Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3439/UBND-KTTH | Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2022 |
Kính gửi: | - Các Sở: Tài chính, Công Thương, Xây dựng, Y tế, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Du lịch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông; |
Trong 9 tháng đầu năm 2022, tình hình giá cả thị trường trong nước có nhiều biến động do ảnh hưởng từ các yếu tố không thuận lợi về kinh tế, chính trị trên thế giới, sự biến động về giá xăng dầu, gas, vàng, USD... dẫn đến giá của các loại hàng hóa trên thị trường đặc biệt là các hàng hóa thiết yếu có xu thế tăng giảm đan xen. Theo số liệu của Cục thống kê Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 tăng 0,54% so với tháng 8, CPI bình quân 9 tháng năm 2022 tăng 3,49% so với bình quân cùng kỳ năm 2021. Bên cạnh những yếu tố khách quan, công tác điều hành giá của Thành phố được triển khai nghiêm túc theo các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính về bình ổn giá cả thị trường; UBND Thành phố đã ban hành các Văn bản: số 1160/UBND-KT ngày 20/4/2022 về việc triển khai kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái-Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá một số mặt hàng quan trọng thiết yếu năm 2022; số 2745/UBND-KTN ngày 22/8/2022 về tăng cường triển khai các biện pháp bình ổn thị trường hàng hóa thiết yếu. Theo đó đã chỉ đạo kịp thời các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã: theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường, tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường, kịp thời tham mưu các biện pháp quản lý, điều hành giá; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá; công khai thông tin về giá, xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ găm hàng và tăng giá bất hợp lý; kịp thời xử lý các sai phạm, lợi dụng tình hình thị trường có biến động để tăng giá bất hợp lý, các trường hợp đưa tin thất thiệt gây bất ổn thị trường, giá cả; tổ chức tuyên truyền đầy đủ, kịp thời, khách quan, công khai minh bạch thông tin về giá hàng hóa dịch vụ, nhất là các vật tư quan trọng, thiết yếu liên quan đến sản xuất và đời sống người dân để ổn định tâm lý người tiêu dùng...
Trong những tháng cuối năm 2022, giá nhiều mặt hàng nguyên liệu, vật tư vẫn chịu áp lực từ tình trạng phục hồi không đồng đều, thiếu bền vững của các ngành kinh tế, dẫn đến không ổn định, diễn biến phức tạp. Do vậy, công tác quản lý, điều hành giá cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, không chủ quan lơ là. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 769/CĐ-TTg ngày 31/7/2022; ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại Thông báo số 280/TB-VPCP ngày 07/9/2022 của Văn phòng Chính phủ về các giải pháp cụ thể đối với công tác điều hành giá năm 2022 và Văn bản số 7955/BTC-QLG ngày 10/8/2022 của Bộ Tài chính về việc tăng cường công tác quản lý giá, bình ổn giá; UBND Thành phố yêu cầu các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục thực hiện nghiêm các nội dung chỉ đạo của UBND Thành phố tại các Văn bản: số 1160/UBND-KT ngày 20/4/2022, số 2745/UBND-KTN ngày 22/8/2022, chú trọng tập trung vào những nhiệm vụ sau:
1. Đối với các mặt hàng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ giá xăng dầu như dịch vụ vận tải hành khách, vận tải hàng hóa, logistics: Sở Giao thông vận tải, UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện rà soát hồ sơ kê khai giá dịch vụ vận tải thuộc đối tượng do đơn vị tiếp nhận theo thẩm quyền để đánh giá việc điều chỉnh giá phù hợp với biến động của các yếu tố đầu vào, đặc biệt là giá nhiên liệu; Tăng cường kiểm tra việc niêm yết giá, thu tiền theo giá dịch vụ niêm yết, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tăng giá niêm yết, thu cao hơn giá niêm yết, chủ động yêu cầu các đơn vị kê khai giảm giá kịp thời khi các yếu tố đầu vào giảm do giá xăng dầu giảm.
2. Đối với mặt hàng lương thực, thực phẩm: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các ngành và các địa phương đánh giá tình hình sản xuất, chăn nuôi đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm đặc biệt là mặt hàng thịt lợn. Có các giải pháp đảm bảo nguồn cung ứng về phân bón và thức ăn chăn nuôi, đẩy mạnh sản xuất đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong thời gian tới.
3. Đối với vật liệu xây dựng: Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các ngành, UBND các quận, huyện, thị xã theo dõi diễn biến giá vật liệu xây dựng trên địa bàn, công bố kịp thời giá vật liệu xây dựng trên địa bàn. Tăng cường thanh tra xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về quản lý trật tự xây dựng, xử lý kịp thời các trường hợp găm hàng, làm đứt gãy chuỗi cung ứng, đẩy giá tăng cao bất hợp lý ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng của các công trình, dự án đầu tư, nhất là các dự án trọng điểm.
4. Đối với thuốc, vật tư y tế: Sở Y tế chủ động kiểm tra, rà soát hồ sơ kê khai giá các loại thuốc kê khai tại Sở Y tế theo quy định của Luật Dược, theo dõi sát tình hình dịch bệnh để đảm bảo cung ứng đủ thuốc, vật tư y tế phục vụ công tác khám chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh trên địa bàn.
5. Đối với dịch vụ du lịch, lữ hành, lưu trú: Sở Du lịch tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành pháp luật về niêm yết giá và thực hiện giá niêm yết đối với các dịch vụ lưu trú, du lịch. Xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng các dịp lễ, tết, diễn biến giá xăng dầu để tăng giá bất hợp lý.
UBND Thành phố yêu cầu các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã nghiêm túc triển khai thực hiện theo đúng quy định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 4529/QĐ-UBND năm 2019 về Phương án bình ổn giá mặt hàng thiết yếu trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020 do tỉnh Bình Định ban hành
- 2Chỉ thị 34/CT-UBND năm 2021 thực hiện các giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu, tăng cường công tác quản lý, điều hành bình ổn giá cả thị trường, đảm bảo trật tự an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 do tỉnh Sơn La ban hành
- 3Công văn 873/SGTVT-KHTC về bình ổn giá cước vận tải bằng xe ô tô năm 2022 do Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội ban hành
- 4Công văn 796/UBND-KTTH thực hiện biện pháp điều hành, bình ổn giá trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023
- 1Luật Dược 2016
- 2Quyết định 4529/QĐ-UBND năm 2019 về Phương án bình ổn giá mặt hàng thiết yếu trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020 do tỉnh Bình Định ban hành
- 3Chỉ thị 34/CT-UBND năm 2021 thực hiện các giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu, tăng cường công tác quản lý, điều hành bình ổn giá cả thị trường, đảm bảo trật tự an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 do tỉnh Sơn La ban hành
- 4Công văn 873/SGTVT-KHTC về bình ổn giá cước vận tải bằng xe ô tô năm 2022 do Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội ban hành
- 5Công văn 2745/UBND-KTN năm 2022 về tăng cường triển khai các biện pháp ổn định thị trường hàng hóa thiết yếu do thành phố Hà Nội ban hành
- 6Thông báo 280/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá ngày 24 tháng 8 năm 2022 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 7Công văn 7955/BTC-QLG năm 2022 về tăng cường công tác quản lý giá, bình ổn giá do Bộ Tài chính ban hành
- 8Công văn 796/UBND-KTTH thực hiện biện pháp điều hành, bình ổn giá trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023
Công văn 3439/UBND-KTTH thực hiện biện pháp điều hành, bình ổn giá năm 2022 do thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 3439/UBND-KTTH
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 14/10/2022
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Hà Minh Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra