- 1Quyết định 09/2008/QĐ-BGDĐT về quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Thông tư 96/2008/TT-BTC hướng dẫn hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các Trung tâm học tập cộng đồng do Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 40/2010/TT-BGDĐT sửa đổi Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn kèm theo Quyết định 09/2008/QĐ-BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Công văn 2553/BGDĐT-GDTX hướng dẫn đánh giá trung tâm học tập cộng đồng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2264/BGDĐT-GDTX | Hà Nội, ngày 06 tháng 5 năm 2014 |
Kính gửi: Các sở giáo dục và đào tạo
Trong thời gian qua, mạng lưới trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) đã tiếp tục phát triển mạnh và rộng khắp trong cả nước, giúp cho hàng chục triệu lượt người được học tập tại các trung tâm với hàng trăm chuyên đề khác nhau về tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội,... góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân tại các địa phương và đóng góp vai trò tích cực trong việc xây dựng xã hội học tập từ cơ sở.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động của TTHTCĐ vẫn còn những hạn chế, tồn tại: một số TTHTCĐ hoạt động mang tính hình thức hoặc không có điều kiện tổ chức hoạt động; đội ngũ cán bộ quản lý còn thiếu kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động, giáo viên và báo cáo viên còn thiếu; tài liệu học tập chưa đủ để đáp ứng được yêu cầu học tập của người dân; nguồn thu chưa được khai thác để tổ chức hoạt động; cơ sở vật chất chưa được tận dụng triệt để; các chuyên đề gắn với từng ngành nghề sản xuất kinh doanh của từng nhóm đối tượng cụ thể trong cộng đồng chưa được chú trọng.
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các TTHTCĐ trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đề nghị các sở giáo dục và đào tạo thực hiện một số công việc cụ thể sau:
1. Đổi mới công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức, đoàn thể, các lực lượng xã hội về sự cần thiết phải phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của TTHTCĐ.
2. Xây dựng tiêu chí đánh giá, xếp loại TTHTCĐ cụ thể, phù hợp với đặc điểm tình hình ở địa phương theo hướng dẫn tại công văn số 2553/BGDĐT-GDTX ngày 18/4/2013 của Bộ GDĐT.
3. Phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể:
a) Phối hợp chặt chẽ với hội khuyến học tỉnh tham mưu với UBND cấp tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo cụ thể nhằm giúp các TTHTCĐ hoạt động có hiệu quả và phát triển bền vững; tổ chức các hoạt động thực hiện xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng “gia đình hiếu học”, “dòng họ hiếu học” làm cơ sở xây dựng “đơn vị học tập”, “cộng đồng học tập”;
b) Phối hợp với sở văn hóa, thể thao và du lịch hướng dẫn các huyện, thị, thành phố đẩy mạnh việc triển khai xây dựng mô hình TTHTCĐ kết hợp với trung tâm văn hoá - thể thao xã hoạt động có hiệu quả. Tổ chức sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm, triển khai nhân rộng;
c) Phối hợp với sở tài chính tiếp tục tham mưu với UBND tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả Thông tư số 96/2008/TT-BTC ngày 27/10/2008 của Bộ Tài chính về hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các TTHTCĐ; hướng dẫn cụ thể nội dung chi, định mức chi cho các hoạt động tại TTHTCĐ;
d) Phối hợp với Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật, các sở, ban, ngành của tỉnh biên soạn tài liệu dạy học tại TTHTCĐ.
4. Chỉ đạo phòng giáo dục và đào tạo:
a) Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy TTHTCĐ đảm bảo mỗi trung tâm có 03 cán bộ quản lý (01 giám đốc, 02 phó giám đốc) theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BGDĐT ngày 24/3/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của TTHTCĐ tại xã, phường, thị trấn;
b) Bố trí giáo viên biệt phái làm việc tại TTHTCĐ theo quy định tại Thông tư số 40/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ GDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động TTHTCĐ xã, phường, thị trấn;
c) Tham mưu cho UBND huyện, thị xã, thành phố xây dựng mạng lưới giáo viên, báo cáo viên và có kế hoạch phân công thực hiện nhiệm vụ tại các TTHTCĐ;
d) Tổ chức tập huấn bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên, báo cáo viên của TTHTCĐ mỗi năm ít nhất 02 lần; tổ chức hội thi báo cáo viên giỏi TTHTCĐ;
đ) Chủ trì phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể cấp huyện, trung tâm GDTX cấp huyện tổ chức biên soạn tài liệu phù hợp với thực tế địa phương. Chỉ đạo các TTHTCĐ tổ chức tự đánh giá, xếp loại và tổ chức đánh giá, xếp loại hoạt động của các TTHTCĐ trên địa bàn.
5. Chỉ đạo trung tâm học tập cộng đồng:
a) Chủ động nắm bắt nhu cầu học tập của người dân thông qua sinh hoạt của các hội, đoàn thể, qua các cuộc họp thôn, tổ dân phố, câu lạc bộ, cũng như thông qua nhu cầu của thực tế sản xuất, kinh doanh...; căn cứ nhiệm vụ chính trị, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương; thông qua phỏng vấn, hộp thư tại cụm dân cư, tổ dân phố và các hình thức khác;
b) Hàng năm phân công các công chức được giao phụ trách địa chính, tư pháp, nông nghiệp, văn hóa,... và người đứng đầu của các tổ chức, đoàn thể như: đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân, hội người cao tuổi, hội khuyến học,… căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, kế hoạch công tác, nhu cầu học tập của nhân dân để đăng ký các chuyên đề cần phổ biến, chuyển giao kỹ thuật, tập huấn trong năm. Trên cơ sở đó ban giám đốc trung tâm tổng hợp, xây dựng kế hoạch hoạt động của cả năm;
c) Có các biện pháp động viên, khuyến khích, tôn vinh những người có kinh nghiệm tăng gia, sản xuất, những nghệ nhân và các chuyên gia trong từng lĩnh vực tham gia phổ biến kiến thức, chuyển giao kỹ thuật tại TTHTCĐ; liên kết với các đơn vị, các TTHTCĐ trong và ngoài địa phương để có thêm nguồn báo cáo viên, hướng dẫn viên;
d) Tổ chức các hình thức học tập linh hoạt, đưa lớp học về gần với người học tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia học tập;
đ) Tranh thủ các nguồn kinh phí từ các chương trình, dự án tại địa phương để tổ chức lồng ghép các hoạt động tạo điều kiện cho nhiều người được tham gia học tập, trao đổi kinh nghiệm;
e) Tích cực vận động các doanh nghiệp đóng trên địa bàn và các nhà hảo tâm đóng góp cho các hoạt động của TTHTCĐ; khai thác tối đa nội lực của cộng đồng để tổ chức cho người dân được học tập;
g) UBND xã bố trí ít nhất một phòng làm việc (có tủ tài liệu, bàn ghế làm việc, bảng thông báo kế hoạch,...) có diện tích tối thiểu đủ để ban quản lý TTHTCĐ có thể họp, giao ban và làm phòng thường trực của TTHTCĐ, ngoài ra cần khai thác, tận dụng cơ sở vật chất và những phương tiện sẵn có ở địa phương, như trường học, nhà văn hoá thôn, thư viện, hội trường UBND xã... để đặt lớp học;
h) Chủ động khai thác thông tin, tài liệu học tập trên internet và các loại sách báo, tài liệu từ các nguồn hỗ trợ khác để phục vụ và nâng cao hiệu quả hoạt động của TTHTCĐ;
i) Tăng cường tổ chức các hoạt động giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giữa các TTHTCĐ trong và ngoài địa bàn nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các TTHTCĐ.
Nhận được công văn này, yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo khẩn trương triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 2393/BGDĐT-GDTX nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Công văn 6630/BGDĐT-VP về tập huấn giáo viên cốt cán về Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm học tập cộng đồng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Công văn 8424/BGDĐT-VP năm 2013 tập huấn cán bộ cốt cán về giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo trong trung tâm học tập cộng đồng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Quyết định 2161/QĐ-BGDĐT năm 2017 Kế hoạch thực hiện mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực giáo dục và đào tạo đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1Quyết định 09/2008/QĐ-BGDĐT về quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Thông tư 96/2008/TT-BTC hướng dẫn hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các Trung tâm học tập cộng đồng do Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 40/2010/TT-BGDĐT sửa đổi Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn kèm theo Quyết định 09/2008/QĐ-BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Công văn 2393/BGDĐT-GDTX nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Công văn 6630/BGDĐT-VP về tập huấn giáo viên cốt cán về Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm học tập cộng đồng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 6Công văn 2553/BGDĐT-GDTX hướng dẫn đánh giá trung tâm học tập cộng đồng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 7Công văn 8424/BGDĐT-VP năm 2013 tập huấn cán bộ cốt cán về giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo trong trung tâm học tập cộng đồng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 8Quyết định 2161/QĐ-BGDĐT năm 2017 Kế hoạch thực hiện mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực giáo dục và đào tạo đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Công văn 2264/BGDĐT-GDTX năm 2014 tăng cường chỉ đạo trung tâm học tập cộng đồng hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- Số hiệu: 2264/BGDĐT-GDTX
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 06/05/2014
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Người ký: Nguyễn Vinh Hiển
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/05/2014
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực