- 1Công ước về đa dạng sinh học (CBD)
- 2Luật Bảo vệ môi trường 2020
- 3Chỉ thị 29/CT-TTg năm 2020 về giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 42/CT-TTg năm 2020 về tăng cường công tác quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Công văn 2298/BTNMT-TTTNMT về tổ chức hoạt động của Tháng hành động vì môi trường hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2021 do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2328/BGDĐT-KHCNMT | Hà Nội, ngày 04 tháng 06 năm 2021 |
Kính gửi: | - Các đại học, trường đại học, học viện, viện nghiên cứu và trường cao đẳng sư phạm trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; |
Ngày Môi trường thế giới (05/6) do Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động được Việt Nam hưởng ứng từ năm 1982 đến nay đã trở thành phong trào rộng khắp trên phạm vi cả nước, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu. Năm 2021, với chủ đề “Phục hồi Hệ sinh thái” (Ecosystem Restoration), là năm được Liên hợp quốc phát động cho một Thập kỷ phục hồi Hệ sinh thái nhằm ngăn chặn và đảo ngược sự suy thoái của các hệ sinh thái trên mọi lục địa và đại dương, giúp xóa đói giảm nghèo, chống biến đổi khí hậu và ngăn chặn sự tuyệt chủng hàng loạt.
Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học (22/5) được Liên hợp quốc lựa chọn và phát động trên phạm vi toàn cầu với mục tiêu nâng cao nhận thức cộng đồng về đa dạng sinh học. Chủ đề Ngày quốc tế Đa dạng sinh học năm 2021 là “Chúng ta là một phần của giải pháp - Vì thiên nhiên” (We're part of the solution - For Nature). Thông điệp này tiếp tục chủ đề Ngày quốc tế Đa dạng sinh học năm 2020 nhằm kêu gọi con người sống hài hoà với thiên nhiên, áp dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên đối với các vấn đề toàn cầu về khí hậu, an ninh lương thực và nguồn nước, sinh kế bền vững cho người dân.
Thực hiện hướng dẫn tại Công văn số 2298/BTNMT-TTTNMT ngày 14/5/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước về việc tổ chức các hoạt động của Tháng hành động vì môi trường hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2021; nhằm tăng cường hiệu quả truyền thông, tạo tính lan tỏa trên diện rộng, góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, ngăn chặn và đảo ngược sự suy thoái của các hệ sinh thái trên mọi lục địa và đại dương;
Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các đại học, trường đại học, học viện, các viện nghiên cứu và trường cao đẳng sư phạm trực thuộc Bộ, các sở giáo dục và đào tạo (sau đây gọi tắt là các đơn vị), căn cứ vào tình hình và điều kiện cụ thể của đơn vị, tổ chức chuỗi các hoạt động từ tháng 5 đến hết tháng 7 năm 2021, hưởng ứng các ngày lễ trên, cụ thể như sau:
1. Tổ chức các hội thảo, tọa đàm (theo hình thức trực tuyến) với sự tham gia của cán bộ, giảng viên, giáo viên, sinh viên, học sinh, học viên: tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 23/07/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã; Chỉ thị số 42/CT-TTg ngày 08/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại; giới thiệu các mô hình, giải pháp phục hồi hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học; đẩy mạnh công tác phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí trong công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học …;
2. Tổ chức các hoạt động phù hợp với tình hình thực tế và các quy định hiện hành về phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở giáo dục như: làm vệ sinh môi trường, trồng cây xanh, thu gom xử lý chất thải; tuyên truyền, khuyến khích cán bộ, giảng viên, sinh viên, học sinh, học viên và cộng đồng không sử dụng túi nilon khó phân huỷ và các sản phẩm nhựa dùng một lần;
3. Tăng cường kiểm soát việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải tại các cơ sở giáo dục; tập trung các nguồn lực để giải quyết triệt để các vấn đề ô nhiễm môi trường từ chất thải gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sinh kế của người dân; khuyến khích tổ chức khởi công, xây dựng và bàn giao các công trình bảo vệ môi trường phục vụ lợi ích của cộng đồng;
4. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền phù hợp các quy định hiện hành về phòng, chống dịch COVID-19 nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, giảng viên, giáo viên, sinh viên, học sinh, học viên và cả cộng đồng trong việc: (i) không săn bắt động vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng; (ii) không khai thác, đánh bắt, sử dụng cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên; (iii) xây dựng nền kinh tế tuần hoàn chất thải, chống rác thải nhựa trên cạn và đại dương;
5. Khuyến khích treo băng rôn, pano, áp phích được làm từ các vật liệu thân thiện với môi trường tại các cơ sở giáo dục và các địa điểm phù hợp;
6. Tăng thời lượng và tần suất đưa tin, bài viết, phóng sự, chuyên trang, chuyên mục, chương trình cổ động, tuyên truyền về chủ đề, thông điệp và các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2021 trên các phương tiện truyền thông, báo chí, các đài phát thanh, truyền hình;
7. Giới thiệu cho cán bộ, giảng viên, sinh viên, học sinh, học viên và cộng đồng các hoạt động nổi bật, phổ biến các mô hình, giải pháp bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học hiệu quả, đăng tải trên cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý giáo dục và cổng thông tin điện tử của các nhà trường;
8. Phát hiện, biểu dương và khen thưởng những đơn vị, bộ phận, cá nhân (cán bộ, giảng viên, sinh viên, học sinh, học viên) có đóng góp hiệu quả, thiết thực trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, sản xuất tiêu dùng bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến rất phức tạp nên cần căn cứ vào tình hình thực tế, tổ chức tuyên truyền cho các ngày lễ trên phù hợp với các quy định hiện hành về phòng, chống dịch (sáng tạo, đổi mới cách thức thực hiện, hình thức truyền thông, ứng dụng công nghệ thông tin) theo hướng thực hiện mục tiêu kép, vừa tiết kiệm, hiệu quả, có tính thực tiễn, lan tỏa và ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhận thức của cán bộ, giáo viên, sinh viên, học sinh, học viên, cộng đồng, vừa gắn với phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các đơn vị phối hợp chặt chẽ với ngành tài nguyên và môi trường và các cơ quan truyền thông trên địa bàn nhằm triển khai thiết thực, có hiệu quả các hoạt động của Tháng hành động vì môi trường hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2021 và báo cáo kết quả triển khai (theo mẫu tại Phụ lục 1, 2) về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường), 35 Đại Cồ Việt, Hà Nội; bản mềm (word) gửi qua email: vukhcnmts@moet.gov.vn trước ngày 10/8/2021.
Các khẩu hiệu truyền thông của Tháng hành động vì môi trường hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2021 theo hướng dẫn tại Phụ lục 3, 4 kèm theo.
Thông tin liên hệ: ThS.Nguyễn Thị Hương Quỳnh, CVC Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo, điện thoại: 0904184886, email: nhquynh@moet.gov.vn.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ------- | Phụ lục 1 |
BÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ MÔI TRƯỜNG HƯỞNG ỨNG NGÀY MÔI TRƯỜNG THẾ GIỚI VÀ NGÀY QUỐC TẾ ĐA DẠNG SINH HỌC NĂM 2021
Kính gửi: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Tên đơn vị:
Địa chỉ:
Tên người liên hệ: Email: Điện thoại:
1. Công tác chỉ đạo thực hiện:
Nêu rõ các Văn bản chỉ đạo của Quý đơn vị trên địa bàn triển khai Tháng hành động vì môi trường hưởng ứng các ngày lễ nêu trên..
2. Danh mục các hoạt động tổ chức hưởng ứng: (chú ý mô tả chi tiết, đánh giá kết quả đạt được và việc duy trì trong tương lai)
3. Chi tiết hoạt động:
- Mô tả hoạt động
- Nơi diễn ra
- Mục đích
- Các vấn đề tập trung giải quyết
- Tác động với cộng đồng
…..
4. Kết quả các hoạt động (biểu mẫu kèm theo):
- Số các hoạt động diễn ra trên địa bàn:
- Số người tham gia:
- Tổng lượng rác thu gom, xử lý (tính theo m3 hoặc tấn):
- Tổng chiều dài, diện tích các khu vực công cộng, đường giao thông, bãi biển làm vệ sinh môi trường (km hoặc ha).
- Tổng số cây xanh được trồng mới và chăm sóc (tổng số cây hoặc ha…)
- Số công trình bảo vệ môi trường được khởi công, khánh thành, bản giao đưa vào sử dụng.
- Tổ chức các buổi mít tinh, cổ động, tập huấn, hội thảo, cuộc thi:
- Tổng số băng rôn, phướn, tờ rơi, poster được phát hành (cái):
- Các hoạt động truyền thông, truyền hình: bài viết, phóng sự, tuyên truyền…:
- Các hình thức khác…
5. Những đề xuất, kiến nghị…
6. Hình ảnh kèm theo:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | Phụ lục 2 |
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ MÔI TRƯỜNG HƯỞNG ỨNG NGÀY MÔI TRƯỜNG THẾ GIỚI VÀ NGÀY QUỐC TẾ ĐA DẠNG SINH HỌC NĂM 2021
TT | Tên hoạt động | Tổng số người tham gia | Khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm (m) | Tổng số rác thu gom, xử lý (m3 hoặc tấn) | Vệ sinh khu vực công cộng, đường giao thông, bãi biển, (km hoặc ha) | Số công trình BVMT khởi công, khánh thành, bàn giao, số cây rồng và chăm sóc (cây hoặc ha) | Treo băng rôn, khẩu hiệu, in tờ rơi, poster (chiếc) | Phát thanh truyền hình (buổi) | Chương trình toạ đàm, tập huấn, phổ biến kiến thức (Nên theo hình thức trực tuyến) | Khác… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phụ lục 3
KHẨU HIỆU TRUYỀN THÔNG
CỦA THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ MÔI TRƯỜNG HƯỞNG ỨNG NGÀY MÔI TRƯỜNG THẾ GIỚI VÀ NGÀY QUỐC TẾ ĐA DẠNG SINH HỌC NĂM 2021
1. Sống hài hoà với thiên nhiên - Bảo tồn đa dạng sinh học.
2. Trái đất cần chúng ta! Hãy liên kết chống lại biến đổi khí hậu.
3. Hãy sử dụng đồ dùng từ vật liệu tái chế.
4. Đánh bắt hải sản sai cách là phá hủy cân bằng sinh học.
5. Sử dụng nguồn nguyên liệu xanh là góp phần bảo vệ môi trường.
6. Ô nhiễm môi trường từ việc sử dụng thuốc trừ sâu, các sản phẩm từ nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân huỷ.
7. Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đa dạng sinh học.
8. Đa dạng sinh học - Hành trình duy trì sự sống.
9. Hành động vì thiên nhiên - Trách nhiệm của chúng ta.
10. Ngăn chặn và đảo ngược sự mất mát của các hệ sinh thái và đa dạng sinh học.
Phụ lục 4
TÀI LIỆU TRUYỀN THÔNG
HƯỞNG ỨNG NGÀY QUỐC TẾ ĐA DẠNG SINH HỌC NĂM 2020 “CHÚNG TA LÀ MỘT PHẦN CỦA GIẢI PHÁP #VÌ THIÊN NHIÊN”
(Kèm theo Công văn số 2298/BTNMT-TTTNMT ngày 14 tháng 5 năm 2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Đa dạng sinh học và hệ sinh thái cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho xã hội, đặc biệt là các dịch vụ điều tiết và hỗ trợ, giúp con người thích ứng với các tác động bất lợi của biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai. Ví dụ, các rạn san hô và thảm thực vật ven biển hỗ trợ chắn sóng và bảo vệ bờ biển. Các vùng đất ngập nước điều tiết dòng chảy lũ, rừng và cây rừng ổn định trầm tích, bảo vệ kh i sạt lở đất. Các hệ sinh thái cũng kéo dài tuổi thọ của cơ sở hạ tầng, do đó tiết kiệm chi phí đầu tư của Chính phủ.
Mặc dù vậy, đa dạng sinh học trên toàn cầu đang bị suy thoái với tốc độ chưa từng có trong lịch sử loài người (IBPES, 2019). Tình trạng này đe doạ đến tiến trình phát triển bền vững của nhân loại. Chính vì thế, Liên hợp quốc kêu gọi áp dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên nhằm thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học, sống hài hoà với thiên nhiên nhằm đóng góp chung vào nỗ lực toàn cầu trong bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và phát triển bền vững.
Tiếp theo chủ đề Ngày quốc tế Đa dạng sinh học năm 2020 kêu gọi con người sống hài hòa với thiên nhiên; chủ đề Ngày quốc tế Đa dạng sinh học năm 2021 là “Chúng ta là một phần của giải pháp #Vì thiên nhiên” nhấn mạnh rằng để sống hài hòa với thiên nhiên, để bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ thiên nhiên có rất nhiều giải pháp và con người là một mảnh ghép quan trọng trong các giải pháp này. Các giải pháp của con người dựa vào thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học là chìa khóa để giảm nhẹ biến đổi khí hậu, tăng khả năng phục hồi và thích ứng ở một số khu vực quan trọng, bao gồm bảo tồn và phục hồi rừng và các hệ sinh thái trên cạn; bảo tồn và phục hồi tài nguyên nước ngọt cũng như hệ sinh thái biển và đại dương, hệ thống nông nghiệp và thực phẩm bền vững. Công ước Đa dạng sinh học cũng nhấn mạnh con người là một phần của thiên nhiên chứ không tách rời khỏi thiên nhiên.
Các giải pháp dựa trên thiên nhiên là một thuật ngữ có thể được sử dụng để mô tả các phương pháp tiếp cận hiện đại đối với các vấn đề môi trường, như lũ lụt, khan hiếm nước hoặc xói mòn đất, bằng cách khai thác vốn tự nhiên. Trong khi phương pháp truyền thống trong phát triển cơ sở hạ tầng xây dựng là “xám” thì các giải pháp dựa vào tự nhiên bao gồm cơ sở hạ tầng hoàn toàn tự nhiên là “xanh” hoặc kết hợp, chính là các cơ sở hạ tầng dựa vào thiên nhiên.
Các giải pháp dựa trên thiên nhiên giải phóng việc xây dựng các công trình biển, hồ chứa, đập và hệ thống thoát nước mà cách tiếp cận cơ sở hạ tầng “xám” sẽ gặp phải một số rủi ro về biến đổi khí hậu. Thay vào đó, các giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể bao gồm khôi phục và bảo tồn các rạn san hô và vành đai rừng ngập mặn để tăng cường khả năng chống chịu lũ lụt ven biển và nước biển dâng, đóng vai trò là tuyến phòng thủ đầu tiên giúp tiêu tán năng lượng sóng; thảm thực vật để giảm nguy cơ sạt lở và tạo ra các vành đai xanh để giúp bổ sung nước ngầm ở những khu vực phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước. Một số hành động khuyến cáo cho việc áp dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên chính là tiếp cận hệ sinh thái để giải quyết đồng thời mất đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và suy thoái đất; cân nhắc vấn đề đa dạng sinh học trong phát triển các ngành kinh tế.
- 1Công văn 1789/BTNMT-TCMT hưởng ứng Ngày quốc tế Đa dạng sinh học năm 2014 do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 2Công văn 1950/BGDĐT-KHCNMT về tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Ngày quốc tế Đa dạng sinh học, Ngày Đại dương thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, và Tháng hành động vì môi trường năm 2020 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Công văn 2141/BTNMT-TCMT về hưởng ứng Ngày quốc tế Đa dạng sinh học năm 2020 do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 4Quyết định 2067/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án "Kiểm kê, quan trắc, lập báo cáo và xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Công văn 1421/BTNMT-KHCN năm 2022 tổ chức hưởng ứng Ngày Đổi mới sáng tạo thế giới và Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 6Kế hoạch 710/KH-BGDĐT về tổ chức Lễ Mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường năm 2023 của ngành giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 7Công văn 494/KCB-ĐD&KSNK năm 2023 hướng dẫn tổ chức thực hiện hoạt động chào mừng ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5 do Cục Quản lý Khám, chữa bệnh ban hành
- 8Công văn 3556/BTNMT-TTTT về tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày môi trường thế giới (05/6), Ngày Đại dương thế giới (08/6) năm 2023 do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 9Công văn 2690/BGDĐT-KHCNMT về tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Ngày Đại dương thế giới và Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2023 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 10Công văn 3290/BTNMT-TTTT về tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2023 do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 11Công văn 2963/BTNMT-TTTT tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2024 do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 12Công văn 2479/BGDĐT-KHCNMT tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Tháng hành động vì môi trường và Ngày Đại dương thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2024 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1Công ước về đa dạng sinh học (CBD)
- 2Công văn 1789/BTNMT-TCMT hưởng ứng Ngày quốc tế Đa dạng sinh học năm 2014 do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 3Luật Bảo vệ môi trường 2020
- 4Công văn 1950/BGDĐT-KHCNMT về tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Ngày quốc tế Đa dạng sinh học, Ngày Đại dương thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, và Tháng hành động vì môi trường năm 2020 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Công văn 2141/BTNMT-TCMT về hưởng ứng Ngày quốc tế Đa dạng sinh học năm 2020 do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 6Chỉ thị 29/CT-TTg năm 2020 về giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Chỉ thị 42/CT-TTg năm 2020 về tăng cường công tác quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Công văn 2298/BTNMT-TTTNMT về tổ chức hoạt động của Tháng hành động vì môi trường hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2021 do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 9Quyết định 2067/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án "Kiểm kê, quan trắc, lập báo cáo và xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Công văn 1421/BTNMT-KHCN năm 2022 tổ chức hưởng ứng Ngày Đổi mới sáng tạo thế giới và Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 11Kế hoạch 710/KH-BGDĐT về tổ chức Lễ Mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường năm 2023 của ngành giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 12Công văn 494/KCB-ĐD&KSNK năm 2023 hướng dẫn tổ chức thực hiện hoạt động chào mừng ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5 do Cục Quản lý Khám, chữa bệnh ban hành
- 13Công văn 3556/BTNMT-TTTT về tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày môi trường thế giới (05/6), Ngày Đại dương thế giới (08/6) năm 2023 do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 14Công văn 2690/BGDĐT-KHCNMT về tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Ngày Đại dương thế giới và Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2023 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 15Công văn 3290/BTNMT-TTTT về tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2023 do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 16Công văn 2963/BTNMT-TTTT tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2024 do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 17Công văn 2479/BGDĐT-KHCNMT tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Tháng hành động vì môi trường và Ngày Đại dương thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2024 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Công văn 2328/BGDĐT-KHCNMT về tổ chức các hoạt động của Tháng hành động vì môi trường hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2021 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- Số hiệu: 2328/BGDĐT-KHCNMT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 04/06/2021
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Người ký: Nguyễn Văn Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 04/06/2021
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực