- 1Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương
- 2Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương
- 3Thông tư 04/2021/TT-BXD hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 4Thông tư 23/2021/TT-BCT quy định về danh mục chủng loại, tiêu chuẩn chất lượng khoáng sản xuất khẩu do Bộ Công thương quản lý
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 392/TCHQ-GSQL | Hà Nội, ngày 24 tháng 01 năm 2024 |
Kính gửi: Bộ Xây dựng.
Trong quá trình giải quyết thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu là khoáng sản làm vật liệu xây dựng, cơ quan hải quan gặp vướng mắc đối với trường hợp xác định nguồn gốc hợp pháp của khoáng sản là tang vật vi phạm hành chính (VPHC) bị tịch thu, đã được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo hình thức bán đấu giá theo quy định của pháp luật, xin trao đổi với Quý Bộ cụ thể như sau:
1. Nội dung vướng mắc
Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh đang theo dõi, xử lý lô hàng khoáng sản là vật liệu xây dựng là tang vật VPHC bị tịch thu theo Quyết định số 542/QĐ-XPHC ngày 20/6/2022 của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh, đã được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo hình thức bán đấu giá theo Quyết định số 1810/QĐ-TCHQ ngày 16/8/2022. Hàng hóa gồm 49.728,71 tấn dolomit (<->27.530,48m3), hàm lượng MgO 18,32%, CaO 33,56%, SiO2 0,45%, kích cỡ 0-5 mm chiếm 96,58% (theo chứng thư giám định số 22.08.144NĐ-01 ngày 26/8/2022 của VNCONTROL, hiện đang được thuê kho bãi, bảo quản tại cảng Quảng Ninh. Mã số hàng hóa là 2518.10.00. Lô hàng này không có giấy phép khai thác do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.
Một số doanh nghiệp đã tham gia đấu giá lô hàng để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu được do vướng mắc về nguồn gốc khoáng sản xuất khẩu theo quy định tại Thông tư số 04/2021/TT-BXD ngày 30/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
2. Căn cứ pháp lý về quản lý khoáng sản
- Căn cứ quy định tại Phụ lục III kèm theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ thì khoáng sản (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng) thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu có điều kiện, quy định điều kiện hoặc tiêu chuẩn, thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.
Theo đó, hiện nay mặt hàng khoáng sản thuộc quản lý của Bộ Công Thương và Bộ Xây dựng (đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng).
- Đối với khoáng sản xuất khẩu thuộc quản lý của Bộ Công Thương thực hiện theo quy định tại Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05/02/2020 của Chính phủ và Thông tư số 23/2021/TT-BCT ngày 15/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương. Căn cứ quy định tại Điều 14 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP thì khoáng sản có nguồn gốc hợp pháp là khoáng sản có nguồn gốc, xuất xứ thuộc một trong các trường hợp sau:
“- Được khai thác hoặc khai thác tận thu từ các mỏ, điểm mỏ, bãi thải trong thời hạn Giấy phép khai thác, Giấy phép khai thác tận thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực;
- Khoáng sản được nhập khẩu theo Tờ khai hàng hóa nhập khẩu có xác nhận của Hải quan cửa khẩu;
- Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tịch thu và phát mại.”
Theo đó, trường hợp khoáng sản (thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tịch thu và phát mại sẽ được xác định là khoáng sản có nguồn gốc hợp pháp và được phép xuất khẩu nếu có tên trong Danh mục chủng loại, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
- Đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng xuất khẩu thuộc quản lý của Bộ Xây dựng thực hiện theo quy định tại Thông tư số 04/2021/TT-BXD. Theo đó, căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 04/2021/TT-BXD thì: “Khoáng sản làm vật liệu Xây dựng xuất khẩu có nguồn gốc hợp pháp bao gồm khoáng sản được khai thác theo giấy phép khai thác khoáng sản, giấy phép khai thác tận thu khoáng sản hoặc quyết định việc khai thác khoáng sản đi kèm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực theo quy định của pháp luật về khoáng sản.”.
Tuy nhiên, tại Thông tư số 04/2021/TT-BXD không quy định trường hợp khoáng sản làm vật liệu xây dựng là tang vật VPHC bị tịch thu, đã được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo hình thức bán đấu giá theo quy định của pháp luật thì có được gọi là khoáng sản có nguồn gốc hợp pháp được phép xuất khẩu hay không? Theo đó, việc này đang gây khó khăn cho doanh nghiệp và cơ quan hải quan trong việc xác định nguồn gốc hợp pháp của khoáng sản để thực hiện thủ tục xuất khẩu; đồng thời có khả năng gây thất thu cho ngân sách nhà nước nếu lô hàng không thể xuất khẩu được ra nước ngoài (mặt hàng dolomit này rất khó bán tại thị trường nội địa với giá khởi điểm 140.000 đồng/m3).
3. Ý kiến của Tổng cục Hải quan
Để đảm bảo thống nhất chính sách đối với cùng một mặt hàng khoáng sản thuộc quản lý của hai Bộ, đồng thời tạo thuận lợi doanh nghiệp và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
- Trường hợp khoáng sản làm vật liệu xây dựng là tang vật VPHC bị tịch thu, đã được Tổng cục Hải quan xác lập quyền sở hữu toàn dân theo hình thức bán đấu giá theo quy định của pháp luật thì được gọi là khoáng sản có nguồn gốc hợp pháp.
- Trường hợp được xác định có nguồn gốc hợp pháp, lô hàng khoáng sản trên sẽ được phép kinh doanh trong đó bao gồm việc xuất khẩu ra nước ngoài (nếu có tên trong danh mục, đáp ứng quy cách và chỉ tiêu kỹ thuật quy định tại Phụ lục I Thông tư số 04/2021/TT-BXD). Theo đó, các chứng từ để chứng minh nguồn gốc hợp pháp của lô hàng trúng đấu giá bao gồm: Biên bản đấu giá tài sản; Thông báo kết quả đấu giá tài sản; Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá; Hóa đơn bán tài sản công; Biên bản bàn giao tài sản,...
Tổng cục Hải quan kính đề nghị Quý Bộ xem xét, có ý kiến cụ thể đối với quan điểm trên để Tổng cục Hải quan có cơ sở hướng dẫn hải quan địa phương thực hiện thống nhất. Ý kiến phản hồi của Quý Bộ xin gửi về Tổng cục Hải quan trước ngày 30/01/2024.
Trân trọng cảm ơn sự phối hợp của Quý Bộ./.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 2429/TCHQ-GSQL năm 2020 về hồ sơ xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng để phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2Công văn 4003/TCHQ-GSQL năm 2021 về xuất khẩu đá vôi khai thác từ mỏ thuộc khu vực Kim Lũ, xã Kim Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình theo Giấy phép khai thác cấp cho Công ty Cổ phần Đầu tư Khoáng sản - Than Đông Bắc do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Công văn 4339/TCHQ-GSQL năm 2021 về xuất khẩu đá vôi khai thác từ mỏ tại tỉnh Quảng Bình theo Giấy phép khai thác cấp cho Công ty Cổ phần Đầu tư Khoáng sản - Than Đông Bắc do Tổng cục Hải quan ban hành
- 1Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương
- 2Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương
- 3Công văn 2429/TCHQ-GSQL năm 2020 về hồ sơ xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng để phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan do Tổng cục Hải quan ban hành
- 4Thông tư 04/2021/TT-BXD hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 5Công văn 4003/TCHQ-GSQL năm 2021 về xuất khẩu đá vôi khai thác từ mỏ thuộc khu vực Kim Lũ, xã Kim Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình theo Giấy phép khai thác cấp cho Công ty Cổ phần Đầu tư Khoáng sản - Than Đông Bắc do Tổng cục Hải quan ban hành
- 6Công văn 4339/TCHQ-GSQL năm 2021 về xuất khẩu đá vôi khai thác từ mỏ tại tỉnh Quảng Bình theo Giấy phép khai thác cấp cho Công ty Cổ phần Đầu tư Khoáng sản - Than Đông Bắc do Tổng cục Hải quan ban hành
- 7Thông tư 23/2021/TT-BCT quy định về danh mục chủng loại, tiêu chuẩn chất lượng khoáng sản xuất khẩu do Bộ Công thương quản lý
Công văn 392/TCHQ-GSQL năm 2024 xuất khẩu khoáng sản do Tổng cục Hải quan ban hành
- Số hiệu: 392/TCHQ-GSQL
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 24/01/2024
- Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
- Người ký: Nguyễn Văn Thọ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 24/01/2024
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết