Hệ thống pháp luật

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC GIÁM ĐỊNH VÀ QLCL CTGT
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3767/CGĐ-TĐ1
V/v Một số vướng mắc trong quá trình thực hiện Thông tư số 03/2005/TT-BXD ngày 04/3/2005 của Bộ Xây dựng

Hà Nội, ngày 07 tháng 10 năm 2005

 

Kính gửi: Viện Kinh tế - Bộ Xây dựng

Cục GĐ và QLCL CTGT thực hiện công tác thẩm định dự toán các công trình xây dựng giao thông. Trong quá trình thực hiện theo hệ thống thang lương mới được ban hành bằng Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ đã nhận được nhiều ý kiến của các Ban QLDA, các Sở GTVT phản ánh về những vướng mắc khi lập dự toán theo nội dung hướng dẫn tại Thông tư số 03/2005/TT-BXD ngày 04/3/2005 của Bộ Xây dựng, cụ thể:

1. Tại Mục 1 của Thông tư quy định: "Đối với các công trình xây dựng lập dự toán theo đơn giá xây dựng cơ bản hiện hành của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà được hưởng thêm các khoản lương phụ, phụ cấp lương và các chế độ chính sách khác chưa tính trong đơn giá hoặc được hưởng phụ cấp lưu động ở mức cao hơn 20% thì được bổ sung các khoản này vào chi phí nhân công theo quy định hiện hành". Tuy nhiên, trong Thông tư không có hướng dẫn cụ thể về cách tính các khoản phụ cấp bổ sung nêu trên nên không có cơ sở tính toán với các lý do:

1.1. Trước đây, các bộ đơn giá XDCB của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được lập theo thang lương của bảng lương A6 ban hành kèm theo Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 nên khi tính bổ sung các khoản lương phụ, phụ cấp lương và các chế độ chính sách khác chưa tính trong đơn giá hoặc được hưởng phụ cấp lưu động ở mức cao hơn 20% thì được tính bổ sung các khoản phụ cấp này theo công thức quy định tại Thông tư số 07/2003/TT-BXD ngày 17/6/2003 của Bộ Xây dựng như sau:

NC = Dnc x

Trong đó:

- Dnc: Chi phí nhân công chưa bao gồm các khoản phụ cấp tính thêm.

- F1, F2: Các khoản phụ cấp tính thêm trên lương tối thiểu và lương cơ bản.

- h1n, h2n: Hệ số biểu thị quan hệ giữa chi phí nhân công trong đơn giá so với tiền lương tối thiểu và lương cơ bản của các nhóm lương thứ n.

- Các trị số h1n và h2n nêu trên được quy định như sau:

TT

Lương nhóm

Giá trị h1n

Giá trị h2n

1

Nhóm 1

2.342

1.378

2

Nhóm 2

2.493

1.37

3

Nhóm 3

2.638

1.363

4

Nhóm 4

2.796

1.357

1.2. Do các khoản phụ cấp bổ sung tính theo công thức trên (với các hệ số h1n, h2n tương ứng nêu trên) như hướng dẫn tại Thông tư số 07/2003/TT-BXD ngày 17/6/2003 của Bộ Xây dựng là tính theo theo thang lương thuộc bảng lương A6 ban hành kèm theo Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993, nên không thể đem các giá trị h1n, h2n để sử dụng cho việc tính bổ sung các khoản phụ cấp theo hệ thống thang lương mới ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ vì:

- Giá trị h1n và h2n tại Thông tư số 07/2003/TT-BXD tính theo công thức:

+ h1n = 1,26 Ki3,5 + 0,2.

+ h2n = (1,26 Ki3,5 + 0,2)/ Ki3,5

- Trong đó: Ki3,5 là hệ số bậc lương ứng với bậc 3,5/7 của từng nhóm lương.

- Như vậy, nếu tính theo thang lương mới (Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ) thì trị số Ki3,5 đã thay đổi so với thang lương cũ nên các giá trị h1n, h2n được quy định trong Thông tư số 07/2003/TT-BXD nêu trên không còn phù hợp. Nếu lấy bình quân bậc thợ 3,5/7 làm cơ sở để tính các giá trị h1n, h2n thì giá trị h1n và h2n ứng với thang lương mới phải là:

TT

Lương nhóm

Giá trị h1n

Giá trị h2n

1

Nhóm 1

3,167

1,345

2

Nhóm 2

3,363

1,340

3

Nhóm 3

3,709

1,332

2. Cũng tại Điều 1 của Thông tư quy định về các hệ số điều chỉnh từ thang lương cũ sang thang lương mới gồm các hệ số sau:

- Hệ số điều chỉnh từ lương nhóm 1 sang lương nhóm 2: 1,066.

- Hệ số điều chỉnh từ lương nhóm 1 sang lương nhóm 3: 1,183.

- Hệ số điều chỉnh chi phí nhân công tương ứng với các mức lương tối thiểu: 2,784 (144.000 đ); 2,232 (180.000 đ); 1,912 (210.000 đ); 1,385 (210.000 đ).

2.1. Khi lập dự toán theo các bộ đơn giá XDCB của các địa phương sẽ phải thực hiện 02 bước:

- Bước 1: Xây dựng dự toán theo đơn giá trong các tập đơn giá XDCB của địa phương.

- Bước 2: Phân tích vật tư sử dụng cho công trình theo định mức 1242 làm cơ sở tính bù chi phí chênh lệch giá vật liệu theo từng thời điểm.

Đối với các công trình xây dựng giao thông, thành phần công việc trong một hạng Mục nhiều, việc lập dự toán theo các bộ đơn giá XDCB của địa phương phải thực hiện 02 bước như trên sẽ rất phức tạp. Vì vậy, hầu hết đối với các công trình giao thông, các đơn vị Tư vấn thiết kế trong ngành GTVT đều lập dự toán theo định mức dự toán XDCB ban hành kèm theo Quyết định số 1242/1998/QĐ-BXD ngày 25/11/1998 nay là định mức dự toán xây dựng công trình - phần xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 24/2005/QĐ-BXD ngày 29/7/2005 của Bộ Xây dựng. Trong quá trình thực hiện, việc lập dự toán theo hệ thống thang lương cũ sau đó điều chỉnh chi phí nhân công về hệ thống thang lương mới bằng các hệ số điều chỉnh theo hướng dẫn tại Thông tư số 03/2005/TT-BXD ngày 04/3/2005 của Bộ Xây dựng so với việc lập dự toán bằng cách tính thẳng đơn giá nhân công theo thang lương mới có sự chênh lệch về kinh phí giữa hai cách tính. Để xác định nguyên nhân chênh lệch giữa hai cách tính, khi lập bảng tính hệ số chuyển đổi từ hệ thống thang lương cũ sang hệ thống thang lương mới và thấy rằng các hệ số chuyển đổi tương ứng với từng bậc lương đều thấp hơn các hệ số như hướng dẫn tại Thông tư số 03/2005/TT-BXD ngày 04/3/2005 ngoại trừ các bậc thợ từ 3,9/7 đến 4,2/7 có hệ số cao hơn (có phụ lục chi tiết kèm theo). Để thuận tiện cho việc lập dự toán theo các bộ đơn giá XDCB của các tỉnh và điều chỉnh dự toán cho các công trình đã thực hiện theo thang lương cũ về hệ thống thang lương mới thì việc xây dựng hệ số chuyển đổi trung bình là rất cần thiết. Tuy nhiên, nếu lấy bình quân bậc thợ 3,5/7 làm cơ sở tính hệ số chuyển đổi thì hệ số tính đúng phải là:

- Hệ số điều chỉnh từ lương nhóm 1 sang lương nhóm 2: 1,062.

- Hệ số điều chỉnh từ lương nhóm 1 sang lương nhóm 3: 1,171.

- Hệ số điều chỉnh chi phí nhân công tương ứng với các mức lương tối thiểu: 2,718 (144.000 đ); 2,179 (180.000 đ); 1,88 (210.000 đ); 1,362 (210.000 đ).

3. Kiến nghị của Cục GĐ và QLCL CTGT: Với các lý do nêu trên, Cục GĐ và QLCL CTGT kiến nghị viện Kinh tế - Bộ Xây dựng như sau:

3.1. Sớm có hướng dẫn cụ thể về công thức tính các khoản phụ cấp bổ sung thêm (lương phụ, phụ cấp lương và các chế độ chính sách khác chưa tính trong đơn giá hoặc được hưởng phụ cấp lưu động ở mức cao hơn 20%).

3.2. Xem xét lại các hệ số điều chỉnh hướng dẫn tại Thông tư số 03/2005/TT-BXD ngày 04/3/2005 để tránh việc chênh lệch giữa việc lập dự toán theo hệ thống thang lương cũ (bộ đơn giá XDCB của các tỉnh) sau đó điều chỉnh về hệ thống thang lương mới với việc tính thẳng trực tiếp theo hệ thống thang lương mới.

3.3. Đề nghị Viện Kinh tế - Bộ Xây dựng sớm có hướng dẫn thực hiện. Khi chưa có hướng dẫn bổ sung, Cục GĐ và QLCL CTGT - Bộ GTVT chỉ đạo các đơn vị trong ngành thực hiện theo hệ số đã được ban hành theo đúng hướng dẫn tại Thông tư số 03/2005/TT-BXD ngày 04/3/2005.

Đề nghị Quý Viện quan tâm và cho ý kiến về các nội dung nêu trên.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến (b/c);
- Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức (b/c);
- Cục trưởng (b/c);
- Các Ban QLDA;
- Các phòng GĐ, GTC, TH;
- Lưu: CGĐ.TĐ1, TĐ2.

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Trần Quốc Việt

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 3767/CGĐ-TĐ1 năm 2005 vướng mắc trong quá trình thực hiện Thông tư 03/2005/TT-BXD do Cục giám định và QLCL CTGT ban hành

  • Số hiệu: 3767/CGĐ-TĐ1
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 07/10/2005
  • Nơi ban hành: Cục giám định và QLCL CTGT
  • Người ký: Trần Quốc Việt
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 07/10/2005
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản