Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2510/BHXH-TCKT | Hà Nội, ngày 12 tháng 7 năm 2019 |
Kính gửi: | - Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; |
Thực hiện Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp và Thông tư số 102/2018/TT-BTC ngày 14/11/2018 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ kế toán bảo hiểm xã hội (BHXH), Quyết định số 166/QĐ-BHXH ngày 31/1/2019 ban hành Quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, BHXH Việt Nam hướng dẫn bổ sung BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là BHXH tỉnh),Văn phòng BHXH Việt Nam, các đơn vị sự nghiệp, các Ban Quản lý dự án trực thuộc BHXH Việt Nam (gọi chung là đơn vị trực thuộc) một số nội dung như sau:
I. Về hạch toán kế toán nguồn chi phí quản lý BHXH, BHTN, bảo hiểm y tế (BHYT).
1. Nguyên tắc
- Nguồn chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN được sử dụng bao gồm: Cấp trên cấp; Lãi tiền gửi không kỳ hạn phát sinh trên tài khoản “Tiền gửi chi phí quản lý”; Các khoản thu hợp pháp khác.
- BHXH tỉnh, các đơn vị trực thuộc phải hạch toán, kết chuyển đầy đủ, kịp thời nguồn chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN vào Tài khoản (TK) 337 - Tạm thu, TK 511- Thu hoạt động do NSNN cấp và toàn bộ chi phí quản lý vào TK 611- Chi phí hoạt động. Cuối năm thực hiện xác định kết quả hoạt động (kết chuyển doanh thu, chi phí quản lý).
- Cuối năm TK 337 dư Có là kinh phí chưa sử dụng chuyển năm sau tiếp tục sử dụng.
- BHXH cấp huyện không sử dụng TK 511 và TK 611 mà hạch toán nguồn và chi phí quản lý vào TK 337 - Tạm thu.
2. Hạch toán kế toán
2.1. Tại BHXH Việt Nam
- Hạch toán kết quả hoạt động tại BHXH Việt Nam theo quy định tại Điểm 5.1 Mục 5 Phụ lục số 05 “Hướng dẫn bổ sung một số nghiệp vụ kinh tế ban hành kèm theo Thông tư số 102/2018/TT-BTC”.
- Sau khi hạch toán kết quả hoạt động có thặng dư, thực hiện trích nguồn chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN tại BHXH Việt Nam, ghi:
Nợ TK 421 - Thặng dư (thâm hụt) lũy kế
Có TK 346 - Kinh phí cấp cho cấp dưới (3461)
- Khi cấp kinh phí chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN cho BHXH tỉnh, các đơn vị trực thuộc, ghi:
Nợ TK 346 - Kinh phí cấp cho cấp dưới (3461)
Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc.
- Trường hợp cấp bằng các loại nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, tài sản cố định, ghi:
Nợ TK 346 - Kinh phí cấp cho cấp dưới (3461)
Có các TK 152, 153, 211.
- Hạch toán các khoản phải thu kinh phí chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN còn dư không sử dụng, số phải thu hồi kinh phí khác tại BHXH tỉnh, các đơn vị trực thuộc, ghi:
Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388)
Có TK 346 - Kinh phí cấp cho cấp dưới (3461)
- Khi nhận được tiền đơn vị cấp dưới nộp lên số phải thu kinh phí chi quản lý BHXH, BHYT, BHTN còn dư không sử dụng, số phải thu hồi kinh phí khác, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc.
Có TK 138 - Phải thu khác (1388)
2.2. Tại BHXH tỉnh, các đơn vị trực thuộc
- Khi nhận được kinh phí chi quản lý BHXH, BHYT, BHTN do BHXH Việt Nam cấp, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc.
Có TK 337- Tạm thu (3378)
- Khi nhận được các khoản thu hợp pháp khác (tài trợ, viện trợ, thu hồi kinh phí,...), ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc.
Có TK 337- Tạm thu (3378)
- Phản ánh khoản phải thu lãi tiền gửi không kỳ hạn phát sinh trên tài khoản “Tiền gửi chi phí quản lý” được để lại tăng nguồn tại đơn vị, ghi:
Nợ TK 138- Phải thu khác (1386)
Có TK 337- Tạm thu (3378)
- Khi thu được lãi tiền gửi không kỳ hạn, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
Có TK 138- Phải thu khác (1386)
Đồng thời, ghi Nợ TK 018- Thu hoạt động khác được để lại
- Khi BHXH tỉnh cấp kinh phí chi quản lý BHXH, BHYT, BHTN cho BHXH huyện, ghi:
Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
Nợ TK 346 - Kinh phí cấp cho cấp dưới (3462)
- Khi thực hiện chi từ nguồn chi phí quản lý, ghi:
Nợ TK 611- Chi phí hoạt động
Có các TK 112, 111, 331, ...
- Tổng hợp các khoản chi từ nguồn chi phí quản lý tại BHXH huyện, ghi:
Nợ TK 611 - Chi phí hoạt động
Có TK 346 - Kinh phí cấp cho cấp dưới (3462)
- Nhận kinh phí bộ máy không dùng hết do BHXH huyện chuyển lên (nếu có), ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
Có TK 346 - Kinh phí cấp cho cấp dưới (3462)
2.3. Tại BHXH huyện
- Khi nhận được kinh phí chi quản lý BHXH, BHYT, BHTN do BHXH tỉnh cấp, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
Có TK 337- Tạm thu (3378)
- Khi thực hiện chi từ nguồn chi phí quản lý, ghi:
Nợ TK 337- Tạm thu (3378)
Có các TK 112, 111, 331, ...
- Khi quyết toán chi phí quản lý được BHXH tỉnh duyệt, ghi:
+ Nếu số được duyệt lớn hơn số đã chi, ghi:
Nợ TK 337- Tạm thu (3378) (số phải chi bổ sung)
Có các TK 331, 338,...
+ Nếu số được duyệt nhỏ hơn số đã chi do chi sai, chi vượt tiêu chuẩn, định mức không được duyệt phải thu hồi hoặc chuyển xử lý, ghi:
Nợ các TK 131, 138
Có TK 337- Tạm thu (3378) (số phải thu hồi,...)
2.4. Hạch toán kế toán chi tiết một số nội dung chi quản lý
2.4.1. Tại BHXH tỉnh, các đơn vị trực thuộc
a) Mua sắm nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, vật tư hàng hóa nhập kho để dùng dần, ghi:
Nợ các TK 152, 153
Có các TK 111, 112, 331,…
b) Xuất nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ sử dụng cho chi hoạt động, ghi:
Nợ TK 611- Chi phí hoạt động
Có các TK 152, 153.
c) Xác định tiền lương, tiền công, phụ cấp... phải trả cho người lao động trong đơn vị tính vào chi hoạt động, ghi:
Nợ TK 611- Chi phí hoạt động
Có TK 334- Phải trả người lao động.
d) Hàng tháng trích BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn, BHTN tính vào chi hoạt động, ghi:
Nợ TK 611- Chi phí hoạt động
Có TK 332- Các khoản phải nộp theo lương.
đ) Phải trả về các dịch vụ điện, nước, điện thoại, bưu phí... đơn vị đã sử dụng nhưng chưa thanh toán (căn cứ vào hóa đơn của bên cung cấp dịch vụ) tính vào chi hoạt động, ghi:
Nợ TK 611- Chi phí hoạt động
Có TK 331- Phải trả cho người bán.
e) Khi phát sinh các khoản thu giảm chi, những khoản chi sai, chi vượt tiêu chuẩn, định mức không được duyệt phải thu hồi, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131 (1318),...
Có TK 611- Chi phí hoạt động (chi sai trong năm) hoặc
Có TK 421- Thặng dư (thâm hụt) lũy kế (chi sai năm trước).
g) Tính hao mòn tài sản cố định (TSCĐ) được đầu tư, mua sắm, ghi:
Nợ TK 611- Chi phí hoạt động
Có TK 214- Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ.
h) Khi phát sinh chi thù lao cho đại lý thu; chi hỗ trợ cho đại diện chi trả theo quy định; chi tuyên truyền; chi hỗ trợ công tác thu, chi,… ghi:
Nợ TK 611- Chi phí hoạt động
Có các TK 112, 111, 331, ...
i) Khi trả phí chuyển tiền cho ngân hàng, kho bạc nhà nước, ghi:
Nợ TK 611- Chi phí hoạt động
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng, kho bạc
k) Khi phát sinh chi phí liên quan đến ấn chỉ cấp, ghi:
Nợ TK 611- Chi phí hoạt động
Có các TK 112, 111, 331, ...
l) Khi chi trực tiếp từ nguồn chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN cho hoạt động của đơn vị, ghi:
Nợ TK 611- Chi phí hoạt động
Có các TK 112, 111, 331, ...
2.4.2. Tại BHXH huyện
Khi phát sinh các nội dung chi phí quản lý nêu trên, BHXH huyện hạch toán các bút toán tương ứng các nội dung chi vào TK 337- Tạm thu (3378) thay cho TK 611- Chi phí hoạt động
II. Xác định kết quả hoạt động tại BHXH tỉnh, các đơn vị trực thuộc
1. Cuối năm, thực hiện kết chuyển nguồn chi phí quản lý sang TK 511 và kết chuyển TK 511 sang TK 911 “Xác định kết quả”. Kinh phí kết chuyển sang TK 511 là Tổng kinh phí chi bộ máy được sử dụng trong năm - Kinh phí bố trí nhiệm vụ trong năm chưa sử dụng chuyển năm sau tiếp tục sử dụng, ghi:
Nợ TK 337 - Tạm thu (3371)
Có TK 511 - Thu hoạt động do ngân sách cấp
Nợ 511- Thu hoạt động do ngân sách cấp
Có TK 911- Xác định kết quả (9111)
2. Cuối năm, kết chuyển chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN sang TK 911, ghi:
Nợ TK 911- Xác định kết quả (9111)
Có TK 611- Chi phí hoạt động.
3. Tính và kết chuyển sang tài khoản thặng dư (thâm hụt) Nếu thặng dư, ghi:
Nợ TK 911- Xác định kết quả (9111)
Có TK 421- Thặng dư (thâm hụt) lũy kế. Nếu thâm hụt, ghi:
Nợ TK 421- Thặng dư (thâm hụt) lũy kế.
Có TK 911- Xác định kết quả (9111)
4. Xử lý số thặng dư theo cơ chế quản lý tài chính
Nợ TK 421- Thặng dư (thâm hụt) lũy kế
Có TK 431 - Các quỹ
Có TK 337 - Tạm thu (3371) (Số phải nộp về BHXH Việt Nam)
5. Khi nộp nguồn chi phí quản lý về BHXH Việt Nam, ghi:
Nợ TK 337 - Tạm thu (3371)
Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
1. Đối với quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp
- Khi trích lập quỹ phát triển hoạt động, ghi:
Nợ TK 421- Thặng dư (thâm hụt) lũy kế
Có TK 4314 - Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp (43141)
- Khi chuyển số kinh phí đã trích lập tại đơn vị về BHXH Việt Nam, ghi:
Nợ TK TK 4314 - Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp (43141)
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng, kho bạc
2. Đối với Quỹ bổ sung thu nhập
BHXH tỉnh, đơn vị trực thuộc mở thêm tài khoản cấp 3 của Tài khoản 4313- Quỹ bổ sung thu nhập, cụ thể:
Tài khoản 43131 - Quỹ bổ sung thu nhập nộp cấp trên: Phản ánh việc chuyển Quỹ bổ sung thu nhập về BHXH Việt Nam lập Quỹ dự phòng bổ sung thu nhập của Ngành.
Tài khoản 43132 - Quỹ bổ sung thu nhập tại đơn vị: Phản ánh việc trích lập Quỹ bổ sung thu nhập để lại đơn vị sử dụng để chi bổ sung thu nhập cho công chức, viên chức của đơn vị và để dự phòng chi bổ sung thu nhập tại đơn vị; nhận kinh phí do BHXH Việt Nam cấp.
a) Tại BHXH tỉnh, đơn vị sự nghiệp
- Khi trích lập Quỹ bổ sung thu nhập theo quy định từ kinh phí tiết kiệm, ghi:
Nợ TK 421- Thặng dư (thâm hụt) lũy kế
Có TK 4313 - Quỹ bổ sung thu nhập (43131, 43132).
- Khi chuyển phần kinh phí đã trích lập về BHXH Việt Nam để lập quỹ dự phòng bổ sung thu nhập chung của Ngành, ghi:
Nợ TK 4313 - Quỹ bổ sung thu nhập (43131)
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng, kho bạc.
- Khi nhận được kinh phí do BHXH Việt Nam cấp, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng, kho bạc
Có TK 4313 - Quỹ bổ sung thu nhập (43132)
- Thu nhập bổ sung phải trả cho cán bộ công chức, viên chức từ quỹ bổ sung thu nhập, ghi:
Nợ TK 4313 - Quỹ bổ sung thu nhập (43131)
Có TK 334 - Phải trả công chức, viên chức.
- Khi tạm ứng, thanh toán thu nhập bổ sung cho cán bộ công chức, viên chức, ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả công chức, viên chức
Có TK 111 - Tiền mặt
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng, kho bạc.
- Khi cấp kinh phí chi bổ sung thu nhập cho BHXH quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là BHXH huyện), ghi:
Nợ TK 342 - Phải trả nghiệp vụ thanh toán quỹ bảo hiểm (34218)
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng, kho bạc.
- Khi tổng hợp quyết toán bổ sung thu nhập được hưởng hàng năm đối với BHXH các huyện, ghi:
Nợ TK 431 - Các quỹ (43132)
Có TK 342 - Phải trả nghiệp vụ thanh toán quỹ bảo hiểm (34218)
b) Tại BHXH huyện
- Khi nhận được tiền do BHXH tỉnh cấp về để chi thu nhập bổ sung cho công chức viên chức (CCVC), ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi
Có TK 336 - Phải trả nội bộ
- Thu nhập bổ sung phải trả cho CCVC từ Quỹ bổ sung thu nhập, ghi:
Nợ TK 342 - Phải trả nghiệp vụ thanh toán quỹ bảo hiểm (34218)
Có TK 336 - Phải trả nội bộ
- Khi tạm ứng, thanh toán thu nhập bổ sung cho CCVC, ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả CCVC
Có TK 111 - Tiền mặt
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng, kho bạc.
3. Đối với quỹ khen thưởng phúc lợi
- BHXH tỉnh, đơn vị sự nghiệp khi trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi theo quy định từ kinh phí tiết kiệm, ghi:
Nợ TK 421- Thặng dư (thâm hụt) lũy kế
Có TK 431 - Các quỹ (431181, 431182).
- Khi chuyển phần kinh phí đã trích lập về BHXH Việt Nam để lập quỹ khen thưởng phúc lợi của Ngành, ghi:
Nợ TK 431 - Các quỹ ( 431182)
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng, kho bạc.
- Khi nhận được kinh phí do BHXH Việt Nam cấp, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng, kho bạc
Có TK 431 - Các quỹ (431181)
- Khi chi từ quỹ khen thưởng phúc lợi theo quy định, ghi:
Nợ TK 431- Các quỹ (431182)
Có các TK 111, 112, 141,...
4. Trích lập và sử dụng các quỹtại BHXH Việt Nam
- Khi nhận được tiền trích lập các Quỹ: Khen thưởng phúc lợi; Phát triển hoạt động; Bổ sung thu nhập do BHXH tỉnh, các đơn vị nộp lên, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc.
Có TK 431 - Các quỹ (431181, 43141, 43131)
- Khi cấp kinh phí từ các quỹ: Khen thưởng phúc lợi; Phát triển hoạt động; Bổ sung thu nhập cho BHXH tỉnh, các đơn vị nộp, ghi:
Nợ TK TK 431 - Các quỹ (431181, 43141, 43131)
Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc.
IV. Hạch toán một số nội dung chi BHXH, BHTN
1. Chi chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe (DSPHSK) cho người lao động (BHXH tỉnh, BHXH huyện)
1.1. Chi qua đơn vị sử dụng lao động
- Căn cứ vào Danh sách C70-HD đã được duyệt, khi chuyển tiền cho đơn vị sử dụng lao động để chi cho người lao động, ghi:
Nợ TK 175 - Chi các loại BH của tỉnh, huyện
Có TK 343 - Thanh toán về chi BH với các đơn vị ngoài ngành (34321)
- Chuyển kinh phí cho đơn vị sử dụng lao động để chi trả cho người lao động không có tài khoản cá nhân, ghi:
Nợ TK 343 - Thanh toán về chi BH với các đơn vị ngoài ngành
Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
- Trường hợp sau khi đơn vị sử dụng lao động tổ chức chi trả mà có người lao động chưa nhận chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ DSPHSK, trong vòng 1 tháng kể từ khi nhận kinh phí do cơ quan BHXH chuyển sang, đơn vị sử dụng lao động nộp danh sách (Mẫu 6-CBH ban hành kèm theo Quyết định số 166/QĐ-BHXH) và số tiền người lao động chưa nhận cho cơ quan BHXH, ghi:
+ Ghi giảm số quyết toán với đơn vị SDLĐ
Đỏ: Nợ TK 175 - Chi các loại BH của tỉnh, huyện
Có TK 343 - Thanh toán về chi BH với các đơn vị ngoài ngành (34321) (số tiền người lao động chưa nhận)
+ Đồng thời cơ quan BHXH hạch toán, theo dõi phải trả cho người lao động, ghi:
Nợ TK 175 - Chi các loại BH của tỉnh, huyện
Có TK 339 Phải trả của các quỹ bảo hiểm (3392) (số tiền người lao động chưa nhận)
+ Khi nhận được tiền do đơn vị sử dụng lao động chuyển trả, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
Có TK 343 - Thanh toán về chi BH với các đơn vị ngoài ngành (số tiền đơn vị sử dụng lao động chưa chi do người lao động chưa nhận)
+ Khi người lao động đến cơ quan BHXH để nhận chế độ chi ốm đau, thai sản, nghỉ DSPHSK chưa nhận tại đơn vị sử dụng lao động, ghi:
Nợ TK 339- Phải trả của các quỹ bảo hiểm (3392)
Có các TK 111, 112
1.2. Chi trực tiếp cho người lao động
a) Chi qua tài khoản cá nhân
- Căn cứ Danh sách C70a-HD, 70b-HD đã được phê duyệt, ghi:
Nợ TK 175 - Chi các loại BH của tỉnh, huyện
Có TK 339- Phải trả của các quỹ bảo hiểm (3392)
- Khi chuyển tiền cho người lao động, ghi:
Nợ TK 339- Phải trả của các quỹ bảo hiểm (3392)
Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
b) Chi trực tiếp bằng tiền mặt cho người lao động
- Căn cứ Danh sách C70a-HD, 70b-HD, 6 - CBH, ghi:
Nợ TK 175 - Chi các loại BH của tỉnh, huyện
Có TK 339- Phải trả của các quỹ bảo hiểm (3392)
- Khi chuyển tiền cho người lao động, ghi:
Nợ TK 339- Phải trả của các quỹ bảo hiểm (3392)
Có TK 111 - Tiền mặt (1111)
2. Đối với kinh phí chi hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN); kinh phí hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp; kinh phí hỗ trợ, phục hồi chức năng sau TNLĐ-BNN; kinh phí hỗ trợ huấn luyện an toàn vệ sinh lao động (BHXH tỉnh).
Căn cứ Danh sách theo Mẫu số C90 - HD, khi chuyển tiền hỗ trợ vào tài khoản của đơn vị sử dụng lao động, ghi:
Nợ TK 343 - Thanh toán về chi BH với các đơn vị ngoài ngành (34323)
Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
Đồng thời ghi:
Nợ TK 175 - Chi các loại BH của tỉnh, huyện
Có TK 343 - Thanh toán về chi BH với các đơn vị ngoài ngành (34321)
3. Chi hỗ trợ điều tra lại vụ TNLĐ, BNN(BHXH tỉnh, BHXH huyện)
- Khi chuyển tiền tạm ứng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ghi:
Nợ TK 343 - Thanh toán về chi BH với các đơn vị ngoài ngành (34323)
Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
- Căn cứ Danh sách quyết toán kinh phí điều tra lại TNLĐ - BNN theo Mẫu số 19 - HSB, thực hiện quyết toán kinh phí điều tra lại, ghi:
Nợ TK 343 - Thanh toán về chi BH với các đơn vị ngoài ngành (34323) (số tiền còn phải chuyển)
Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
Nợ TK 175 - Chi các loại BH của tỉnh, huyện (Tổng kinh phí điều tra lại)
Có TK 343 - Thanh toán về chi BH với các đơn vị ngoài ngành (34323)
4. Chi trả trợ cấp BHTNqua Bưu điện (thực hiện hạch toán và tổng hợp báo cáo tại BHXH tỉnh)
- Khi chuyển kinh phí tạm ứng chi BHTN cho Bưu điện tỉnh, kế toán BHXH tỉnh ghi:
Nợ TK 343 - Thanh toán về chi BH với các đơn vị ngoài ngành (3431)
Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
- Căn cứ Bảng thanh toán mẫu số C74a-HD đã được xác nhận, ghi:
Nợ TK 175 - Chi các loại BH của tỉnh, huyện (Tổng kinh phí điều tra lại)
Có TK 343 - Thanh toán về chi BH với các đơn vị ngoài ngành (3431)
5. Chi hỗ trợ học nghề(BHXH tỉnh)
Căn cứ Danh sách được duyệt chi hỗ trợ học nghề theo Mẫu số C87b-HD, thực hiện chuyển kinh phí hỗ trợ học nghề cho Cơ sở đào tạo nghề, ghi:
Nợ TK 343 - Thanh toán về chi BH với các đơn vị ngoài ngành (3434)
Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
Đồng thời ghi:
Nợ TK 175 - Chi các loại BH của tỉnh, huyện
Có TK 343 - Thanh toán về chi BH với các đơn vị ngoài ngành (3434)
6. Chi hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động(BHXH tỉnh, BHXH huyện)
- Căn cứ dữ liệu hưởng BHTN trên hệ thống và Giấy đề nghị tạm ứng theo Mẫu số C91- HD thực hiện tạm ứng kinh phí cho đơn vị sử dụng lao động, ghi:
Nợ TK 343 - Thanh toán về chi BH với các đơn vị ngoài ngành (34324)
Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
- Căn cứ Bảng thanh toán Mẫu số C93-HD để thanh toán cho đơn vị sử dụng lao động, ghi:
Nợ TK 343 - Thanh toán về chi BH với các đơn vị ngoài ngành (34324) (số tiền còn phải chuyển)
Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
Nợ TK 175 - Chi các loại BH của tỉnh, huyện (Tổng kinh phí điều tra lại)
Có TK 343 - Thanh toán về chi BH với các đơn vị ngoài ngành (34324)
7. BHXH Việt Nam hạch toán tổng hợp chi phí chi BHXH, BHTN của BHXH tỉnh
- Tổng hợp số chi lương hưu, trợ cấp bảo hiểm trên địa bàn cả nước, ghi:
Nợ TK 675- Chi từ quỹ bảo hiểm
Có TK 342- Phải trả nghiệp vụ thanh toán quỹ bảo hiểm (3422).
- Khi chuyển tiền chi lương hưu, trợ cấp bảo hiểm cho BHXH các tỉnh nộp, ghi:
Nợ TK 342- Phải trả nghiệp vụ thanh toán quỹ bảo hiểm (3422)
Có các TK 111, 112.
V. Hướng dẫn bổ sung hạch toán phải thu của các đối tượng đóng bảo hiểm
BHXH tỉnh, BHXH huyện mở thêm chi tiết của tài khoản 13911 - Phải thu BHXH bắt buộc để phản ánh chi tiết số phải thu BHXH bắt buộc theo từng quỹ thành phần như sau:
- Tài khoản 139111 - Phải thu ốm đau, thai sản
- Tài khoản 139112 - Phải thu TNLĐ - BNN
- Tài khoản 139111 - Phải thu hưu trí, tử tuất
Về phương pháp hạch toán: Theo hướng dẫn hạch toán đối với tài khoản 13911 - Phải thu BHXH bắt buộc tại Thông tư số 102/2018/TT-BCT.
VI. Sử dụng Biên lai thu tiền (Mẫu số C45-BB ban hành kèm theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC)
BHXH tỉnh, BHXH huyện hướng dẫn Đại lý thu/Nhà trường sử dụng Biên lai thu tiền theo Mẫu số C45-BB ban hành kèm theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC để cấp cho người tham gia theo quy định.
VII. Bổ sung hướng dẫn Sổ chi tiết chi phí (Mẫu số S61-H) ban hành kèm theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC
BHXH tỉnh, BHXH huyện, các đơn vị trực thuộc sử dụng Sổ chi tiết chi phí (Mẫu số S61-H) để theo dõi các khoản chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN theo từng . Ngoài ra Sổ chi tiết chi phí còn sử dụng để theo dõi chi phí chi viện trợ, vay nợ nước ngoài; chi hoạt động thu phí,... để tổng hợp số liệu lập báo cáo tài chính.
- Mục đích: Sổ chi tiết chi phí dùng để theo dõi các khoản chi phí phát sinh trong năm.
- Căn cứ và phương pháp ghi sổ
Căn cứ ghi sổ là các chứng từ kế toán liên quan đến các khoản chi phí.
Sổ này được mở để theo dõi riêng cho từng loại chi phí: Chi phí hoạt động thường xuyên, không thường xuyên; chi viện trợ, vay nợ nước ngoài; chi hoạt động thu phí,... để tổng hợp số liệu lập báo cáo tài chính.
Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.
Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày tháng của chứng từ kế toán dùng để ghi sổ.
Cột D: Ghi nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng chứng từ kế toán.
Cột 1: Ghi tổng số tiền phát sinh trên chứng từ.
Cột 2 đến cột 5: Căn cứ vào nội dung chi ghi trên chứng từ để ghi vào các mục chi phí tương ứng theo tài khoản hạch toán chi tiết (đồng thời tại từng mục chi phí tương ứng chi tiết theo mã ngành kinh tế, mục lục ngân sách).
Cột 6: Ghi số được phép ghi giảm chi phí.
Cuối tháng, cộng số phát sinh trong tháng, tính toán số lũy kế từ đầu năm. Phần nội dung thu: Ghi tách riêng tiền đóng BHXH và tiền đóng BHYT.
Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, các đơn vị báo cáo kịp thời về Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Vụ Tài chính - Kế toán) để xem xét, giải quyết./.1
Nơi nhận: | KT.TỔNG GIÁM ĐỐC |
- 1Công văn 2021/VPCP-KTTH năm 2018 về thuế, chế độ kế toán của Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 132/2018/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 109/2018/TT-BTC về hướng dẫn chế độ kế toán áp dụng cho Quỹ Tích lũy trả nợ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Công văn 576/BHXH-TCKT năm 2020 về hướng dẫn tạm thời nội dung thực hiện Chế độ kế toán do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 1Thông tư 107/2017/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Công văn 2021/VPCP-KTTH năm 2018 về thuế, chế độ kế toán của Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 132/2018/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 109/2018/TT-BTC về hướng dẫn chế độ kế toán áp dụng cho Quỹ Tích lũy trả nợ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Thông tư 102/2018/TT-BTC hướng dẫn kế toán Bảo hiểm xã hội do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 về Quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, chi trả chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 7Công văn 576/BHXH-TCKT năm 2020 về hướng dẫn tạm thời nội dung thực hiện Chế độ kế toán do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
Công văn 2510/BHXH-TCKT năm 2019 hướng dẫn bổ sung nội dung thực hiện Chế độ kế toán do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 2510/BHXH-TCKT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 12/07/2019
- Nơi ban hành: Bảo hiểm xã hội Việt Nam
- Người ký: Nguyễn Đình Khương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra