Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3954/BNN-TY | Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2013 |
Kính gửi: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Kết quả kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản, từ giữa tháng 8/2013 đến ngày 06/10/2013 tại 14 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho thấy tình hình dịch bệnh thủy sản, nhất là các bệnh trên tôm trong 10 tháng đầu năm 2013 tuy có giảm so với cùng kỳ năm 2012, nhưng vẫn còn xảy ra trầm trọng ở nhiều nơi, gây tổn thất nặng nề cho người nuôi.
Nguyên nhân chính là do: (1) nhiều địa phương chưa có quy hoạch, người dân đã tự ý chuyển đổi diện tích nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản, nhưng đầu tư chưa thỏa đáng về cơ sở hạ tầng; (2) một số địa phương chưa có kế hoạch cụ thể về phòng chống dịch bệnh thủy sản, chưa chủ động giám sát dịch bệnh và môi trường nuôi; (3) ý thức phòng chống dịch bệnh của người nuôi còn hạn chế trong khi công tác tuyên truyền, tập huấn còn nhiều bất cập; (4) một số tỉnh, thành phố chưa có bộ máy quản lý thú y thủy sản thống nhất, công tác phòng chống dịch bệnh chưa được quan tâm đúng mức, chưa huy động được lực lượng cán bộ làm công tác thú y trực tiếp hoặc tham gia triển khai công việc thú y thủy sản đến tận cấp xã, phường.
Nhằm sớm khắc phục những tồn tại nêu trên và để nâng cao hiệu quả phòng chống dịch bệnh thủy sản, nhất là các bệnh quan trọng đã và đang xảy ra trên tôm, gây thiệt hại về kinh tế cho người nuôi tôm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Ban, ngành liên quan của địa phương thực hiện đồng bộ những nội dung sau:
1. Đối với địa phương chưa có kế hoạch phòng chống dịch bệnh thủy sản:
Khẩn trương xây dựng và phê duyệt kế hoạch hàng năm gồm các nội dung chính sau:
a) Giám sát chủ động nhằm phát hiện sớm các loại dịch bệnh nằm trong danh mục các bệnh thủy sản phải công bố dịch do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành;
b) Quản lý chặt chẽ việc sản xuất và kinh doanh thủy sản giống; tăng cường quản lý, giám sát môi trường vùng nuôi;
c) Tăng cường năng lực chẩn đoán, xét nghiệm, xây dựng bản đồ dịch tễ; đào tạo tập huấn và thông tin tuyên truyền;
d) Kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm.
2. Triển khai các chương trình giám sát dịch bệnh thủy sản, nhất là các dịch bệnh quan trọng trên tôm, cụ thể:
a) Phân công cán bộ kỹ thuật kiểm tra và giám sát diễn biến dịch bệnh theo từng vùng nuôi; hướng dẫn người nuôi phát hiện sớm và báo cáo đầy đủ cho các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương để có biện pháp xử lý kịp thời; tập trung giám sát bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng, bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm sú và tôm thẻ chân trắng, bệnh sữa trên tôm hùm; bệnh gan thận mủ ở cá tra; bệnh do Perkinsus ở nhuyễn thể hai mảnh vỏ.
b) Tập trung giám sát vùng nuôi, tăng cường quan trắc và cảnh báo môi trường, thông báo kịp thời cho người nuôi để có biện pháp phòng trừ dịch bệnh, hạn chế rủi ro;
c) Tăng cường công tác quản lý kiểm dịch thủy sản giống, đặc biệt là các cơ sở sản xuất và kinh doanh thủy sản giống; tổ chức lấy mẫu, giám sát định kỳ dịch bệnh tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản giống; kiểm tra các loại thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản lưu thông trên địa bàn, kiên quyết xử lý triệt để các trường hợp vi phạm;
d) Tổ chức tập huấn cho người nuôi về những kiến thức liên quan đến các loại dịch bệnh thủy sản và các biện pháp phòng chống dịch bệnh;
đ) Tổ chức thông tin tuyên truyền thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, nhằm nâng cao nhận thức của các hộ nuôi về các loại dịch bệnh và các biện pháp phòng chống, cụ thể: Không giấu dịch, không vứt xác thủy sản chết, xả nước thải chưa xử lý trực tiếp ra môi trường vùng nước nuôi, không tự ý di chuyển lồng nuôi bị bệnh sang các vùng nước khác; thực hiện công tác vệ sinh lồng, bè, lưới nuôi và các dụng cụ trước và sau khi sử dụng; sử dụng thuốc thú y, hóa chất và chế phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi theo hướng dẫn của cán bộ chuyên môn và cơ sở sản xuất;
e) Tổ chức họp tổng kết, phân tích và nhận định tình hình dịch bệnh; đánh giá các biện pháp phòng trị bệnh đã triển khai trong thời gian qua để rút kinh nghiệm và có những điều chỉnh cho phù hợp.
3. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ sản xuất kinh doanh sử dụng thuốc thú y thủy sản, các chế phẩm hóa chất dùng trong thú y thủy sản; xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y vi phạm theo quy định của pháp luật; hướng dẫn người nuôi sử dụng thuốc thú y và chế phẩm, hóa chất có hiệu quả.
4. Thống nhất phân công công tác quản lý thú y thủy sản theo đúng các quy định đã ban hành, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch bệnh, quản lý kiểm dịch thủy sản giống và thuốc thú y thủy sản.
5. Xây dựng hoặc rà soát điều chỉnh quy hoạch nuôi trồng thủy sản phù hợp với cơ cấu đối tượng nuôi và điều kiện của từng địa phương; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; đảm bảo an toàn dịch bệnh và môi trường đối với vùng nuôi, nguồn nước nuôi thủy sản, xử lý nước xả thải, nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người nuôi trồng thủy sản.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo các Sở, Ban ngành của địa phương thực hiện. Trong quá trình triển khai, nếu có vướng mắc, đề nghị thông báo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phối hợp, xử lý kịp thời./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Quyết định 1499/QĐ-TTg năm 2009 về xuất hóa chất Chlorine dự trữ quốc gia hỗ trợ các địa phương phòng, chống dịch bệnh thủy sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1844/QĐ-TTg năm 2010 về xuất hóa chất chlorine dự trữ quốc gia hỗ trợ các địa phương phòng, chống dịch bệnh thủy sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 2870/BNN-TY chủ động ngân sách địa phương để cung ứng hóa chất Chlorine phòng chống dịch bệnh thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Công văn 913/BNN-TY năm 2014 đề nghị xuất cấp hóa chất Chlorine dự trữ quốc gia hỗ trợ tỉnh Cà Mau phòng chống dịch bệnh thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Công văn 1730/BNN-TY năm 2014 triển khai biện pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh trên tôm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Quyết định 1499/QĐ-TTg năm 2009 về xuất hóa chất Chlorine dự trữ quốc gia hỗ trợ các địa phương phòng, chống dịch bệnh thủy sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1844/QĐ-TTg năm 2010 về xuất hóa chất chlorine dự trữ quốc gia hỗ trợ các địa phương phòng, chống dịch bệnh thủy sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 2870/BNN-TY chủ động ngân sách địa phương để cung ứng hóa chất Chlorine phòng chống dịch bệnh thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Công văn 913/BNN-TY năm 2014 đề nghị xuất cấp hóa chất Chlorine dự trữ quốc gia hỗ trợ tỉnh Cà Mau phòng chống dịch bệnh thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Công văn 1730/BNN-TY năm 2014 triển khai biện pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh trên tôm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Công văn 3954/BNN-TY năm 2013 triển khai đồng bộ biện pháp phòng chống dịch bệnh thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 3954/BNN-TY
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 06/11/2013
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Vũ Văn Tám
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra