Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1593/BNN-PC
V/v Hướng dẫn cách thức thực hiện rà soát các văn bản quy phạm pháp luật với các quy định của Hiến pháp.

Hà Nội, ngày 26 tháng 03 năm 2014

 

Kính gửi: Các đơn vị trực thuộc Bộ

Thực hiện Kế hoạch tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định 383/QĐ-BNN-PC ngày 07/03/2014, Vụ Pháp chế hướng dẫn cách thức thực hiện rà soát và xác định các quy định, văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái với quy định của Hiến pháp như sau:

I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG RÀ SOÁT

1. Nghị định Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng đang có hiệu lực thi hành hoặc đã được ban hành nhưng chưa có hiệu lực thi hành tính đến thời điểm 01/01/2014 (ngày Hiến pháp có hiệu lực).

2. Văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang có hiệu lực thi hành hoặc đã được ban hành nhưng chưa có hiệu lực thi hành tính đến thời điểm 01/01/2014 (ngày Hiến pháp có hiệu lực).

II. NỘI DUNG, CÁCH THỨC RÀ SOÁT

1. Nội dung rà soát:

a) Rà soát, xác định các nội dung liên quan đến nông nghiệp và phát triển nông thôn được Hiến pháp quy định phải do Luật định nhưng chưa được quy định tại Luật mà đang được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT nhằm đề xuất luật hóa các quy định đó.

b) Phát hiện những nội dung liên quan đến nông nghiệp và phát triển nông thôn được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật trái với quy định của Hiến pháp.

c) Phát hiện những mâu thuẫn, chồng chéo, hạn chế, bất cập của các quy định liên quan đến nông nghiệp và PTNT tại các văn bản quy phạm pháp luật được rà soát.

d) Phát hiện những khoảng trống pháp lý chưa có văn bản điều chỉnh về nông nghiệp và PTNT để đảm bảo thi hành hiệu quả các quy định của Hiến pháp.

2. Cách thức rà soát:

a. Tập hợp các văn bản quy phạm pháp luật được rà soát

Xác định và tập hợp đầy đủ tất cả các văn bản quy phạm pháp luật được rà soát thuộc trách nhiệm rà soát của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Tiến hành rà soát

b1) Nghiên cứu, đối chiếu, so sánh nội dung của văn bản quy phạm pháp luật cần rà soát với các quy định tại Hiến pháp.

b2) Cung cấp các thông tin vào Bảng rà soát theo mẫu (biểu mẫu 2) ban hành kèm theo công văn này.

b3) Lập các Danh mục sau đây (biểu mẫu 3):

- Danh mục văn bản quy phạm pháp luật được rà soát;

- Danh mục văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái với quy định của Hiến pháp cần dừng thi hành;

- Danh mục văn bản quy phạm pháp luật kiến nghị cần sửa đổi, bổ sung; bãi bỏ; thay thế hoặc ban hành mới để phù hợp với Hiến pháp;

Các hình thức kiến nghị xử lý thể hiện tại Danh mục văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan/đơn vị đề xuất theo các hình thức quy định tại Điều 19 Nghị định 16/2013/NĐ-CP, cụ thể như sau:

+ Sửa đổi, bổ sung được áp dụng khi một phần của nội dung văn bản đó trái với các quy định của Hiến pháp;

+ Bãi bỏ (toàn bộ/một phần) được áp dụng khi toàn bộ/một phần văn bản đó trái, chồng chéo, mâu thuẫn với Hiến pháp mà không cần thiết ban hành văn bản để thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung;

+ Thay thế văn bản được áp dụng trong trường hợp toàn bộ hoặc phần lớn nội dung của văn bản trái, chồng chéo, mâu thuẫn với Hiến pháp;

+ Ban hành văn bản mới khi qua rà soát phát hiện có quan hệ xã hội cần được điều chỉnh bởi văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn hoặc có quan hệ xã hội cần điều chỉnh nhưng chưa có quy định pháp luật điều chỉnh.

3. Báo cáo kết quả rà soát

Các đơn vị xây dựng Báo cáo kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật với các quy định của Hiến pháp theo biểu mẫu 1, biểu mẫu 2, biểu mẫu 3. Báo cáo đề nghị gửi về Vụ Pháp chế bằng văn bản và bằng file điện tử vuphapche.bnn@gmail.com trước ngày 10/6/2014 để tổng hợp, gửi Bộ Tư pháp.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Lưu VT, PC.

TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ PHÁP CHẾ




Nguyễn Thị Kim Anh

 

Biểu mẫu 1:

BÁO CÁO KẾT QUẢ RÀ SOÁT

(Ban hành kèm theo công văn số 1593/BNN-PC ngày 26 tháng 3 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……………..

…., ngày       tháng     năm….

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ RÀ SOÁT

VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỚI CÁC QUY ĐỊNH CỦA HIẾN PHÁP

I. Quá trình tổ chức thực hiện

II. Kết quả rà soát (Kèm theo các biểu mẫu 2 và biểu mẫu 3 của công văn hướng dẫn này).

1. Tổng số văn bản quy phạm pháp luật thuộc trách nhiệm rà soát

2. Tổng số văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái với quy định của Hiến pháp cần phải dừng thi hành

3. Tổng số văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế hoặc ban hành mới đảm bảo phù hợp với quy định của Hiến pháp

III. Vướng mắc, khó khăn và đề xuất, kiến nghị

 

 

Nơi nhận:

 

LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ
(Ký, đóng dấu)

 

Biểu mẫu 2:

BẢNG NỘI DUNG RÀ SOÁT
(Ban hành kèm theo công văn số 1593/BNN-PC ngày 26 tháng 3 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)

TT

Quy định của Hiến pháp

Quy định của Nghị định, Quyết định TTg, văn bản của Bộ trưởng Bộ NNPTNT được rà soát (Nêu tên văn bản, điều, khoản, điểm...)

Phân tích, đánh giá, phát hiện theo các nội dung rà soát tại điểm a, b, c, d khoản 1 Phần I của công văn này.

Đề xuất, kiến nghị

Cơ quan chủ trì thực hiện đề xuất, kiến nghị

Mốc thời gian thực hiện đề xuất kiến nghị

Ghi chú

 

 

 

 

Cần dừng thi hành

Sửa đổi, bổ sung

Bãi bỏ một phần/ toàn bộ

Thay thế hoặc ban hành mới

 

 

 

Ví dụ 1: Rà soát, xác định các nội dung được Hiến pháp quy định phải do Luật định nhưng chưa được quy định tại Luật mà đang được quy định tại các văn bản dưới luật để đề xuất luật hóa.

 

Khoản 3 Điều 20 quy định:

“Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật …”

 

Phân tích, đánh giá: Rà soát xem nội dung này đã được quy định tại văn bản luật nào chưa? Nếu chưa có luật quy định về nội dung này nhưng đã được quy định tại văn bản dưới luật thì chỉ rõ văn bản đó để đề xuất luật hóa.

 

 

 

Nội dung này đã được quy định tại Luật 75/2006/QH11 về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác

Bộ Y tế

 

 

Ví dụ 2: Phát hiện những quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp (Lưu ý: Ví dụ dưới đây hướng dẫn cách thức rà soát, không phải là ví dụ trái với Hiến pháp)

 

Khoản 2 Điều 14 quy định: "Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.

Điều 12 Nghị định 59/2005/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản quy định: “1. Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về nuôi trồng thủy sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.

2. Địa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản phải theo quy hoạch của địa phương.

3. Cơ sở phải bảo đảm các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật về nuôi trồng thủy sản, tiêu chuẩn vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

4. Sử dụng các loại thức ăn, thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất theo quy định của pháp luật.”

Phân tích, đánh giá, xem xét quy định này có bị hạn chế về quyền hay không? Nếu bị hạn chế thì các hạn chế này có vì mục đích quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng hay không? Nếu vì mục đích quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng thì quy định này phù hợp với khoản 2 Điều 14 của Hiến pháp.

 

 

 

 

 

 

 

 

……..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu mẫu 3:

DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐƯỢC RÀ SOÁT VÀ KIẾN NGHỊ HÌNH THỨC XỬ LÝ
(Ban hành kèm theo công văn số 1593/BNN-PC ngày 26 tháng 3 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)

1. Danh mục văn bản quy phạm pháp luật được rà soát

TT

Tên loại văn bản

Số, ký hiệu; ngày, tháng, năm ban hành văn bản

Tên gọi của văn bản/Trích yếu nội dung của văn bản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Danh mục văn bản quy phạm pháp luật có nội dung, quy định trái với Hiến pháp cần dừng thi hành

TT

Tên văn bản

Nội dung, quy định trái với Hiến pháp cần dừng thi hành (Điều, khoản)

Lý do trái với Hiến pháp cần dừng thi hành

Cơ quan/đơn vị chủ trì thực hiện kiến nghị

Thời hạn xử lý

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Danh mục văn bản quy phạm pháp luật cần được sửa đổi, bổ sung; bãi bỏ; thay thế hoặc ban hành mới để phù hợp với Hiến pháp.

TT

Tên văn bản

Nội dung (Điều, khoản) cần sửa đổi, bổ sung; bãi bỏ; thay thế hoặc ban hành mới

Lý do cần sửa đổi, bổ sung; bãi bỏ; thay thế hoặc ban hành mới

Cơ quan/đơn vị chủ trì soạn thảo

Thời hạn xử lý

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 1593/BNN-PC năm 2014 hướng dẫn cách thức thực hiện rà soát văn bản quy phạm pháp luật với quy định của Hiến pháp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 1593/BNN-PC
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 26/03/2014
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: Nguyễn Thị Kim Anh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 26/03/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản