Hệ thống pháp luật

BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2423/BTP-THADS
V/v hướng dẫn thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật THADS trong giai đoạn chuyển tiếp

Hà Nội, ngày 07 tháng 07 năm 2015

 

Kính gửi:

Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thi hành án dân sự được Quốc hội thông qua ngày 25/11/2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2015. Mặt khác, dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Thi hành án dân sự và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành đang được cơ quan có thẩm quyền xây dựng, hoàn thiện. Trong khi Nghị định và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa được ban hành, Bộ Tư pháp hướng dẫn để các cơ quan Thi hành án dân sự địa phương thực hiện trong giai đoạn chuyển tiếp như sau:

1. Nguyên tắc chung

Căn cứ nguyên tắc áp dụng văn bản tại Điều 83 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 được áp dụng để Điều chỉnh các quan hệ về thi hành án dân sự phát sinh từ ngày 01/7/2015. Do đó, những quy định tại các văn bản pháp luật về thi hành án dân sự trước đây không còn phù hợp với quy định của Luật này thì không được áp dụng để giải quyết. Các quy định tại văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thi hành án dân sự năm 2008 không trái với quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật thi hành án dân sự thì có thể tiếp tục được áp dụng để giải quyết các vụ việc thi hành án.

2. Một số vấn đề cụ thể

2.1. Về tổ chức cán bộ:

- Từ ngày 01/7/2015, không áp dụng Khoản 1 Điều 16 của Nghị định 74/2009/NĐ-CP mà thực hiện theo quy định tại Khoản 10 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thi hành án dân sự.

- Đối với Khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thi hành án dân sự cần chờ Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thi hành án dân sự và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thi hành án dân sự có hiệu lực thi hành (Nghị định quy định danh sách các cơ quan thi hành án dân sự thuộc địa bàn được tuyển chọn, bổ nhiệm Chấp hành viên không qua thi tuyển; các quy định về Hội đồng tuyển chọn Chấp hành viên không qua thi tuyển) để triển khai thi hành.

2.2. Về thủ tục thi hành án dân sự:

- Từ ngày 01/7/2015 không áp dụng các Điều, Khoản của các văn bản sau:

+ Các Điều, Khoản của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 đã được Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thi hành án dân sự bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung.

+ Các Điều: Điều 4; Điều 6; Khoản 1 Điều 8a; Điểm b Khoản 3 Điều 8b; Khoản 1 Điều 15; Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 15a; Điều 15b; Điều 17a; Điều 24a; Điều 24b; Khoản 1, Khoản 3 Điều 26 Khoản 1 Điều 31 của Nghi định 58/2009/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung một số Điều theo Nghị định 125/2013/NĐ-CP (Có phụ lục kèm theo).

- Đối với quy định về việc miễn, giảm phí thi hành án trong trường hợp người được thi hành án cung cấp thông tin chính xác về Điều kiện thi hành án của người phải thi hành án theo Khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi, bổ sung Điểm k Khoản 1 Điều 7 Luật Thi hành án dân sự 2008) cần chờ Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thi hành án dân sự và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thi hành án dân sự có hiệu lực thi hành để áp dụng.

2.3. Về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án dân sự:

Khoản 41 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thi hành án dân sự đã bổ sung Khoản 5 Điều 146, theo đó quy định kéo dài thời hạn giải quyết khiếu nại (áp dụng cho cả giải quyết khiếu nại lần 1 và lần 2) đối với các vụ việc khiếu nại ở vùng sâu, vùng xa, đường xá xa xôi, đi lại khó khăn, vụ việc có tính chất phức tạp.

2.4. Về thống kê thi hành án dân sự:

- Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thi hành án dân sự thì từ ngày 01/7/2015 không áp dụng quy định về việc trả đơn yêu cầu thi hành án tại Điều 51 và không ra quyết định đình chỉ thi hành án đối với số tiền giảm thi hành án quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 50 của Luật Thi hành án dân sự năm 2008. Do đó, tại các biểu mẫu thống kê, Chấp hành viên và các cơ quan thi hành án dân sự không thống kê theo chỉ tiêu về việc, tiền trả đơn yêu cầu thi hành án và việc giảm một phần nghĩa vụ thi hành án. Số liệu thống kê đã trả đơn trước ngày 01/7/2015 được giữ nguyên theo các kỳ đã báo cáo; đối với trường hợp đủ Điều kiện để hoãn hoặc để xác định chưa có Điều kiện thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định theo quy định của Điều 44a hoặc Điều 48 Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi, bổ sung) và thống kê theo chỉ tiêu về việc, tiền tương ứng về hoãn hoặc chưa có Điều kiện thi hành án.

Riêng đối với trường hợp đang hoãn thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 nhưng theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thi hành án dân sự thuộc trường hợp chưa có Điều kiện thi hành án thì sau khi Thủ trưởng cơ quan thi hành án ra quyết định về việc chưa có Điều kiện thi hành án sẽ thống kê vào chỉ tiêu chưa có Điều kiện thi hành nhưng phải đối trừ với chỉ tiêu hoãn thi hành án để đảm bảo cùng một số liệu không bị thống kê hai lần.

Cơ quan thi hành án dân sự bổ sung cột “việc (tiền) chưa có Điều kiện thi hành” trong các biểu mẫu thống kê tương ứng trong chỉ tiêu “chưa có Điều kiện giải quyết” theo Thông tư số 01/2013/TT-BTP để thống kê và báo cáo thống kê năm 2015. Về việc phân tích các tiêu chí hoãn thi hành án, biểu mẫu theo Thông tư 01/2013/TT-BTP chưa thể hiện việc phân tích tiêu chí hoãn theo Điểm e, g, h Điều 48, do đó, cơ quan thi hành án dân sự bổ sung các dòng tiêu chí phân tích việc, tiền hoãn thi hành án theo Điều 48 tại trang 2 của các biểu 01/TK-THA, 02/TK-THA, 03/TK-THA và 04/TK-THA.

- Đối với việc đăng tải thông tin về tên, địa chỉ và nghĩa vụ thi hành án của người phải thi hành án chưa có Điều kiện thi hành theo Khoản 2 Điều 44a Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi, bổ sung) thì thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 1894/TCTHADS-TKDLCT ngày 16/6/2015 của Tổng cục Thi hành án dân sự về việc triển khai sử dụng, quản lý, vận hành Trang thông tin điện tử của Cục Thi hành án dân sự.

- Kể từ ngày 01/10/2015, việc thống kê thực hiện theo Thông tư số 08/TT-BTP ngày 26/6/2015 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 01/2013/TT-BTP ngày 03/01/2013 của Bộ Tư pháp hướng dẫn Chế độ báo cáo thống kê thi hành án dân sự.

2.5. Về việc sử dụng biểu mẫu thi hành án dân sự:

Hiện nay, Bộ Tư pháp đang tiến hành xây dựng Thông tư thay thế Thông tư 09/2011/TT-BTP ngày 30/5/2011 về biểu mẫu thi hành án dân sự. Trong khi Thông tư thay thế chưa ban hành, các cơ quan Thi hành án dân sự tiếp tục sử dụng các biểu mẫu thi hành án dân sự theo hướng dẫn tại Công văn số 1967/BTP-TCTHADS ngày 09/6/2015 của Bộ Tư pháp. Theo đó, đối với biểu mẫu Quyết định về việc chưa có Điều kiện thi hành án tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Công văn số 1967/BTP-TCTHADS ngày 09/6/2015 của Bộ Tư pháp, trường hợp trước đó đã ban hành Quyết định hoãn thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 thì cần bổ sung căn cứ Điểm c Khoản 1 Điều 37 Luật Thi hành án dân sự, bổ sung thêm Điều 1 có nội dung thu hồi Quyết định hoãn thi hành án đã ban hành và chỉnh lý thứ tự các Điều còn lại của quyết định. Đối với các biểu mẫu khác, cần vận dụng, chỉnh lý và sử dụng biểu mẫu đảm bảo phù hợp với Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thi hành án dân sự, ví dụ tại Quyết định thi hành án cần chỉnh lý thời hạn tự nguyện thi hành án từ “15 ngày” thành “10 ngày”; khi dẫn căn cứ ban hành các quyết định (nếu có), cần lưu ý bao gồm cả Luật Thi hành án dân sự năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thi hành án dân sự.

3. Tổ chức thực hiện

Yêu cầu Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự chỉ đạo Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt đến các Chi cục Thi hành án dân sự trực thuộc, toàn thể Chấp hành viên, Thẩm tra viên và công chức khác trên địa bàn thực hiện nghiêm túc Luật Thi hành án dân sự năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thi hành án dân sự; đồng thời đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Công văn này.

Quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc cần kịp thời báo cáo Bộ Tư pháp (qua Tổng cục Thi hành án dân sự) để kịp thời có biện pháp giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Phó TTgCP Nguyễn Xuân Phúc (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ (để p/h);
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (để p/h);
- Tòa án nhân dân tối cao (để p/h);
- Bộ Quốc phòng (để p/h);
- Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng (để t/h);
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng (để biết);
- Các đơn vị thuộc Bộ (để t/h);
- Lưu: VT, TCTHADS, HS (5b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thúy Hiền

 

PHỤ LỤC

NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA NGHỊ ĐỊNH 58/2009/NĐ-CP ĐƯỢC SỬA ĐỔI BỞI NGHỊ ĐỊNH 125 KHÔNG ÁP DỤNG SAU NGÀY LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ CÓ HIỆU LỰC (01/7/2015)
(Ban hành kèm theo Công văn số 2423/BTP-TCTHADS ngày 7 tháng 7 năm 2015 của Bộ Tư pháp)

TT

Điều, Khoản không áp dụng

Điều, Khoản của Luật Thi hành án dân sự (được SĐ, BS bởi Luật SĐ, BS một số Điều của Luật THADS) được áp dụng

1

Điều 4. Nhận đơn yêu cầu thi hành án1

Áp dụng Điều 31

2

Điều 6. Xác minh Điều kiện thi hành án2

Áp dụng Điều 44, 44a

3

Điều 8a. Chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án3

1. Trường hợp chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 54 Luật thi hành án dân sự do doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần mà trước đó chưa thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án của mình thì sau khi chuyển đổi, công ty cổ phần tiếp tục thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án.

Áp dụng trực tiếp Điểm e Khoản 1 Điều 54

4

Điều 8b. Thực hiện ủy thác thi hành án4

3. Cơ quan thi hành án dân sự nhận ủy thác nếu xác định người phải thi hành án không có tài sản hoặc không cư trú, làm việc hay có trụ sở ở địa phương mình thì giải quyết như sau:

b) Trường hợp nhận ủy thác quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu thì cơ quan nhận ủy thác trả li đơn yêu cầu cho đương s, kèm theo tài liệu liên quan để họ làm căn cứ yêu cầu thi hành án trở lại khi người phải thi hành án có Điều kiện thi hành.

Áp dụng Điều 44a

5

Điều 15. Xác định giá đối với tài sản kê biên5

1. Chấp hành viên xác định giá đối với tài sản kê biên có giá trị nhỏ là tài sản mà tại thời Điểm xác định giá, sản phẩm cùng loại chưa qua sử dụng có giá bán trên thị trường không quá 5.000.000 đồng (năm triệu đồng).

Áp dụng Khoản 1, Khoản 3 Điều 101 (10 triệu)

6

Điều 15a. Định giá tài sản đã kê biên6

2. Trường hợp có căn cứ chứng minh kết quả thẩm định giá trước đó không khách quan, có tiêu cực làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi hợp pháp của mình thì đương sự có quyền đề nghị thuê tổ chức thẩm định giá khác thẩm định lại và phải chịu chi phí thẩm định lại trừ trường hợp định giá lại do có vi phạm quy định về định giá theo Điểm a Khoản 1 Điều 99 Luật thi hành án dân sự.

3. Trường hợp đương sự yêu cầu định giá lại tài sản kê biên trước khi có thông báo công khai việc bán đấu giá tài sản theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 99 Luật thi hành án dân sự hoặc yêu cầu định giá lại tài sản bán đấu giá không thành, không có người đăng ký tham gia đấu giá, trả giá thì Chấp hành viên tổ chức định giá lại tài sản kê biên. Chấp hành viên thông báo cho đương sự biết về việc người yêu cầu định giá lại phải chịu chi phí định giá lại tài sản theo quy định của pháp luật.

Việc yêu cầu định giá lại tài sản theo quy định tại Khoản này chỉ được thực hiện một lần trước khi thông báo lần đầu về bán đấu giá tài sản và một lần đối với tài sản bán đấu giá không thành, không có người đăng ký tham gia đấu giá, trả giá. Yêu cầu định giá lại chỉ được chấp nhận nếu đương sự có đơn yêu cầu trong thời hạn sau đây:

a) 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo về kết quả thẩm định giá đối với tài sản thông báo đấu giá tài sản lần đầu;

b) 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo bán đấu giá không thành, không có người đăng ký tham gia đấu giá, trả giá.

4. Giá tài sản thẩm định lại quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 của Điều này là giá khởi Điểm để bán đấu giá tài sản.

Áp dụng Điểm b Khoản 1 và Khoản 3 Điều 99

7

Điều 15b. Bảo đảm quyền ưu tiên mua tài sản thuộc sở hữu chung7

Áp dụng Khoản 3 Điều 74

8

Điều 17a. Xử lý tài sản thi hành án không có người tham gia đấu giá, trả giá8

Áp dụng Điều 104

9

Điều 24a. Thứ tự thanh toán tiền thi hành án9

Áp dụng Điều 47

10

Điều 24b. Bảo đảm quyền lợi của người mua được tài sản đấu giá, người nhận tài sản để thi hành án10

Áp dụng Điều 103

11

Điều 26. Miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với Khoản thu nộp ngân sách nhà nước

 

1.11 ...Quyết định thi hành án lần đầu là căn cứ để xác định thời hạn xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án quy định tại Khoản 1 Điều 61 Luật Thi hành án dân sự.

Áp dụng Khoản 5 Điều 61

3. Mức xét giảm Khoản nghĩa vụ thu nộp ngân sách nhà nước được thực hiện như sau:

a) Đối với Khoản nghĩa vụ phải thi hành án còn lại có giá trị từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, mỗi lần giảm không quá 1/3 số tiền còn lại phải thi hành án;

b) Đối với Khoản nghĩa vụ phải thi hành án còn lại có giá trị từ trên 100.000.000 đồng, mỗi lần giảm không quá 1/5 số tiền còn lại phải thi hành án.

Áp dụng Khoản 3 Điều 61

12

Điều 31. Chi phí cưỡng chế thi hành án

1. Người được thi hành án có yêu cầu Chấp hành viên xác minh Điều kiện thi hành án phải trả các chi phí thực tế, hợp lý cho việc xác minh.

Áp dụng Điều 31 và Điều 44 (bỏ quy định việc người được thi hành án phải trả chi phí xác minh khi có yêu cầu CHV xác minh Điều kiện thi hành án).

 



1 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định số 125/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2013.

2 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 125/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2013.

3 Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Nghị định số 125/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2013.

4 Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Nghị định số 125/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2013.

5 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Nghị định số 125/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2013.

6 Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Nghị định số 125/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2013.

7 Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 10 Điều 1 của Nghị định số 125/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2013

8 Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 11 Điều 1 của Nghị định số 125/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2013.

9 Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 125/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2013.

10 Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 14 Điều 1 của Nghị định số 125/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2013.

11 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 15 Điều 1 của Nghị định số 125/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2013.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 2423/BTP-THA năm 2015 hướng dẫn thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự trong giai đoạn chuyển tiếp do Bộ Tư pháp ban hành

  • Số hiệu: 2423/BTP-THA
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 07/07/2015
  • Nơi ban hành: Bộ Tư pháp
  • Người ký: Nguyễn Thúy Hiền
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 07/07/2015
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản