- 1Nghị định 38/2013/NĐ-CP quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ
- 2Luật đấu thầu 2013
- 3Chỉ thị 37/CT-TTg năm 2014 chấn chỉnh công tác quản lý đấu thầu, thương thảo, ký kết và thực hiện hợp đồng trong dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 227/UBND-KHTC | Thái Bình, ngày 23 tháng 01 năm 2015 |
Kính gửi: | - Các sở, ngành, đơn vị thuộc tỉnh; |
Hiện nay, công tác quản lý và thực hiện các chương trình, dự án ODA trên địa bàn tỉnh đã có bước chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, tiến độ triển khai thực hiện của một số dự án ODA còn chậm, tỷ lệ giải ngân thấp. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do năng lực, kinh nghiệm của một số nhà thầu còn yếu; năng lực quản lý, đàm phán, ký kết hợp đồng của một số chủ dự án và Ban quản lý dự án còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Do đó, để tăng cường hiệu quả công tác quản lý dự án, quản lý đấu thầu, góp phần tích cực trong việc sử dụng có hiệu quả các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; thực hiện Chỉ thị số 37/CT-TTg ngày 30/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Ban quản lý các dự án ODA thực hiện nghiêm túc các nội dung sau:
I. Về công tác quản lý đấu thầu và thực hiện hợp đồng
1. Đối với các gói thầu chưa phát hành hồ sơ mời thầu:
- Nội dung hồ sơ mời thầu phải phù hợp với các quy định của điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế đã ký với nhà tài trợ; đồng thời phải tuân thủ đầy đủ các quy định về trình, thẩm định và phê duyệt các nội dung trong công tác đấu thầu theo đúng quy định pháp luật về đấu thầu. Đối với các dự án thành phần, các quy định về quy trình, thủ tục trong đấu thầu phải thực hiện theo đúng hướng dẫn của các Ban quản lý dự án Trung ương; nội dung hồ sơ mời thầu phù hợp với các Văn kiện chương trình, dự án.
- Đưa tiêu chuẩn đánh giá chi tiết phù hợp với yêu cầu của gói thầu vào hồ sơ mời thầu để tạo sự minh bạch, hiệu quả trong đấu thầu nhằm lựa chọn được nhà thầu đáp ứng đầy đủ về tư cách, năng lực, kinh nghiệm để thực hiện gói thầu.
2. Đối với các gói thầu đang trong giai đoạn thương thảo hợp đồng:
- Xác định rõ các cơ chế tài chính trong hợp đồng để ràng buộc nhà thầu phải bảo đảm theo yêu cầu về tiến độ, chất lượng của công trình; đồng thời kiểm soát chi phí trong tổng mức đầu tư (bồi thường, thưởng, phạt, dừng hoặc chấm dứt hợp đồng). Trong quá trình thương thảo hợp đồng, rà soát tổng giá trị hợp đồng, không đưa các chi phí gián tiếp thuộc các hạng mục không có nguồn vốn thanh toán của dự án vào hợp đồng.
- Quy định rõ công thức tính trượt giá đối với hàng hóa (vật tư, thiết bị, vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu) mua trong nước, hàng hóa mua từ nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật đối với loại hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh. Đồng thời nêu rõ cách thức xử lý trong trường hợp có những phát sinh do trượt giá mà chưa có công thức tính.
- Báo cáo cấp có thẩm quyền để có giải pháp cụ thể, bao gồm cả việc thuê tư vấn pháp lý trong quá trình đám phán, ký kết hợp đồng (nếu cần thiết) để tránh tình trạng tranh chấp hợp đồng.
- Trong quá trình đàm phán hợp đồng, nếu nhà thầu có đề xuất khác so với hồ sơ mời thầu, cần xem xét tính hợp lý, hợp lệ để đưa ra các quyết định nhưng phải bảo đảm về chất lượng, tiến độ và giá cả theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu, đồng thời chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
3. Đối với các gói thầu đang thực hiện hợp đồng:
- Tăng cường giám sát, bảo đảm thực hiện hợp đồng theo đúng kế hoạch, tiến độ đã nêu trong hồ sơ dự thầu và trong hợp đồng đã ký kết.
- Thực hiện nghiêm túc việc xử lý vi phạm hợp đồng đối với các hành vi chậm tiến độ, không bảo đảm chất lượng vật tư, thiết bị, công trình... Thực hiện nghiêm túc việc công khai xử lý vi phạm theo quy định tại Khoản 4 Điều 90 của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13.
- Các chủ đầu tư và nhà thầu phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong việc tổ chức rà soát và tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng đối với các dự án không đáp ứng tiến độ bàn giao mặt bằng như trong thỏa thuận hợp đồng, báo cáo cấp có thẩm quyền để có phương án xử lý kịp thời.
- Yêu cầu nhà thầu thực hiện biện pháp bảo lãnh tạm ứng hợp đồng tương ứng với giá trị được tạm ứng nhằm bảo toàn nguồn vốn trong trường hợp nhà thầu vi phạm hợp đồng. Đồng thời có giải pháp để giám sát nhà thầu sử dụng tiền tạm ứng đúng với mục đích và yêu cầu của gói thầu.
4. Phân cấp rõ trách nhiệm giữa chủ dự án và Ban quản lý dự án theo quy định tại Điều 38 và Điều 40 của Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ.
II. Về năng lực của các Ban quản lý dự án
1. Chủ dự án xây dựng, quy định tiêu chí, nhiệm vụ cho từng bộ phận trong Ban quản lý dự án hoặc thành lập Ban quản lý dự án chuyên nghiệp, đủ trình độ và năng lực về quản lý dự án; nghiên cứu thực hiện việc phân cấp trách nhiệm cho các Ban quản lý dự án nhằm rút ngắn thời gian thực hiện các quy trình thủ tục. Chủ dự án có trách nhiệm đẩy nhanh tiến độ thực hiện và tiến độ giải ngân dự án như đã cam kết với nhà tài trợ.
2. Chủ dự án thường xuyên rà soát đội ngũ cán bộ Ban quản lý dự án để tăng cường bồi dưỡng năng lực chuyên môn về đấu thầu và quản lý dự án, bảo đảm tuân thủ yêu cầu chuyên môn của chủ dự án, bên mời thầu, tổ chuyên gia đấu thầu và các cá nhân theo quy định hiện hành, đồng thời nâng cao ý thức đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm cá nhân trong quá trình triển khai nhiệm vụ.
Nhận Công văn này, yêu cầu các đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2011 về tăng cường quản lý nhà nước đối với công tác đấu thầu sử dụng vốn nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng do Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành
- 2Kế hoạch 169/KH-UBND năm 2012 thực hiện Quyết định 106/QĐ-TTg về Đề án “Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và khoản vốn vay ưu đãi khác của nhà tài trợ thời kỳ 2011 - 2015" do thành phố Hà Nội ban hành
- 3Quyết định 04/2015/QĐ-UBND ban hành Quy định về phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về đấu thầu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 4Công văn 45008/CT-HTr năm 2015 trả lời chính sách thuế đối với trường hợp cung cấp dịch vụ cho dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 5Kế hoạch 312/KH-UBND năm 2016 thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi giai đoạn 2016-2020 do tỉnh An Giang ban hành
- 6Công văn 5549/UBND-KH&ĐT năm 2016 thực hiện Thông tư 07/2016/TT-BKHĐT triển khai lộ trình đấu thầu qua mạng của các đơn vị trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 7Quyết định 708/QĐ-UBND năm 2017 về thành lập Ban Quản lý Dự án Dạy nghề tại tỉnh Bắc Kạn giai đoạn II (VIE/034) sử dụng nguồn vốn ODA không hoàn lại của Luxembourg
- 8Quyết định 1736/QĐ-UBND năm 2016 bãi bỏ Quyết định 18/2010/QĐ-UBND do tỉnh Tây Ninh ban hành
- 9Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2018 về chấn chỉnh công tác đấu thầu trong dự án đầu tư phát triển và hoạt động mua sắm thường xuyên sử dụng vốn nhà nước do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 1Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2011 về tăng cường quản lý nhà nước đối với công tác đấu thầu sử dụng vốn nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng do Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành
- 2Nghị định 38/2013/NĐ-CP quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ
- 3Luật đấu thầu 2013
- 4Kế hoạch 169/KH-UBND năm 2012 thực hiện Quyết định 106/QĐ-TTg về Đề án “Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và khoản vốn vay ưu đãi khác của nhà tài trợ thời kỳ 2011 - 2015" do thành phố Hà Nội ban hành
- 5Chỉ thị 37/CT-TTg năm 2014 chấn chỉnh công tác quản lý đấu thầu, thương thảo, ký kết và thực hiện hợp đồng trong dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 04/2015/QĐ-UBND ban hành Quy định về phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về đấu thầu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 7Công văn 45008/CT-HTr năm 2015 trả lời chính sách thuế đối với trường hợp cung cấp dịch vụ cho dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 8Kế hoạch 312/KH-UBND năm 2016 thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi giai đoạn 2016-2020 do tỉnh An Giang ban hành
- 9Công văn 5549/UBND-KH&ĐT năm 2016 thực hiện Thông tư 07/2016/TT-BKHĐT triển khai lộ trình đấu thầu qua mạng của các đơn vị trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 10Quyết định 708/QĐ-UBND năm 2017 về thành lập Ban Quản lý Dự án Dạy nghề tại tỉnh Bắc Kạn giai đoạn II (VIE/034) sử dụng nguồn vốn ODA không hoàn lại của Luxembourg
- 11Quyết định 1736/QĐ-UBND năm 2016 bãi bỏ Quyết định 18/2010/QĐ-UBND do tỉnh Tây Ninh ban hành
- 12Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2018 về chấn chỉnh công tác đấu thầu trong dự án đầu tư phát triển và hoạt động mua sắm thường xuyên sử dụng vốn nhà nước do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
Công văn 227/UBND-KHTC năm 2015 chấn chỉnh công tác quản lý đấu thầu, thương thảo, ký kết và thực hiện hợp đồng đối với dự án sử dụng nguồn vốn ODA và nguồn vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ (theo Chỉ thị số 37/CT-TTg) do tỉnh Thái Bình ban hành
- Số hiệu: 227/UBND-KHTC
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 23/01/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình
- Người ký: Phạm Văn Ca
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/01/2015
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực