Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 15558/BTC-HCSN
V/v Báo cáo tình hình bộ máy quản lý tài chính, kế toán của các đơn vị sự nghiệp công lập

Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2018

 

Kính gửi:

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thực hiện lộ trình sắp xếp, tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập;

Bộ Tài chính đang nghiên cứu mô hình tổ chức bộ máy quản lý tài chính, kế toán của các đơn vị sự nghiệp công lập để thu gọn đầu mối làm công tác kế toán, tài chính, tinh giản biên chế đối với người làm công tác kế toán. Để có cơ sở tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về đánh giá thực trạng tổ chức bộ máy quản lý tài chính, kế toán của các đơn vị sự nghiệp công lập và đề xuất mô hình tổ chức bộ máy quản lý tài chính, kế toán của đơn vị sự nghiệp công lập trong thời gian tới, Bộ Tài chính đề nghị Quý cơ quan báo cáo về thực trạng tổ chức bộ máy quản lý tài chính, kế toán của các đơn vị sự nghiệp công lập; kế hoạch sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập của từng ngành, lĩnh vực theo Nghị quyết số 19-NQ/TW và đề xuất mô hình tổ chức bộ máy quản lý tài chính, kế toán của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý trong thời gian tới.

Đề nghị Quý cơ quan gửi báo cáo về Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 12 năm 2018 (Đcương nội dung báo cáo theo phụ lục đính kèm.)

Rất mong nhận được sự quan tâm phối hợp của Quý cơ quan./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Vụ NSNN;
- Lưu: VT, Vụ HCSN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Văn Hiếu

 

ĐỀ CƯƠNG NỘI DUNG BÁO CÁO TÌNH HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

(Kèm theo công văn số 15558/BTC-HCSN ngày 13/12/2018 của Bộ Tài chính)

I. Đánh giá thực trạng tổ chức bộ máy quản lý tài chính, kế toán của đơn vị sự nghiệp công lập

1. Thực trạng về tổ chức bộ máy, số lượng người làm công tác tài chính, kế toán của đơn vị sự nghiệp công lập

- Tổng số đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó nêu cụ thể số lượng đơn vị theo kết quả phân loại đơn vị sự nghiệp theo ngành, lĩnh vực; chia ra 2 nhóm:

+ Đơn vị tự chủ tài chính (đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên);

- Đơn vị chưa tự chủ tài chính (đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên).

2. Về sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập của từng ngành, lĩnh vực theo Nghị quyết số 19-NQ/TW (tính đến thời điểm báo cáo ngày 31/12/2018).

a) Kết quả đạt được

- Về tổ chức bộ máy: nêu rõ số lượng các đơn vị giảm (do sáp nhập, giải thể).

- Về biên chế: nêu rõ số lượng biên chế giảm do sắp xếp lại tổ chức bộ máy; do thực hiện chuyển đổi chức năng, nhiệm vụ...; trong đó bố trí sắp xếp lại người làm công tác tài chính, kế toán chung cho nhiều đơn vị (nếu có); làm kiêm nhiệm công tác kế toán với các chức danh khác; giảm người làm công tác tài chính, kế toán do sáp nhập, hợp nhất, giải thể....

b) Khó khăn của việc bố trí sắp xếp lại người làm công tác tài chính, kế toán; vướng mắc và nguyên nhân.

(Đề nghị tổng hợp báo cáo số liệu chi tiết theo biểu đính kèm)

II. Kế hoạch sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập và đề xuất mô hình bộ máy quản lý tài chính, kế toán của đơn vị sự nghiệp công lập

1. Kế hoạch sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập của từng ngành, lĩnh vực theo Nghị quyết số 19-NQ/TW

a) Đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo

- Đối với giáo dục đại học

- Đối với giáo dục mầm non, phổ thông

b) Đối với lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

c) Đối với lĩnh vực y tế

d) Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ

đ) Đối với lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao

e) Đối với lĩnh vực thông tin và truyền thông

g) Sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác

- Về lĩnh vực bảo trợ xã hội, chăm sóc người có công

- Về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn

- Về lĩnh vực tài nguyên và môi trường

...

2. Đề xuất mô hình bộ máy quản lý tài chính, kế toán của đơn vị sự nghiệp công lập:

a) Đề nghị các bộ, ngành, địa phương đề xuất mô hình bộ máy quản lý tài chính, kế toán của đơn vị sự nghiệp công lập cụ thể theo lĩnh vực hoặc theo địa bàn cấp tỉnh, huyện hoặc theo phân loại đơn vị sự nghiệp...

b) Đề nghị các bộ, ngành, địa phương cho ý kiến về đề xuất một số mô hình: theo phụ lục đính kèm.

3. Giải pháp thực hiện

- Ban hành văn bản hướng dẫn về tổ chức bộ máy, về bố trí người làm công tác tài chính, kế toán; hoàn thiện cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; ban hành văn bản hướng dẫn đối với các đơn vị có thay đổi mô hình bộ máy tài chính, kế toán (nếu cần thiết).

- Nâng cao chất lượng đội ngũ người làm công tác tài chính, kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập.

- Về ứng dụng công nghệ thông tin ...

4. Tổ chức thực hiện

- Lộ trình thực hiện

- Phân công trách nhiệm thực hiện cho các cơ quan, đơn vị.

 

Bộ, ngành....

BIỂU TỔNG HỢP TÌNH HÌNH SỐ LƯỢNG ĐƠN VỊ, QUY MÔ NGUỒN TÀI CHÍNH, SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH-KẾ TOÁN CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP NĂM 2018 THEO LĨNH VỰC
(Biểu này dành cho các Bộ, ngành báo cáo)

TT

Sự nghiệp

Tổng số đơn vị sự nghiệp công lập

Trong đó

Số lượng lao động

Quỹ tiền lương

Số đơn vị sự nghiệp công lập có quy mô nguồn tài chính chi thường xuyên dưới 5 tỷ đồng

Số đơn vị sự nghiệp công lập có quy mô nguồn tài chính chi thường xuyên từ 5-10 tỷ đồng

Số đơn vị sự nghiệp công lập có quy mô nguồn tài chính chi thường xuyên từ 10 tỷ đồng trở lên

Biên chế, lao động hợp đồng từ 1 năm trở lên (người)

Trong đó số lượng người làm công tác tài chính, kế toán

Tổng quỹ lương ngạch bậc, chức vụ và các khoản đóng góp theo quy định (triệu đồng)

Trong đó tiền lương ngạch bậc, chức vụ và các khoản đóng góp của số người làm công tác TCKT (triệu đồng)

 

 

 

 

 

 

2

3

 

4

 

TỔNG SỐ

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Đơn vị tự bảo đảm một phần chi hoạt động thường xuyên

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Lĩnh vực sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề; trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trường, trung tâm bồi dưỡng chính trị, đào tạo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các cơ sở đào tạo đại học

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Lĩnh vực sự nghiệp y tế, trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bệnh viện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đơn vị kiểm nghiệm, kiểm định, kiểm chuẩn

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Lĩnh vực khoa học công nghệ

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Lĩnh vực sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Lĩnh vực sự nghiệp phát thanh truyền hình, thông tấn và báo chí

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Lĩnh vực sự nghiệp kinh tế

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Lĩnh vực sự nghiệp môi trường

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Lĩnh vực đảm bảo xã hội, trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trung tâm bảo trợ xã hội, trung tâm tâm thần...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Lĩnh vực khác

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Đơn vị sự nghiệp do NSNN bảo đảm toàn bộ chi hoạt động thường xuyên

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Lĩnh vực sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề; trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trường, trung tâm bồi dưỡng chính trị, đào tạo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c cơ sở đào tạo đại học

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Lĩnh vực sự nghiệp y tế, trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bệnh viện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đơn vị kiểm nghiệm, kiểm định, kiểm chuẩn

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Lĩnh vực khoa học công nghệ

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Lĩnh vực sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Lĩnh vực sự nghiệp phát thanh truyền hình, thông tấn và báo chí

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Lĩnh vực sự nghiệp kinh tế

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Lĩnh vực sự nghiệp môi trường

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Lĩnh vực đảm bảo xã hội, trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trung tâm bảo trợ xã hội, trung tâm tâm thần...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Lĩnh vực khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Địa phương...

BIỂU TỔNG HỢP TÌNH HÌNH SỐ LƯỢNG ĐƠN VỊ, QUY MÔ NGUỒN TÀI CHÍNH, SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH-KẾ TOÁN CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP NĂM 2018 THEO LĨNH VỰC
(Biểu này dành cho các địa phương báo cáo)

TT

Sự nghiệp

Tổng số đơn vị sự nghiệp công lập

Trong đó

Số lượng lao động

Quỹ tiền lương

Số đơn vị sự nghiệp công lập có quy mô nguồn tài chính chi thường xuyên dưới 5 tỷ đồng

Số đơn vị sự nghiệp công lập có quy mô nguồn tài chính chi thường xuyên từ 5-10 tỷ đồng

Số đơn vị sự nghiệp công lập có quy mô nguồn tài chính chi thường xuyên từ 10 tỷ đồng trở lên

Biên chế, lao động hợp đồng từ 1 năm trở lên (người)

Trong đó số lượng người làm công tác tài chính, kế toán

Tổng quỹ lương ngạch bậc, chức vụ và các khoản đóng góp theo quy định (triệu đồng)

Trong đó tiền lương ngạch bậc, chức vụ và các khoản đóng góp của số người làm công tác tài chính, kế toán (triệu đồng)

 

 

 

 

 

 

2

3

 

4

 

TỔNG SỐ

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Đơn vị tự bảo đảm một phần chi hoạt động thường xuyên

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Lĩnh vực sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề; trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các cơ sở giáo dục (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trường, trung tâm bồi dưỡng chính trị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các cơ sở đào tạo đại học

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Lĩnh vực sự nghiệp y tế, trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trung tâm y tế dự phòng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bệnh viện huyện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trung tâm y tế huyện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đơn vị kiểm nghiệm, kiểm định, kiểm chuẩn

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Lĩnh vực khoa học công nghệ

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Lĩnh vực sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trung tâm văn hóa và đoàn nghệ thuật tỉnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trung tâm văn hóa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trung tâm thể thao

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Lĩnh vực sự nghiệp phát thanh truyền hình, thông tấn và báo chí

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Lĩnh vực sự nghiệp kinh tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trung tâm khuyến công

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trung tâm khuyến nông

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trung tâm tiết kiệm năng lượng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trung tâm xúc tiến thương mại

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Lĩnh vực sự nghiệp môi trường

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Lĩnh vực đảm bảo xã hội, trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trung tâm bảo trợ xã hội, trung tâm tâm thần...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Lĩnh vực khác

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Đơn vị sự nghiệp do NSNN bảo đảm toàn bộ chi hoạt động thường xuyên

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Lĩnh vực sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề; trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các cơ sở giáo dục (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trường, trung tâm bồi dưỡng chính trị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các cơ sở đào tạo đại học

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Lĩnh vực sự nghiệp y tế, trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trung tâm y tế dự phòng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bệnh viện huyện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trung tâm y tế huyện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đơn vị kiểm nghiệm, kiểm định, kiểm chuẩn

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Lĩnh vực khoa học công nghệ

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Lĩnh vực sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trung tâm văn hóa và đoàn nghệ thuật tỉnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trung tâm văn hóa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trung tâm thể thao

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Lĩnh vực sự nghiệp phát thanh truyền hình, thông tấn và báo chí

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Lĩnh vực sự nghiệp kinh tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trung lâm dịch vụ nông nghiệp huyện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trung tâm khuyến công

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trung tâm khuyến nông

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trung tâm tiết kiệm năng lượng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trung tâm xúc tiến thương mại

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Lĩnh vực sự nghiệp môi trường

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Lĩnh vực đảm bảo xã hội, trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trung tâm bảo trợ xã hội, trung tâm tâm thần...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Lĩnh vực khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Địa phương...

BIỂU TỔNG HỢP TÌNH HÌNH SỐ LƯỢNG ĐƠN VỊ, QUY MÔ NGUỒN TÀI CHÍNH, SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH-KẾ TOÁN CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP NĂM 2018 THEO ĐỊA BÀN
(Biểu này dành cho các địa phương báo cáo)

TT

Sự nghiệp

Tổng số đơn vị sự nghiệp công lập

Trong đó

Số lượng lao động

Quỹ tiền lương

Số đơn vị sự nghiệp công lập có quy mô nguồn tài chính chi thường xuyên dưới 5 tỷ đồng

Số đơn vị sự nghiệp công lập có quy mô nguồn tài chính chi thường xuyên từ 5-10 tỷ đồng

Số đơn vị sự nghiệp công lập có quy mô nguồn tài chính chi thường xuyên từ 10 tỷ đồng trở lên

Biên chế, lao động hợp đồng từ 1 năm trở lên (người)

Trong đó số lượng người làm công tác tài chính, kế toán

Tổng quỹ lương ngạch bậc, chức vụ và các khoản đóng góp theo quy định (triệu đồng)

Trong đó tiền lương ngạch bậc, chức vụ và các khoản đóng góp của số người làm công tác tài chính, kế toán (triệu đồng)

 

 

 

 

 

 

2

3

 

4

 

TỔNG SỐ

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Đơn vị tự bảo đảm một phần chi hoạt động thường xuyên

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Địa bàn phường, xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chi tiết tên đơn vị

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Địa bàn quận, huyện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chi tiết tên đơn vị

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc TW

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chi tiết tên đơn vị trực thuộc tỉnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chi tiết tên đơn vị trực thuộc Sở

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Đơn vị sự nghiệp do NSNN bảo đảm toàn bộ chi hoạt động thường xuyên

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Địa bàn phường, xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chi tiết tên đơn vị

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Địa bàn quận, huyện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chi tiết tên đơn vị

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc TW

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chi tiết tên đơn vị trực thuộc tỉnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chi tiết tên đơn vị trực thuộc Sở

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ MÔ HÌNH BỘ MÁY QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
(Xin ý kiến các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị khảo sát kèm theo công văn số 15558/BTC-HCSN ngày 13/12/2018 của Bộ Tài chính)

I. Đề xuất mô hình bộ máy quản lý tài chính, kế toán theo địa bàn

Trên một địa bàn (phường/xã, quận/huyện) có thể có nhiều đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các lĩnh vực khác nhau, mỗi đơn vị đều có con dấu, tài khoản riêng, cần phải có báo cáo tài chính, quyết toán ngân sách riêng, báo cáo cơ chế tự chủ riêng. Tùy thuộc vào quy mô của mỗi đơn vị, khối lượng công việc mà bố trí 01 kế toán kiêm nhiệm 2 đơn vị trở lên. Giải pháp này thuận tiện về vị trí, giao dịch, sắp xếp nhân sự, tiết kiệm chi phí, thời gian, bộ máy tinh gọn mà vẫn đảm bảo tính độc lập, tự chủ của mỗi đơn vị.

Theo mô hình địa bàn, đề xuất một số mô hình sau:

1. Địa bàn xã, phường:

Bố trí 01 kế toán kiêm nhiệm 2 đơn vị trở lên đối với các trường đóng tại địa bàn xã, phường như: trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông (nếu có).

2. Địa bàn quận, huyện:

Bố trí 01 kế toán kiêm nhiệm 2 đơn vị trở lên đối với các trung tâm đóng tại địa bàn quận, huyện mà không thuộc các trường hợp thực hiện sáp nhập, hợp nhất theo Nghị quyết số 19-NQ/TW.

3. Địa bàn cấp tỉnh:

Đồ nghị rà soát các đơn vị sự nghiệp thuộc khối tỉnh, các sở tại địa phương.

Ví dụ:

- Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn có các đơn vị: trung tâm phát triển chăn nuôi, trung tâm giống, trung tâm nước sinh hoạt và môi trường nông thôn, trung tâm khuyến nông;

- Sở Công Thương có các đơn vị: Trung tâm khuyến công, Trung tâm xúc tiến thương mại, Trung tâm tiết kiệm năng lượng;

- Sở Giao thông Vận tải có các đơn vị: Trường cao đẳng giao thông vận tải hoặc Trường cao đẳng giao thông; Trường trung cấp chuyên nghiệp hoặc Trung cấp nghề; Trung tâm dạy nghề; Trung tâm Sát hạch lái xe cơ giới đường bộ.... Đối với những đơn vị có quy mô nhỏ, khối lượng công việc không lớn đề nghị áp dụng mô hình 1 kế toán kiêm nhiều đơn vị để giảm số lượng người làm quản lý tài chính kế toán.

II. Đề xuất mô hình bộ máy quản lý tài chính, kế toán theo lĩnh vực

1. Đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo

1.1. Giáo dục đại học

1.1.1 Đại học vùng

Xin ý kiến 2 phương án sau:

Phương án I: Giữ nguyên như hiện nay. Đại học vùng tổ chức bộ máy quản lý tài chính, kế toán theo hình thức phân tán

- Ưu điểm: Tạo thuận lợi cho việc kiểm tra, kiểm soát trực tiếp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phân cấp quản lý kinh tế, tài chính, hạch toán kinh tế nội bộ; thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo mức độ tự chủ của từng trường thành viên. Công tác kiểm tra, chỉ đạo hoạt động kinh tế ở các đơn vị, bộ phận trực thuộc được nhanh chóng, kịp thời.

- Nhược điểm: Tổng hợp số liệu, cung cấp thông tin, lập báo cáo đại học vùng thường bị chậm; Tổ chức bộ máy kế toán cồng kềnh, phức tạp, không thuận tiện cho việc cơ giới hóa công tác kế toán. Chi phí cho bộ máy kế toán, chi phí báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán, xét duyệt, thẩm định quyết toán ở cả đại học vùng và các trường thành viên. Việc kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ của kế toán trưởng không tập trung. Mất nhiều thời gian cho công tác xét duyệt, thẩm định và tổng hợp quyết toán.

Phương án II: Đề xuất áp dụng hình thức tổ chức bộ máy quản lý tài chính, kế toán theo hình thức tập trung

Đại học vùng sẽ lập một phòng/ban kế toán duy nhất để thực hiện toàn bộng việc kế toán của toàn bộ các trường thành viên. Phòng kế toán của đại học vùng thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ thu nhận, ghi sổ, xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo phân tích và tổng hợp của từng đơn vị. Các trường thành viên không tổ chức bộ máy kế toán riêng, hạch toán phụ thuộc, chuyển số liệu, chứng từ doanh thu, chi phí về phòng kế toán để hạch toán kế toán, tổng hợp và báo cáo theo chế độ quy định.

Ưu điểm: Thuận tiện trong phân công, chuyên môn hóa công việc đối với cán bộ kế toán và trang bị các phương tiện kỹ thuật tính toán, xử lý và cơ giới hóa công tác kế toán; Tổ chức bộ máy kế toán, tiết kiệm chi phí, tinh giản biên chế làm Công tác kế toán; Việc kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của kế toán trưởng cũng như các nhà quản lý đối với hoạt động quản lý tài sản và sử dụng kinh phí của các trường thành viên; Kiểm tra, xử lý, cung cấp kịp thời thông tin kế toán.

- Nhược điểm: Địa bàn hoạt động của các trường thành viên rộng, phân tán, trình độ chuyên môn, trang bị sử dụng phương tiện, kỹ thuật ghi chép, xử lý, cung cấp thông tin không đồng bộ thì việc kiểm tra, giám sát của kế toán trưởng và lãnh đạo đơn vị đối với công tác kế toán cũng như hoạt động quản lý tài sản và sử dụng kinh phí ở các trường thành viên sẽ bị hạn chế. Do đó, để khắc phục nhược điểm này, đối với các trường thành viên có phân hiệu đặt tại các địa phương khác vẫn nên duy trì công tác kế toán độc lập tại các đơn vị này.

Ngoài ra, khi thực hiện mô hình tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung, cơ chế tự chủ tài chính của các trường thành viên này sẽ thực hiện như thế nào? Việc theo dõi doanh thu, chi phí, chênh lệch thu, chi và trích lập các quỹ cơ chế chung của đại học vùng hay theo dõi doanh thu, chi phí của từng trường thành viên để trích các quỹ hay thực hiện theo cơ chế giao khoán cho từng trường thành viên. Nếu theo cơ chế chung sẽ không khuyến khích được từng trường thành viên nâng cao chất lượng đào tạo, mở rộng quy mô đào tạo; quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản... (Hiện nay mức độ tự chủ của từng trường thành viên là khác nhau).

Đề nghị các cơ quan, đơn vị cho ý kiến về vấn đề này.

1.1.2. Cơ sở giáo dục đại học

Rà soát sắp xếp các đơn vị chưa tự chủ tài chính theo hướng sáp nhập, hợp nhất để tinh giản đầu mối đơn vị, theo đó giảm bộ máy kế toán và người làm công tác tài chính, kế toán.

1.1.3. Các cơ sở giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông):

Các cơ sở giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông là đối tượng nghiên cứu tập trung của lĩnh vực giáo dục - đào tạo do đây là các đơn vị có số lượng đơn vị chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 40.000 đơn vị, chiếm 97% số lượng đơn vị lĩnh vực giáo dục - đào tạo) và có số lượng biên chế lớn nhất, trong đó số lượng người làm công việc gián tiếp lớn, trong khi nghiệp vụ đơn giản, một người có thể thực hiện kiêm nhiệm nhiều công việc bao gồm cả quản lý tài chính, kế toán. Kinh phí chi trả tiền lương của các trường này chiếm trên 80% chi thường xuyên và đã được chi trả qua tài khoản.

Theo Nghị quyết số 19-NQ/TW: “hình thành trường phổ thông nhiều cấp học (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của mỗi địa phương, địa bàn cụ thể”. Vì vậy, đề xuất 3 mô hình sau để xin ý kiến các địa phương lựa chọn thực hiện phù hợp với điều kiện và từng địa bàn cụ thể:

(1) Mô hình thứ nhất: Đối với địa bàn dự kiến sắp xếp thành trường phổ thông nhiều cấp học (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) theo Nghị quyết số 19-NQ/TW thì trường phổ thông này sẽ là đơn vị hạch toán độc lập, có bộ máy kế toán riêng. Việc sắp xếp này đã làm giảm bộ máy kế toán và người làm công tác kế toán (giảm từ 3 xuống 01) và vẫn đảm bảo thực hiện được cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

(2) Mô hình thứ hai: Đối với địa bàn không sắp xếp thành trường phổ thông nhiều cấp học mà vẫn giữ nguyên như hiện nay (trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông) thì các trường này và trường mầm non sẽ là đơn vị hạch toán phụ thuộc, chuyển số liệu, chứng từ doanh thu, chi phí về phòng Giáo dục - Đào tạo để hạch toán kế toán, tổng hợp và báo cáo theo chế độ quy định. Dự toán giao cho các Trường này qua Phòng Giáo dục và Đào tạo. Việc tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập trung này đã làm giảm bộ máy kế toán và người làm công tác tài chính, kế toán ở các trường, tuy nhiên sẽ làm tăng biên chế người làm công tác tài chính, kế toán Phòng Giáo dục và Đào tạo. Mô hình này cần có văn bản hướng dẫn chế độ trách nhiệm giữa Phòng Giáo dục và Đào tạo và Ban Giám hiệu; Phòng Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm hạch toán doanh thu, chi phí riêng của từng trường, thông báo cho Ban Giám hiệu xem xét, quyết định việc sử dụng kinh phí, thực hiện chế độ tự chủ theo kết quả của từng trường. Ban Giám hiệu chịu trách nhiệm về việc chấp hành đúng chính sách, chế độ, chuyển số liệu, chứng từ doanh thu, chi phí về phòng Giáo dục - Đào tạo đúng thời hạn quy định...

(3) Mô hình thứ ba: vẫn giữ nguyên trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông là đơn vị hạch toán độc lập như hiện nay. Tuy nhiên, giảm người làm công tác kế toán bằng cách bố trí một kế toán làm chung cho nhiều trường (có thể 2-3 trường) trên cùng địa bàn tùy theo quy mô của trường về số lượng học sinh, giáo viên, nguồn tài chính.

1.1.4. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Sáp nhập trường trung cấp vào trường cao đẳng; giải thể các trường trung cấp, cao đẳng hoạt động không hiệu quả. Về cơ bản, trên địa bàn cấp tỉnh chỉ còn một đầu mối đào tạo nghề công lập. Sáp nhập trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề thành một cơ sở giáo dục dạy nghề trên địa bàn cấp huyện. Theo đó, giảm bộ máy kế toán và người làm công tác tài chính, kế toán. Vì vậy, giữ nguyên các đơn vị này thực hiện hạch toán độc lập.

2.2. Đối với lĩnh vực y tế:

a) Đối với Trung tâm Y tế huyện:

Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 51/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 11/12/2015 của Liên Bộ Y tế, Bộ Nội vụ: Trung tâm Y tế huyện được tổ chức thống nhất: trên địa bàn cấp huyện, thực hiện chức năng về y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng; các Phòng khám đa khoa khu vực, nhà hộ sinh khu vực (nếu có) và trạm y tế xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện là đơn vị y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện.

Theo Nghị quyết số 19-NQ/TW: “Thực hiện thống nhất mô hình mỗi cấp huyn chỉ có một trung tâm y tế đa chức năng (trừ các huyện có bệnh viện đạt hạng II trở lên), bao gồm y tế dự phòng, dân số, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và các dịch vụ y tế khác; trung tâm trực tiếp quản lý trạm y tế xã và phòng khám đa khoa khu vực (nếu có). Rà soát, sắp xếp hợp lý các phòng khám đa khoa khu vực. Nơi đã có cơ sở y tế trên địa bàn cấp xã thì có thể không thành lập trạm y tế xã.” Theo đó, việc sắp xếp này đã làm giảm bộ máy kế toán và người làm công tác tài chính, kế toán và vẫn đảm bảo thực hiện cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Tuy nhiên, do sáp nhập các hoạt động có thu và hoạt động không có thu vào cùng một đơn vị; hoạt động có giá dịch vụ do Nhà nước quy định chưa tính đủ chi phí và hoạt động dịch vụ do đơn vị tự quyết định mức thu trên cơ sở bù đắp chi phí theo cơ chế thị trường nên cần có văn bản hướng dẫn cơ chế tchủ tài chính riêng đối với Trung tâm y tế huyện đa chức năng.

b) Đối với đơn vị làm nhiệm vụ kiểm nghiệm, kiểm định, kiểm chuẩn: sắp xếp lại các đơn vị làm nhiệm vụ kiểm nghiệm, kiểm định, kiểm chuẩn thành đơn vị kiểm soát dược phẩm, thực phẩm và thiết bị y tế theo Nghị quyết số 19-NQ/TW. Việc sắp xếp này đã làm giảm bộ máy kế toán và người làm công tác tài chính, kế toán và vẫn đảm bảo thực hiện cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

c) Đối với bệnh viện, các đơn vị y tế khác: giữ nguyên như mô hình tài chính kế toán hiện nay.

2.3. Đối với lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao

Theo Nghị quyết số số 19-NQ/TW: “Hợp nhất trung tâm văn hóa và đoàn nghệ thuật cấp tỉnh thành một đu mối... Thực hiện chủ trương sáp nhập các trung tâm có chức năng, nhiệm vụ tương đồng thuộc sở văn hóa, thể thao và du lịch thành một đầu mối. Sáp nhập các trung tâm văn hóa, trung tâm thể thao, nhà văn hóa... trên địa bàn cấp huyện thành một đầu mối.” Việc sắp xếp này đã làm giảm bộ máy kế toán và người làm công tác tài chính, kế toán và vẫn đảm bảo thực hiện cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Mô hình này có cần văn bản hướng dẫn về tài chính, kế toán không?

2.4. Đối với lĩnh vực sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác

Theo Nghị quyết số 19-NQ/TW:

“Hợp nhất các trung tâm bảo trợ có chức năng, nhiệm vụ tương đồng thành trung tâm bảo trợ đa chức năng.

Hợp nhất trạm chăn nuôi và thú y, trạm trồng trọt và bảo vệ thực vật, trạm khuyến nông, khuyến ngư,... cấp huyện thành trung tâm dịch vụ nông nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và chuyển một số chức năng, nhiệm vụ về quản lý nhà nước ở các đơn vị này về phòng nông nghiệp (hoặc phòng kinh tế) cấp huyện.”

Việc hợp nhất các trung tâm bảo trợ có chức năng, nhiệm vụ tương đồng thành trung tâm bảo trợ đa chức năng đã làm giảm bộ máy kế toán và người làm công tác tài chính, kế toán và vẫn đảm bảo thực hiện cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

Đối với các trạm chăn nuôi và thú y, trạm trồng trọt và bảo vệ thực vật, trạm khuyến nông, khuyến ngư hiện nay không có cán bộ làm công tác kế toán mà do bộ máy kế toán của chi cục, trung tâm trực thuộc tỉnh theo dõi, hạch toán chung cho các trạm trên địa bàn. Khi hợp nhất các trạm này thành một trung tâm nhiều chức năng cung cấp dịch vụ nhưng không có kế toán theo dõi là chưa phù hợp. Cần nghiên cứu phương án bố trí bộ máy kế toán cho giai đoạn mới của trung tâm dịch vụ nông nghiệp để đảm bảo quản lý tài chính của trung tâm.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 15558/BTC-HCSN năm 2019 báo cáo tình hình bộ máy quản lý tài chính, kế toán của các đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ Tài chính ban hành

  • Số hiệu: 15558/BTC-HCSN
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 13/12/2018
  • Nơi ban hành: Bộ Tài chính
  • Người ký: Trần Văn Hiếu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 13/12/2018
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản