Hệ thống pháp luật

TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 18040/CTHN-TTHT
V/v chính sách thuế GTGT

Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2021

 

Kính gửi: Deutscher Genossenschafts- Und Raiffeisenverband e.V (DRGV)
(Đ/c: P. 042-B, 14 Thụy Khuê, P. Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội - MST: 0107489577)

Trả lời công văn không số nhận ngày 15/04/2021 của Deutscher Genossenschafts- Und Raiffeisenverband e.V (DRGV) (sau đây gọi tắt là "DRGV") hỏi về chính sách thuế GTGT, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:

- Căn cứ Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng

Tại khoản 19 Điều 4 quy định đối tượng không chịu thuế:

19. Hàng nhập khẩu và hàng hóa, dịch vụ bán cho các tổ chức, cá nhân để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn li trong các trường hợp sau:

a) Hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại và phải được Bộ Tài chính hoặc Sở Tài chính xác nhận;

b) Quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp; đơn vị vũ trang nhân dân thực hiện theo quy định của pháp luật về quà biếu, quà tặng;

c) Quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về quà biếu, quà tặng;

d) Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về ưu đãi min trừ ngoại giao; hàng là đồ dùng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi về nước mang theo;

đ) Hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế;

Mức hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT ở khu nhập khẩu theo mức miễn thuế nhập khẩu quy định tại Luật thuế xuất khu, thuế nhập khu và các văn bản hướng dẫn thi hành

Hàng hóa nhập khẩu của tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao thuộc đi tượng không chịu thuế GTGT Trường hợp đối tượng miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam có thuế GTGT thì thuộc trường hợp hoàn thuế theo hướng dẫn tại khoản 7 Điều 18 Thông tư này.

Đối tượng, hàng hóa, thủ tục hồ sơ để được hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao hướng dẫn tại Điều này thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thực hiện hoàn thuế GTGT đối với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

e) Hàng hóa, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam.

Thủ tục để các tổ chức quốc tế, người nước ngoài mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam không chịu thuế GTGT: các tổ chức quốc tế, người nước ngoài phải có văn bản gửi cho cơ sở bán hàng, trong đó ghi rõ tên tổ chức quốc tế, người nước ngoài mua hàng hóa, dịch vụ để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam, số lượng hoặc giá trị loại hàng mua; xác nhận của Bộ Tài chính hoặc Sở Tài chính về khoản viện trợ này.

Khi bán hàng, cơ sở kinh doanh phải lập hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn, trên hóa đơn ghi rõ là hàng bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo không tính thuế GTGT và lưu giữ văn bản của tổ chức quốc tế hoặc của cơ quan đại diện của Việt Nam đ làm căn cứ kê khai thuế. Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo có thuế GTGT thì thuộc trường hợp hoàn thuế theo hướng dẫn tại khoản 6 Điều 18 Thông tư này.”

- Căn cứ khoản 3 Điều 1 Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/08/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 18 Thông tư 219/2013/TT-BTC:

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 18 như sau:

“...

6. Hoàn thuế GTGT đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển, chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo.

a) Đối với dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại: chủ chương trình, dự án hoặc nhà thầu chính, tổ chức do phía nhà tài trợ nước ngoài chỉ định việc quản lý chương trình, dự án được hoàn lại số thuế GTGT đã trả đối với hàng hóa, dịch vụ mua ở Việt Nam đ sử dụng cho chương trình, dự án.

b) Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền, viện trợ nhân đạo của tổ chức, cá nhân, nước ngoài đ mua hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam thì được hoàn thuế GTGT đã trả của hàng hóa, dịch vụ đó.

Ví dụ: Hội chữ thập đỏ được Tổ chức quốc tế viện trợ tiền để mua hàng viện trợ nhân đạo cho nhân dân các tỉnh bị thiên tai là 200 triệu đồng. Giá trị hàng mua chưa có thuế là 200 triệu đồng, thuế GTGT là 20 triệu đng. Hội chữ thập đỏ sẽ được hoàn thuế theo quy định là 20 triệu đồng.

Việc hoàn thuế GTGT đã trả đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn h trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính..

...”

- Căn cứ Điều 24 Nghị định 80/2020/NĐ-CP ngày 08/07/2020 của Chính phủ quy định quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam:

Điều 24. Tiếp nhận vốn viện trợ bằng hàng hóa và dịch vụ

1. Việc tiếp nhận hàng viện trợ nhập khẩu từ nước ngoài được thực hiện theo Luật Hải quan, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và Luật Quản lý thuế. Hồ sơ gửi đến cơ quan hải quan làm thủ tục thông quan hàng viện trợ nhập khẩu gồm:

a) Quyết định phê duyệt văn kiện chương trình, dự án, khoản viện trợ phi dự án và văn kiện chương trình, dự án, phí dự án: 01 bản chụp có xác nhận sao y bản chính của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật liên quan;

b) Hồ sơ khác theo quy định pháp luật về thủ tục hải quan.

2. Hồ sơ hoàn thuế hoặc miễn thuế đối với hàng; hóa, dịch vụ mua trong nước bằng nguồn vốn viện trợ gửi đến cơ quan thuế gồm:

a) Quyết định phê duyệt văn kiện chương trình, dự án, khoản viện trợ phí dự án và văn kiện chương trình, dự án, phi dự án: 01 bản chụp;

b) Giấy đề nghị xác nhận chi phí hợp lệ vốn sự nghiệp và giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư của chủ dự án theo quy định của Chính phủ về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc. Nhà nước (đối với trường hợp tiếp nhận viện trợ không hoàn lại thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước).

c) Các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật liên quan tới hoàn thuế hoặc miễn thuế.

...”

- Căn cứ Điều 51 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về hoàn thuế đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiên viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của nước ngoài mua hàng hóa, dịch vụ có thuế GTGT ở Việt Nam để viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo.

- Căn cứ Điều 1 Giấy đăng ký hoạt động tại Việt Nam số 348/CNV-HĐ ngày 09/05/2016 của Cục ngoại vụ - Bộ ngoại giao về việc chấp thuận cho tổ chức Deutscher Genossenschafts- Und Raiffeisenverband e.V (DRGV) được đăng ký hoạt động tại Việt Nam và hợp tác với các đối tác là tổ chức có tư cách pháp nhân Việt Nam để hỗ trợ phát triển hoặc trợ giúp nhân đạo.

Căn cứ các quy định trên, Cục Thuế TP Hà Nội hướng dẫn chính sách thuế GTGT đối với trường hợp DRGV là tổ chức được đăng ký hoạt động tại Việt Nam để hỗ trợ phát triển hoặc trợ giúp nhân đạo theo quy định như sau:

- Hàng nhập khẩu và hàng hóa, dịch vụ bán cho các tổ chức, cá nhân để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại trong các trường hợp được quy định tại khoản 19 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

- Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của nước ngoài mua hàng hóa, dịch vụ có thuế tại Việt Nam để viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo thì thuộc trường hợp hoàn thuế theo hướng dẫn khoản 3 Điều 1 Thông tư số 130/2016/TT-BTC (sửa đổi bổ sung khoản 6 Điều 18 Thông tư 219/2013/TT-BTC). Hồ sơ và thủ tục hoàn thuế được thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 24 Nghị định 80/2020/NĐ-CP và Điều 51 Thông tư 156/2013/TT-BTC nêu trên.

Đề nghị DRGV căn cứ tình hình thực tế và đối chiếu với các quy định nêu trên để thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT theo quy định của pháp luật về thuế GTGT.

Trong quá trình thực hiện chính sách thuế, trường hợp còn vướng mắc, Công ty có thể tham khảo các văn bản hướng dẫn của Cục Thuế TP Hà Nội được đăng tải trên website http://hanoi.gdt.gov.vn hoặc liên hệ với Phòng Quản lý hộ kinh doanh, cá nhân và thu khác để được hỗ trợ giải quyết.

Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Deutscher Genossenschafts- Und Raiffeisenverband e.V (DRGV) được biết và thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Phòng CNTK;
- Phòng DTPC;
- Website Cục Thuế;
- Lưu: VT, TTHT(2).

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Tiến Trường

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 18040/CTHN-TTHT năm 2021 về chính sách thuế giá trị gia tăng do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành

  • Số hiệu: 18040/CTHN-TTHT
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 24/05/2021
  • Nơi ban hành: Cục thuế thành phố Hà Nội
  • Người ký: Nguyễn Tiến Trường
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 24/05/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản