Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2429/BTNMT-TCMT
V/v rà soát, đánh giá công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn và kiểm tra, đánh giá các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2019

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thực hiện Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ về Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 01 năm 2019, trong đó giao Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối, thống nhất quản lý nhà nước về chất thải rắn. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Quyết định số 867/QĐ-BTNMT ngày 10 tháng 4 năm 2019 về việc ban hành Kế hoạch kiểm tra, đánh giá công tác quản lý chất thải rắn trên phạm vi cả nước. Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập các Đoàn kiểm tra, đánh giá để rà soát, đánh giá công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn tại các địa phương và kiểm tra, đánh giá các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên phạm vi cả nước.

Để thực hiện các hoạt động nêu trên đạt kết quả, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị quý Ủy ban như sau:

1. Chỉ đạo các Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan của địa phương chuẩn bị các nội dung làm việc về công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn theo Phụ lục I kèm theo Công văn này và bố trí cán bộ có thẩm quyền làm việc với Đoàn kiểm tra, đánh giá về các nội dung nêu trên.

2. Chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường cử lãnh đạo và cán bộ, công chức tham gia Đoàn kiểm tra, đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với hoạt động kiểm tra, đánh giá các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt; tổ chức điều tra, đánh giá đối với các bãi chôn lấp, các cơ sở xử lý còn lại và gửi báo cáo về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp. Nội dung kiểm tra, đánh giá và điều tra, đánh giá đối với các cơ sở xử lý thực hiện theo nội dung tại Phụ lục II kèm theo Công văn này.

Thời gian làm việc cụ thể sẽ được các Đoàn kiểm tra, đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo chi tiết với các quý Ủy ban.

Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý Ủy ban./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng Trần Hồng Hà (để báo cáo);
- Sở TNMT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (để thực hiện);
- Lưu: VT, TCMT, Hi 140.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Võ Tuấn Nhân

 

PHỤ LỤC I

NỘI DUNG LÀM VIỆC VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT THẢI RẮN
(Kèm theo Công văn số 2429/BTNMT-TCMT ngày 28 tháng 5 năm 2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc rà soát, đánh giá công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn và kiểm tra, đánh giá các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt)

1. Tình hình thực hiện quy hoạch quản lý chất thải rắn

- Các quy hạch cấp quốc gia, cấp vùng và cấp tỉnh liên quan đế nội dung quy hoạch về quản lý chất thải rắn của địa phương; sự phù hợp của các quy hoạch do địa phương ban hành với các quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng;

- Theo các quy hoạch về quản lý chất thải rắn nêu trên, thông tin cụ thể về các trạm trung chuyển chất thải rắn, khu xử lý dược phê duyệt, các phương pháp xử lý (chôn lấp hợp vệ sinh, thiêu hủy bằng lò đốt, sản xuất phân vi sinh hoặc các phương pháp khác;

- Tình hình triển khai thực hiện quy hoạch quản lý chất thải rắn tại địa phương: đã đầu tư xây dựng bao nhiêu cơ sở xử lý chất thải rắn theo quy hoạch, các dự án dự kiến thực hiện trong thời gian tới; thông tin chi tiết của các cơ sở hiện có và dự án nêu trên như tên cơ sở, địa điểm, diện tích, tổng mức đầu tư, công suất thiết kế, công suất thực tế, năm đưa vào vận hành, phương pháp xử lý, giá xử lý....

- Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai quy hoạch.

- Đánh giá tình hình quy hoạch có đáp ứng nhu cầu thực tế.

2. Tình hình phát sinh phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt

- Khối lượng phát sinh lại khu vực đô thị, khu vực nông thôn;

- Phương thức thu gom tại đô thị, nông thôn;

- Năng lực thu gom, vận chuyển (phương tiện vận chuyển);

- Khả năng đáp ứng của các đơn vị thu gom, vận chuyển hiện tại so với nhu cầu;

- Các quy định, chương trình phân loại rác tại nguồn của địa phương, phân loại thành những loại nào.

3. Tình hình, kết quả thực hiện công tác quản lý chất thải rắn

- Chính sách, quy định về quản lý chất thải do địa phương ban hành;

- Tổ chức bộ máy quản lý:

+ Cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp việc Ủy ban nhân dân trong vấn đề quản lý chất thải rắn;

+ Khó khăn, thuận lợi trong trường hợp giao Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp việc Ủy ban nhân dân trong vấn đề quản lý chất thải rắn, đề xuất giải pháp giải quyết khó khăn (nếu có);

- Nguồn nhân lực và tài chính cho công tác quản lý chất thải;

- Mức phí vệ sinh; đơn giá, định mức thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt địa phương đang áp dụng; có thực hiện cơ chế đấu thầu trong công tác thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt hay không;

- Tuyên truyền, phổ biến giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng, người dân và doanh nghiệp;

- Thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý chất thải;

- Kiểm tra đánh giá tình hình triển khai xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường thuộc đối tượng công ích (làng nghề, bãi rác) và các điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật còn tồn đọng trên địa bàn quản lý.

4. Những tồn tại, nguyên nhân, giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải trong thời gian tới

- Vấn đề an ninh, trật tự tại địa phương liên quan đến công tác quản lý chất thải rắn:

- Những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân:

- Các đề xuất, giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải trong thời gian tới.

 

PHỤ LỤC II

NỘI DUNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
(Kèm theo Công văn số 2429/BTNMT-TCMT ngày 28 tháng 5 năm 2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc rà soát, đánh giá công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn và kiểm tra, đánh giá các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt)

1. Nội dung kiểm tra, đánh giá đối với các cơ sở xlý chất thải rắn sinh hoạt

- Sự phù hợp với quy hoạch của địa điểm cơ sở xử lý;

- Công suất thiết kế so với lượng chất thải tiếp nhận thực tế;

- Việc tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; các hồ sơ môi trường được cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt (báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường hoặc các hồ sơ, giấy tờ tương đương);

- Các phương pháp, công nghệ, công suất xử lý đang áp dụng: xuất xứ của công nghệ; suất đầu tư của các công nghệ, phương pháp nêu trên; đơn giá đang áp dụng đối với từng phương pháp xử lý;

- Hiệu quả xử lý và bảo vệ môi trường, đặc biệt là đối với các lò đốt chất thải (thông qua việc lấy mẫu, phân tích để đánh giá, dự kiến lấy các mẫu khí thải, nước thải và chất thải rắn);

- Quy trình công nghệ, quy trình vận hành các thiết bị (tự động hay thủ công), vệ sinh công nghiệp liên quan đến công nghệ xử lý;

- Các chính sách, hỗ trợ của địa phương đối với công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

2. Nội dung điều tra, đánh giá đối với các cơ sxử lý chất thải rắn sinh hoạt

TT

Tên cơ sở

Địa điểm, diện tích

Phạm vi tiếp nhận

Công suất thực tế (tấn/ngày)

Phương pháp xử lý (đốt, chôn lấp...)

Thời gian bắt đầu vận hành

Chi phí xử lý

Tình trạng hoạt động

Biện pháp bảo vệ môi trường (khí thải, nước thải)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 2429/BTNMT-TCMT năm 2019 về rà soát, đánh giá công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn và kiểm tra, đánh giá cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: 2429/BTNMT-TCMT
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 28/05/2019
  • Nơi ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường
  • Người ký: Võ Tuấn Nhân
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 28/05/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản