Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2032 /UBND-PCNC
Về thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng năm 2014

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 5 năm 2014

 

Kính gửi:

- Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố;
- Các Sở, ban, ngành;
- Ủy ban nhân dân các quận, huyện.

Căn cứ Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân từ năm 2012 đến năm 2016” đã được Bộ Trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt tại Quyết định số 4061/QĐ-BTP ngày 14 tháng 10 năm 2011 (sau đây gọi là Đề án) và Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, pháp luật về phòng, chống tham nhũng và Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân từ năm 2012 đến năm 2016 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định số 3298/QĐ-UBND ngày 26 tháng 6 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố;

Theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp về thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng năm 2014 tại Công văn số 862/BTP-PBGDPL ngày 25 tháng 3 năm 2014, Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện triển khai các hoạt động sau đây:

1. Sở Tư pháp – Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố

- Tổ chức biên soạn, cung cấp thông tin, tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân, chú trọng giới thiệu, phổ biến các quy định của Hiến pháp liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2012; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật Tiếp công dân; Luật Khiếu nại; Luật Tố cáo; Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng của Thành phố.

- Nhân bản và cấp phát các tài liệu do Ban điều hành Đề án tổ chức xây dựng và phát hành.

- Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật Thành phố; cán bộ, công chức lãnh đạo chủ chốt; công chức làm công tác pháp chế, thanh tra các sở, ban, ngành. Nội dung tập huấn gồm: các quy định của Hiến pháp liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng; Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành; Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí; Luật Tiếp công dân; Luật Khiếu nại; Luật Tố cáo; Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; văn bản pháp luật về phòng, chống tham nhũng của Thành phố; tình hình thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng.

2. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng trên các phương tiện thông tin đại chúng.

+ Xây dựng chuyên trang, chuyên mục thông tin, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

+ Tăng số lượng tin, bài tuyên truyền (bảo đảm cập nhật, thông tin thường xuyên theo tuần, tháng).

- Chỉ đạo cơ quan báo chí tham gia cuộc thi viết trên báo chí về “Thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng” do Bộ Tư pháp phát động.

3. Sở Nội vụ

Thực hiện bồi dưỡng pháp luật về phòng, chống tham nhũng lồng ghép trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, ưu tiên đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức ở các vị trí dễ xảy ra tiêu cực, tham nhũng.

4. Các Sở, ban, ngành

- Tổ chức nói chuyện chuyên đề về thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức ở cơ quan, đơn vị.

- Thực hiện nghiêm túc việc niêm yết công khai các thủ tục hành chính, mức thu phí, lệ phí tại trụ sở làm việc; tổ chức đường dây nóng (bằng điện thoại và hộp thư điện tử), bố trí cán bộ thường trực để tiếp nhận và giải quyết kịp thời phản ánh, kiến nghị của người dân.

- Xây dựng pano, áp phích, tranh cổ động; phát tờ gấp tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đến giải quyết công việc tại trụ sở cơ quan, tổ chức.

5. Ủy ban nhân dân các quận, huyện

a) Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật quận, huyện; cán bộ, công chức thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, xã, phường, thị trấn và nhân dân trên địa bàn. Nội dung tập huấn gồm: các quy định của Hiến pháp liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng; Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành; Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí; Luật Tiếp công dân; Luật Khiếu nại; Luật Tố cáo; Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; văn bản pháp luật về phòng, chống tham nhũng của Thành phố; tình hình thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng.

b) Thí điểm xây dựng mô hình điểm tuyên truyền phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng tại 01 cơ quan, tổ chức trực tiếp giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp với các hoạt động cơ bản sau:

- Tổ chức nói chuyện chuyên đề về thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức ở cơ quan, tổ chức.

- Thực hiện nghiêm túc việc niêm yết công khai các thủ tục hành chính, mức thu phí, lệ phí tại trụ sở làm việc; tổ chức đường dây nóng (bằng điện thoại và hộp thư điện tử), bố trí cán bộ thường trực để tiếp nhận và giải quyết kịp thời phản ánh, kiến nghị của người dân.

- Xây dựng pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; phát tờ gấp tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đến giải quyết công việc tại trụ sở cơ quan, tổ chức.

c) Thí điểm xây dựng mô hình điểm tuyên truyền phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng tại 01 xã, phường, thị trấn với các hoạt động cơ bản sau:

- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho nhóm nòng cốt tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cộng đồng dân cư.

- Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, đối thoại về thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng, khiếu nại, tố cáo tại địa bàn dân cư (có thể lồng ghép trong các cuộc họp, tổ dân phố).

- Xây dựng pa-nô, áp-phích, phát hành tờ rơi, tờ gấp về phòng, chống tham nhũng trên địa bàn cấp xã, phát hành tờ rơi, tờ gấp.

- Tổ chức các buổi thông tin lưu động, chiếu tiểu phẩm, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, tổ chức các cuộc thi dưới hình thức sân khấu hóa tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Yêu cầu các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện chỉ đạo, triển khai thực hiện các nội dung nêu trên nghiêm túc, chất lượng, bảo đảm tiến độ và báo cáo kết quả thực hiện năm 2014 gửi về Sở Tư pháp trước ngày 01 tháng 11 năm 2014 để tổng hợp báo cáo Bộ Tư pháp (Đối với báo cáo của Ủy ban nhân dân các quận, huyện, nêu rõ nội dung thực hiện thí điểm xây dựng mô hình điểm tuyên truyền phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng tại 01 cơ quan, tổ chức và 01 xã, phường, thị trấn trên địa bàn).

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố (thông qua Sở Tư pháp) để được hướng dẫn, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ Tư pháp (Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật);
- Cục Công tác phía Nam (Bộ Tư pháp);
- TTUB: CT, các PCT;
- Ban Nội chính Thành ủy;
- VPUB: CVP, PVP/PC;
- Phòng TC, PCNC;
- Lưu: VT, (PC-Huy) lh.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hứa Ngọc Thuận

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 2032/UBND-PCNC năm 2014 thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng năm 2014 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành

  • Số hiệu: 2032/UBND-PCNC
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 13/05/2014
  • Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Người ký: Hứa Ngọc Thuận
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 13/05/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản