Hệ thống pháp luật

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO
VÀ DU LỊCH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3094/BVHTTDL-DSVH
Vv tăng cường công tác QLNN và tiếp tục thực hiện Chương trình hành động quốc gia đã cam kết với UNESCO

Hà Nội, ngày 26 tháng 8 năm 2021

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố có di sản văn hóa phi vật thể đã được ghi danh vào các danh sách của UNESCO

Tính đến nay, Việt Nam đã có 13 di sản văn hóa phi vật thể phân bố ở 61 tỉnh, thành phố trong cả nước được ghi danh vào các danh sách của UNESCO gồm: (1) Nhã nhạc - Nhạc cung đình Triều Nguyễn, (2) Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, (3) Dân ca Quan họ, (4) Hát Ca Trù của người Việt, (5) Hội Gióng ở Đền Sóc và Đền Phù Đổng, (6) Hát Xoan ở Phú Thọ, (7) Tín ngưỡng Thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ, (8) Nghệ thuật Đờn ca Tài tử Nam Bộ, (9) Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, (10) Nghi lễ và trò chơi Kéo co, (11) Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt, (12) Nghệ thuật Bài chòi ở Trung bộ, (13) Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái. Các di sản văn hóa phi vật thể này đều được bảo vệ theo Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (Danh sách các tỉnh, thành phố có di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh vào các danh sách của UNESCO được gửi kèm theo Công văn này).

Thời gian qua, hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh vào các danh sách của UNESCO cơ bản đã tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về di sản văn hóa, Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể và cam kết của Việt Nam đối với UNESCO, đạt được một số kết quả tích cực. Nhiều địa phương đã xây dựng và triển khai các đề án, dự án ở các giai đoạn khác nhau, giúp cho di sản được bảo vệ, thực hành tốt hơn và có những đóng góp vào đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đó, di sản vẫn đang đứng trước nguy cơ mai một, vẫn còn tình trạng thực hành sai lệch di sản, một số địa phương chưa xây dựng đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn. Có nơi, công tác quản lý nhà nước đối với các di sản này còn chưa thực sự được quan tâm.

Nhằm tăng cường, có hiệu quả công tác quản lý nhà nước và tiếp tục thực hiện Chương trình hành động quốc gia do Chính phủ đã cam kết với UNESCO, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị các tỉnh, thành phố có di sản văn hóa phi vật thể đã được ghi danh vào các danh sách của UNESCO tăng cường công tác quản lý nhà nước và tiếp tục triển khai các nội dung của Chương trình hành động quốc gia đối với từng di sản văn hóa phi vật thể mà Việt Nam đã cam kết với UNESCO. Cụ thể:

1. Tiếp tục nhận diện giá trị, nghiên cứu, kiểm kê, tư liệu hóa di sản;

2. Tạo mọi điều kiện cho cộng đồng thực hành, sáng tạo và truyền dạy di sản; tăng cường các hình thức giáo dục di sản phù hợp trong và ngoài trường học;

3. Tôn vinh, khen thưởng các cá nhân, cộng đồng có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ, thực hành, truyền dạy, bảo vệ và phát huy giá trị di sản;

4. Phối hợp với các cơ quan truyền thông, các hội nghề nghiệp tổ chức các chương trình giới thiệu, quảng bá về giá trị di sản;

5. Thực hiện các biện pháp quản lý nhà nước để di sản văn hóa được thực hành đúng nội dung, không gian văn hóa của di sản, đồng thời ngăn ngừa, loại bỏ các hủ tục và xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng di sản để trục lợi, làm sai lệch bản chất di sản và có tác động tiêu cực tới đời sống cộng đồng, xã hội; xử lý kịp thời, nghiêm minh các hiện tượng lợi dụng danh hiệu của di sản, lợi dụng niềm tin của nhân dân để trục lợi, kiếm tiền, làm ảnh hưởng đến đời sống tâm linh, tinh thần của cộng đồng, đặc biệt là ảnh hưởng đến sự đa dạng văn hóa và sự đối thoại văn hóa giữa các cộng đồng. Riêng đối với di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, đề nghị các tỉnh, thành phố có di sản thực hiện nghiêm Chương trình hành động quốc gia bảo vệ di sản đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố và các nội dung tại Công văn số 618/BVHTTDL-DSVH ngày 12/02/2018 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc chấn chỉnh hoạt động Hầu đồng trong thực hành di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn và đồng hành cùng các địa phương thực hiện tốt các Chương trình hành động quốc gia, đồng thời đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố có di sản xây dựng đề án chi tiết cho giai đoạn tiếp theo nhằm cụ thể hóa những nội dung của các Chương trình hành động quốc gia để các di sản đã được ghi danh tại các Danh sách của UNESCO tiếp tục có những đóng góp tích cực vào đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước và sự đa dạng văn hóa của nhân loại.

Trân trọng./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương;
- Thanh tra Bộ (để phối hợp);
- Cục VHCS (để phối hợp);
- Viện VHNTQGVN;
- Sở VHTTDL/VHTT/VHTTTTDL các tỉnh có di sản trong danh sách của UNESCO;
- Lưu: VT, DSVH, PCQ. 132.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hoàng Đạo Cương

 

DANH SÁCH

CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ CÓ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐƯỢC GHI DANH VÀO CÁC DANH SÁCH CỦA UNESCO
(Kèm theo Công văn số    /BVHTTDL-DSVH ngày    /8/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)

STT

Tên di sản

Địa phương

Năm ghi danh

Thuộc danh sách

1

Nhã nhạc - Nhạc cung đình Triều Nguyễn

Thừa Thiên Huế

2003

DSVH PVT đại diện của nhân loại

2

Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

Đắk Lắk

2005

DSVH PVT đại diện của nhân loại

Đắk Nông

Gia Lai

Kon Tum

Lâm Đồng

3

Dân ca Quan họ

Bắc Ninh

2009

DSVH PVT đại diện của nhân loại

Bắc Giang

4

Hát Ca trù của người Việt

Bắc Giang

2009

DSVH PVT cần bảo vệ khẩn cấp

Bắc Ninh

Hà Nội

Hà Tĩnh

Hải Dương

Hải Phòng

Tp. Hồ Chí Minh

Hưng Yên

Nam Định

Nghệ An

Phú Thọ

Quảng Bình

Thái Bình

Thanh Hóa

Vĩnh Phúc

5

Hội Gióng ở đền Phù Đồng và đền Sóc

Hà Nội

2010

DSVH PVT đại diện của nhân loại

6

Hát Xoan Phú Thọ

Phú Thọ

2011

DSVH PVT đại diện của nhân loại

7

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ

Phú Thọ

2012

DSVH PVT đại diện của nhân loại

8

Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ

An Giang

2013

DSVH PVT đại diện của nhân loại

Bà Rịa - Vũng Tàu

Bạc Liêu

Bến Tre

Bình Dương

Bình Phước

Bình Thuận

Cà Mau

Cần Thơ

Đồng Nai

Đồng Tháp

Hậu Giang

Tp. Hồ Chí Minh

Kiên Giang

Long An

Ninh Thuận

Sóc Trăng

Tây Ninh

Tiền Giang

Trà Vinh

Vĩnh Long

9

Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh

Nghệ An

2014

DSVH PVT đại diện của nhân loại

Hà Tĩnh

10

Nghi lễ và trò chơi Kéo co (Việt Nam, Hàn Quốc, Philipine, Campuchia)

Hà Nội 

2015

DSVH PVT đại diện của nhân loại

Bắc Ninh

Vĩnh Phúc

Lào Cai

11

Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt

Bắc Giang 

2016

DSVH PVT đại diện của nhân loại

Bắc Ninh

Hà Nam

Hà Nội

Hà Tĩnh

Hải Dương

Hải Phòng

Hòa Bình

Hưng Yên

Lạng Sơn

Nam Định

Nghệ An

Phú Thọ

Quảng Ninh

Thái Bình

Thanh Hóa

Thừa Thiên Huế

Tp. Hồ Chí Minh

Tuyên Quang

Vĩnh Phúc

Yên Bái

12

Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam

Bình Định

2017

DSVHPVT đại diện của nhân loại

Đà Nẵng

Khánh Hòa

Phú Yên

Quảng Bình

Quảng Nam

Quảng Ngãi

Quảng Trị

Thừa Thiên Huế

13

Thực hành Then Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam

Bắc Giang

2019

DSVHPVT đại diện của nhân loại

Bắc Kạn

Cao Bằng

Điện Biên

Hà Giang

Lai Châu

Lạng Sơn

Lào Cai

Quảng Ninh

Thái Nguyên

Tuyên Quang

 

Stt

Tỉnh, thành phố

Stt

Tỉnh, thành phố

1

An Giang

31

Khánh Hòa

2

Bà Rịa - Vũng Tàu

32

Kiên Giang

3

Bắc Giang

33

Kon Tum

4

Bắc Kạn

34

Lai Châu

5

Bạc Liêu

35

Lâm Đồng

6

Bắc Ninh

36

Lạng Sơn

7

Bến Tre

37

Lào Cai

8

Bình Định

38

Long An

9

Bình Dương

39

Nam Định

10

Bình Phước

40

Nghệ An

11

Bình Thuận

41

Ninh Thuận

12

Cà Mau

42

Phú Thọ

13

Cần Thơ

43

Phú Yên

14

Cao Bằng

44

Quảng Bình

15

Đà Nẵng

45

Quảng Nam

16

Đắk Lắk

46

Quảng Ngãi

17

Đắk Nông

47

Quảng Ninh

18

Điện Biên

48

Quảng Trị

19

Đồng Nai

49

Sóc Trăng

20

Đồng Tháp

50

Tây Ninh

21

Gia Lai

51

Thái Bình

22

Hà Giang

52

Thái Nguyên

23

Hà Nam

53

Thanh Hóa

24

Hà Nội

54

Thừa Thiên Huế

25

Hà Tĩnh

55

Tiền Giang

26

Hải Dương

56

Tp. Hồ Chí Minh

27

Hải Phòng

57

Trà Vinh

28

Hậu Giang

58

Tuyên Quang

29

Hòa Bình

59

Vĩnh Long

30

Hưng Yên

60

Vĩnh Phúc

 

 

61

Yên Bái

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 3094/BVHTTDL-DSVH năm 2021 về tăng cường công tác Quản lý nhà nước và tiếp tục thực hiện Chương trình hành động quốc gia đã cam kết với UNESCO do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành

  • Số hiệu: 3094/BVHTTDL-DSVH
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 26/08/2021
  • Nơi ban hành: Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch
  • Người ký: Hoàng Đạo Cương
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 26/08/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản