Hệ thống pháp luật

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1918/LĐTBXH-VL
V/v hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp, hỗ trợ tạo việc làm và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2018

 

Kính gửi:

- Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh;
- Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình;
- Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị;
- Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thực hiện Khoản 12 Điều 1 Quyết định số 2124/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xác định thiệt hại, thực hiện bồi thường, hỗ trợ; khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế”, sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính tại Công văn số 3342/BTC-HCSN ngày 23 tháng 3 năm 2018, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp, hỗ trợ tạo. việc làm và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:

Phần I

HỖ TRỢ ĐÀO TẠO NGHỀ NGHIỆP

I. HỖ TRỢ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP, ĐÀO TẠO DƯỚI 03 THÁNG

1. Đối tượng

Người học thuộc hộ gia đình có cá nhân có tên trong danh sách bị thiệt hại do sự cố môi trường biển được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt (sau đây gọi tắt là hộ gia đình bị thiệt hại do sự cố môi trường biển) trừ những người đang được hưởng lương từ ngân sách nhà nước, có đủ các điều kiện sau đây:

a) Tham gia khóa đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng có thời gian nhập học từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến ngày 31 tháng 12 năm 2018;

b) Chưa được hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng theo các chính sách khác của Nhà nước trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến ngày 31 tháng 12 năm 2018, trừ trường hợp bị mất việc làm theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng;

c) Đã hoàn thành khóa đào tạo và được cấp chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo trong thời gian từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến ngày 31 tháng 12 năm 2018.

Trường hợp người học tham gia khóa đào tạo trong thời gian trên nhưng đến ngày 31 tháng 12 năm 2018 chưa hoàn thành khóa đào tạo thì được tiếp tục hỗ trợ chi phí đào tạo, tiền ăn, tiền đi lại đến khi kết thúc khóa học. Thời gian hỗ trợ tối đa kể từ ngày nhập học đến khi kết thúc khóa học là 12 tháng.

Trường hợp tham gia khóa đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng có thời gian nhập học trong thời gian từ tháng 04 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2016 chưa được hỗ trợ chi phí đào tạo, tiền ăn, tiền đi lại hoặc đã được hỗ trợ chi phí đào tạo nhưng chưa được hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại thì được hỗ trợ phần chi phí đào tạo, tiền ăn, tiền đi lại mà người học chưa được hưởng.

2. Mức hỗ trợ

a) Mức hỗ trợ chi phí đào tạo:

- Mức tối đa 6 triệu đồng/người/khóa học.

+ Trường hợp chi phí đào tạo lớn hơn 6 triệu đồng, thì người học tự chi trả phần kinh phí chênh lệch cho cơ sở đào tạo;

+ Trường hợp chi phí đào tạo bằng hoặc thấp hơn 6 triệu đồng, thì người học được hỗ trợ chi phí đào tạo theo số chi thực tế.

- Chi phí đào tạo một khóa học do cơ sở đào tạo tính toán, quy định cụ thể theo quy định tại Khoản 5 Điều 5 Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 -2016 đến năm học 2020 - 2021 và công khai khi tuyển sinh (sau đây gọi tắt là Nghị định số 86/2015/NĐ-CP).

Nếu cơ sở đào tạo thực hiện hợp đồng đặt hàng đào tạo của Ủy ban nhân dân cấp huyện thì chi phí đào tạo là đơn giá đặt hàng do Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 9 và Điều 10 Thông tư số 152/2016/TT-BTC.

b) Mức hỗ trợ tiền ăn: 30.000 đồng/người/ngày thực học.

c) Mức hỗ trợ tiền đi lại: 300.000 đồng/người/khóa học, nếu địa điểm đào tạo cách xa nơi cư trú từ 5 km trở lên.

3. Trình tự, thủ tục hỗ trợ

a) Người học:

- Nộp cho cơ sở đào tạo bản sao giấy xác nhận người thuộc hộ gia đình bị thiệt hại do sự cố môi trường biển theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Công văn này. Tham gia khóa đào tạo do cơ sở đào tạo tổ chức theo quy định. Trực tiếp nhận tiền ăn, tiền đi lại theo mức quy định tại cơ sở đào tạo;

- Trường hợp người học tham gia khóa đào tạo tự đóng học phí ở các cơ sở đào tạo khác: Tham gia khóa đào tạo do cơ sở đào tạo tổ chức theo quy định. Khi hoàn thành khóa đào tạo, được cấp chứng chỉ, nộp hồ sơ đề nghị để nhận hỗ trợ chi phí đào tạo, tiền ăn, tiền đi lại tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, hồ sơ gồm: Giấy xác nhận thuộc đối tượng của Quyết định số 12/QĐ-TTg theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Công văn này; Đơn đề nghị cấp chi phí đào tạo, tiền ăn, tiền đi lại, có xác nhận của cơ sở đào tạo theo mẫu số 2 ban hành kèm theo Công văn này; Phiếu thu chi phí đào tạo do cơ sở đào tạo cấp cho người học khi nộp chi phí đào tạo; Bản sao Chứng chỉ đã được cấp (chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo đối với người học chương trình đào tạo dưới 03 tháng).

b) Cơ sở đào tạo:

- Tổng hợp nhu cầu đăng ký đào tạo nghề nghiệp của người học thuộc hộ gia đình bị thiệt hại do sự cố môi trường biển; xây dựng kế hoạch và dự toán gửi Phòng Lao động - thương binh và Xã hội nơi người học đăng ký hộ khẩu thường trú;

- Thực hiện việc tuyển sinh và tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp theo quy định tại Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đào tạo sơ cấp hoặc đào tạo dưới 03 tháng theo quy định tại Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đào tạo thường xuyên;

- Tạm ứng, thanh quyết toán kinh phí theo quy định tại Thông tư số 152/2016/TT-BTC để tổ chức đào tạo và thực hiện chi trả hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại cho người học trong quá trình học theo hướng dẫn tại Điểm b và Điểm c Khoản 2 Mục này;

- Đối với trường hợp người học tham gia khóa học tại cơ sở đào tạo và tự đóng học phí: Cơ sở đào tạo tổ chức đào tạo cho người học theo quy định và xác nhận vào Đơn đề nghị cấp chi phí đào tạo, tiền ăn, tiền đi lại của người học theo mẫu số 3 ban hành kèm theo Công văn này và chịu trách nhiệm về nội dung xác nhận của cơ sở đào tạo.

c) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kế hoạch và dự toán hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp cho người học thuộc hộ gia đình bị thiệt hại do sự cố môi trường biển của cơ sở đào tạo, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc thực hiện và tạm ứng kinh phí cho cơ sở đào tạo để tổ chức đào tạo, chi trả hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại cho người học;

Trường hợp có nhiều người học đăng ký cùng ngành, nghề đào tạo và đủ số lượng để mở lớp, Phòng Lao động - Thương binh vả Xã hội trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thực hiện và tạm ứng kinh phí cho cơ sở đào tạo để tổ chức đào tạo, chi trả hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại cho người học hoặc thực hiện đặt hàng đào tạo theo quy định tại Thông tư số 152/2016/TT-BTC;

- Thực hiện quyết toán kinh phí hỗ trợ chi phí đào tạo, tiền ăn, tiền đi lại cho người học với cơ sở đào tạo và cơ quan tài chính, cùng cấp theo số người thực học hoặc theo hợp đồng đặt hàng đào tạo;

- Đối với trường hợp người học tham gia khóa học tại cơ sở đào tạo khác và tự đóng học phí: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị để nhận hỗ trợ chi phí đào tạo, tiền ăn, tiền đi lại của người học theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Mục này, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chi trả kinh phí hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại cho người học và thực hiện việc quyết toán kinh phí hỗ trợ với cơ quan tài chính cùng cấp.

II. HỖ TRỢ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG

1. Đối tượng

Người học thuộc hộ gia đình bị thiệt hại do sự cố môi trường biển, tham gia khóa đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, chưa được hỗ trợ học phí đào tạo theo các chính sách khác của Nhà nước trong thời gian từ tháng 4 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2018.

2. Mức hỗ trợ

Hỗ trợ 100% học phí đã nộp cho cơ sở đào tạo theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 86/2015/NĐ-CP không phân biệt chương trình, hình thức đào tạo.

3. Thời gian hỗ trợ

a) Đối với người học nhập học trong thời gian từ tháng 4 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2018, thì được hỗ trợ học phí từ ngày nhập học đến ngày 31 tháng 12 năm 2018.

b) Đối với người học nhập học trước tháng 4 năm 2016 thì được hỗ trợ học phí từ tháng 4 năm 2016 đến khi kết thúc khóa học nhưng không quá ngày 31 tháng 12 năm 2018.

c) Tiền hỗ trợ học phí được cấp theo thời gian thực học nhưng không quá 10 tháng/năm học và thực hiện 2 lần trong năm, cụ thể:

- Lằn 1 chi trả 5 tháng vào tháng 10 hoặc tháng 11.

- Lần 2 chi trả 5 tháng vào tháng 3 hoặc tháng 4.

Trường hợp người học thuộc diện được hỗ trợ học phí trong năm 2016, tiền hỗ trợ học phí được cấp theo thời gian,thực học nhung không quá 8 tháng (từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2016).

Trường hợp học sinh, sinh viên bị kỷ luật ngừng học hoặc buộc thôi học thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp nơi học sinh, sinh viên đang học gửi thông báo để Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội dùng thực hiện chi trả. Khi học sinh, sinh viên được nhập học lại sau khi hết thời hạn kỷ luật, theo xác nhận của cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục thực hiện chi trả. Thời gian ngừng học sẽ không được tính để chi trả tiền hỗ trợ học phí.

Trường hợp chưa nhận tiền hỗ trợ học phí theo thời hạn nêu trên, thì được truy lĩnh trong lần chi trả tiếp theo.

4. Trình tự, thủ tục hỗ trợ

a) Người học nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ học phí tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, hồ sơ bao gồm:

- Bản sao giấy xác nhận người thuộc hộ gia đình bị thiệt hại do sự cố môi trường biển theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Công văn này;

- Đơn đề nghị cấp tiền học phí theo mẫu số 3 ban hành kèm theo Công văn này;

- Phiếu thu học phí đào tạo do cơ sở đào tạo cấp cho người học khi nộp học phí.

b) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chi trả học phí cho người học hoặc cha/mẹ của người học và thực hiện việc quyết toán kinh phí hỗ trợ với cơ quan tài chính cùng cấp.

III. TÍN DỤNG HỌC SINH, SINH VIÊN

1. Đối tượng

Người học thuộc hộ gia đình bị thiệt hại do sự cố môi trường biển tham gia khóa đào tạo trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp có nhu cầu vay vốn tín dụng học sinh, sinh viên.

2. Mức vay, lãi suất vay

- Mức vay: tối đa 1.500.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viên.

- Lãi suất: 0,55%/tháng.

Trường hợp Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh mức vay, lãi suất vay vốn tín dụng học sinh, sinh viên thì áp dụng theo quy định mới.

3. Thời gian vay vốn

a) Đối với người học tham gia khóa đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp nhập học trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến ngày 31 tháng 12 năm 2018, có nhu cầu vay vốn thì được xét duyệt cho vay đến hết khóa học.

b) Đối với người học tham gia khóa đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp nhập học trước ngày 01 tháng 01 năm 2017, có nhu cầu vay vốn thì được xét duyệt cho vay từ tháng 1 năm 2017 đến khi kết thúc khóa học.

4. Hồ sơ, trình tự, thủ tục vay vốn

Hồ sơ, trình tự, thủ tục vay vốn tín dụng học sinh, sinh viên thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng Chính sách xã hội.

Phần II

HỖ TRỢ TẠO VIỆC LÀM

I. HỖ TRỢ VAY VỐN TỪ QUỸ QUỐC GIA VỀ VIỆC LÀM

1. Đối tượng

Người lao động thuộc hộ gia đình bị thiệt hại do sự cố môi trường biển có nhu cầu vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm.

2. Hồ sơ vay vốn

a) Bản sao giấy xác nhận người thuộc hộ gia đình bị thiệt hại do sự cố môi trường biển theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Công văn này.

b) Giấy đề nghị vay vốn theo Mẫu số 01a ban hành kèm theo Thông tư số 45/2015/TT-BLĐTBXH ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về Quỹ quốc gia về việc làm quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm và Mẫu số 01b ban hành kèm theo Thông tư số 24/2017/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 8 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 45/2015/TT-BLĐTBXH ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về Quỹ quốc gia về việc làm quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.

3. Lãi suất vay vốn

a) Lãi suất: Bằng 50% mức lãi suất cho vay đối với hộ nghèo theo từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ quy định.

b) Thời gian thực hiện: áp dụng đối với các khoản vay mới từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019. Thời gian được hỗ trợ lãi suất tối đa 24 tháng kể từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên nhưng không quá ngày 31 tháng 12 năm 2019.

4. Mức vay, thời gian, trình tự, thủ tục vay vốn

Mức vay, thời gian, trình tự, thủ tục vay vốn Quỹ quốc gia về việc làm thực hiện theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP và Thông tư số 45/2015/TT-BLĐTBXH.

II. HỖ TRỢ TƯ VẤN, GIỚI THIỆU VIỆC LÀM

1. Người lao động thuộc hộ gia đình bị thiệt hại do sự cố môi trường biển trực tiếp hoặc thông qua điện thoại, trang thông tin điện tử đăng ký tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí tại các Trung tâm dịch vụ việc làm.

2. Căn cứ nhu cầu của người lao động thuộc hộ gia đình bị thiệt hại do sự cố môi trường biển, Trung tâm dịch vụ việc làm tổ chức, tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động theo các hình thức sau đây:

a) Tư vấn trực tiếp;

b) Tư vấn tập trung;

c) Các phiên giao dịch việc làm;

d) Tư vấn qua điện thoại, trang thông tin điện tử.

III. THAM GIA THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM CÔNG

1. Người lao động thuộc hộ gia đình bị thiệt hại do sự cố môi trường biển được ưu tiên lựa chọn tham gia các dự án, hoạt động thực hiện chính sách việc làm công về khôi phục môi trường biển, tái tạo nguồn lợi thủy sản và ổn định, khôi phục, phát triển du lịch tại địa phương.

2. Trình tự, thủ tục lựa chọn và chế độ đối với người lao động thực hiện theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP và Thông tư số 11/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm về chính sách việc làm công.

IV. HỖ TRỢ CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH NHẬN NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀO LÀM VIỆC

1. Đối tượng

Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh (sau đây gọi chung là cơ sở sản xuất kinh doanh) tuyển dụng người lao động thuộc hộ gia đình bị thiệt hại do sự cố môi trường biển từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 vào làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

2. Nội dung hỗ trợ

a) Hỗ trợ kinh phí đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng cho người lao động thuộc hộ gia đình bị thiệt hại do sự cố môi trường biển, mỗi người một lần, bao gồm:

- Hỗ trợ chi phí đào tạo: mức hỗ trợ tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học;

- Hỗ trợ tiền ăn 30.000đồng/người/ngày thực học;

- Hỗ trợ tiền đi lại 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.

Trường hợp người học cư trú ở xã, thôn, bản thuộc vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ thì mức hỗ trợ tiền đi lại 300.000đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 5km trở lên.

b) Hỗ trợ về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp: hỗ trợ cơ sở sản xuất kinh doanh tiền đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động thuộc hộ gia đình bị thiệt hại do sự cố môi trường biển.

3. Thời gian hỗ trợ

Tối đa 24 tháng nhưng không quá ngày 31 tháng 12 năm 2019.

4. Trình tự, thủ tục hỗ trợ

a) Lập dự toán kinh phí đề nghị hỗ trợ

Cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng người lao động thuộc hộ gia đình bị thiệt hại do sự cố môi trường biển lập và gửi dự toán kinh phí đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo; hỗ trợ về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động đăng ký hộ khẩu thường trú theo mẫu số 4 và mẫu số 5 ban hành kèm theo Công văn này.

b) Hỗ trợ kinh phí đào tạo; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

- Cơ sở sản xuất kinh doanh gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động đăng ký hộ khẩu thường trú. Hồ sơ bao gồm:

+ Bảng tổng hợp kinh phí đào tạo; kinh phí đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo mẫu số 6 và mẫu số 7 ban hành kèm theo Công văn này;

+ Bản sao giấy xác nhận người thuộc hộ gia đình bị thiệt hại do sự cố môi trường biển theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Công văn này;

+ Bản sao hợp đồng lao động giữa cơ sở sản xuất kinh doanh và người lao động thuộc hộ gia đình bị thiệt hại do sự cố môi trường biển;

+ Hợp đồng đào tạo, thanh lý hợp đồng, chứng từ thanh toán chi phí đào tạo giữa cơ sở sản xuất kinh doanh với cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các Sở, ngành liên quan thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định hỗ trợ.

Trường hợp người lao động đang được hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp cùng ngành nghề đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng; hỗ trợ bảo hiểm y tế theo các chính sách khác của Nhà nước thì cơ sở sản xuất kinh doanh không được hỗ trợ chi phí đào tạo, hỗ trợ về bảo hiểm y tế cho người lao động này.

Phần III

HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG

I. HỖ TRỢ CHI PHÍ ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG

1. Đối tượng

Người lao động thuộc hộ gia đình bị thiệt hại do sự cố môi trường biển có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có thị thực và ký hợp đồng với doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hợp đồng cá nhân ký với chủ sử dụng lao động trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019;

b) Chưa được hỗ trợ để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ nguồn kinh phí bồi thường từ Formosa và các chính sách hiện hành khác của nhà nước trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019.

2. Nội dung hỗ trợ

a) Hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết và chi phí khám sức khỏe cho người lao động

- Đối với người lao động là người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, thân nhân người có công với cách mạng:

+ Hỗ trợ 100% chi phí học nghề, ngoại ngữ và bồi dưỡng cần thiết. Mức chi phí đào tạo theo đơn giá được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, tối đa bằng mức đơn giá quy định tại Quyết định số 630/QĐ-BLĐTBXH ngày 19 tháng 5 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc quy định tạm thời đơn giá đào tạo nghề, ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cho người lao động thuộc các huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo chính sách tại Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;

+ Hỗ trợ tiền ăn, sinh hoạt phí mức 40.000 đồng/người/ngày, tiền ở với mức 300.000 đồng/người/tháng, thời gian hỗ trợ theo thời gian thực tế tham gia khóa đào tạo nhưng không quá 12 tháng;

+ Tiền trang cấp đồ dùng cá nhân thiết yếu cho người lao động mức 400.000 đồng/người;

+ Hỗ trợ tiền đi lại 01 lượt (2 chiều đi và về) từ nơi cư trú đến nơi đào tạo, mức hỗ trợ theo giá cước của phương tiện vận tải hành khác thông thường tại thời điểm thanh toán;

+ Chi phí khám sức khỏe theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thực tế của cơ sở y tế được phép thực hiện khám sức khỏe đối với ngươi lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- Đối với người lao động thuộc đối tượng khác:

+ Chi phí đào tạo nghề theo chi phí thực tế, tối đa theo mức quy định tại Điều 4 Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng;

+ Chi phí đào tạo ngoại ngữ theo mức cụ thể của tùng khóa học và thời gian học thực tế, tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học;

+ Chi phí bồi dưỡng kiến thức cần thiết: theo chi phí thực tế, tối đa 530.000 đồng/người/khóa học;

+ Tiền ăn trong thời gian đào tạo: mức 40.000 đồng/người/ngày thực học, thời gian hỗ trợ theo thời gian thực tế tham gia khóa đào tạo nhung không quá 12 tháng;

+ Chi phí đi lại (01 lượt đi và về) cho người lao động từ nơi cư trú hợp pháp đến địa điểm đào tạo: mức 200.000 đồng/người/khóa học đối với người lao động cư trú cách địa điểm đào tạo từ 15 km trở lên; mức 300.000 đồng/người/khóa học đối với người lao động cư trú tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn cách địa điểm đào tạo từ 10 km trở lên;

+ Chi phí khám sức khỏe theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thực tế của cơ sở y tế được phép thực hiện khám sức khỏe đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài, mức hỗ trợ tối đa 750.000 đồng/người.

b) Hỗ trợ các chi phí trước khi đi làm việc ở nước ngoài cho người lao động

- Lệ phí làm hộ chiếu theo mức quy định tại Thông tư số 219/2016/TT-BTC ngày 10 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực xuất, cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam;

- Phí cung cấp lý lịch tư pháp theo mức quy định tại Thông tư số 244/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp;

- Lệ phí làm thị thực (visa) theo mức quy định hiện hành, của nước tiếp nhận lao động.

3. Trình tự, thủ tục hỗ trợ

a) Người lao động hoặc người được người lao động ủy quyền nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động đăng ký hộ khẩu thường trú. Hồ sơ bao gồm:

- Giấy đề nghị hỗ trợ theo mẫu số 8 ban hành kèm theo Công văn này;

- Bản sao giấy xác nhận người thuộc hộ gia đình bị thiệt hại do sự cố môi trường biển theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Công văn này;

- Giấy tờ chứng minh người lao động thuộc các đối tượng hỗ trợ:

+ Đối với người lao động là người dân tộc thiểu số: bản sao chứng minh nhân dân hoặc sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú;

+ Đối với người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo: xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tại giấy xác nhận người thuộc hộ gia đình bị thiệt hại do sự cố môi trường biển theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Công văn này;

+ Đối với người lao động là thân nhân người có công với cách mạng: giấy xác nhận là thân nhân người có công với cách mạng theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC.

- Bản sao hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài giữa người lao động và doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (có xác nhận của doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp) hoặc bản sao hợp đồng cá nhân giữa người lao động và chủ sử dụng lao động (nếu hợp đồng bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt và có chứng thực) và Giấy xác nhận đăng ký hợp đồng cá nhân của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động thường trú;

- Bản sao hộ chiếu và thị thực;

- Bản sao chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết của người lao động;

- Hóa đơn hoặc biên lai thu tiền hoặc phiếu thu đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết, khám sức khỏe, hộ chiếu, thị thực và lý lịch tư pháp.

b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ của người lao động, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thanh toán tiền hỗ trợ (trực tiếp hoặc qua tài khoản ngân hàng) cho người lao động hoặc người được người lao động ủy quyền; lưu giữ các hồ sơ, chứng từ nêu trên theo quy định.

II. VAY VỐN ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG

1. Đối tượng

Người lao động thuộc hộ gia đình bị thiệt hại do sự cố môi trường biển đã ký hợp đồng với doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hợp đồng cá nhân với người sử dụng lao động trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019.

2. Hồ sơ vay vốn

a) Bản sao giấy xác nhận người thuộc hộ gia đình bị thiệt hại do sự cố môi trường biển theo mẫu số 1 kèm theo Công văn này.

b) Giấy đề nghị vay vốn theo Mẫu số 03a ban hành kèm theo Thông tư số 45/2015/TT-BLĐTBXH và Mẫu số 03b ban hành kèm theo Thông tư số 24/2017/TT-BLĐTBXH.

3. Mức vay, lãi suất vay

Mức vay tối đa bằng 100% các khoản chi phí người lao động phải đóng góp theo quy định đối với từng thị trường. Lãi suất bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo theo từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ quy định.

4. Thời gian vay vốn, thời hạn giải ngân

Thời gian vay vốn không quá thời hạn làm việc ở nước ngoài của người lao động ghi trong Hợp đồng ký kết giữa người lao động và doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hợp đồng cá nhân với chủ sử dụng lao động. Thời hạn giải ngân từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019. Thời gian được hỗ trợ lãi suất tối đa 24 tháng kể từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên nhưng không quá ngày 31 tháng 12 năm 2019.

5. Các quy định khác liên quan đến vay vốn

Các quy định khác liên quan đến vay vốn thực hiện theo quy định của Chính phủ tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP và Thông tư số 45/2015/TT- BLĐTBXH.

Công văn này thay thế phần I, phần II, phần III và các biểu mẫu ban hành kèm theo Công văn số 2687/LĐTBXH-VL ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp, hỗ trợ tạo việc làm và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: TC, NN&PTNT, TN& MT;
- NHCSXH;
- Bộ trưởng (để b/.c);
- Lưu: VT, VL.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Doãn Mậu Diệp

 

Mẫu số 1

(Kèm theo Công văn số 1918/LĐTBXH-VL ngày 18/5/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ......

......, ngày ..... tháng ..... năm 201....

 

GIẤY XÁC NHẬN NGƯỜI THUỘC HỘ GIA ĐÌNH BỊ THIỆT HẠI DỌ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN

Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn............................................................................ xác nhận:

Ông/bà: ..........................................................................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh: ...../...../...... Giới tính: ................................................................................

Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân số: ........................................................

Ngày cấp:......................................................... Nơi cấp: ...............................................................

Thuộc hộ gia đình ông/bà: .............................................................................................................

Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân số: ......................................................

Nơi cư trú: .......................................................................................................................................

có tên trong danh sách bị thiệt hại do sự cố môi trường biển được Ủy ban nhân dân huyện/thị xã/thành phố......phê duyệt theo Quyết định số:..............................................................................

Hộ gia đình ông/bà................................................................................................. thuộc đối tượng (1)..................................... trong danh sách do Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn quản lý./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
(Ký tên và đóng dấu)

Ghi chú: (1)Ghi rõ đối tượng xác nhận là hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo. Trường hợp đối tượng xác nhận không thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo thì ghi “Không”.

 

Mẫu số 2

(Kèm theo Công văn số 1918/LĐTBXH-VL ngày 18/5/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP CHI PHÍ ĐÀO TẠO, TIỀN ĂN, TIỀN ĐI LẠI
(Dùng cho người học trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng)

Kính gửi: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội......................................................................

.........................................................................................................................................................

- Họ và tên (chữ in hoa): ......................................................................... Nam/Nữ:........................

- Sinh ngày:....................... tháng:...................... Năm: ...........................

- Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân số: ......................................................;

- Ngày cấp:........................................................ Nơi cấp: ...............................................................

- Nơi cư trú (ghi đầy đủ):...................................................... Xã:..................................................... Huyện:................................................. Tỉnh: ...............................................

- Nghề học:.................................................. Lớp:.......................... Khóa: ......................................

- Cơ sở đào tạo: .............................................................................................................................

- Thời gian khóa học:.................... ngày, bắt đầu từ ngày:...............tháng:............năm:................

đến ngày: .... tháng; .... năm:

- Số ngày thực học là:.................ngày. Số ngày nghỉ học:...........................ngày.

- Địa điểm tổ chức đào tạo:....................................................... Xã: ...............................................  Huyện:.................................................... Tỉnh: ................................................................

- Khoảng cách từ nơi cư trú đến địa điểm đào tạo:..................................... km.

- Họ tên cha/mẹ hoặc vợ/chồng (nếu người học không phải là chủ hộ): .......................................

.........................................................................................................................................................

- Hộ khẩu thường trú (ghi đầy đủ):............................................................ Xã:.................................  Huyện:................................................................... Tỉnh: ...............................................................

Căn cứ Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2017 và Quyết định số 2124/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ, tôi làm đơn này đề nghị được xem xét, giải quyết để được cấp hỗ trợ chi phí đào tạo, tiền ăn, tiền đi lại theo quy định.

Tôi xin cam đoan nội dung nêu trên là đúng sự thật, nếu có điều gì không đúng, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai của mình./.

 

 

......., ngày.....tháng.....năm.....
Người làm đơn
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Xác nhận của ở đào tạo

Cơ sở đào tạo: .............................................................................................................................

Xác nhận ông/bà: .........................................................................................................................

Sinh ngày:.............. tháng:.............. Năm: ...........................

Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân số: ......................................................

Ngày cấp:.............................................. Nơi cấp: ........................................................................

Nơi cư trú (ghi đầy đủ): ........................................................ Xã: ................................................ Huyện:.............................................................. Tỉnh: ...................................................................

Là học viên nghề:......................................................... Lóp:...................... Khóa:.......................... Cơ sở đào tạo: .......................................................................................................................

Địa điểm tổ chức đào tạo:................................................................. Xã: ....................................... Huyện:.............................................................. Tỉnh: ..................................................

Thời gian khóa học:.............................. ngày, bắt đầu từ ngày:.............. tháng:.......... năm: ......... đến ngày:.... tháng;.... năm: ..........

Thời gian thực học của ông/bà:...................................................... là: ...................................... ngày. Số ngày nghỉ học:............................ ngày.

Khoảng cách từ nơi cư trú đến địa điểm đào tạo:.......................................... km.

Đã hoàn thành khóa học, được cấp chúng chỉ số: .............................................. ngày: ...../..../......

Mức chi phí đào tạo:....................................... đồng/khóa học,(bằng chữ: ....................................

........................................................................................................................................................)

Đề nghị Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét giải quyết tiền hỗ trợ chi phí đào tạo, tiền ăn, tiền đi lại cho ông/bà: ....................................................................................................theo quy định.

Cơ sở đào tạo: ......................................................................................................................... cam kết nội dung xác nhận nêu trên là đúng sự thật, nếu có gì không đúng xin chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật./.

 

 

......, ngày.....tháng.....năm......
Người đứng đầu cơ sở đào tạo
(Ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 3

(Kèm theo Công văn số 1918/LĐTBXH-VL ngày 18/5/2018 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP TIỀN HỌC PHÍ
(Dùng cho học sinh, sinh viên đang học trung cấp, cao đẳng)

Kính gửi: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội .....................................................................

Họ và tên (chữ in hoa).....................................................................................................................

Sinh ngày:................. tháng:................ Năm: ..............................

Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân số: ......................................................

Ngày cấp:............................................... Nơi cấp: ........................................................................;

Lớp:.................................. Khóa:............................. Khoa:......................................

Trường: ...................................................................................................................

Họ tên cha/mẹ học sinh, sinh viên:...............................................................................................

Hộ khẩu thường trú (ghi đầy đủ): ...........................................................Xã: ................................ Huyện:............................................................... Tỉnh: .......................................................

Tôi làm đơn đề nghị cấp tiền hỗ trợ học phí theo quy định tại Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2017 và Quyết định số 2124/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ./.

 

 

......, ngày.....tháng.....năm.....
Người làm đơn
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Xác nhận của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

Trường: .......................................................................................................................................

Xác nhận anh/chị: ........................................................................................................................

Sinh ngày:.................. tháng:................... Năm: ..............................

Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân số: ....................................................

Ngày cấp:....................................... Nơi cấp: ..................................................................................

Hiện là học sinh/sinh viên năm thứ:......................... Học kỳ:................ Năm học: ........................

Khoa:...................................... Khóa học: ....................................................................................

Thời gian khóa học:........................................... (năm).

Mức thu học phí:............................. đồng/tháng (bằng chữ:.................................................... ) (nếu thu học phí theo tín chỉ thì phải quy đổi về mức thu theo niên chế).

Đề nghị Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, giải quyết tiền hỗ trợ học phí cho anh/chị:............................................................................ theo quy định.

Trường:............................................................... cam kết nội dung xác nhận nêu trên là đúng sự thật, nếu có gì không đúng xin chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật./.

 

 

......., ngày.....tháng.....năm.....
Hiệu trưởng
(Ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 4

(Kèm theo Công văn số 1918/QĐTBXH-VL ngày 18/5/2018 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)

TÊN CƠ SỞ SẢN XUẤT
KINH DOANH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

DỰ TOÁN HỖ TRỢ KINH PHÍ ĐÀO TẠO CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG THUỘC HỘ GIA ĐÌNH BỊ THIỆT HẠI DO SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN

STT

Họ và tên

Ngành nghề đào tạo

Thời gian đào tạo

Cơ sở đào tạo

Kinh phí đào tạo

Ghi chú

Chi phí đào tạo

Chi phí tiền ăn

Chi phí đi lại

Tổng cộng

1

2

3

4

5

6

7

8

9=6+7+8

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

.....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Nơi nhận:
- Sở LĐTBXH tỉnh ...;
- Lưu: ....

Ngày.......tháng......năm.....
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH
(Ký tên và đóng dấu)

 

Mẫu số 5

(Kèm theo Công văn số 1918/LĐTBXH-VL ngày 18/5/2018 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)

TÊN CƠ SỞ SẢN XUẤT
KINH DOANH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

DỰ TOÁN HỖ TRỢ KINH PHÍ VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG THUỘC HỘ GIA ĐÌNH BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN

STT

Họ và tên

Số tháng hỗ trợ

Mức lương đóng BHXH

Mức hỗ trợ

BHXH (đồng)

BHYT (đồng)

BHTN (đồng)

Tổng kinh phí hỗ trợ (đồng)

1

2

3

4

5=3x4x... %

6=3x4x...%

7=3x4x...%

8=5+6+ 7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 


Nơi nhận:
- Sở LĐTBXH tỉnh ...;
- Lưu: ....

Ngày.......tháng......năm.....
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH
(Ký tên và đóng dấu)

 

Mẫu số 6

(Kèm theo Công văn số 1918/LĐTBXH- VL ngày 18/5/2018 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)

TÊN CƠ SỞ SẢN XUẤT
KINH DOANH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BẢNG TỔNG HỢP KINH PHÍ ĐÀO TẠO CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG THUỘC HỘ GIA ĐÌNH BỊ THIỆT HẠI DO SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN

STT

Họ và tên

Địa bàn cư trú

Cơ sở đào tạo

Mức hỗ trợ kinh phí

Ghi chú

Chi phí đào tạo (đồng)

Hỗ trợ tiền ăn (đồng)

Hỗ trợ tiền đi lại (đồng)

Tổng kinh phí hỗ trợ (đồng)

1

2

3

6

5

6

7

8=5+6+7

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 


Nơi nhận:
- Sở LĐTBXH tỉnh ...;
- Lưu: ....

Ngày.......tháng......năm.....
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH
(Ký tên và đóng dấu)

 

Mẫu số 7

(Kèm theo Công văn số 1918/LĐTBXH- VL ngày 18/5/2018 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)

TÊN CƠ SỞ SẢN XUẤT
KINH DOANH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BẢNG TỔNG HỢP KINH PHÍ ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG THUỘC HỘ GIA ĐÌNH BỊ THIỆT HẠI DO SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN

STT

Họ và tên

Số sổ bảo hiểm

Số tháng hỗ trợ

Mức lương đóng BHXH

Mức hỗ trợ

Ghi chú

BHXH (đồng)

BHYT (đồng)

BHTN (đồng)

Tổng kinh phí hỗ trợ (đồng)

1

2

3

4

5

6=4x5x...%

7=4x5x...%

8=4x5x... %

9=6+7+8

10

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội




Nơi nhận:
- Sở LĐTBXH tỉnh ...;
- Lưu: ....

Ngày.......tháng......năm.....
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH
(Ký tên và đóng dấu)

 

Mẫu số 8

(Kèm theo Công văn số 1918/LĐTBXH-VL ngày 18/5/2018 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

GIẤY ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ

Kính gửi: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện/thị xã/thành phố

......................................................................

Họ và tên: ....................................................................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh:................................................................... Giới tính: .............................

CMTND/hộ chiếu/Thẻ căn cước số:..................................................... Ngày cấp...../...../.....

Nơi cấp: .........................................................................................................................................

Nơi cư trú:.................................................................. Xã ..............................................................

Huyện ................................................................. Tỉnh .................................................................

Đối tượng:        Dân tộc thiểu số □        Hộ nghèo □      Hộ cận nghèo □

Thân nhân của người có công với cách mạng □             Khác □

Tôi làm đơn này kính đề nghị quý Cơ quan hỗ trợ chi phí học nghề, ngoại ngữ và các chi phí khác theo quy định tại Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2017 và Quyết định số 2124/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ để tham gia đi làm việc tại nước ................................................................

Số tiền đề nghị hỗ trợ:.................................................................. đồng.

Bao gồm:

- Tiền chi phí đào tạo nghề, ngoại ngữ:.......................................... đồng

- Tiền học bồi dưỡng kiến thức cần thiết:........................................ đồng

- Tiền ăn, sinh hoạt phí và tiền ở trong thời gian học:.................................. đồng

- Tiền trang cấp đồ dùng cá nhân:.................................. đồng

- Tiền đi lại:.............................................. đồng

- Tiền khám sức khỏe:....................................... đồng

- Tiền làm các thủ tục trước khi đi làm việc ở nước ngoài (hộ chiếu, lý lịch tư pháp, thị thực): .............................................đồng

(Hồ sơ, chứng từ kèm theo).

Hình thức nhận tiền hỗ trợ:         Tiền mặt □        Chuyên khoản □

Trường hợp nhận tiền hỗ trợ thông qua tài khoản ngân hàng, đề nghị chuyển tiền vào tài khoản (tên tài khoản):...................................................... Số tài khoản:..................................tại Ngân hàng: ...............................................................................................................................

Tôi hiểu mọi quyền lợi được hỗ trợ khi tham gia chương trình và xin cam kết chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của Nhà nước.

Ủy quyền cho ông/bà (nếu có): .....................................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh:................................................... Giới tính: ...............................................

Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân số: .......................................................

Ngày cấp:......................................... Nơi cấp: ..............................................................................

Thay tôi làm các thủ tục và nhận tiền hỗ trợ học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết và các chi phí khác để đi làm việc ở nước ngoài theo các chính sách được quy định tại Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2017 và Quyết định số 2124/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ./.

 

 

......., ngày.....tháng.....năm.....
Người làm đơn
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (trường hợp người lao động ủy quyền cho người khác làm các thủ tục và nhận tiền hỗ trợ)

Xác nhận chữ ký của người làm đơn là đúng chữ ký của ông/bà ................................................

Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân số: .......................................................

Ngày cấp:............................................. Nơi cấp: ...........................................................................

 

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 1918/LĐTBXH-VL năm 2018 hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp, hỗ trợ tạo việc làm và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

  • Số hiệu: 1918/LĐTBXH-VL
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 18/05/2018
  • Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
  • Người ký: Doãn Mậu Diệp
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 18/05/2018
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản