Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC THÚ Y
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 344/TY-TTr,PC
V/v phối hp xử phạt hành chính về nhãn mác hàng hóa đối với sản phẩm động vật nhập khu.

Hà Nội, ngày 26 tháng 02 năm 2018

 

Kính gửi: Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh.

Theo báo cáo của Chi cục Thú y vùng VI thuộc Cục Thú y, ngày 06/02/2018 Chi cục có Công văn số 157/TYV6-TB về việc phối hợp xử lý lô hàng mực ống đông lạnh nhập khẩu kinh doanh không có nhãn mác hàng hóa theo quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa gửi Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn KV1 để xử phạt theo thẩm quyền. Tuy nhiên, Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn KV1 có Công văn số 2629/KVI-ĐHHN ngày 12/02/2018 gửi Chi cục Thú y vùng VI theo hướng không áp dụng xử phạt hành chính về nhãn hàng hóa theo quy định tại điểm 7, khoản 11, Điều 1 của Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết hành chính trong lĩnh vực hải quan.

Trên cơ sở báo cáo của Chi cục Thú y vùng VI và tài liệu hiện có, Cục Thú y thấy rằng việc vận dụng và áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính của Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn KV1 là không phù hợp vì Chi cục cho rằng:

- Căn cứ vào điểm đ, khoản 2 Điều 1 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ quy định về nhãn hàng hóa: “Hàng hóa là thực phẩm tươi, sống thực phẩm chế biến không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng” là không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này là không chính xác, bởi vì:

+ Theo cách hiểu và định nghĩa tại điểm đ, khoản 2 Điều 1 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP thì hàng hóa là thực phẩm tươi, sống được miễn trừ gián nhãn mác ở đây là thuộc loại hình kinh doanh lưu thông trong nước như (gà, vịt, ngan, tôm, cua, ốc,...thịt lợn, thịt gà,...);

+ Còn thực phẩm tươi, sống, thực phẩm chế biến ở đây vẫn thuộc đối tượng điều chỉnh của khoản 1 Điều 1 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP (vẫn thuộc dạng hàng hóa nhập khẩu);

+ Tại Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 05/12/2016 của Chính phủ cũng chỉ cho phép doanh nghiệp khi nhập khẩu nguyên liệu thực phẩm để sản xuất xuất khẩu, gia công xuất khẩu và nhập kinh doanh để sản xuất tiếp hàng xuất khẩu cũng chỉ miễn trừ ghi nhãn Tiếng Việt đối với thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm nhập khẩu,...

Để phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa và Luật xử lý vi phạm hành chính, Cục Thú y đề nghị Quý Cục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiếp nhận và xử lý đối với các trường hợp nhập khẩu sản phẩm động vật không có nhãn mác theo đúng quy định của pháp luật khi Cơ quan thú y chuyển sang theo đúng thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết hành chính trong lĩnh vực hải quan.

Cục Thú y có một số trao đổi và kiến nghị phối hợp xử phạt hành chính về nhãn mác hàng hóa đối với sản phẩm động vật nhập khẩu đối với Quý Cục./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Tổng cục Hải quan (p/h);
- Cục xử lý VPHC - Bộ Tư pháp (p/h);
- Cục QLCLSPHH (p/h);
- Cục trưởng (để b/c);
- Các Chi cục TY vùng (t/h);
- Lưu: VT, TTr, PC, KD.

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Đàm Xuân Thành