 54, 55: Ôn bài thể dục phát triển chung-Trò chơi “Hoàng Anh-Hoàng Yến”

Ghép 2 bài thành 1 bài.

29

Bài 57: Ôn bài thể dục phát triển chung-Trò chơi “Nhảy đúng, nhảy nhanh”

58: Ôn bài thể dục phát triển chung- Trò chơi “Ai kéo khỏe”

Ghép 2 bài thành 1 bài, GV chủ động lựa chọn trò chơi phù hợp.

30

Bài 60: Kiểm tra bài thể dục phát triển chung với cờ hoặc hoa

Không dạy bài này.

32,

33

Bài 64: Tung và bắt bóng theo nhóm 3 người-Trò chơi “Chuyển đồ vật”

Bài 65: Ôn động tác tung và bắt bóng theo nhóm 3 người-Trò chơi “Chuyển đồ vật”

Ghép 2 bài thành 1bài.

33, 34

Bài 66: Ôn động tác tung và bắt bóng cá nhân, theo nhóm 2-3 người-Trò chơi “Chuyển đồ vật”

Bài 67: Ôn động tác tung và bắt bóng theo nhóm 2-3 người-Trò chơi “Chuyển đồ vật”

Ghép 2 bài thành 1 bài.

34

Bài 68: Kiểm tra tung và bắt bóng-Trò chơi “Chuyển đồ vật”

Không dạy bài này.

 

LỚP 4

Nội dung môn thể thao tự chọn thay yêu cầu “Thực hiện cơ bản đúng các bài tập” bằng “Thực hiện được các bài tập”.

Tuần

Tên bài học

Hướng dẫn thực hiện nội dung dạy học trong điều kiện ứng phó với dịch Covid-19

4

- Bài 8: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay sau đi đều,vòng phải, vòng trái, đứng lại, trò chơi “Bỏ khăn” (trang 55-56)

- Có thể không dạy quay sau.

- Thay đi đều, vòng phải, vòng trái, đứng lại bằng đi thường theo nhịp chuyển hướng phải trái.

5

- Bài 9: Đổi chân khi đi đều sai nhịp, trò chơi “Bịt mắt bắt dê” (trang 57-58)

Bài 10: Quay sau đi đều,vòng phải, vòng trái, đổi chân đi đều sai nhịp, trò chơi “Bỏ khăn” (trang 55- 56)

- Có thể không dạy quay sau.

- Thay đi đều ,vòng phải, vòng trái, đứng lại bằng đi thường theo nhịp chuyển hướng phải trái.

6

Bài 11: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay sau đi đều,vòng phải, vòng trái, Đổi chân khi đi đều sai nhịp, trò chơi “Kết bạn” (trang 60- 61)

Bài 12: Đi đều, vòng phải, vòng trái, Đổi chân khi đi đều sai nhịp, trò chơi “Ném trúng đích” (trang 61-63)

- Có thể không dạy quay sau.

- Thay đi đều ,vòng phải, vòng trái, đứng lại bằng đi thường theo nhịp chuyển hướng phải trái.

7

Bài 13: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay sau đi đều,vòng phải, vòng trái, Đổi chân khi đi đều sai nhịp, trò chơi “Kết bạn” (trang 63- 64)

Bài 14: : Quay sau đi đều ,vòng phải, vòng trái, đổi chân đi đều sai nhịp, trò chơi “Ném trúng đích” (trang 64- 66)

- Có thể không dạy quay sau.

- Thay đi đều ,vòng phải, vòng trái, đứng lại bằng đi thường theo nhịp chuyển hướng phải trái.

8

Bài 15: Quay sau đi đều, vòng phải, vòng trái, đổi chân đi đều sai nhịp.

- Có thể không dạy quay sau..

- Thay đi đều, vòng phải, vòng trái, đứng lại bằng đi thường theo nhịp chuyển hướng phải trái.

21

Bài 41: Nhảy dây kiểu chụm hai chân-Trò chơi “Lăn bóng bằng tay” Bài 42: Nhảy dây-Trò chơi “Lăn bóng bằng tay”

Ghép 2 bài thành 1 bài.

22

Bài 44: Kiểm tra nhảy dây-Trò chơi “Đi qua cầu”

Không dạy bài này.

24, 25

Bài 47: Phối hợp chạy, nhảy và chạy, mang, vác-Trò chơi “Kiệu người”

Bài 49: Phối hợp chạy, nhảy, mang, vác-Trò chơi “Chạy tiếp sức ném bóng vào rổ”

Ghép 2 bài thành 1 bài, GV chủ động lựa chọn trò chơi phù hợp.

24

Bài 48: Kiểm tra bật xa-Tập phối hợp chạy, mang, vác-Trò chơi “Kiệu người”

Không dạy bài này.

25

Bài 50: Nhảy dây chân trước chân sau-Trò chơi “ Chạy tiếp sức ném bóng vào rổ”.

Thay yêu cầu nhảy dây chân trước chân sau thành nhảy dây chụm chân, đối với HS thực hiện tốt nhảy chụm chân dạy nhẩy dây chân trước chân sau.

26

Bài 51: Một số bài tập RLTTCB-Trò chơi “Trao tín gậy”.

Bài 52: Di chuyển tung, bắt bóng, nhảy dây- Trò chơi “Trao tín gậy”.

- Có thể không thực hiện trò chơi “Trao tín gậy”.

27, 28

Bài 54, 55: Môn tự chọn-Trò chơi “Dẫn bóng”

Ghép 2 bài thành 1 bài.

29

Bài 57, 58: Môn tự chọn-Nhảy dây

Ghép 2 bài thành 1 bài.

30

Bài 59: Kiểm tra nhảy dây

Không dạy bài này.

33

Bài 65: Kiểm tra thử nội dung học môn tự chọn

Không dạy bài này.

33

Bài 66: Kiểm tra nội dung học môn tự chọn

Không dạy bài này.

34

Bài 67: Nhảy dây-Trò chơi “Lăn bóng bằng tay”

Bài 68: Nhảy dây-Trò chơi “Dẫn bóng”

Ghép 2 bài thành 1 bài, GV chủ động lựa chọn trò chơi phù hợp.

 

LỚP 5

Nội dung môn thể thao tự chọn thay yêu cầu “Thực hiện cơ bản đúng các bài tập” bằng “Thực hiện được các bài tập”.

Tuần

Tên bài học

Hướng dẫn thực hiện nội dung dạy học trong điều kiện ứng phó với dịch Covid-19

21

Bài 42: Nhảy dây- Bật cao, trò chơi “Trồng nụ, trồng hoa”.

Có thể không chơi trò chơi “Trồng nụ, trồng hoa”.

22

Bài 43: Nhảy dây - Phối hợp mang vác, trò chơi “Trồng nụ, trồng hoa”.

Có thể không chơi trò chơi “Trồng nụ, trồng hoa”.

23

Bài 46: Nhảy dây-Trò chơi “Qua cầu tiếp sức”

Không dạy bài này.

24

Bài 47: Phối hợp chạy và bật nhảy-Trò chơi “Qua cầu tiếp sức”

Ghép 2 bài thành 1 bài.

Bài 48: Phối hợp chạy và bật nhảy- Trò chơi “Chuyển nhanh, nhảy nhanh”

25

Bài 50: Bật cao-Trò chơi “Chuyển nhanh, nhảy nhanh”.

Không dạy bài này.

26, 27

Bài 51, 52: Môn thể thao tự chọn-Trò chơi “Chuyền và bắt bóng tiếp sức”

Ghép 2 bài thành 1 bài.

27

Bài 53: Môn thể thao tự chọn- Trò chơi “Chuyền bắt bóng tiếp sức” (trang 127-128)

Có thể không thực hiện tung bắt bóng qua kheo chân.

28, 29

Bài 56: Môn thể thao tự chọn-Trò chơi “Hoàng Anh-Hoàng Yến”

Bài 57: Môn thể thao tự chọn-Trò chơi “Nhảy đúng, nhảy nhanh”

Ghép 2 bài thành 1 bài, GV chủ động lựa chọn trò chơi phù hợp.

30

Bài 59: Môn thể thao tự chọn-Trò chơi “Lò cò tiếp sức” Bài 60: Môn thể thao tự chọn-Trò chơi “Trao tín gậy”

Ghép 2 bài thành 1 bài, GV chủ động lựa chọn trò chơi phù hợp.

31

Bài 61: Môn thể thao tự chọn

Không dạy bài này.

32, 33

Bài 64, 65: Môn thể thao tự chọn-Trò chơi “Dẫn bóng” 66: Môn thể thao tự chọn

Ghép 3 bài thành 1 bài.

34, 35

Bài 68: Trò chơi “Nhảy đúng, nhảy nhanh và “Ai kéo khỏe”

Bài 69: Trò chơi “Lò cò tiếp sức” và “Lăn bóng”

Ghép 2 bài thành 1 bài, GV chủ động lựa chọn 02 trong 04 trò chơi.

Chú ý:

- Tùy theo điều kiện của địa phương và trình độ của học sinh, giáo viên có thể áp dụng những yêu cầu cần đạt, nội dung được điều chỉnh cho phù hợp.

- Trong quá trình thực hiện, nếu thấy nội dung nào chưa phù hợp với trình độ học sinh, hình thức tổ chức dạy học và tình hình thực tế ở địa phương thì giáo viên có thể thay thế nội dung, điều chỉnh kế hoạch dạy học phù hợp với thực tiễn.

- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần chú ý tới sức khỏe của học sinh để điều chỉnh lượng vận động phù hợp.

 

MÔN THỦ CÔNG/KĨ THUẬT

LỚP 3

Tuần

Tên bài học

Hướng dẫn thực hiện nội dung dạy học trong điều kiện ứng phó với dịch Covid-19

1-2

Gấp tàu thủy hai ống khói

Gộp 2 bài thành chủ đề gấp hình, dạy trong 2 tiết. GV hướng dẫn, sau đó HS tự thực hiện làm sản phẩm ở nhà

3-4

Gấp con ếch

5-6

Gấp cắt dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng

Giảm xuống còn 1 tiết. GV hướng dẫn, sau đó HS tự thực hiện làm sản phẩm ở nhà

7-8

Gấp, cắt, dán bông hoa

Giảm xuống còn 1 tiết. GV hướng dẫn, sau đó HS tự thực hiện làm sản phẩm ở nhà

9-10

Ôn tập chương 1. Phối hợp gấp, cắt, dán hình “

GV yêu cầu HS tự ôn tập các nội dung đã học, sau đó chọn 1-2 sản phẩm để làm ở nhà

11-12

Cắt, dán chữ I, T

Ghép vào hướng dẫn cùng với bài cắt, dán chữ H, U

13-14

Cắt, dán chữ H, U

Giảm xuống còn 1 tiết. GV hướng dẫn, sau đó HS tự thực hiện làm sản phẩm ở nhà

15-16

Cắt dán chữ V, E

Giảm xuống còn 1 tiết. GV hướng dẫn, sau đó HS tự thực hiện làm sản phẩm ở nhà

17-18

Cắt dán chữ VUI VẺ

Giảm xuống còn 1 tiết. GV hướng dẫn, sau đó HS tự thực hiện làm sản phẩm ở nhà

19, 20

Ôn tập chủ đề Cắt, dán, chữ cái đơn giản

Hướng dẫn HS tự ôn tập ở nhà.

21, 22

Đan nong mốt

Ghép 2 bài thành một chủ đề học tập và dạy trong 2 tiết. Hướng dẫn để HS tự thực hiện các sản phẩm ở nhà.

23, 24

Đan nong đôi

25, 26, 27

Làm lọ hoa gắn tường

Giảm xuống còn 2 tiết. Hướng dẫn để HS tự thực hiện sản phẩm ở nhà.

28, 29, 30

Làm đồng hồ để bàn

Giảm xuống còn 2 tiết. Hướng dẫn để HS tự thực hiện sản phẩm ở nhà.

31, 32, 33

Làm quạt giấy tròn

Giảm xuống còn 2 tiết. Hướng dẫn để HS tự thực hiện sản phẩm ở nhà.

34, 35

Ôn tập chủ đề Đan nan và Làm đồ chơi đơn giản

Hướng dẫn HS tự ôn tập ở nhà.

 

MÔN KĨ THUẬT

LỚP 4

Tuần

Tên bài học

Hướng dẫn thực hiện nội dung dạy học trong điều kiện ứng phó với dịch Covid-19

1-2

Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu

Giảm xuống còn 2 tiết. GV hướng dẫn cách thực hiện. Sau đó, HS thực hành ở nhà với sự hướng dẫn, hỗ trợ của người lớn

3

Cắt vải theo đường vạch dấu

4-5

Khâu thường

Gộp 2 bài thành chủ đề Khâu thường, dạy trong 2 tiết. GV hướng dẫn khâu thường, khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường và cho HS khâu thử. Sau đó HS tự thực hiện ở nhà

6-7

Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường

8-9

Khâu đột thưa

Gộp 2 bài thành chủ đề Khâu đột thưa, dạy trong 2 tiết. GV hướng dẫn khâu đột thưa, khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa và cho HS khâu thử. Sau đó HS tự thực hiện ở nhà

10-11-12

Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa

13-14

Thêu móc xích

Giảm xuống còn 1 tiết. GV hướng dẫn cách thêu móc xích và cho HS thêu thử. Sau đó HS tự thực hiện ở nhà

15-16-17-18

Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn

Giảm xuống còn 1 tiết. GV hướng dẫn HS ôn tập các nội dung trong chương và làm sản phẩm tự chọn. Sau đó HS tự thực hiện ở nhà

19-20-21

Lợi ích của việc trồng rau, hoa

Vật liệu và dụng cụ trồng rau, hoa

Điều kiện ngoại cảnh của cây rau, hoa

Hướng dẫn HS tự học.

22, 23

Trồng cây rau, hoa

Giảm xuống còn 1 tiết, chỉ dạy trên lớp 1 trong 2 nội dung: trồng rau, hoa trên luống hoặc trong chậu. Nội dung còn lại hướng dẫn

HS tự thực hiện ở nhà.

24, 25

Chăm sóc rau, hoa

Giảm xuống còn 1 tiết. GV hướng dẫn việc chăm sóc rau, hoa.

HS tự thực hành ở trường hoặc ở nhà.

29, 30

Lắp xe nôi

Giảm xuống còn 1 tiết. GV hướng dẫn HS cách lắp và lắp thử một số bộ phận của xe nôi trên lớp. Hướng dẫn cho HS tự thực hành làm sản phẩm và rèn kĩ năng ở nhà.

31, 32

Lắp ô tô tải

Giảm xuống còn 1 tiết. GV hướng dẫn HS cách lắp và lắp thử một số bộ phận của ô tô tải trên lớp. Hướng dẫn cho HS tự thực hành làm sản phẩm và rèn kĩ năng ở nhà.

33, 34, 35

Lắp ghép mô hình tự chọn

Giảm xuống còn 1 tiết. Cho HS lựa chọn lắp ghép 1 trong 3 mô hình : cầu vượt hoặc ô tô kéo hoặc cáp treo.

 

LỚP 5

Tuần

Tên bài học

Hướng dẫn thực hiện nội dung dạy học trong điều kiện ứng phó với dịch Covid-19

1-2

Đính khuy hai lỗ

Giảm xuống còn 1 tiết. GV hướng dẫn cách đính khuy hai lỗ và cho HS đính khuy thử. Sau đó HS tự thực hiện ở nhà

3-4

Thêu dấu nhân

Giảm xuống còn 1 tiết. GV hướng dẫn cách thêu dấu nhân và cho HS thêu thử. Sau đó HS tự thực hiện ở nhà

7-8

Nấu cơm

HS tự học và thực hành việc nấu cơm, luộc rau ngay tại gia đình dưới sự hướng dẫn của người lớn

9

Luộc rau

10

Bày dọn bữa ăn trong gia đình

HS tự học và thực hành các công việc này ngay tại gia đình dưới sự hướng dẫn của người lớn

11

Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống

12,13,14

Cắt, khâu, thêu hoặc nấu ăn tự chọn

Giảm xuống còn 1 tiết. GV hướng dẫn HS ôn tập các nội dung trong chương và làm sản phẩm tự chọn. Sau đó HS tự thực hiện ở nhà

15, 16, 17, 18,19,20, 21

Lợi ích của việc nuôi gà

Một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta

Thức ăn nuôi gà

Nuôi dưỡng gà

Chăm sóc gà

Vệ sinh phòng bênh cho gà

Hướng dẫn HS tự học.

24, 25, 26,

Lắp xe ben

Giảm xuống còn 1 tiết. GV hướng dẫn HS cách lắp và lắp thử một số bộ phận của xe ben trên lớp. Hướng dẫn cho HS tự thực hành làm sản phẩm và rèn kĩ năng ở nhà.

27, 28, 29

Lắp máy bay trực thăng

Giảm xuống còn 1 tiết. GV hướng dẫn HS cách lắp và lắp thử một số bộ phận của máy bay trực thăng trên lớp. Hướng dẫn cho HS tự thực hành làm sản phẩm và rèn kĩ năng ở nhà.

30, 31, 32

Lắp rô bốt

Giảm xuống còn 1 tiết. GV hướng dẫn HS cách lắp và lắp thử một số bộ phận của rô bốt trên lớp. Hướng dẫn cho HS tự thực hành làm sản phẩm và rèn kĩ năng ở nhà.

33, 34, 35

Lắp ghép mô hình tự chọn

Giảm xuống còn 1 tiết. Cho HS tự lựa chọn lắp ghép 1 trong 2 mô hình : máy bừa hoặc băng chuyền.

 



1 Thực hiện theo Công văn số 2345/BGDĐT-GDTH ngày 07/6/2021 về hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường cấp tiểu học.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 3969/BGDĐT-GDTH năm 2021 hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học năm học 2021-2022 ứng phó với dịch Covid-19 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

  • Số hiệu: 3969/BGDĐT-GDTH
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 10/09/2021
  • Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Người ký: Nguyễn Hữu Độ
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 10/09/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản