Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1800/BTC-ĐT
V/v Tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn NSNN lũy kế 01 tháng, ước thực hiện 02 tháng kế hoạch năm 2022

Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2022

 

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ.

Căn cứ Quyết định số 2048/QĐ-TTg ngày 06/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2022; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Luật Đầu tư công, Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công, Bộ Tài chính báo cáo tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn NSNN lũy kế 01 tháng, ước thực hiện 02 tháng kế hoạch năm 2022 như sau:

I. Kế hoạch và tình hình phân bổ kế hoạch vốn:

1. Tổng kế hoạch vốn đầu tư công nguồn NSNN năm 2022 là 580.234,33 tỷ đồng (đã bao gồm 24.000 tỷ kế hoạch vốn Chương trình mục tiêu quốc gia chưa được Thủ tướng Chính phủ giao). Cụ thể như sau:

1.1. Kế hoạch vốn các năm trước chuyển sang là 1.077,278 tỷ đồng (vốn trong nước).

1.2. Kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN năm 2022 là 579.157,05 tỷ đồng(1), trong đó:

1.2.1. Tổng kế hoạch vốn đã được giao là 555.157,05 tỷ đồng, trong đó:

a) Kế hoạch vốn do Thủ tướng Chính phủ giao là 518.105,895 tỷ đồng, trong đó:

- Vốn trong nước là 483.305,895 tỷ đồng (trong đó: các Bộ, cơ quan trung ương là 89.207,23 tỷ đồng; các địa phương là 384.849,995 tỷ đồng).

- Vốn nước ngoài là 34.800 tỷ đồng (trong đó: các Bộ, cơ quan trung ương là 12.110,283 tỷ đồng; các địa phương là 22.689,717 tỷ đồng).

b) Kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương (NSĐP) năm 2022 các địa phương giao tăng so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (theo số liệu cập nhật đến thời điểm báo cáo) là 37.051,16 tỷ đồng.

1.2.2. Kế hoạch vốn chưa được Thủ tướng Chính phủ giao (vốn Chương trình MTQG) là 24.000 tỷ đồng (vốn trong nước) do hiện nay các Chương trình mới đang trong giai đoạn lập và thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (đã bao gồm 16.000 tỷ đồng chuyển nguồn từ năm 2021 theo Nghị quyết số 34/2021/QH15).

2. Tình hình triển khai phân bổ chi tiết kế hoạch vốn của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương:

Đến thời điểm báo cáo, Bộ Tài chính đã nhận được báo cáo phân bổ kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2022 của 51/52 bộ, cơ quan trung ương và 62/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Chi tiết theo Phụ lục số 01 đính kèm). Còn lại 01 Bộ và 01 địa phương Bộ Tài chính chưa nhận được báo cáo phân bổ kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2022 là Bộ Y tế và thành phố Hồ Chí Minh.

Trong số bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã gửi báo cáo phân bổ kế hoạch vốn năm 2022, có 20/51 bộ, cơ quan trung ương và 34/62 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đã được Thủ tướng Chính phủ giao.

Sau khi nhận được báo cáo phân bổ vốn của các Bộ, ngành, địa phương, Bộ Tài chính đã rà soát và có ý kiến đối với các trường hợp phân bổ vốn không đúng quy định và đề nghị các Bộ, địa phương rà soát, phân bổ vốn đảm bảo theo đúng quy định Luật Đầu tư công và Quyết định số 2048/QĐ-TTg ngày 06/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Tình hình phân bổ cụ thể như sau:

2.1. Kế hoạch vốn đã triển khai phân bổ chi tiết:

Tổng số vốn đã phân bổ là 468.318,82 tỷ đồng, đạt 90,39% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ đã giao (518.105,90 tỷ đồng). Trong đó, các địa phương giao tăng so với số kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao là 37.051,16 tỷ đồng. (Nếu không tính số kế hoạch vốn cân đối NSĐP các địa phương giao tăng là 37.051,16 tỷ đồng, thì tổng số vốn đã phân bổ là 431.267,66 tỷ đồng, đạt 83,24% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ đã giao).

Trong đó:

- Vốn NSTW là 187.271,74 tỷ đồng, đạt 87,51% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao (214.200 tỷ đồng). Bao gồm:

+ Vốn trong nước là 155.042,74 tỷ đồng, đạt 86,52% kế hoạch;

+ Vốn nước ngoài là 32.229 tỷ đồng, đạt 92,61% kế hoạch.

- Vốn cân đối NSĐP là 281.047,08 tỷ đồng, đạt 92,42% kế hoạch vốn Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao (518.105,895 tỷ đồng).

2.2. Kế hoạch vốn chưa được triển khai phân bổ:

a. Tổng số vốn chưa phân bổ chi tiết là 86.838,24 tỷ đồng, chiếm 16,76% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, trong đó: vốn trong nước là 84.267,23 tỷ đồng, vốn ngoài nước là 2.571 tỷ đồng.

Cụ thể như sau:

- Bộ, cơ quan trung ương: số vốn chưa phân bổ là 16.288,60 tỷ đồng, chiếm 14,73% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (vốn trong nước là 15.773,93 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 514,67 tỷ đồng).

- Các địa phương: số vốn chưa phân bổ là 70.549,63 tỷ đồng, chiếm 17,31% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (trong đó: vốn trong nước là 68.493,30 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 2.056,33 tỷ đồng). Trong đó:

+ Nguồn vốn NSTW hỗ trợ theo mục tiêu là 10.439,66 tỷ đồng, chiếm 10,09% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (vốn trong nước là 8.383,32 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 2.056,33 tỷ đồng);

+ Vốn cân đối NSĐP là 60.109,98 tỷ đồng, chiếm 19,77% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

b. Nguyên nhân của việc chưa phân bổ hết kế hoạch vốn:

- Đối với nguồn vốn ngân sách trung ương:

Trong số các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã gửi báo cáo về Bộ Tài chính, có 20/51 Bộ và 24/62 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đã được Thủ tướng Chính phủ giao; trong đó, một số Bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ vốn chưa phân bổ khá cao (trên 50%) như: Bộ Thông tin và Truyền Thông (79,21%), Thanh tra Chính phủ (84,92%), Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (84,38%) (Chi tiết theo Phụ lục số 01A đính kèm).

Nguyên nhân là do: Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa phân bổ chi tiết kế hoạch vốn dự kiến bố trí cho các dự án khởi công mới chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư hoặc chưa có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

- Đối với nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương:

36/62 địa phương giao kế hoạch vốn cân đối NSĐP tăng so với Thủ tướng Chính phủ giao từ nguồn thu sử dụng đất, nguồn tăng thu, nguồn xổ số kiến thiết của địa phương.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn 15/62 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương. Nguyên nhân là do một số địa phương mới giao kế hoạch đợt 1, một số dự án chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư và nguồn bội chi sẽ được phân bổ sau.

(Chi tiết theo Phụ lục số 01B đính kèm).

2.3. Một số tồn tại trong việc phân bổ kế hoạch vốn:

Qua quá trình thực hiện việc kiểm tra, rà soát việc phân bổ kế hoạch vốn của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, Bộ Tài chính nhận thấy còn một số vấn đề còn tồn tại như sau:

(i) Phân bổ cho một số dự án khởi công mới chưa đủ thủ tục đầu tư (chưa có quyết định đầu tư được duyệt): Văn phòng Quốc hội, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Ban Quản lý Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam);

(ii) Bố trí vượt kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2021 - 2025:

- Một số dự án của Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông vận tải;

- Các dự án sử dụng vốn ODA của một số địa phương như:

+ Tỉnh Yên Bái: Dự án "Chương trình đô thị miền núi phía Bắc - thành phố Yên Bái" giao vượt kế hoạch trung hạn là 19.925 triệu đồng, dự án Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai giao vượt kế hoạch trung hạn là 49.999 triệu đồng.

+ Tỉnh Bình Thuận: dự án Dự án lĩnh vực nước Bình Thuận.

+ Tỉnh Quảng Bình: dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập WB8 tỉnh Quảng Bình, dự án môi trường bền vững các thành phố duyên hải Tiểu dự án thành phố Đồng Hới WB.

+ Tỉnh Bắc Ninh: dự án Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai năm 2021 và năm 2022 (vượt 18.467 triệu đồng) so với kế hoạch trung hạn

(iii) Bố trí vốn cho một số dự án chưa thuộc danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 được cấp có thẩm quyền giao: 01 dự án của Văn phòng Quốc hội; 02 dự án của tỉnh Hà Giang (Cải tạo, nâng cấp đường từ QL.2, xã Tân Quang đi UBND xã Đồng Tâm, huyện Bắc Quang, Cải tạo, nâng cấp ĐT.183 đoạn Km17-Km50+200 và đường Phố Cáo - Đồng Yên đến giáp địa danh Lục Yên, Yên Bái), 04 dự án của tỉnh Lâm Đồng (Hồ Ka Zam, Đường Cam Ly - Phước Thành, Đường tránh đô thị từ chân đèo Prenn đến xã Xuân Thọ, Xây dựng thay thế 05 cầu yếu).

(iv) Chưa phân bổ đủ cho các dự án hoàn thành năm 2022: Bắc Giang, Hà Nam.

(v) Phê duyệt đầu tư dự án khởi công mới chưa đảm bảo theo quy định của pháp luật hiện hành:

- Phê duyệt đầu tư các dự án với cơ cấu nguồn vốn chưa đảm bảo theo quy định tại Quyết định số 1535/QĐ-TTg ngày 15/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về bố trí kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025:

+ Tỉnh Sóc Trăng phê duyệt đầu tư 18 dự án khởi công mới, các dự án này được phê duyệt đầu tư 100% từ nguồn vốn ngân sách trung ương và đã bố trí kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 cho các dự án. Theo quy định, ngân sách trung ương chỉ bố trí 90% tổng mức đầu tư dự án, còn lại 10% bố trí từ ngân sách địa phương.

+ Tỉnh Lai Châu: phê duyệt đầu tư Dự án Khu liên hợp thể thao tỉnh Lai Châu là 100% vốn đầu tư từ ngân sách trung ương (190 tỷ đồng). Tuy nhiên, theo Quyết định số 1535/QĐ-TTg ngày 15/9/2021 dự án chỉ được bố trí 150/190 tỷ đồng tổng mức đầu tư dự án, số còn lại 40 tỷ đồng (so với tổng mức vốn đầu tư của dự án) bố trí từ ngân sách địa phương.

- Tỉnh Bắc Kạn phân bổ kế hoạch vốn năm 2022 cho Dự án xây dựng tuyến đường thành phố Bắc Kạn - Hồ Ba Bể kết nối sang Na Hang, tỉnh Tuyên Quang là 930.930 triệu đồng. Tuy nhiên việc phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án nêu trên của Tỉnh chưa phù hợp với quy định của Luật Đầu tư công (do dự án nhóm A đi qua 02 tỉnh).

(vi) Giao kế hoạch vốn nước ngoài cho dự án không đúng tỷ lệ cấp phát/cho vay lại được cấp có thẩm quyền phê duyệt: Dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp và phát triển sinh kế bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (tỉnh Bạc Liêu); dự án Phát triển các đô thị dọc hành lang tiểu vùng Mê Kông (GMS) lần 2 thành phố Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang); Dự án cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị Phát Diệm, huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình và Dự án Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai tỉnh Ninh Bình;

(vii) Kế hoạch vốn ODA Thủ tướng Chính phủ giao cho tỉnh Long An vượt kế hoạch đầu tư công trung hạn: Lũy kế kế hoạch vốn ODA giao cho tỉnh Long An đến hết năm 2022 là 424,860 tỷ đồng (năm 2021 là 237,664 tỷ đồng, năm 2022 là 187,196 tỷ đồng) vượt 187,196 tỷ đồng so với kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 (237,664 tỷ đồng).

Trên cơ sở kết quả kiểm tra, rà soát nêu trên, Bộ Tài chính đã có văn bản gửi các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương rà soát, điều chỉnh hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh để đảm bảo việc phân bổ kế hoạch vốn tuân thủ theo đúng quy định.

II. Tình hình giải ngân kế hoạch vốn đầu tư nguồn NSNN:

1. Về giải ngân tổng kế hoạch vốn năm 2022 (không bao gồm 24.000 tỷ đồng vốn Chương trình mục tiêu quốc gia chưa được Thủ tướng Chính phủ giao):

- Tổng kế hoạch là: 556.234,33 tỷ đồng, bao gồm: kế hoạch vốn kéo dài các năm trước sang năm 2022 là 1.077,278 tỷ đồng, kế hoạch vốn giao trong năm 2022 là 555.157,05 tỷ đồng.

- Lũy kế thanh toán từ đầu năm đến 31/01/2022 là 22.444,92 tỷ đồng, đạt 4,04% kế hoạch.

- Ước thanh toán từ đầu năm đến 28/02/2022 là 44.642,70 tỷ đồng, đạt 8,03% kế hoạch.

Cụ thể như sau:

Đơn vị tính: tỷ đồng

STT

Nội dung

Tổng KH vốn (tại thời điểm báo cáo)

Lũy kế thanh toán vốn đến hết 31/01/2022

Ước thanh toán đến hết 28/02/2022

Số tiền

Tỷ lệ

Số tiền

Tỷ lệ

1

2

3

4

5=4/3

6

7=6/3

 

TỔNG SỐ (1+2)

556.234,33

22.444,92

4,04%

44.642,70

8,03%

1

Vốn trong nước

521.434,33

22.432,60

4,30%

44.572,79

8,55%

2

Vốn nước ngoài

34.800,00

12,31

0,04%

69,91

0,20%

(Chi tiết theo Phụ lục số 02 đính kèm)

2. Về giải ngân vốn kế hoạch các năm trước kéo dài sang năm 2022:

Lũy kế thanh toán từ đầu năm đến 31/01/2022 là 0 tỷ đồng, ước thanh toán từ đầu năm đến 28/02/2022 là 30,14 tỷ đồng, đạt 2,80% kế hoạch.

3. Về giải ngân vốn kế hoạch năm 2022:

3.1. Lũy kế thanh toán từ đầu năm đến 31/01/2022.

Lũy kế thanh toán từ đầu năm đến 31/01/2022 là 22.444,92 tỷ đồng, đạt 4,04% kế hoạch (555.157,05 tỷ đồng(2)) và đạt 4,33% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (518.105,895 tỷ đồng) (cùng kỳ năm 2021 đạt 1,65% kế hoạch và đạt 1,82% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).

Trong đó:

+ Vốn trong nước: 22.432,60 tỷ đồng (đạt 4,31% kế hoạch là 520.357,05 tỷ đồng).

+ Vốn nước ngoài: 12,31 tỷ đồng (đạt 0,04% kế hoạch là 34.800 tỷ đồng).

3.2. Ước thanh toán từ đầu năm đến 28/02/2022:

Ước thanh toán từ đầu năm đến 28/02/2022 là 44.612,56 tỷ đồng, đạt 8,04% kế hoạch (đạt 8,61% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao) (cùng kỳ năm 2021 đạt 4,62% kế hoạch và đạt 5,09% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).

Trong đó:

+ Vốn trong nước là 44.542,65 tỷ đồng (đạt 8,56% kế hoạch và đạt 9,22% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).

+ Vốn nước ngoài là 69,91 tỷ đồng (đạt 0,20% kế hoạch).

Cụ thể như sau:

Đơn vị: Tỷ đồng

STT

Nội dung

Ước thanh toán đến 28/02/2022

Tỷ lệ (%) thực hiện

Tỷ lệ (%) thực hiện (so với KH TTCP giao)

Cùng kỳ năm 2021

Số tiền

Tỷ lệ (%) thực hiện

Tỷ lệ (%) thực hiện so với KH TTg giao

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

 

TỔNG SỐ
(A)+(B) (I+II)

44.612,56

8,04%

8,61%

23.487,605

4,62%

5,09%

 

VỐN TRONG NƯỚC

44.542,65

8,56%

9,22%

23.291,32

5,10%

5,68%

 

VỐN NƯỚC NGOÀI

69,91

0,20%

0,20%

196,28

0,38%

0,38%

A

VỐN NSĐP

33.847,17

9,92%

11,13%

21.130,73

6,99%

8,28%

B

VỐN NSTW

10.765,39

5,03%

5,03%

2.356,88

1,14%

1,14%

-

Vốn NSTW đầu tư theo ngành, lĩnh vực

10.765,39

5,03%

5,03%

2.356,88

1,14%

1,14%

+

Vốn trong nước

10.695,48

5,97%

5,97%

2.160,59

1,40%

1,40%

+

Vốn nước ngoài

69,91

0,20%

0,20%

196,28

0,38%

0,38%

-

Vốn Chương trình MTQG

-

 

 

-

 

 

 

Vốn trong nước

-

 

 

-

 

 

 

Vốn nước ngoài

-

 

 

-

 

 

I

BỘ, CƠ QUAN TW
(1+2) (i+ii)

3.510,81

3,18%

3,18%

795,39

0,74%

0,74%

1

VỐN TRONG NƯỚC

3.460,81

3,52%

3,52%

795,39

0,87%

0,87%

2

VỐN NƯỚC NGOÀI

50,00

0,41%

0,41%

-

0,00%

0,00%

i

Vốn NSNN đầu tư theo ngành, lĩnh vực

3.510,81

3,18%

3,18%

795,39

0,74%

0,74%

 

Vốn trong nước

3.460,81

3,52%

3,52%

795,39

0,87%

0,87%

 

Vốn nước ngoài

50,00

0,41%

0,41%

-

0,00%

0,00%

ii

Vốn Chương trình MTQG

-

 

 

-

 

 

 

Vốn trong nước

-

 

 

-

 

 

 

Vốn nước ngoài

-

 

 

-

 

 

II

ĐỊA PHƯƠNG
(1+2) (i+ii)

41.101,75

9,24%

10,09%

22.692,22

5,67%

6,42%

1

VỐN TRONG NƯỚC

41.081,84

9,74%

10,67%

22.495,93

6,16 %

7,06%

2

VỐN NƯỚC NGOÀI

19,91

0,09%

0,09%

196,28

0,56%

0,56%

i

Vốn NSĐP

33.847,17

9,92%

11,13%

21.130,73

6,99%

8,28%

ii

Vốn NSTW bổ sung có mục tiêu cho ĐP

7.254,58

7,01%

7,01%

1.561,49

1,59%

1,59%

 

Vốn trong nước

7.234,67

8,96%

8,96%

1.365,20

2,16%

2,16%

 

Vốn nước ngoài

19,91

0,09%

0,09%

196,28

0,56%

0,56%

ii.1

Vốn đầu tư theo ngành, lĩnh vực

7.254,58

7,01%

7,01%

1.561,49

1,59%

1,59%

 

Vốn trong nước

7.234,67

8,96%

8,96%

1.365,20

2,16%

2,16%

 

Vốn nước ngoài

19,91

0,09%

0,09%

196,28

0,56%

0,56%

ii.2

Vốn Chương trình MTQG

-

 

 

-

 

 

 

Vốn trong nước

-

 

 

-

 

 

 

Vốn nước ngoài

-

 

 

-

 

 

3.3. Nhận xét tình hình giải ngân kế hoạch 2021:

Tỷ lệ ước giải ngân 02 tháng đầu năm 2022 đạt 8,61% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao là cao hơn so với cùng kỳ năm 2021 (5,09%); trong đó vốn trong nước đạt 9,22% (cùng kỳ năm 2021 đạt 5,68%), vốn nước ngoài đạt 0,20% (thấp hơn cùng kỳ năm 2021 là 0,38%).

- Có 07 Bộ và 20 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 15%. Một số Bộ, địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt cao gồm: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (32,65%), Thái Bình (31,7%), Lai Châu (27,3%) (Chi tiết theo Phụ lục số 04 đính kèm).

- Có 47/52 Bộ và 24/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới dưới mức bình quân chung của cả nước (8%), trong đó có 39 Bộ chưa giải ngân kế hoạch vốn) (Chi tiết theo Phụ lục số 03 đính kèm).

III. Tình hình thực hiện các dự án trọng điểm:

1. Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành:

Theo Quyết định số 1487/QĐ-TTg ngày 06/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ, Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành có tổng mức đầu tư là 22.856 tỷ đồng, tổng lũy kế vốn đã bố trí đến năm 2021 là 22.855,035 tỷ đồng, cụ thể: năm 2018 là 4.500 tỷ đồng, năm 2019 là 6.990 tỷ đồng, năm 2020 là 6.705,035 tỷ đồng, năm 2021 là 4.660 tỷ đồng.

Theo báo cáo của KBNN, đến thời điểm báo cáo dự án đã giải ngân lũy kế là 14.699,340 tỷ đồng, đạt 64,32% kế hoạch đã giao, trong đó kế hoạch năm 2021 giải ngân là 2.195,348 tỷ đồng, đạt 47,11%.

2. Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020:

2.1. Về giải ngân: Số vốn giải ngân đến thời điểm báo cáo là 1.134,962 tỷ đồng, đạt 6,7% kế hoạch năm 2022 được giao (16.865,645 tỷ đồng).

2.2. Về tình hình thực hiện:

Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải đến ngày 17/02/2022, tình hình thực hiện Dự án như sau:

a) Về bàn giao mặt bằng, tái định cư và di dời công trình hạ tầng kỹ thuật: Công tác GPMB đã cơ bản hoàn thành, hiện chỉ còn cục bộ một số vị trí với tổng chiều dài khoảng 0,453km (chiếm 0,07% chiều dài tuyến); một số khu TĐC và một số công trình hạ tầng kỹ thuật đang được các địa phương tích cực triển khai thực hiện.

b) Về tình hình triển khai thi công

- Về tiến độ thực hiện các dự án thành phần đến thời điểm hiện này: Trong tổng số 11 dự án, có 07/11 dự án thành phần cơ bản đáp ứng tiến độ (trong đó có 01 dự án thành phần đã hoàn thành), 04/11 dự án thành phần chưa đáp ứng tiến độ so với kế hoạch ban đầu (Diễn Châu - Bãi Vọt, Cam Lộ - La Sơn, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây). Nguyên nhân chậm tiến độ như sau:

+ Đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt: Nguyên nhân chủ yếu là do chậm ký hợp đồng tín dụng (đến ngày 12/02/2022, Nhà đầu tư mới ký được Hợp đồng tín dụng), chưa hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu, chưa quyết liệt huy động thiết bị, xe máy, nhân lực triển khai thi công.

+ Đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây: Nguyên nhân chủ yếu là do khó khăn về nguồn vật liệu đất đắp nền đường. Hiện nay, đoạn Phan Thiết - Dầu Giây đã tháo gỡ xong vướng mắc về vật liệu đất đắp nền đường, tiến độ thực hiện cơ bản đáp ứng yêu cầu theo kế hoạch điều chỉnh; đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết dự kiến đến hết tháng 3/2022 các khó khăn về nguồn vật liệu đất đắp nền đường sẽ được tháo gỡ.

+ Đoạn Cam Lộ - La Sơn: Nguyên nhân chậm tiến độ do ảnh hưởng của mưa lũ năm 2020, ảnh hưởng của đại dịch covid-19, chậm bàn giao mặt bằng tại một số gói thầu. Hiện tiến độ thực hiện dự án cơ bản đáp ứng kế hoạch điều chỉnh

- Về nguồn vật liệu đắp nền đường: Chính phủ đã ban hành 02 nghị quyết về cơ chế đặc thù trong cấp phép khai thác, nâng công suất khai thác các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cung cấp cho Dự án. Các Nghị quyết này đã cơ bản tháo gỡ được vướng mắc về nguồn vật liệu đất đắp nền đường cung cấp cho các Dự án thành phần. Tuy nhiên, hiện còn thiếu hụt khoảng 12,96 triệu m3 đất đắp tại 06 dự án thành phần, đang được các địa phương tích cực tháo gỡ, dự kiến sẽ cơ bản hoàn thành tháo gỡ các vướng mắc về nguồn vật liệu đắp nền đường trong tháng 3/2022.

IV. Tiến độ giải ngân kế hoạch vốn năm 2022:

Tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn 01 tháng và ước 02 tháng đầu năm 2022 tuy cao hơn cùng kỳ năm 2021 nhưng vẫn đạt thấp, nguyên nhân là do:

- Trong tháng 1, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tập trung thanh toán khối lượng hoàn thành của kế hoạch vốn năm 2021 đến hết thành 31/01/2022 và triển khai phân bổ kế hoạch vốn năm 2022 đã được Thủ tướng Chính phủ giao.

- Kỳ nghỉ Tết nguyên đán trong tháng 2, đồng thời, dịch Covid 19 vẫn diễn biến phức tạp tại số địa phương đã ảnh hưởng lớn đến công tác thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công.

V. Về tình hình thực hiện chế độ báo cáo:

- Tại Thông tư số 15/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về chế độ và biểu mẫu báo cáo tình hình thực hiện, thanh toán vốn đầu tư công (có hiệu lực thi hành từ ngày 5/4/2021), trong đó quy định: “Trước ngày 15 của tháng báo cáo, các bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo tình hình thực hiện và thanh toán vốn đầu tư công hằng tháng theo Mẫu số 01/TTKHN và các biểu mẫu kèm theo Thông tư này gửi Bộ Tài chính”.

- Đến thời điểm báo cáo, Bộ Tài chính mới nhận được báo cáo định kỳ tình hình giải ngân tháng 02/2021 của 07/52 Bộ, cơ quan trung ương và 24/63 địa phương, cụ thể như sau:

+ Các Bộ, cơ quan trung ương bao gồm: Ngân hàng Phát triển Việt Nam; Đài Truyền hình Việt Nam; Bộ Công thương; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Xây dựng; Thanh tra Chính phủ; Viện Khoa học xã hội Việt Nam.

+ Các địa phương bao gồm: Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Yên Bái, Lai Châu, Bắc Ninh, Hải Dương, Nam Định, Thanh Hóa, Thái Bình, Quảng Trị, Bình Thuận, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, An Giang, Hậu Giang, Trà Vinh, Cần Thơ

VI. Kiến nghị của Bộ Tài chính:

1. Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

- Căn cứ Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 8/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ và công văn số 572/VPCP-KTTH ngày 21/01/2022 của Văn phòng Chính phủ, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính rà soát tình hình và kết quả giải ngân vốn đầu tư năm 2021 để đề xuất Thủ tướng Chính phủ phương án xử lý phù hợp đối với số vốn còn lại chưa giải ngân.

- Báo cáo cấp có thẩm quyền giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 (đợt 2) đối với các dự án đã đảm bảo thủ tục, điều kiện giao kế hoạch làm cơ sở để các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương phân bổ kế hoạch năm 2022 cho các dự án.

+ Phối hợp với các địa phương rà soát các dự án đã giao vượt kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 (trong đó có các dự án ODA của tỉnh Long An) để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý

2. Đối với các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương:

- Đề nghị các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương báo cáo rõ nguyên nhân chưa phân bổ hết kế hoạch vốn năm 2022 đã được Thủ tướng Chính phủ giao gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

- Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công nguồn NSNN năm 2022, đề nghị các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tại Công điện số 126/CĐ-TTg ngày 12/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc triển khai quyết liệt, hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 08/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 và công văn số 965/BTC-ĐT ngày 27/01/2022 của Bộ Tài chính gửi các Bộ, ngành trung ương về việc đôn đốc phân bổ nhập dự toán Tabmis và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công nguồn NSNN năm 2022 của các bộ, cơ quan trung ương;

- Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo định kỳ theo quy định tại Thông tư số 15/2021/TT-BTC ngày 18/02/2021 Quy định về chế độ và biểu mẫu báo cáo tình hình thực hiện, thanh toán vốn đầu tư công, đề xuất giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.

Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ KHĐT;
- Cổng TTĐTCP (để đăng tải);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- KBNN;
- Cục QLN và TCĐN;
- Vụ: I, NSNN, TCNH;
- Cục TH và TKTC (để đăng tải lên Cổng TTĐT);
- Lưu: VT, ĐT(16b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Tạ Anh Tuấn

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

 

 



(1) Bao gồm 24.000 tỷ đồng vốn Chương trình MTQG chưa được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn.

(2) Bao gồm kế hoạch Thủ tướng Chính phủ đã giao là 518.105,895 tỷ đồng và kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương triển khai tăng so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao là 37.051.159 tỷ đồng.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 1800/BTC-ĐT về tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước lũy kế 01 tháng, ước thực hiện 02 tháng kế hoạch năm 2022 do Bộ Tài chính ban hành

  • Số hiệu: 1800/BTC-ĐT
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 24/02/2022
  • Nơi ban hành: Bộ Tài chính
  • Người ký: Tạ Anh Tuấn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 24/02/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản