Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1633/TCT-CS | Hà Nội, ngày 09 tháng 5 năm 2023 |
Kính gửi: | - Cục Thuế thành phố Hải Phòng; |
Trả lời công văn số 3381/CTHPH-TTKT2 ngày 20/12/2021 của Cục Thuế thành phố Hải Phòng và công văn số 1504/2022/LGEVH-CV ngày 15/04/2022 của Công ty TNHH LG Electronics Việt Nam (gọi tắt là Công ty) có ý kiến một số vấn đề về chính sách thuế của Công ty TNHH LG Electronics Việt Nam Hải Phòng. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
1. Về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với hàng doanh nghiệp nhận được mà không phải thanh toán.
- Tại Điều 3 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/06/2008 quy định về thu nhập khác;
- Tại khoản 1 Điều 1 Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế;
- Tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 2018/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26/12/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Tại Điều 7 Thông tư số 78/2015/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN;
- Tại khoản 2 Điều 10 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế.
Căn cứ các quy định nêu trên, về nguyên tắc doanh nghiệp có dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế TNDN do đáp ứng điều kiện ưu đãi về địa bàn thì thu nhập được hưởng ưu đãi là thu nhập phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án đầu tư trên địa bàn ưu đãi trừ các khoản thu nhập không được hưởng ưu đãi theo quy định của thuế TNDN. Các khoản thu nhập không thuộc thu nhập phát sinh trên địa bàn ưu đãi đầu tư, không thuộc thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án đầu tư thì không được hưởng ưu đãi thuế TNDN.
2. Thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu ra đối với hàng nguyên chiếc doanh nghiệp xuất cho mục đích bảo hành sản phẩm.
Căn cứ hướng dẫn tại khoản 7 Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:
“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất)”
Căn cứ hướng dẫn tại điểm 2.8 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:
“2.8. Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, người bán đã xuất hóa đơn, người mua đã nhận hàng, nhưng sau đó người mua phát hiện hàng hóa không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại toàn bộ hay một phần hàng hóa, khi xuất hàng trả lại cho người bán, cơ sở phải lập hóa đơn, trên hóa đơn ghi rõ ràng hàng hóa trả lại người bán do không đúng quy cách, chất lượng, tiền thuế GTGT (nếu có).
Trường hợp người mua là đối tượng không có hóa đơn, khi trả lại hàng hóa, bên mua và bên bán phải lập biên bản ghi rõ loại hàng hóa, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hóa đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hóa đơn), lý do trả hàng và bên bán thu hồi hóa đơn đã lập.”
Về thuế GTGT đầu ra đối với hàng nguyên chiếc Công ty xuất bảo hành, theo trình bày của Công ty, do Công ty không bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng mà thông qua nhiều tầng đại lý phân phối dẫn đến việc không thể có thông tin số ký hiệu hóa đơn để làm cơ sở lập hóa đơn, chứng từ trả lại hàng theo quy định tại điểm 2.8 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC để kê khai giảm doanh thu và thuế GTGT.
Do đó, trên cơ sở tình hình thực tế, trường hợp Công ty đã bán hàng cho hệ thống đại lý phân phối, xuất hóa đơn GTGT đầu ra và kê khai, nộp thuế, có phát sinh hoạt động bảo hành đối với các sản phẩm bị lỗi cần phải thay thế nguyên chiếc thì Công ty chịu trách nhiệm lập và lưu giữ đầy đủ các tài liệu, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, hợp lý của hoạt động thu đổi bảo hành sản phẩm để làm căn cứ hạch toán, phục vụ công tác quản lý của cơ quan thuế và các cơ quan chức năng trong quá trình kiểm tra, thanh tra theo quy định.
Cục Thuế căn cứ theo điều kiện thực tế của đơn vị để hướng dẫn đơn vị thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
3. Về khấu trừ thuế GTGT đầu vào và tính chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN tương ứng với giá trị hàng hóa Công ty mang đi tiêu hủy.
a) Về thuế GTGT
Căn cứ hướng dẫn tại khoản 1 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính về nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào:
“1. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất.
Các trường hợp tổn thất không được bồi thường được khấu trừ thuế GTGT đầu vào gồm: thiên tai, hỏa hoạn, các trường hợp tổn thất không được bảo hiểm bồi thường, hàng hóa mất phẩm chất, quá hạn sử dụng phải tiêu hủy. Cơ sở kinh doanh phải có đầy đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh các trường hợp tổn thất không được bồi thường để khấu trừ thuế…”
Theo đó, về khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hàng hóa Công ty mang đi tiêu hủy, trường hợp xác định việc tiêu hủy hàng hóa, linh kiện bị lỗi thuộc trường hợp tổn thất không được bảo hiểm bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính thì được khấu trừ thuế. Công ty phải có đầy đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh các trường hợp tổn thất không được bồi thường để khấu trừ thuế.
b) Về thuế TNDN
Khoản 19 Điều 7 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính quy định về thu nhập khác bao gồm:
“19. Thu nhập về tiêu thụ phế liệu, phế phẩm sau khi đã trừ chi phí thu hồi và chi phí tiêu thụ…”
Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:
“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật…
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
…2.19. Trích, lập và sử dụng các khoản dự phòng không theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính về trích lập dự phòng: dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp và dự phòng rủi ro nghề nghiệp của doanh nghiệp thẩm định giá, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập.”
Theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật về thuế TNDN thì: Về nguyên tắc doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với các khoản chi đáp ứng các điều kiện về khoản chi được trừ và không thuộc các khoản chi không được trừ.
Theo công văn của Công ty có nêu: Công ty đã hạch toán đối với nghiệp vụ nhận hàng hỏng và đổi trả hàng mới như sau: (1) Công ty hạch toán giảm tài khoản chi phí và tăng kho hàng hóa khi nhận hàng hỏng được bảo hành về (2) Khi xuất kho để tiêu hủy hàng hỏng ngay sau đó: Công ty hạch toán giảm kho hàng hóa và tăng tài khoản chi phí. Trong hai nghiệp vụ kế toán nêu trên, tài khoản chi phí không phải là chi phí tiêu hủy hàng, đây là tài khoản nhằm giúp Công ty theo dõi và quản lý nội bộ sự biến động đối với hàng hỏng nhận về và sau đó được tiêu hủy, đảm bảo minh bạch cho hệ thống quản lý hàng hóa ra vào. Công ty không ghi nhận thêm chi phí tiêu hủy hàng. Hạch toán như trên không làm giảm doanh thu hay chi phí giá vốn hàng bán ban đầu, không làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ thuế của LGEVH do Công ty đã nộp thuế đối với giao dịch bán hàng trước đó.
Trường hợp của Công ty TNHH LG Electronics Việt Nam Hải Phòng đang trong quá trình thanh tra nghĩa vụ thuế thì việc xác định nghĩa vụ thuế cụ thể cần căn cứ quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật và điều kiện thực tế Công ty đáp ứng. Đề nghị Cục Thuế căn cứ theo quy định của Luật Quản lý thuế, Luật Thanh tra để thực hiện kết luận thanh tra theo thẩm quyền.
Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế thành phố Hải Phòng và Công ty TNHH LG Electronics Việt Nam Hải Phòng được biết./.
| TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 3542/TCT-CS năm 2021 về trả lời chính sách thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- 2Công văn 13984/BTC-TCT năm 2021 trả lời kiến nghị về sửa đổi, bổ sung chính sách kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành
- 3Công văn 472/TCT-CS năm 2022 trả lời chính sách thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- 4Công văn 4083/TCT-CS năm 2023 trả lời chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp do Tổng cục Thuế ban hành
- 5Công văn 4626/TCT-CS năm 2023 về trả lời chính sách thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- 6Công văn 4854/TCT-CS năm 2023 trả lời chính sách thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- 1Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008
- 2Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
- 3Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP và 04/2014/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi Thông tư 156/2013/TT-BTC, 111/2013/TT-BTC, 219/2013/TT-BTC, 08/2013/TT-BTC, 85/2011/TT-BTC, 39/2014/TT-BTC và 78/2014/TT-BTC để cải cách, đơn giản thủ tục hành chính về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7Thông tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định quy định về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 8Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014
- 9Thông tư 26/2015/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP, sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-BTC về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ Tài chính ban hành
- 10Thông tư 96/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC, Thông tư 119/2014/TT-BTC, Thông tư 151/2014/TT-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 11Luật Quản lý thuế 2019
- 12Công văn 3542/TCT-CS năm 2021 về trả lời chính sách thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- 13Công văn 13984/BTC-TCT năm 2021 trả lời kiến nghị về sửa đổi, bổ sung chính sách kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành
- 14Công văn 472/TCT-CS năm 2022 trả lời chính sách thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- 15Luật Thanh tra 2022
- 16Công văn 4083/TCT-CS năm 2023 trả lời chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp do Tổng cục Thuế ban hành
- 17Công văn 4626/TCT-CS năm 2023 về trả lời chính sách thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- 18Công văn 4854/TCT-CS năm 2023 trả lời chính sách thuế do Tổng cục Thuế ban hành
Công văn 1633/TCT-CS năm 2023 về trả lời chính sách thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- Số hiệu: 1633/TCT-CS
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 09/05/2023
- Nơi ban hành: Tổng cục Thuế
- Người ký: Lưu Đức Huy
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/05/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra