BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2220/QLCL-CL1 | Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2019 |
Kính gửi: | - Các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu vào EU; |
Nghị viện và Hội đồng Châu Âu đã ban hành Quy định số 2017/625 ngày 15/3/2017 về kiểm soát nhà nước và các hoạt động kiểm soát khác nhằm đảm bảo việc áp dụng luật thực phẩm và thức ăn, các quy định về an toàn sức khỏe động, thực vật và bảo vệ thực vật; sửa đổi, hủy bỏ một số quy định về kiểm soát nhà nước (ví dụ: Quy định EU 882/2004; 854/2004), trong đó có một số điểm mới của của quy định EU 2017/625:
- Mở rộng phạm vi điều chỉnh trên cơ sở tích hợp các quy định của EU về kiểm soát nhà nước thực phẩm và thức ăn bao gồm chất lượng, an toàn thực phẩm, an toàn sức khỏe động vật, thực vật và sản phẩm của chúng (Ví dụ: GMOs đối với thực phẩm/thức ăn; phụ phẩm động vật; kiểm soát dịch bệnh thực vật; sản xuất hữu cơ và ghi nhãn; quản lý chất lượng theo chương trình bảo vệ chỉ dẫn địa lý- PGIs/bảo vệ nguồn gốc xuất xứ -PDO/Đảm bảo đặc sản truyền thống/TSGs)
- Thiết lập hệ thống thông tin nhằm quản lý và chia sẻ trong cộng đồng EU (IMSOC- Information Management System for Official Controls), trong đó tích hợp hệ thống thông tin RASFF và TRACES vào IMSOC.
- Cho phép thẩm quyền của Ủy ban Châu Âu áp dụng các biện pháp kiểm soát tăng cường, biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với sản phẩm thực phẩm, thức ăn có nguồn gốc phi động vật (kèm mã CN) của quốc gia/vùng lãnh thổ.
Ủy ban Châu Âu đã ban hành các Quy định (EU) số: 2019/625, 2019/626, 2019/627, 2019/628 để hướng dẫn thực hiện Quy định EU 2017/625 liên quan đến các hoạt động kiểm soát nhà nước về an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh đối với động vật, thực vật và sản phẩm của chúng dùng làm thực phẩm, thức ăn (các quy định có hiệu lực từ 14/12/2019 và được đăng tải trên website của Cục theo địa chỉ: www.nafiqad.gov.vn).
Theo Quy định (EU) số 2019/628 ngày 8/4/2019, các mẫu chứng thư xuất khẩu sản phẩm thủy sản, nhuyễn thể sống, đùi ếch, ốc, gelatine, collagen được ban hành kèm theo quy định này sẽ thay thế các mẫu chứng thư đang áp dụng theo Quy định số 2074/2005/EC và 2016/759/EC (Một số nội dung lưu ý đối với Quy định 2019/628 và hướng dẫn khai báo thông tin trong mẫu chứng thư cho lô hàng thủy sản, đùi ếch, ốc, gellatin và collagen xem tại Phụ lục kèm theo).
Để thực hiện các yêu cầu tại các quy định EU nêu trên và tránh các vướng mắc trong quá trình xuất khẩu thủy sản vào thị trường này khi hệ thống TRACES hiện hành được chuyển sang TRACESNT kể từ ngày 14/12/2019, Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản thông báo và đề nghị các đơn vị thực hiện một số nội dung như sau:
1. Các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu vào EU
- Chủ động cập nhật, nghiên cứu và tổ chức thực hiện đúng các quy định nêu trong quá trình sản xuất, chế biến thủy sản và sản phẩm thủy sản xuất khẩu thị trường EU.
- Thực hiện khai báo chính xác, đầy đủ thông tin khi đăng ký kiểm tra, chứng nhận xuất khẩu vào thị trường EU theo đúng quy định và hướng dẫn của Cục.
- Cử cán bộ tham gia buổi tập huấn, hướng dẫn cập nhật sử dụng TRACES NT mới được tích hợp vào hệ thống IMSOC do Trung tâm CLNLTS vùng trên địa bàn tổ chức.
2. Các Trung tâm chất lượng nông lâm thủy sản vùng
- Tổ chức nghiên cứu, phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp thuộc địa bàn thực hiện các yêu cầu của EU đối với các lô hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường này.
- Thực hiện kiểm tra, cấp chứng thư theo mẫu mới cho các lô hàng của các sản phẩm nêu trên xuất khẩu vào thị trường EU theo đúng quy định kể từ ngày 14/12/2019 (bao gồm thực hiện đăng ký, cấp qua hệ thống TRACES NT sau khi được hoàn thiện và có thông báo chính chính thức từ EU và/hoặc đăng ký không qua hệ thống TRACES NT)
- Khẩn trương tổ chức khóa tập huấn cho các cán bộ của doanh nghiệp trên địa bàn về sử dụng hệ thống TRACES NT trên cơ sở các bài giảng đã được chuyên gia EU hướng dẫn tại Tp Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Nha Trang.
Trong quá trình thực hiện, đề nghị các đơn vị kịp thời báo cáo về Cục các khó khăn, vướng mắc (nếu có) để được hướng dẫn xử lý./.
| CỤC TRƯỞNG |
MỘT SỐ ĐIỂM LƯU Ý CỦA QUY ĐỊNH (EU) SỐ 2019/628 VÀ HƯỚNG DẪN KHAI BÁO CÁC NỘI DUNG MỚI TRONG MẪU CHỨNG THƯ CHO LÔ HÀNG THỦY SẢN VÀ SẢN PHẨM THỦY SẢN, ĐÙI ẾCH, ỐC, GELLATIN VÀ COLLAGEL XUẤT KHẨU VÀO EU
(kèm theo công văn số: 2220/QLCL-CL1 ngày 29 tháng 11 năm 2019)
I. Một số điểm lưu ý của quy định EU 2019/628
- Đây là quy định được Ủy ban Châu Âu ban hành nhằm thực hiện Điều 90 của Quy định (EU) số 2017/625.
- Các lô hàng thực phẩm có nguồn gốc động vật xuất khẩu vào EU kể từ ngày 14/12/2019 phải được kèm theo mẫu chứng thư mới ban hành theo Quy định này.
- Quy định này tích hợp tất cả các mẫu chứng thư cho các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật (thay thế cho các mẫu chứng thư được ban hành theo Quy định (EC) số 2074/2005, Quy định (EU) số 211/2013 và Quy định (EU) số: 2016/759.
- Về các mẫu chứng thư đối với thủy sản và sản phẩm thủy sản xuất khẩu vào EU:
TT | Mẫu chứng thư |
| Quy định (EU) 2019/628 | ||
| Nội dung quy định chi tiết | Trang tham chiếu | |||
1. | Sản phẩm phối chế | Phụ lục I | Điều 14 | 13 | |
2. | Thủy sản và sản phẩm thủy sản | Phụ lục III | Phần II, Chương A | Điều 13 | 27 |
3. | Đùi ếch | Phần III | Điều 15 | 40 | |
4. | Ốc sên | Phần IV | Điều 16 | 43 | |
5. | Gellatin | Phần VI | Điều 18 | 50 | |
6. | Collagel | Phần VII | Điều 19 | 54 | |
7. | Nguyên liệu sản xuất Collagel và Gellatin | Phần VIII | Điều 20 | 58 | |
8. | Mật Ong | Phần X | Điều 22 | 70 |
- Quy định chi tiết đối với Giấy chứng thư thay thế (Điều 5):
Đây lần đầu tiên EU quy định cụ thể đối với trường hợp Giấy chứng thư thay thế có thể được chấp nhận khi có sai lỗi của Giấy chứng thư đã cấp (rõ ràng về mặt quản lý hành chính) hoặc khi Giấy chứng thư gốc bị mất, thất lạc hoặc bị hư hỏng.
Đặc biệt, giấy chứng thư thay thế sẽ không được sửa đổi thông tin của chứng thư ban đầu liên quan đến các nội dung về: thông tin định danh (Identification), truy xuất nguồn gốc (traceability) và chứng nhận của lô hàng. Do đó, nếu có các sai lỗi trong giấy chứng thư ban đầu thì không được ban hành Giấy chứng thư thay thế.
Trong thực tế, một số mẫu giấy chứng thư có yêu cầu ghi thông tin mã số lô hàng hoặc ngày hết hạn của sản phẩm và những thông tin này liên quan đến việc định danh và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, vì vậy cũng không được phép ban hành Giấy chứng thư thay thế để sửa đổi các sai lỗi liên quan đến thông tin này trong trường hợp có sai lỗi.
Các trường hợp do lỗi quản lý hành chính trong Giấy chứng thư ban đầu, chứng thư được phép ban hành phải đáp ứng các yêu cầu nêu tại Điểm 5.3 của Quy định này (ví dụ: có số tham chiếu mới, ngày cấp giấy chứng nhận thay thế…)
II. Hướng dẫn khai báo nội dung trong Mẫu chứng thư (tham chiếu hướng dẫn tại Phụ lục II của Quy định):
II.1 Lưu ý chung:
- Sử dụng dấu (X) để tick vào các ô được lựa chọn
- Chỉ chọn một ô trong số các ô tại Mục I.15, I.18, I.20 và I,22.
- Trường hợp thông tin về chủ hàng, điểm kiểm soát biên giới (BCP) hoặc chi tiết thông tin về vận chuyển (phương tiện, ngày…) có thay đổi so với chứng thư đã cấp, người/đơn vị có trách nhiệm đối với lô hàng cần thông báo tới cơ quan thẩm quyền EU ở điểm đến của lô hàng. Trong các trường hợp này sẽ không là yêu cầu để cấp chứng thư thay thế.
II.2. Chi tiết khai báo:
- Mục I.2a: Số tham chiếu được cấp tự động bởi hệ thống IMSOC trong trường hợp chứng thư được đăng ký và cấp thông qua IMSOC. Mục này không phải khai báo nếu chứng thư không đăng ký qua IMSOC.
- Mục I.6: Tên và địa chỉ của cá nhân tại EU có trách nhiệm về lô hàng khi tới cơ quan kiểm soát cửa khẩu, người này sẽ kê khai hồ sơ, thông tin cần thiết với cơ quan có thẩm quyền với vai trò là nhà nhập khẩu hoặc thay mặt cho nhà nhập khẩu.
√ Đối với sản phẩm chuyển tải qua EU: Tên và địa chỉ là bắt buộc.
√ Đối với một số sản phẩm động vật cụ thể: tên và địa chỉ là bắt buộc bị yêu cầu bởi quy định có liên quan của cộng đồng Châu Âu.
√ Đối với động vật và sản phẩm động vật đưa ra thị trường: tên và địa chỉ là không bắt buộc
- Mục I.17. Loại và số tham chiếu tài liệu phải khai báo khi lô hàng có kèm theo các tài liệu như giấy phép CITES, giấy phép các loài xâm lấn (IAS) hoặc tài liệu thương mại (số vận đơn hàng không, tàu biển, hoặc tàu hỏa hoặc vận tải đường bộ).
- Khai báo nội dung các mục khác tương tự như hướng dẫn trước đây của Cục tại văn bản số 1701/QLCL-CL1 ngày 30/6/2019 về hướng dẫn chứng nhận mẫu chứng thư cho lô hàng xuất khẩu vào EU.
- 1Thông tư 16/2018/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu, Thông tư 02/2017/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Công văn 761/XNK-NS năm 2018 về tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu sang Hàn Quốc do Cục Xuất nhập khẩu ban hành
- 3Công văn 8719/BNN-QLCL năm 2020 về tăng cường kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu vào Trung Quốc do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Công văn 1988/QLCL-CL1 năm 2019 về cảnh báo của EU về Chlorate đối với lô hàng cá tra xuất khẩu do Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản ban hành
- 5Công văn 9666/BCT-AP năm 2019 về đẩy mạnh công tác hướng dẫn quy trình xuất nhập khẩu hàng thủy sản đông lạnh sang thị trường Trung Quốc do Bộ Công thương ban hành
- 6Công văn 1147/QLCL-CL1 năm 2022 về khai báo thủy sản khai thác xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản do Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản ban hành
- 7Công văn 131/QLCL-CL1 năm 2023 về chuẩn bị làm việc với FSIS đánh giá hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm cá da trơn xuất khẩu vào Hoa Kỳ do Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản ban hành
- 1Thông tư 16/2018/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu, Thông tư 02/2017/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Công văn 761/XNK-NS năm 2018 về tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu sang Hàn Quốc do Cục Xuất nhập khẩu ban hành
- 3Công văn 8719/BNN-QLCL năm 2020 về tăng cường kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu vào Trung Quốc do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Công văn 1988/QLCL-CL1 năm 2019 về cảnh báo của EU về Chlorate đối với lô hàng cá tra xuất khẩu do Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản ban hành
- 5Công văn 9666/BCT-AP năm 2019 về đẩy mạnh công tác hướng dẫn quy trình xuất nhập khẩu hàng thủy sản đông lạnh sang thị trường Trung Quốc do Bộ Công thương ban hành
- 6Công văn 1147/QLCL-CL1 năm 2022 về khai báo thủy sản khai thác xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản do Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản ban hành
- 7Công văn 131/QLCL-CL1 năm 2023 về chuẩn bị làm việc với FSIS đánh giá hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm cá da trơn xuất khẩu vào Hoa Kỳ do Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản ban hành
Công văn 2220/QLCL-CL1 năm 2019 quy định mới về an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu vào EU do Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản ban hành
- Số hiệu: 2220/QLCL-CL1
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 29/11/2019
- Nơi ban hành: Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
- Người ký: Nguyễn Như Tiệp
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/11/2019
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết