Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2188/LĐTBXH-QLLĐNN | Hà Nội, ngày 24 tháng 6 năm 2022 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Ngày 27/4/2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 59/NQ-CP về việc tiếp tục thực hiện thí điểm đưa người lao động Việt Nam đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc theo hình thức hợp tác giữa các địa phương của hai nước trong thời hạn 05 năm từ ngày 01/01/2022. Sau khi thống nhất với các bộ, ngành liên quan, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc tổ chức triển khai Nghị quyết như sau:
1. Trao đổi và ký kết Thỏa thuận
Trên cơ sở quan hệ hợp tác giữa địa phương Việt Nam với địa phương Hàn Quốc, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao trao đổi và ký kết Thỏa thuận hợp tác về đưa người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc (sau đây gọi là Thỏa thuận), cụ thể như sau:
- Việc ký kết Thỏa thuận thực hiện theo thẩm quyền, trình tự và thủ tục quy định tại Luật Thỏa thuận quốc tế số 70/2020/QH14 và Nghị định số 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh tổng cục, cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới; cơ quan cấp tỉnh của tổ chức.
- Việc ký kết thỏa thuận đảm bảo nội dung về quyền lợi và chế độ của người lao động theo quy định pháp luật của Việt Nam và Hàn Quốc. Xác định rõ và giao nhiệm vụ cho cơ quan của địa phương tổ chức thực hiện Thỏa thuận.
- Kinh phí ký kết và thực hiện Thỏa thuận thực hiện theo quy định tại Luật Thỏa thuận quốc tế số 70/2020/QH14 và Nghị định số 65/2021/NĐ-CP về quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế.
2. Nội dung chính của Thỏa thuận
Thỏa thuận hợp tác về đưa người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc phải phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật Hàn Quốc và có những nội dung chính sau đây:
- Mục đích và phạm vi hợp tác đưa lao động đi làm việc thời vụ (ví dụ: lĩnh vực nông nghiệp hoặc ngư nghiệp,...)
- Tên cơ quan thực hiện Thỏa thuận của Việt Nam; cơ quan thực hiện Thỏa thuận của Hàn Quốc.
- Đối tượng và tiêu chuẩn tuyển chọn người lao động (tuổi, giới tính, nghề nghiệp, kinh nghiệm...)
- Chế độ đối với người lao động: thời gian làm việc, nghỉ ngơi; điều kiện làm việc, ăn, ở, sinh hoạt; tiền lương; bảo hiểm; chi phí khám, chữa bệnh; hỗ trợ tiền mua vé máy bay khứ hồi để giảm chi phí đi làm việc ở Hàn Quốc của người lao động; điều khoản về chấm dứt hợp đồng trước hạn...
- Chi phí liên quan đến người lao động: phí đào tạo tiếng Hàn, giáo dục định hướng, phí giao thông, hộ chiếu và thị thực nhập cảnh Hàn Quốc,... quy định cụ thể trong Thỏa thuận.
- Trách nhiệm của các bên: quản lý lao động, xử lý, giải quyết các vấn đề phát sinh đối với người lao động, tranh chấp lao động, các vấn đề liên quan đến thiên tai, dịch bệnh.
- Thời hạn của Thỏa thuận: Các bên thống nhất về thời hạn Thỏa thuận có hiệu lực thi hành phù hợp quy định pháp luật của mỗi nước nhưng không quá 05 năm kể từ ngày 01/01/2022.
(Việc trao đổi, đàm phán, ký kết Thỏa thuận tham khảo quy định của Hàn Quốc về việc tiếp nhận lao động nông nghiệp làm thời vụ và mẫu đính kèm theo công văn này).
3. Tổ chức thực hiện
Để tổ chức tốt hoạt động thí điểm đưa người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, ngăn ngừa tình trạng vi phạm hợp đồng, ở lại cư trú bất hợp pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương:
3.1. Tuyển chọn lao động
Cơ quan thực hiện Thỏa thuận trực tiếp tuyển chọn đúng đối tượng lao động sinh sống lâu dài tại địa phương, đang làm việc trong các lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp... đáp ứng các yêu cầu của người sử dụng lao động trong Thỏa thuận ký kết.
Đặc biệt ưu tiên tuyển chọn người lao động thuộc đối tượng chính sách là người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; thân nhân của người có công với cách mạng tại địa phương. Việc hỗ trợ chi phí cho các đối tượng nêu trên thực hiện theo quy định hiện hành tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm; Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP; Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 15/6/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều về hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP. Nguồn kinh phí do ngân sách địa phương đảm bảo.
3.2. Đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng, tuyên truyền vận động người lao động thực hiện đúng hợp đồng, pháp luật
- Xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo tiếng Hàn, giáo dục định hướng cho người lao động trước khi xuất cảnh trong đó chú trọng giáo dục chính sách pháp luật và các quy định của Việt Nam và Hàn Quốc.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người lao động, người dân về các quy định người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, không vi phạm hợp đồng, pháp luật xuất nhập cảnh trong thời gian làm việc tại Hàn Quốc làm ảnh hưởng đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam và hợp tác giữa hai địa phương.
- Thông báo công khai, minh bạch các khoản chi phí liên quan đến việc đào tạo tiếng Hàn, kiểm tra sức khỏe, làm thủ tục cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài; các chi phí hỗ trợ từ ngân sách địa phương (nếu có).
3.3. Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng và quản lý người lao động
- Thực hiện các biện pháp đảm bảo người lao động thực hiện đúng hợp đồng (quy định của pháp luật về đảm bảo thực hiện hợp đồng, xử phạt vi phạm hành chính, ký cam kết với cá nhân, gia đình người lao động,...) phù hợp tình hình thực tế tại địa phương và pháp luật trong nước; thỏa thuận với bên tiếp nhận về biện pháp hạn chế tuyển chọn người lao động có thân nhân (bố, mẹ, anh, chị, em, con ruột) đang cư trú, làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc để hạn chế tình trạng người lao động bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc, cư trú bất hợp pháp, ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác giữa hai địa phương và hợp tác lao động giữa hai nước.
- Có cơ chế theo dõi, quản lý chặt chẽ quá trình công dân Việt Nam lao động ở Hàn Quốc, không để xảy ra tình trạng lao động bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp, vi phạm pháp luật ở nước ngoài; Phối hợp với địa phương của Hàn Quốc giải quyết kịp thời các phát sinh; Hai địa phương có trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan đại diện Việt Nam tại Hàn Quốc quản lý, hỗ trợ và bảo vệ người lao động thời vụ.
Hàng năm, phía Hàn Quốc sẽ xem xét dừng việc tuyển chọn và phái cử lao động thời vụ của địa phương nước ngoài nếu năm trước đó có tỷ lệ lao động thời vụ bỏ hợp đồng cao hơn 10%. Ngoài ra sẽ xem xét dừng tiếp nhận lao động từ quốc gia có tổng tỷ lệ lao động thời vụ bỏ hợp đồng vượt quá 50%.
3.4. Liên quan đến phòng chống dịch bệnh Covid-19
Thực hiện các quy định về phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong việc làm thủ tục cho người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc cũng như khi nhập cảnh và đảm bảo đưa người lao động về nước sau khi kết thúc hợp đồng.
3.5. Chế độ báo cáo
Cơ quan thực hiện báo cáo danh sách người lao động làm việc tại Hàn Quốc theo mẫu tại Phụ lục số 1 gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Quản lý động ngoài nước) và Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc trong thời hạn năm (5) ngày kể từ ngày người lao động xuất cảnh đi làm việc tại Hàn Quốc và báo cáo gửi Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Quản lý lao động ngoài nước) sau khi người lao động kết thúc làm việc thời vụ tại Hàn Quốc theo mẫu tại Phụ lục số 2.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị quý Ủy ban quan tâm, chỉ đạo các cơ quan liên quan tại địa phương tổ chức thực hiện.
Quá trình triển khai, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Quản lý lao động ngoài nước) để được hướng dẫn./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 2435/LĐTBXH-QLLĐNN năm 2018 về thí điểm đưa người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc theo hình thức hợp tác giữa địa phương của hai nước do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Công văn 1314/LĐTBXH-QLLĐNN năm 2017 về hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Công văn 2915/LĐTBXH-QLLĐNN năm 2020 về Thí điểm đưa người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc theo thỏa thuận hợp tác giữa các địa phương của hai nước do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Nghị quyết 83/NQ-CP năm 2022 về ký quỹ và hỗ trợ cho vay để ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc do Chính phủ ban hành
- 1Nghị định 61/2015/NĐ-CP Quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm
- 2Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn thực hiện về hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính ban hành
- 3Luật Thỏa thuận quốc tế 2020
- 4Công văn 2435/LĐTBXH-QLLĐNN năm 2018 về thí điểm đưa người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc theo hình thức hợp tác giữa địa phương của hai nước do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Nghị định 74/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm
- 6Công văn 1314/LĐTBXH-QLLĐNN năm 2017 về hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 7Công văn 2915/LĐTBXH-QLLĐNN năm 2020 về Thí điểm đưa người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc theo thỏa thuận hợp tác giữa các địa phương của hai nước do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 8Nghị định 64/2021/NĐ-CP về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh tổng cục, cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới; cơ quan cấp tỉnh của tổ chức
- 9Nghị định 65/2021/NĐ-CP về quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế
- 10Nghị quyết 59/NQ-CP năm 2022 về tiếp tục thí điểm thực hiện đưa người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc theo hình thức hợp tác giữa các địa phương của hai nước do Chính phủ ban hành
- 11Nghị quyết 83/NQ-CP năm 2022 về ký quỹ và hỗ trợ cho vay để ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc do Chính phủ ban hành
Công văn 2188/LĐTBXH-QLLĐNN năm 2022 về thí điểm đưa người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc theo hình thức hợp tác giữa các địa phương của hai nước do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 2188/LĐTBXH-QLLĐNN
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 24/06/2022
- Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Người ký: Nguyễn Bá Hoan
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra