Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2745/UBND-KTN
V/v tăng cường triển khai các biện pháp ổn định thị trường hàng hóa thiết yếu.

Hà Nội, ngày 22 tháng 8 năm 2022

 

Kính gửi:

- Các sở, ngành Thành phố: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Giao thông vận tải, Cục Quản lý Thị trường, Cục Thống kê Hà Nội.
- UBND các quận, huyện, thị xã.
- Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn và Các doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn thị trường thành phố Hà Nội. (Sở Công Thương gửi văn bản cho các đơn vị)

Thực hiện Công điện số 679/CĐ-TTg ngày 31/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá; Văn bản số 2238/VPCP-NN ngày 06/7/2022 của Văn phòng Chính phủ về việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đối với Báo cáo số 898/BC-BCA-B03 ngày 07/6/2022 của Bộ Công an; Văn bản số 4566/BCT-TTTN ngày 04/8/2022 của Bộ Công Thương về bình ổn thị trường mặt hàng thiết yếu, nhằm ổn định thị trường hàng hóa các mặt hàng thiết yếu có tác động đến chỉ số giá tiêu dùng và ảnh hưởng đến đời sống của người dân, hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức, cá nhân, UBND Thành phố đề nghị các Sở, ngành Thành phố và UBND các quận, huyện thị xã triển khai thực hiện các nội dung sau:

1. Sở Công Thương:

- Theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường hàng hóa thiết yếu thuộc lĩnh vực quản lý, nắm bắt các khó khăn, vướng mắc của các đơn vị sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý, kịp thời giải quyết và tham mưu, đề xuất UBND Thành phố, Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và các biện pháp ổn định thị trường hàng hóa.

- Triển khai thực hiện Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn Thành phố năm 2022.

- Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với đại diện Sở Công Thương các tỉnh, thành phố tăng cường công tác kết nối cung cầu, cung cấp thông tin nguồn hàng hóa thiết yếu, nông sản mùa vụ đến các đơn vị phân phối, siêu thị, chợ, cửa hàng thực phẩm trên địa bàn Thành phố để tổ chức khai thác, dự trữ hàng hóa cung ứng cho thị trường Hà Nội.

- Chỉ đạo, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mặt hàng thiết yếu (nhất là mặt hàng thịt ln) trên địa bàn tập trung nguồn lực tiết giảm chi phí sản xuất, kinh doanh; giảm giá thành sản xuất và giá bán sản phẩm, bình ổn thị trường mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng lương thực, thực phẩm đồng thời có kế hoạch bảo đảm nguồn cung trong thời gian tới.

- Tiếp nhận, xử lý thông tin từ Cục Quản lý thị trường, UBND các quận, huyện thị xã về công tác kiểm tra, rà soát, đánh giá hệ thống kênh phân phối nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích doanh nghiệp và người tiêu dùng; kịp thời đề xuất, triển khai các biện pháp nhằm ổn định thị trường hàng hóa thiết yếu trên địa bàn.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Đánh giá kỹ tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, có phương án sản xuất lương thực, thực phẩm đảm bảo nguồn cung cho thị trường Hà Nội từ nay đến cuối năm 2022.

- Đối với mặt hàng thịt lợn, thức ăn chăn nuôi: hướng dẫn các quận, huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân sản xuất chăn nuôi lợn tiếp tục tập trung thúc đẩy sản xuất, chăn nuôi, tái đàn, chế biến, điều hòa và đảm bảo nguồn cung ổn định giá thịt lợn. Thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch; Tổ chức tái đàn phù hợp, bền vững, chăn nuôi theo mô hình khép kín và an toàn sinh học, đẩy mạnh sản xuất con giống, bảo đảm tổng đàn lợn đáp ứng nhu cầu cho thị trường Hà Nội.

- Phối hợp chặt chẽ với đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 21 tỉnh, thành phố là thành viên trong Ban điều phối Chương trình phối hợp phát triển chuỗi thực phẩm an toàn cho Hà Nội trong việc tổ chức sản xuất, hỗ trợ khai thác, lưu thông hàng nông sản thực phẩm an toàn về Hà Nội, cung cấp danh sách các chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn của các tỉnh, thành phố về Sở Công Thương để thông tin đến các doanh nghiệp phân phối, siêu thị, cửa hàng thực phẩm, phối hợp với Sở Công Thương để kết nối, tiêu thụ sản phẩm.

- Phối hợp với Sở Công Thương, Sở Tài chính theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu nhất là mặt hàng thịt lợn, kịp thời báo cáo UBND Thành phố, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thông tin cho các Sở, ngành (Công Thương, Tài Chính...) và UBND các quận, huyện, thị xã khi có biến động bất thường.

- Có giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp kết nối nguồn nguyên vật liệu đầu vào như thức ăn chăn nuôi, vật tư, phân bón đảm bảo đủ nguyên, vật liệu phục vụ cho sản xuất, hạn chế các yếu tố làm tăng giá thành sản phẩm.

3. Sở Tài chính:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật về giá, các biện pháp kê khai, niêm yết giá, xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng để tăng giá bất hợp lý. Chủ động kiểm tra yếu tố hình thành giá theo quy định tại Luật giá và theo thẩm quyền khi hàng hóa có biến động bất thường và xử lý các sai phạm theo quy định.

- Tổng hợp thông tin Báo cáo giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn Thành phố theo quy định tại Thông tư số 116/2018/TT-BTC ngày 28/11/2018 của Bộ Tài chính, kịp thời báo cáo UBND Thành phố và thông tin cho các sở, ngành các biến động về giá cả hàng hóa trong quá trình theo dõi, thực hiện Báo cáo trên.

4. Sở Thông tin và truyền thông: Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, công khai minh bạch thông tin về giá; xử lý nghiêm, quyết liệt theo pháp luật các trường hợp tung tin thất thiệt gây hoang mang cho người tiêu dùng, gây bất ổn thị trường để kiểm soát lạm phát kỳ vọng; Tuyên truyền về Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn Thành phố năm 2022.

5. Sở Giao thông vận tải:

- Đối với các mặt hàng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ giá xăng dầu như dịch vụ vận tải hành khách, vận tải hàng hóa, logistics, Sở Giao thông vận tải tổ chức rà soát kê khai giá của doanh nghiệp để đánh giá việc điều chỉnh giá phù hợp với biến động của các yếu tố đầu vào, đặc biệt là chi phí xăng dầu trong yếu tố hình thành giá; trường hợp có thể giảm giá thì yêu cầu đơn vị thực hiện kê khai giảm giá kịp thời.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan tăng cường kiểm tra việc chấp hành niêm yết giá, thu tiền dịch vụ đúng giá niêm yết của các doanh nghiệp, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tăng giá bất hợp lý, kết cấu đưa thêm những khoản thu ngoài giá để thu cao hơn mức kê khai, niêm yết.

6. Cục Quản lý Thị trường:

- Thực hiện thu thập, thẩm tra, xác minh thông tin, giám sát phát hiện kịp thời các diễn biến bất thường của hàng hóa lưu thông trên thị trường, nhất là những mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân Thủ đô, kịp thời báo cáo UBND Thành phố về tình trạng, nguyên nhân và đề xuất biện pháp, hướng xử lý và các giải pháp nhằm ổn định thị trường hàng hóa. Kịp thời thông tin cho các sở, ngành thành phố khi phát hiện các diễn biến bất thường.

- Kịp thời phát hiện, xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi lợi dụng thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do dịch bệnh hoặc diễn biến bất thường khác để đầu cơ, găm hàng, định giá mua, giá bán bất hợp lý, kinh doanh, buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng giả, hàng hóa vi phạm an toàn thực phẩm, không đảm bảo chất lượng và các hành vi gian lận thương mại khác nhằm thu lợi bất chính, gây bất ổn, biến động thị trường.

- Tăng cường các biện pháp kiểm soát lưu thông, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm động vật trái phép ra, vào Thành phố trường hợp bắt được các lô hàng lợn, sản phẩm từ lợn vận chuyển ra, vào Thành phố bất hợp pháp thì xử lý, tiêu hủy theo quy định.

- Theo dõi sát giá cả, biến động cung cầu mặt hàng thiết yếu, mặt hàng lương thực, thực phẩm đặc biệt là mặt hàng thịt lợn và có báo cáo kịp thời khi có biến động bất thường về UBND Thành phố, Bộ Công Thương, thông tin cho các Sở, ngành (Công Thương, Tài Chính...) và UBND các quận, huyện, thị xã khi có biến động bất thường.

- Chỉ đạo các đội Quản lý thị trường phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm tra, rà soát, đánh giá hệ thống phân phối trên địa bàn nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích doanh nghiệp và người tiêu dùng, báo cáo UBND Thành phố, Sở Công Thương các vướng mắc, bất cập (nếu có) để kịp thời đưa ra các biện pháp ổn định thị trường hàng hóa thiết yếu.

7. Cục Thống kê: Đánh giá tác động của giá thịt lợn, các mặt hàng thiết yếu ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Phối hợp với các Sở, ngành liên quan đề xuất các giải pháp kiềm chế lạm phát.

8. UBND các quận, huyện, thị xã.

- Theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường hàng hóa thiết yếu, nắm bắt các khó khăn, vướng mắc của các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quận, huyện, kịp thời giải quyết và tham mưu, đề xuất UBND Thành phố tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và các biện pháp ổn định thị trường hàng hóa.

- Đối với mặt hàng thịt lợn, thức ăn chăn nuôi: hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất chăn nuôi lợn tiếp tục tập trung thúc đẩy sản xuất, chăn nuôi, tái đàn, chế biến, điều hòa và đảm bảo nguồn cung ổn định giá thịt lợn. Thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch; Tổ chức tái đàn phù hợp, xuất con giống theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Triển khai thực hiện Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn Thành phố theo phân công tại Kế hoạch số 193/KH-UBND ngày 11/7/2022 của UBND Thành phố.

- Chỉ đạo các phòng, ban của huyện phối hợp với đội quản lý thị trường địa bàn: Kiểm tra, xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi lợi dụng thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do dịch bệnh hoặc diễn biến bất thường khác để đầu cơ, găm hàng, định giá mua, giá bán bất hợp lý, kinh doanh, buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng giả, hàng hóa vi phạm an toàn thực phẩm, không đảm bảo chất lượng và các hành vi gian lận thương mại khác nhằm thu lợi bất chính, gây bất ổn, biến động thị trường. Rà soát, đánh giá hệ thống phân phối trên địa bàn nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích doanh nghiệp và người tiêu dùng, báo cáo UBND Thành phố, Sở Công Thương các vướng mắc, bất cập (nếu có) để kịp thời đưa ra các biện pháp ổn định thị trường hàng hóa thiết yếu.

- Chỉ đạo, có biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mặt hàng thiết yếu, nhất là mặt hàng thịt lợn trên địa bàn tập trung nguồn lực tiết giảm chi phí sản xuất, kinh doanh; giảm giá thành sản xuất và giá bán sản phẩm, bình ổn thị trường mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng lương thực, thực phẩm đồng thời có kế hoạch bảo đảm nguồn cung trong thời gian tới.

9. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh; Các doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn thị trường trên địa bàn Thành phố.

- Theo dõi sát tình hình cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu (đặc biệt là thịt gia súc, gia cầm), kịp thời thông tin báo cáo Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khi thị trường có biến động bất thường, đề xuất các giải pháp xử lý và báo cáo về các khó khăn, vướng mắc (nếu có) và các phương án hỗ trợ cho doanh nghiệp để kịp thời cung ứng hàng hóa phục vụ nhu cầu nhân dân, ổn định thị trường hàng hóa thiết yếu.

- Có Kế hoạch đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu trong thời gian tới; có biện pháp tập trung nguồn lực tiết giảm chi phí sản xuất kinh doanh, giảm giá thành sản phẩm và giá bán sản phẩm nhằm ổn định thị trường hàng hóa.

- Nghiên cứu, đăng ký tham gia Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn Thành phố năm 2022 (UBND Thành phố gửi văn bản mời tham gia Chương trình s 2208/UBND-KT ngày 11/7/2022).

UBND Thành phố đề nghị các sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã, đơn vị chủ động trong việc phối hợp triển khai thực hiện các nội dung trên. Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc báo cáo Thành phố để được giải quyết kịp thời./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ Công Thương
- Đ/c CT UBND Thành phố (để b/cáo);
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Vụ TTTN- Bộ Công Thương;
- VPUB: CVP, các PCVP; KTN, TH;
- Lưu VT, KTN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Mạnh Quyền

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 2745/UBND-KTN năm 2022 về tăng cường triển khai các biện pháp ổn định thị trường hàng hóa thiết yếu do thành phố Hà Nội ban hành

  • Số hiệu: 2745/UBND-KTN
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 22/08/2022
  • Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
  • Người ký: Nguyễn Mạnh Quyền
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/08/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản